Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận kinh tế phát triển tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.7 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, cơ cấu, chất
lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và ngược
lại. Phát triển kinh tế có tác động trực tiếp đến mức sinh, tỉ lệ tử vong, phân bố dân cư, chất
lượng dân cư và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người.
Ở Việt Nam, cũng như khắp nơi trên thế giới, mục tiêu cuối cùng của các quá trình kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường là nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững, và phát triển
con người. Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo năm 1994 đã khẳng định mối quan
hệ mới giữa các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững, dân số, giáo dục, công bằng giới,
sức khoẻ sinh sản, xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế bền vững và môi trường.
Trong những giai đoạn trước, Việt Nam luôn được đánh giá là có cơ cấu dân số vàng, là một
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dân số và các chính sách dân số có thực sự
tạo được những tác động tích cực và hiệu quả đến sự tăng trưởng của nền kinh tế hay không? Và
sự thay đổi trong cơ cấu dân số kéo theo những ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế? Khi nhìn
vào và đánh giá từ thực tiễn, vẫn còn rất nhiều câu hỏi lớn đặt ra cho những vấn đề này.
Dân số là cơ sở hình thành các nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển, quy mô dân số, cơ
cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao tạo điều kiện phát triển nguồn lao động cả về số lượng
và chất lượng. Bởi vậy chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số và phát
triển kinh tế, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, định hướng nhằm phát huy tối đa nguồn lực
con người, làm cơ sở vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như hạn chế những hệ
quả của dân số. Vì lí do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “ TÁC ĐỘNG CỦA
DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM”.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
1.

Một số vấn đề về dân số và tăng trưởng kinh tế
1.1. Dân số
1.1.1. Khái niệm
Dân số là số lượng và chất lượng người trong một đơn vị hành chính hay một quốc gia,



một châu lục hoặc cả hành tinh, … tại một thời điểm nhất định. Dân số của một cộng đồng, một
quốc gia phụ thuộc vào quá trình sinh tử, kết hôn, ly hôn và xuất nhập cư. Dân số luôn bến động
theo thời gian và không gian. Những biến động về dân số có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của
mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
1.1.2. Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành các nhóm theo một hay
nhiều tiêu thức (mỗi một tiêu thức là một đặc trưng nhân khẩu học nào đó).
Có rất nhiều loại cơ cấu dân số như: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn
nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống, thành thị nông thôn…Việc
nghiên cứu cơ cấu dân số cho phép chúng ta nghiên cứu một cách tỷ mỉ và kỹ lưỡng hơn dân số
của một địa phương. Trong các loại cơ cấu dân số thì hai cơ cấu quan trọng nhất là cơ cấu tuổi và
cơ cấu giới tính. Bởi vì cơ cấu theo tuổi và giới tính là các đặc tính quan trọng của bất kỳ nhóm
dân số nào, nó ảnh hưởng đến mức sinh, mức tử, di dân trong nước và quốc tế, tình trạng hôn
nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân thuần túy, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh
xã hội.
a. Cơ cấu dân số theo sinh học
* Cơ cấu dân số theo giới
Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc mỗi giới
so với tổng số dân, đơn vị tính bằng phần trăm (%).
Tỉ số giới tính =


Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu
vực. Thông thường ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam; ngược lại, ở các nước đang phát
triển, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do chiến
tranh, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư. Khi phân
tích cơ cấu theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà còn quan tâm tới khía
cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

* Cơ cấu dân số theo độ tuổi
Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất
định. Trong dân số học, cơ cấu theo tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình
sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. Có hai loại cơ
cấu dân số theo tuổi:
Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau: Với loại cơ cấu này, dân số được phân
chia thành ba nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi
+ Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên
Căn cứ vào ba nhóm tuổi trên, người ta cũng phân biệt dân số ở một quốc gia là già hay
trẻ.
Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau. Với loại cơ cấu này, dân số được phân chia theo
khoảng cách đều nhau: 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm.
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi) - mô
hình đồ họa mô phỏng sự phân bố dân số ở các nhóm tuổi khác nhau (thường của một địa
phương, vùng hay quốc gia nào đó trên thế giới).
+ Kiểu mở rộng (Bốt-xoa-na): đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, cạnh tháp thoai thoải; thể
hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.


+ Kiểu thu hẹp (Trung Quốc): tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và
đỉnh tháp; thể sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em
ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định (Nhật Bản): tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh;
thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình
cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

b. Cơ cấu dân số theo xã hội
* Cơ cấu dân số theo lao động

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực
kinh tế. - Nguồn lao động :
Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao
động. Hiện nay trên thế giới có khoảng 2,9 tỉ người đang tham gia hoạt động kinh tế, chiếm trên
48% tổng số dân, hay 77% dân số trong độ tuổi lao động. Trong hơn hai thập kỉ qua, số dân này
tăng thêm 900 triệu người.
* Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân


Theo tình trạng hôn nhân, người ta chia dân số từ 13 tuổi trở lên thành các nhóm dân số
như sau:
+ Chưa vợ/chồng: dân số chưa bao giờ lấy vợ, lấy chồng
+ Có vợ/chồng: người được pháp luật hoặc phong tục thừa nhận là có vợ, có chồng hoặc
sống với người khác giới tính như vợ/ chồng tại thời điểm điều tra
+ Goá (người có vợ/ chồng đã bị chết mà chưa tái hôn tại thời điểm điều tra)
+ Ly hôn: người trước đây đã kết hôn nhưng nay đã được toà án xử cho ly hôn và hiện
vẫn chưa kết hôn lại
+ Ly thân: người đã kết hôn nhưng vì lý do nào đó đã không còn sống chung như vợ/
chồng tại thời điểm điều tra
+ Không xác định: số người còn lại
* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là
một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống ở mỗi quốc gia.
Toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên trước hết được chia thành số đang đi học, số đã thôi học
và số chưa bao giờ đi học. Sau đó, toàn bộ dân số 5 tuổi trở lên lại được chia theo các cấp học đã
hoàn thành. Dân số 10 tuổi trở lên được chia thành số người biết đọc biết viết và số người không
biết đọc biết viết. Những phân chia này đều được phân biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi
khác nhau và giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Hiện nay trên thế giới còn hơn 1 tỉ người mù chữ. Tỉ lệ người mù chữ cao nhất là ở các
nước châu Phi, Nam Á và các nước Ả Rập. Trong khi đó, tại các nước kinh tế phát triển, tỉ lệ

người biết chữ rất cao, từ 90 đến 100%. Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như: cơ cấu
dân số theo dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…
1.2.

Tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng
thời gian. Thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc
mức tăng GDP bình quân đầu người một năm. Một số nước sử dụng các chỉ số khác để xác định
mức tăng như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI( tổng thu nhập quốc gia); NNP (sản phẩm
ròng quốc gia) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng).
Nếu việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tăng lên theo bất cứ cách nào,
cùng với đó là thu nhập bình quân tăng lên, thì quốc gia đó đã đạt được “tăng trưởng kinh tế”.
2.

Cơ sở lý luận về tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế:
1
Những quan điểm kinh tế về tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế
Trong nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, các nhà nghiên cứu đều

quan tâm đến những mối liên hệ giữa phát triển dân số với tăng trưởng kinh tế .Chiến lược dân
số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề hàng
đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Khi nói về ảnh hưởng và quan hệ giữa tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế, thường có
ba dòng quan điểm: lý thuyết chuyển dịch (transition theory); lý thuyết chính thống (orthodox
theory); lý thuyết đổi mới (revisionism theory).



Lý thuyết chuyển dịch (transition theory) cho rằng công nghiệp hóa là nguyên nhân dẫn tới sự
sụt giảm tỷ lệ sinh sản. Sự phát triển kinh tế đầu tiên sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng phúc lợi trên
đầu người, nhưng sự tăng trưởng này chỉ là tạm thời. Dần dần, mức độ tăng dân số sẽ giảm dần



khi nền kinh tế càng phát triển.
Lý thuyết chính thống (orthodox theory) cho rằng tăng dân số làm trì trệ quá trình phát triển. Vì
vậy giảm tỷ lệ sinh sản sẽ là một phương pháp thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Trong
những năm 1950, tư tưởng này bao trùm trong nhóm các nhà kinh tế, chính trị, và xã hội học
nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng dân số ở các nước kém phát triển sẽ làm cản trở khả năng phát
triển kinh tế của họ, và vì vậy phong trào kế hoạch hóa gia đình cần phải được trở thành chiến
lược phát triển kinh tế quốc gia. Tư tưởng này cho rằng, “nhà đông con thì nghèo,” và ở cấp quốc



gia, một nước đông dân với tốc độ tăng dân số cao sẽ làm cản trở sự phát triển kinh tế.
Lý thuyết đổi mới (revisionism theory) cho rằng tăng dân số là hiện tượng trung lập, và có thể có
lợi cho phát triển kinh tế, nhờ tính chất lợi suất không đổi theo quy mô và sự tăng trưởng nhờ các


yếu tố nội sinh. Quan điểm này cho rằng thúc đẩy tăng trưởng dân số có thể xúc tác cho tăng
trưởng kinh tế.
Bên cạnh ba quan điểm chính nêu khá khái quát về mối quan hệ quan trọng này, chúng ta
còn có thể đề cập đến các mô hình cũng như học thuyết tiêu biểu đặc trưng cho tác động của dân
số đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đó là mô hình trong kinh tế học cổ điển và học
thuyết Malthus.
• Mô hình trong kinh tế học cổ điển

Mô hình đơn giản về ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế là mô hình do các

nhà kinh tế học cổ điển đưa ra; Đó là giả thiết lao động và đất đai là 2 yếu tố sản xuất duy nhất
trong nền kinh tế được thể hiện bằng hàm sản xuất:
Y= F(P,R)
Trong đó:
§ Y là tổng sản lượng trong nền kinh tế.
§ P là quy mô dân số.
§ R là số lượng đất đai.
Hàm sản xuất Y=F(P,R) cho biết một cách đơn giản là với một sự kết hợp nào đó giữa lao
động và đất đai thì sản lượng thu được sẽ là bao nhiêu. Sản phẩm biên tế của đất đai và lao động
là Y’>0 , là đạo hàm của Y đối với P và R. Điều này cũng có nghĩa là khi một yếu tố giữ nguyên
không thay đổi thì mỗi sự gia tăng về số lượng của yếu tố kia sẽ làm tăng tổng sản lượng, đồng
thời cũng có nghĩa là khi một yếu tố giữ nguyên không thay đổi và chúng ta tăng số lượng của
yếu tố kia thì sản lượng sẽ tăng lên với tốc độ giảm dần, đó là định luật lợi tức giảm dần. Định
luật nầy có thể hiểu một cách đơn giản là khi chúng ta tăng thêm số lao động trên cùng một đơn
vị diện tích đất đai thì sự gia tăng về sản lượng do một lao động tăng thêm tạo ra cuối cùng sẽ
ngày càng nhỏ đi. Như vậy sản phẩm biên tế Y’(P) và sản phẩm bình quân của lao động Y/P là
các hàm số giảm dần của P; Điều nầy diễn giải là nếu số lượng đất đai trong nền kinh tế cố định
thì thu nhập trên đầu người của dân số (Y/P) sẽ giảm dần khi dân số tăng lên.
• Học thuyết Malthus

Nội dung cơ bản của học thuyết của Thomas R. Malthus được trình bày trong cuốn sách
"An Essay on the Principle of Population" (1798). Theo Malthus, dân số thế giới cứ 25 năm lại


tăng gấp đôi và tăng lên như vậy từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, theo cấp số nhân: 1, 2, 4, 8,
16, … Trong khi đó, dựa vào quy luật "độ màu mỡ của đất đai giảm dần" ông cho rằng của cải
vật chất chỉ tăng theo cấp số cộng: 1, 2, 3, 4, 5, …
Ví dụ, một quốc gia có 50 triệu dân và hiện có đủ lương thực cho 50 triệu dân này, sau 25
năm nữa sẽ có 100 triệu dân và vẫn có thể đủ lương thực cho 100 triệu dân. Nhưng sau 50 năm
nữa, dân số sẽ là 200 triệu người và sản xuất lương thực chỉ có thể tăng đủ cung cấp cho 150

triệu người mà thôi. Sau hai thế kỷ, dân số sẽ lớn hơn gần 30 lần khả năng cung cấp lương thực
thực phẩm; sau ba thế kỷ, mối tương quan này là 315 lần và sau hai ngàn năm, sự chênh lệch này
là vô cùng lớn, không thể tính được. Theo cách tính toán và lập luận của Malthus như vậy, nạn
thừa nhân khẩu, đói nghèo, dịch bệnh và chiến tranh là các hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Bên cạnh
đó, ông cho rằng thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh là các giải pháp cứu cánh để giải quyết vấn đề
mà ông gọi là các “hạn chế mạnh”.
Mô hình của học thuyết Malthus rất đơn giản và phản ánh đặc điểm lịch sử của quy luật
dân số, nhưng sự suy luận của ông chưa đúng với thực tế. Học thuyết này chưa tính đến khả năng
phát triển của khoa học kỹ thuật và quan niệm về gia đình hiện đại. Malthus đã cho rằng dân số
cứ tăng lên mãi theo khả năng sinh sản tự nhiên mà không quan tâm đến một thực tế là đất đai có
thể được cải tạo bằng các phương pháp khoa học công nghệ và mức sinh chịu tác động mạnh mẽ
của nền kinh tế đương thời, của những quan điểm xã hội và nhu cầu cá nhân của từng kiểu gia
đình. Malthus đã cắt nghĩa không chính xác các hậu quả xã hội của biến động dân số và đề ra
phương pháp giải quyết sai lệch, ấu trĩ. Thực tế, các yếu tố kinh tế - xã hội hoàn toàn có khả
năng tác động vào hiện tượng tái sản xuất dân số (mức sinh, mức tử) để tạo ra sự tăng dân số hợp
lý.
Mặc dù học thuyết Malthus không được sự ủng hộ vào thế kỷ 19, nhưng trong những
năm gần đây người ta lại quan tâm trở lại học thuyết này do sự tăng trưởng dân số nhanh ở các
nước đang phát triển, sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên, xuống cấp môi trường và mối quan tâm
đến nguồn cung cấp lương thực.
2

Tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế qua lực lượng lao động
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội là nguồn nhân lực. Mục tiêu

của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày


càng cao của con người. Do vậy, nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng
và phát triển.

1

Số lượng lao động

Tổng cung lao động là lực lượng lao động có khả năng lao động hoặc đang tham gia lao
động. Khi lực lượng lao động càng lớn thì càng tạo ra thị trường lao động lớn và có tiềm năng,
thu hút sự đầu tư và biết tận dụng lợi thế về lực lượng lao động lớn, tiền lương rẻ mở rộng sản
xuất, sử dụng lợi thế nhờ quy mô, tăng sức cạnh tranh.
Số lượng lao động phụ thuộc vào phần lớn dân số, cung lao động lớn dễ tìm kiếm nhân tố
con người có liên quan đến sáng chế, công nghệ hiện đại và sử dụng lao động năng suất cao. Vậy
cung lao động càng lớn thị trường lao động càng có tiềm năng.
2

Chất lượng lao động

Chất lượng lao động là “mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động
vớiyêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng như
thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động” (Theo TS. Vũ Thị Mai). Chất lượng lao động có
thể được đánh giá qua các chỉ tiêu như trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên
môn kĩ thuật.
Lao động thu nguồn ngoại tệ của nước ngoài và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.
Chính vì vậy, sức khỏe cho người lao động là vấn đề quan tâm hàng đầu vì khi người lao động có
sức khỏe tốt thì sẽ dẫn đến khả năng đáp ứng được với cường độ lao động cao, đảm bảo được
tiến độ sản xuất, tăng năng suất lao động. Vì vậy cần phải có chế độ khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động và bảo hiểm y tế cho người lao động.
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua số lượng và tỷ lệ người
biết chữ, số lượng và tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông, cao đẳng, đại học, trên đại học, … Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng
phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động rất quan trọng. Nó liên quan trực tiếp đến

năng suất của lao động. Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp nào có bước tiến nhanh về đổi
mới công nghệ thì càng chiếm được ưu thế và có thể cạnh tranh về giá thành với các sản phẩm
trên thị trường trong và ngoài nước. Khi khoa học công nghệ phát triển thì việc đưa công nghệ


mới, hiện đại vào dây chuyền sản xuất đòi hỏi người lao động cần có đủ trình độ thì mới vận
hành được.
3

Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất và cũng là yếu tố tạo
nên tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển do điều kiện về vốn và khoa
học công nghệ bị hạn chế, bên cạnh đó còn có một lực lượng lao động lớn nên đây sẽ là tiềm
năng mà các nước đang phát triển cần biết vận dụng và khai thác triệt để nguồn lực này.
Lao động trình độ kỹ thuật càng cao thì tổ chức sản xuất càng khoa học và năng lực sản
xuất ngày càng tăng. Sự tăng năng suất lao động dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, buộc
doanh nghiệp phải trả mức tiền lương phù hợp với trình độ của người lao động, vậy sẽ làm tăng
thu nhập bình quân đầu người.
Theo quy luật Engel, khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dùng cho các hàng
hóa thông thường giảm xuống, chi tiêu cho các hàng hóa cao cấp, xa xỉ tăng lên. Điều này dẫn
đến tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên.Vì vậy, khi tiêu dùng
tăng làm thúc đẩy quá trình sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến sự tăng trưởng của
nền kinh tế.
Ngoài ra do lợi thế nguồn lực lao động lớn đã tạo ra lợi thế so sánh về lao động cho nền
kinh tế ở các nước đang phát triển là tiền lương lao động rẻ hơn so với các nước phát triển. Khi
đó, có thể cạnh tranh về giá ở cả những sản phẩm cùng loại. Xong, do lực lượng lao động lớn thì
yêu cầu giải quyết việc làm cũng phải tăng để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
Ngược lại, nguồn nhân lực có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ thấp sẽ không
đủ khả năng để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Khoa học kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao

động thấp sẽ làm cho tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao thấp
và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng sẽ diễn ra chậm chạp hoặc “dậm chân tại chỗ”,
thậm chí có khi còn thụt lùi, nền kinh tế sẽ phát triển chậm.
Do đó, để phát triển đất nước thì việc đầu tiên cần làm là nâng cao trình độ cho người lao
động và đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm cấp thiết cần phải được quan tâm đúng mức.
Nước ta là nước nông nghiệp và chỉ vừa tiến hành đổi mới nền kinh tế chưa lâu, đang trên con
đường thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khoa học, kỹ thuật còn rất lạc hậu trình
độ học vấn và trình độ chuyên kỹ thuật còn nhiều hạn chế, do đó để có thể theo kịp được các


nước trên thế giới và khu vực thì nước ta cần phải đầu tư phát triển các nguồn lực đất nước nhiều
hơn nữa trong đó quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực vì đây là nhân tố bên trong quan
trọng quyết định tới sự phát triển của đất nước.
3

Tác dộng của dân số đến tăng trưởng kinh tế qua các chính sách an sinh xã hội.
Trong thời gian gần đây, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam càng thể hiện vai trò to lớn

của nó đối với sự phát triển và ổn định kinh tế và xã hội. An sinh xã hội góp phần ổn định đời
sống của người lao động, thay thế và bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau,
mất khả năng lao động, mất việc làm. Nhờ vậy mà người lao động có thể khắc phục nhanh chóng
những tổn thất về vật chất, phục hồi sức khỏe và ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình lao động
bình thường. Ngoài ra, an sinh xã hội còn giúp đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế
xã hội, góp phần vào việc phòng ngừa, hạn chế những tổn thất, rủi ro xảy ra với nền kinh tế. Bên
cạnh đó, phân phối trong an sinh xã hội là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người
có thu nhập thấp, vì vậy, an sinh xã hội góp phần làm giảm khoảng cách giữa người giàu và
người nghèo, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội. Ta có thể thấy rằng, an sinh xã hội thể hiện
đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công
bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Nói đến an sinh xã hội không thể
không đề cập đến vấn đề dân số, chúng là hai khía cạnh liên quan trực tiếp đến nhau, có mối

quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời.

a

Già hóa dân số

Khái niệm già hóa dân số chỉ quá trình già của dân số, khi trong cơ cấu dân số số người
cao tuổi chiếm tỉ lệ ngày càng tăng lên. Già hóa dân số đặt ra thách thức lớn đối với nền kinh
tếtoàn thế giới, đặc biệt là đối với Việt Nam, khi tốc độ già hóa dân số nước ta diễn ra ngắn hơn
nhiều so với các nước. Khi dân số cao tuổi chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số đồng nghĩa với
việc tỉ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm đi. Như vậy, số người làm ra của cải vật
chất cho xã hội sẽ có xu hướng giảm đi và số người thụ hưởng sẽ có xu hướng gia tăng. Điều này
ở một khía cạnh nào đó cũng sẽ tạo ra gánh nặng cho quỹ hưu trí khi phải chi trả lương hưu


nhiều hơn. Vấn đề đặt ra cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia là phải có chính sách việc làm phù
hợp cho người cao tuổi để họ vừa duy trì được sức khỏe, vừa có thêm thu nhập.
Hơn nữa, khi tuổi càng cao, sức khỏe càng xảy ra nhiều vấn đề hơn, quá trình lão hóa
diễn ra với tốc độ càng nhanh cùng với việc phát sinh nhiều bệnh tật đặc trưng của vấn đề tuổi
già. Như vậy, cùng với tuổi tác, cơ cấu chi tiêu của người cao tuổi đã thay đổi nhiều, chi phí cho
khám chữa bệnh có xu hướng tăng lên, đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với gia đình, xã
hội và hệ thống an sinh xã hội của quốc gia.
Như vậy, xét trên khía cạnh tích cực, già hóa dân số là quá trình biến đổi nhân khẩu học
tất yếu, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và vượt trội của con người trên nhiều lĩnh vực khác
nhau từ chế độ dinh dưỡng, chất lượng giáo dục, đời sống kinh tế cho đến tiến bộ y khoa. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi thế, già hóa dân số cũng đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia trên
thế giới. Năm 2022, số người trên 60 tuổi trên toàn thế giới ước tính đạt đến 1 tỉ người, cao gấp 5
lần con số này vào năm 1950, chính dân số cao tuổi gia tăng nhanh chóng sẽ tạo ra áp lực mạnh
mẽ lên hệ thống an sinh xã hội và dịch vụ y tế tại nhiều đất nước. Cũng như những cơ hội, các
thách thức mà thời kì già hóa dân số mang đến là tất yếu, do đó,xã hội cũng như cộng đồng cần

có những chuẩn bị cả về nhận thức và tài chính phù hợp để có thể nhanh chóng giả quyết những
khó khăn và rủi ro trước mắt.
b

Gia tăng dân số

Hiện nay, một vấn đề làm cho nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển lo lắng là
vấn đề gia tăng dân số. Thực tế cho thấy, dân số ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng
với tốc độ nhanh chóng, nhưng do yêu cầu xây dựng kinh tế công nghiệp, các nước này vay nợ
quá lớn của nước ngoài nên không tránh khỏi tình trạng lạm phát và thất nghiệp. Và tình trạng
thiếu việc làm chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vấn đề, tệ nạn của xã hội như cờ bạc,
nghiện hút, mại dâm,trộm cắp…... Sự gia tăng dân số cũng tác động mạnh mẽ tới tài nguyên và
môi trường, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho hiện tại và tương lai. Việc này làm ảnh hưởng rất
nhiều đến phát triển kinh tế của một đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, dẫn đén nhà
nước phải mang gánh nặng các khoản chi phí lớn cho các chính sách an sinh xã hội liên quan đến
các vấn đề này. Mất cân bằng giới tính, mức sinh có xu hướng tăng trở lại, tất yếu sẽ tác động


xấu dến sự phát triển của xã hội, do đó, chúng ta cần một chiến lược đầu tư lâu dài cho công tác
dân số cũng như sức khỏe sinh sản.
c

Cơ cấu dân số

Hiện nay, thế giới chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng liên quan đến dân
số, đó chính là sự mất cân bằng giới tính. Việc thừa nam, thiếu nữ trong xã hội có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng về các vấn đề kinh tế xã hội và phân biệt nam nữ, dẫn đến tình
trạng bất bình đẳng giới. Đặc biệt, tại các nước đang phát triển và kém phát triển, do tư tưởng
trọng nam khinh nữ và trình độ dân trí thấp, tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng diễn ra
sâu và rộng. Cùng với sự phát triển của công nghệ và y học, tình trạng này trở nên nghiêm trọng

hơn bao giờ hết nhờ các biện pháp tránh thai, phá thai do muốn sinh con chọn giới tính. Và
chúng ta có thể thấy hậu quả rõ ràng nhất là các vấn nạn liên quan đến tình dục như xâm hại,
mua bán và bắt cóc phụ nữ. Vì vậy, hơn lúc nào hết, nhà nước các quốc gia cần kiểm soát chặt
chẽ tình trạng này, đưa ra những biện pháp thiết thực, nhanh chóng để hạn chế tối đa tình trạng
mất cân bằng giới tính như hiện nay.
Một vấn đề khác là chất lượng dân số thấp và phân bố dân cư không đồng đều. Phân bố
dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động của hàng loạt nhân tố, trong đó,
nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế
cũng như các điều kiện địa lí, tự nhiên.
Tóm lại, các khoản đầu tư cho hệ thống an sinh xã hội luôn chiếm một tỉ trọng lớn.
Khoản đầu tư này càng lớn, thì vốn tích lũy cho đầu tư càng hạn hẹp, kinh tế càng chậm phát
triển. Đồng thời, dân số càng cao, các hệ lụy liên quan tới nó càng lớn, chi tiêu càng nhiều. Vì
vậy, để góp phần tăng trưởng kinh tế, nhà nước cần kiểm soát tình trạng dân số tốt hơn, xây dựng
hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển vững mạnh.

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1

Phân bố dân cư ở Việt Nam và tác động của phân bố dân cư đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
1
Phân bố dân cư ở Việt Nam
a Xét chung về quy mô dân số:


Theo kết quả điều tra dân số, tổng dân số Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 07/05/2016 là
93,394,990 người, chiếm 1.27% tổng dân số thế giới, xếp thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu
vực Đông Nam Á. Mật độ dân số trung bình là 284 người / km 2. Tỉ lệ tăng dân số bình quân
trong 5 năm qua là khoảng 1.06%, thấp nhất trong 35 năm qua.

b

Phân bố dân cư

Những đặc điểm phân bố dân cư của nước ta như sau:
- Dân số nước ta phân bố không đều giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước:
+ Vùng đông dân nhất là đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Vùng có dân số ít nhất là Tây Nguyên.
+ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước. Mật độ dân số ở
hai nơi này cao gấp 7 đến 13 lần mật độ dân số cả nước.
- Dân số nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi:
+ Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong khi diện tích hẹp (chỉ chiếm ¼ diện
tích lãnh thổ).
+ Ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn, chiếm khoảng ¾ diện tích lãnh thổ, tài
nguyên thiên nhiên phong phú nhưng dân số chỉ chiếm 25% cả nước, mật độ dân số thấp hơn
nhiều so với vùng đồng bằng.
- Dân số phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị chiếm 33.6%, tỉ lệ
dân nông thôn chiếm 66.4% (năm 2015).
Sự phân bố không hợp lý này đã dẫn đến một luồng di cư từ nông thôn vào thành thị. Tỉ lệ di cư
thuần của khu vực thành thị là khoảng 2.72% và của khu vực nông thôn là -1.33% cho thấy xu
hướng di cư chủ yếu vào khu vực thành thị.

2

Tác động của phân bố dân cư đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

- Tác động tích cực:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường lao động rộng lớn, thu hút sự đầu tư nước ngoài. Việc di
dân từ nông thôn ra thành thị tạo ra nguồn lao động dồi dào, phù hợp với xu hướng phát triển của
đất nước ta trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đồng thời tạo ra một thị trường tiêu thụ

rộng lớn. Ví dụ như thành phố HCM có mật độ dân cư cao, là trung tâm thương mại và kinh tế
của khu vực.


+ Thúc đẩy trình độ dân trí phát triển: Điều này thấy rõ khi tập trung dân cư đông sẽ thúc đẩy các
dịch vụ công cộng phát triển, khả năng con người tiếp cận với các nguồn lực cao hơn. So giữa
nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi sẽ nhận ra sự chênh lệch về mặt tri thức rõ rệt: Tỉ
lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học ở nông thôn là 5.5 % so với 3.3% của khu vực
thành thị hay tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết có sự chênh lệch giữa thành thị và
nông thôn là 4.2 % (lần lượt 97.5 % ở thành thị và 93.3% ở nông thôn).
− Tác động tiêu cực:

+ Tập trung quá đông dân cư ở một số khu vực gây sức ép về giải quyết các vấn đề việc làm, an
sinh xã hội như đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư công và các dịch vụ về y tế.
+ Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Do dân cư tập trung đông dẫn đến thiếu việc làm, ảnh
hưởng đến thu nhập xã hội, sinh ra tệ nạn.
+ Gây ùn tắc giao thông ở những nơi tập trung đông dân cư.
+ Như đã biết, ở các vùng núi, nơi có nhiều khoáng sản, tài nguyên để khai thác, tuy nhiên do
dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực khai thác.
+ Dân cư ở nông thôn cao hơn thành thị ảnh hưởng đến phân bố lực lượng lao động. Dễ thấy lực
lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôi, nơi chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, trình độ
dân trí thấp và công ăn việc làm với mức lương không cao. Việc tỉ lệ dân cư ở nông thôn vẫn cao
ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành của Việt Nam, khi nước chúng ta đang hướng tới công
nghiệp hóa-hiện đại hóa, thì một bộ phận lớn dân cư vẫn còn phải sống phụ thuộc vào nghề làm
nông.
+ Ngoài ra, việc tập trung dân cư vào một số nơi còn ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước,…
khiến nhà nước phải chi trả rất nhiều ngân sách cho việc cải thiện môi trường, và các vấn đề do
dân cư phân bố không đồng đều gây ra.
2


Cơ cấu dân số ở Việt Nam và tác động của cơ cấu dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam
1
Cơ cấu dân số ở Việt Nam
1
Cơ cấu dân số theo giới tính
Theo thống kê tính đến tháng 5 năm 2016, dân số của Việt Nam đạt khoảng 90.434 triệu
người. Trong đó tỉ lệ phần trăm của nam với nữ lần lượt là 49.44% và 50.56%. Tỉ lệ giới tính
(Nam/100 nữ) vào năm 2016 đạt 97.8. Ở thành thị, con số này là 94.8. Nông thôn có tỉ lệ cao
hơn với tỉ số giới tính là 98.6.
Bảng 1. Thống kê dân số Việt Nam năm 2016
Tổng số

Nam

Nữ

Số người

93 434 748

46 201 349

47 233 399

Cơ cấu (%)

100

49.44%


50.56%


(Nguồn: />Tỉ số giới tính nam trên 100 nữ trong giai đoạn 2000-2014 có dấu hiệu tăng trên tổng số.
Trung bình tỉ lệ tăng hàng năm của tỉ số giới tính là khoảng 0.01%. Xu hướng sắp tới của dân số
Việt Nam là gia tăng về số dân số nam nhiều hơn.
2

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Biểu đồ 1. Tháp dân số Việt Nam theo nhóm tuổi năm 2014

(Nguồn: />Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy dân số Việt Nam năm 2014 tập trung nhiều nhất ở độ tuổi lao
động (từ 15-50 tuổi). Trong đó, độ tuổi từ 20-24 và 25-29 chiếm nhiều nhất với lần lượt số lượng
vào khoảng 4.7 triệu người (nam) và 4.4 triệu người (nữ) mỗi nhóm. Tỉ lệ sinh cao dẫn đến ở đáy
tháp lượng dân số mới sinh tăng lên, dân số ở độ tuổi 0-4 đạt khoảng gần 4 triệu người.
Tuy nhiên, nhìn vào cả giai đoạn năm 2000 - 2014, dân số Việt Nam trong các nhóm tuổi lao
động lại có biến động lớn. Mặc dù ở năm 2014, phần lớn dân số vẫn thuộc độ tuổi lao động,
nhưng tỉ lệ nhóm dân số ở cuối độ tuổi lao động (trên 50 tuổi) đang có dấu hiệu tăng lên, và
nhóm dân số đang trong độ tuổi lao động (15-24 và 25-49 tuổi) lại suy giảm. Điều này sẽ làm
ảnh hưởng đến chất lượng lao động, và lực lượng lao động của Việt Nam trong tương lai đang có
dấu hiệu bị “lão hóa”, thiếu các lực lượng lao động kế cận sau đó.
2

Tác động của cơ cấu dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam


Cơ cấu dân số có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Từ cơ cấu theo giới hay cơ cấu theo
nhóm tuổi đều có tác động nhất định theo từng mặt. Cơ cấu dân số cũng là yếu tố tác động tới
nhiều mặt xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến những chính sách về kinh tế.

1

Tác động của cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam

Dân số Việt Nam đã lên tới 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á. Cùng với
xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64) tăng lên,
hiện chiếm 69% tổng số dân. Nước ta chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng,” đây
thực sự là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một khoảng thời
gian nhất định – với nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ,
dồi dào nhưng lại là thách thức lớn vì hiện nay còn khoảng 70% lao động chưa được đào tạo
nghề.
Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới sử dụng 40%
thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nông nhàn.
Thu nhập thấp, thiếu việc làm, chất lượng sống và chất lượng dân số chưa cao, tốc độ già hóa
nhanh, chi phí an sinh xã hội lớn cũng là những thách thức đặt ra với Việt Nam.
Theo giáo sư - tiến sỹ Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Ðại học Kinh tế quốc
dân), thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" đang mang lại cơ hội lớn để Việt Nam vượt qua các thách


thức, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển
bền vững của đất nước.
Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thống giáo dục đã được tháo gỡ. Dân số
trong độ tuổi đi học (5-24 tuổi) giảm từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng 29,5
triệu người năm 2013. Bối cảnh này đã tạo thuận lợi lớn cho gia đình và xã hội chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Cụ thể, đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt 20% tổng
chi ngân sách nhà nước, vào loại cao trên thế giới. Kết quả này tạo điều kiện để Việt Nam phát

triển giáo dục từ chiều rộng sang chiều sâu.
Cơ cấu tuổi ở Việt Nam có thể sẽ dần chuyển từ cơ cấu trẻ sang cơ cấu già trong khoảng hơn
10 năm nữa. Khi dân số già, ngoài việc nguồn lao động bị giảm đi, tỉ lệ gánh vác của mỗi người
lao động tăng lên, còn là vấn đề an sinh xã hội, nhất là người già Việt Nam đa phần ở nông thôn,
không có lương hưu. Chỉ tính riêng các quỹ hưu trí và chi trả cho y tế, cũng có thể sẽ là một vấn
đề nan giải nếu tốc độ già hóa của Việt Nam tiếp tục cao như thế này. Vì thế chính phủ Việt Nam
cần chú trọng hơn nữa trong việc tận dụng những cơ hội mà cơ cấu dân số trẻ hiện nay mang lại
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ, cùng với việc chuẩn bị thật tốt cho giai
đoạn sắp tới.Bên cạnh đó việc xây dựng hệ thống lương hưu và chăm sóc sức khỏe trong trung
hạn cũng là việc làm hết sức cần thiết.
2

Tác động của cơ cấu dân số theo giới tính đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam

Hiện nay, cơ cấu dân số phân theo giới tính của Việt Nam vẫn khá đồng đều bởi chính sách
bình đẳng nam - nữ của Nhà nước. Tuy nhiên, một vấn đề lớn ở Việt Nam là chênh lệch giới tính
khi sinh rất cao. Tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh đã tăng lên mức 114 nam/100 nữ (năm 2014).
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định rằng sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh sẽ
tác động lên cơ cấu giới tính dân số trong tương lai và chắc chắn dẫn tới hiện tượng thừa nam
giới. Sự chênh lệch giới tính ở trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ, cùng với xu
hướng lấy chồng ngoại ở nhiều tỉnh miền Tây, nạn buôn bán phụ nữ sang ở các tỉnh phía Bắc…
trong tương lai có thể Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu cô dâu”, kéo theo việc gia tăng nạn buôn bán
phụ nữ, trẻ em gái... Sự mất cân bằng giới tính còn làm tăng mâu thuẫn trong hôn nhân. Xa hơn,
thiếu phụ nữ dẫn đến thiếu trẻ em, dân số dần nên trở nên già cỗi, khiến lực lượng lao động suy
giảm, ngân sách quốc gia phải tăng chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc y tế, sức khỏe, các chương
trình bảo trợ xã hội và lương hưu… gây ảnh hưởng đến việc tiết kiệm, đầu tư cho phát triển kinh
tế. Dự báo đến năm 2025, Việt Nam sẽ phải đối mặt với hậu quả về mất cân bằng giới tính. Nếu
điều này thực sự xảy ra, xã hội Việt Nam sẽ thiếu an toàn, số tiền bỏ ra trong tương lai cho các
dịch vụ an ninh, y tế sẽ tăng cao. Để tránh sự khủng hoảng xã hội, an ninh quốc gia này, Việt



Nam đã phải chi rất nhiều ngân sách cho việc tuyên truyền, đưa ra các biện pháp xử phạt, thậm
chí cải thiện về cả y tế giáo dục. Năm 2013, Bộ Y tế đã từng phải đề xuất chi 3000 tỷ cho việc
cân bằng lại giới tính.
3

Chất lượng dân số ở Việt Nam và tác động của chất lượng dân số đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam
1
Chất lượng dân số ở Việt Nam

Dân số và phát triển kinh tế xã hội luôn có mối quan hệ quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy
lẫn nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên là con người và phải là những người có
sức khỏe và trí tuệ. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt khi chất lượng dân số được nâng cao, quy mô, tốc
độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm kinh tế ở mỗi vùng
địa phương.
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là một trong những chỉ tiêu
kinh tế - xã hội tổng hợp, là thước đo thành tựu trung bình của một quốc gia, được dùng làm căn
cứ để đánh giá, so sánh trình độ phát triển của các quốc gia. HDI được đánh giá qua 3 tiêu chí:
Sức khỏe (đo bằng tuổi thọ trung bình); tri thức (đo bằng số năm đi học bình quân và kỳ vọng số
năm đi học) và mức sống đo bằng GNI (tổng thu nhập quốc gia) trên đầu người.
Biểu đồ 3. Chỉ số HDI của Việt Nam từ 1990 – 2014

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2014)
Ta có thể thấy trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trong
việc phát triển con người. Chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn
1990 – 2014, từ mức 0.475 năm 1990 tăng gần 40.2% lên mức 0.666 vào năm 2014. Tuy nhiên
chỉ số HDI của Việt Nam hiện nay vẫn chỉ ở mức trung bình thấp so với khu vực và trên thế giới.



Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số HDI của Việt Nam đứng thứ 7 và so với 188 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới thì Việt Nam mới xếp thứ 116, đứng trong nhóm HDI trung bình (từ 0,.522
đến dưới 0.689).
Bảng 2: Chỉ số HDI Việt Nam qua các tiêu chí đánh giá từ 1990-2014

c kì vọng

Số năm đi học thự
3.9
4.6
5.4
6.4
7.5
7.5
(Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2014)
Trước hết về chỉ số tuổi thọ, tuổi thọ bình quân ở nước ta đạt mức cao so với các nước có
cùng mức thu nhập và có tầm quan trọng hàng đầu trong 3 chỉ số (thu nhập, tuổi thọ, giáo dục),
quyết định thứ bậc về HDI. Cụ thể, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2014 đạt 75.8
(cao hơn mức 69.3 tuổi của nhóm nước có HDI trung bình, cao hơn cả mức 72.6 tuổi của nhóm
có HDI cao). Ngoài các yếu tố có tính tự nhiên, tuổi thọ cao của người Việt Nam còn là kết quả
của việc cải thiện mức sống, chăm lo sức khoẻ con người, được thể hiện trên nhiều mặt. Cụ thể:
Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ 58.2% năm 1993 xuống còn 9.6% cuối năm 2012 và dự kiến còn
7.8% vào cuối năm 2013); số cơ sở khám chữa bệnh công lập đến năm 2013 có 13.120; số
giường bệnh (không kể trạm y tế) năm 2013 đạt 283000; số bác sỹ đạt 75000 người…
Chỉ số tri thức (giáo dục), được biểu hiện qua 2 chỉ số chi tiết, đó là số năm đi học kỳ
vọng và số năm đi học trung bình. Số năm đi học kỳ vọng của nước ta tăng từ 7.7 năm vào năm
1990 lên 11.9 năm vào năm 2014 (vẫn thấp hơn mức 12.7 năm bình quân ở khu vực Đông Á
Thái Bình Dương). Số năm đi học trung bình của Việt Nam đã tăng từ 3.9 năm (năm 1990) lên
7.5 năm vào năm 2014. Tuy nhiên, cơ cấu đào tạo của nước ta còn nhiều bất hợp lý và chưa chú

trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Tỉ lệ nhân công đã qua đào tạo chuyên
môn và kỹ thuật chỉ chiếm 7.6% toàn dân số từ 13 tuổi trở lên (2.3% là công nhân kỹ thuật và
nhân viên nghiệp vụ, 2.8% có trình độ học chuyên nghiệp, 0.7% cao đẳng, 1.7% đại học và chỉ
0.1% trên đại học). Có thể thấy, mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhưng kết quả vẫn còn thấp so với thế giới. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Về chỉ số thu nhập tính bằng GNI bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ 1410
USD năm 1990 lên 5092 USD năm 2014, gấp khoảng 3.6 lần. Tuy nhiên trên thực tế, GDP bình
quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực và tốc độ tăng GDP
của Việt Nam cũng chỉ ở mức trung bình so với một số nước châu Á. Tỉ lệ tiết kiệm so với GDP


luôn thấp hơn tỉ lệ đầu tư so với GDP và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2005 đạt 28.94%,
giảm xuống 28.4% trong năm 2010 và xuống mức 27% trong năm 2013. Do chỉ số thu nhập còn
thấp nên cần phải tập trung cho việc nâng cao chỉ tiêu này. Muốn tăng chỉ tiêu này, một mặt phải
tăng tổng GDP (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương), mặt khác phải tăng tỷ lệ GNI
so với GDP (năm 2013 đạt 95.2%) và tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số.
2

Tác động của chất lượng dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
1
Tác động đến nguồn nhân lực

Về mặt tích cực, như đã đề cập trong phần chỉ số tuổi thọ, dân số Việt Nam hiện đang ở
giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Chúng ta có một lực lượng lao động trẻ dồi dào. Nếu tận dụng tốt
sẽ mang lại kết quả tích cực cho quốc gia.
Tuy nhiên,nhìn vào chỉ số giáo dục, chúng ta có thể thấy, dù có một nguồn nhân lực dồi
dào, nhưng nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp.Nguồn nhân lực được
đào tạo mới chỉ gần 30%, số có bằng cấp mới chỉ là 8%. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 3.79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11
trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt
3.39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp

hạng. Ngay cả các số đo về chiều cao, cân nặng của cả nam và nữ của chúng ta đều chưa đạt tiêu
chuẩn như các nước trong khu vực. Như vậy, về sức khỏe hay tri thức, chúng ta đều chưa đáp
ứng được các tiêu chuẩn để có được một bộ phận nhân lực chất lượng cao đáp ứng các công việc
đòi hỏi tay nghề, kĩ thuật,… Việc này tác động tiêu cực cả đến người lao động và các chủ doanh
nghiệp, gây ra hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, “thừa lao động nhưng doanh nghiệp vẫn thiếu
người”. Điều này xuất phát từ thực trạng giáo dục của nước ta.Như đã đề cập ở trên, giáo dục
nước ta chưa thực hiện tốt vai trò của mình. Giả sử chúng ta xét riêng về thành phần tri thức
được đào tạo để đáp ứng các công việc cần tay nghề cao: Nếu xét sinh viên đại học và cao đẳng
trở lên được xem là tri thức, thì dù thành phần đó hiện nay đang tăng mạnh về số lượng, nhưng
chất lượng lại không đảm bảo, còn nhiều yếu kém và bất cập. Đa số công chức, viên chức làm
việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức
như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công
việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm; không ít đơn vị nhận
người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng
không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động
quốc tế thừa nhận. Nếu tính vào năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161411 người.
Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư
khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấy
kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161411 sinh viên x 63% x 70 triệu), ít nhất thất thoát
7117 tỷ đồng (trong đó, 4067 tỷ đồng của dân và 3050 tỷ đồng của nhà nước). Chưa kể, tỉ lệ thất
nghiệp ở thành phần này càng ngày càng tăng cao, năm 2014 so với 2010 đã tăng đến 103%, số
cử nhân thất nghiệp tính vào quý I năm 2014 lên đến 162000 người có trình độ đại học trở lên và
79000 người có trình độ cao đẳng. Vậy có thể thấy con số thất thoát lớn đến bao nhiêu. Cần phải
biết, đầu tư cho giáo dục của nước ta hiện nay là 20% ngân sách. Tỉ lệ phần trăm này so với các


nước khác là một con số khá lớn, thế nhưng nếu chúng ta ko tận dụng được, thì sẽ chỉ là lãng phí
nguồn vốn mà thôi. Điều này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận là do điều kiện đảm bảo
chất lượng của một số cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo; một số trường đại học (chủ yếu
là trường đại học địa phương và tư thục) có đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, chưa đảm bảo

về chất lượng, không tương xứng với quy mô đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, trang
thiết bị lạc hậu, uy tín và chất lượng đào tạo thấp, khả năng cạnh tranh thấp nên sinh viên khó
tìm kiếm việc làm.
Chúng ta có thể thấy, trình độ giáo dục không cao và ko hiệu quả, các cơ sở giáo dục mở
tràn lan không đáp ứng chất lượng, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và cả tích lũy do sự tiêu tốn tiền
của, thời gian một cách lãng phí từ cả cá nhân và nhà nước, đến việc mức lương thấp, các doanh
nghiệp ở Việt Nam không phát triển vì thiếu nhân lực, là bước cản lớn cho sự phát triển kinh tế
của Việt Nam. Trong tương lai, khi nền kinh tế càng hội nhập, nhất là khi cộng đồng kinh tế
ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015 sẽ có 14 triệu chỗ làm việc. Khi đó, lao động và các
chuyên gia nước ngoài có thể đi lại và làm việc ở Việt Nam tự do hơn và ngược lại. Nếu lao động
của chúng ta tiếp tục không đáp ứng được các yêu cầu công việc, chúng ta sẽ tự thải loại mình ra
khỏi cuộc chơi, mất vị thế để chiếm lĩnh những việc làm này, và thay vào đó những công việc
trình độ cao sẽ bị các lao động nước ngoài chiếm lĩnh, tỉ lệ tri thức có bằng cấp nhưng kĩ thuật
kém thất nghiệp sẽ còn cao hơn nữa, gây ra các vấn nạn cho xã hội.
2

Tác động đến văn hóa

Do các chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa, đời sống nâng cao, việc tiếp cận văn hóa,
nâng cao tri thức văn hóa của Việt Nam được cải thiện, đem lại cơ hội cho giới trẻ Việt Nam
ngày càng dễ dàng hơn trong việc hòa nhập với các nước trên thế giới.
Tuy nhiên,đời sống tinh thần và các tiện nghi để hưởng thụ văn hóa rõ ràng được tăng lên
nhiều nhưng nhiều khi chưa có sự quản lý tốt tạo ra nhiều lệch lạc của các em tuổi nhỏ và vị
thành niên trong tình yêu, tình dục, bạo hành và bạo lực trong đời sống hàng ngày. Cách hiểu về
quyền con người, nhân cách và các giá trị tinh thần có những biểu hiện lạc chuẩn. Theo nghiên
cứu bạo lực học đường được thực hiện ở 5 nước Châu Á bởi Tổ chức phát triển cộng đồng Plan
International, Việt Nam cũng thuộc top có tỷ lệ cao ở cả nhóm bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác
và bạo lực tình dục. Tỷ lệ học sinh Việt Nam trải qua bạo lực ở bất cứ hình thức nào là 71%.
66% học sinh Việt Nam được khảo sát từng trải qua bạo lực tinh thần, chỉ xếp sau Indonesia –
69%. Với 31% học sinh từng hứng chịu bạo lực thể xác, Việt Nam đứng thứ 3, sau Nepal (47%)

và Indonesia (40%).Tỷ lệ bạo lực tình dục ở nước ta là 11% - cao hơn Campuchia (2%), Nepal
(9%) và Pakistan (4%).Việt Nam là một quốc gia phát triển nhanh, số người có của ăn của để
cũng tăng nhanh, từ đó khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng xa. Xã hội vẫn còn tồn tại số
đông người dân bị sống cơ cực, khó khăn từng miếng cơm, manh áo… cũng khiến cho chất
lượng dân số VN bị coi là kém.Điều này khiến an sinh xã hội, bao gồm cả an ninh, an toàn xã hội
gặp nhiều khó khăn. Văn hóa là cốt lõi của một quốc gia. Nếu con người thụ hưởng văn hóa lệch
lạc, sẽ không thể đào tạo ra những người có ích cho xã hội. Nhân tố quan trọng nhất của kinh tế


chính là con người, nếu không được cải thiện từ gốc rễ, sẽ không thể giúp kinh tế đất nước phát
triển được. Có thể thấy, giáo dục của chúng ta dù có mặt phát triển nhưng còn nhiều bất cập, nhất
là trong thời đại mở cửa, nếu chúng ta không kịp đi trước đón đầu, tiến hành song song việc đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và quản lý làn sóng văn hóa đa dạng, chúng ta sẽ tụt hậu so
với các nước trên thế giới.
Sức khỏe con người tác động đến xã hội được phản ánh rõ qua chỉ số thể chất của người
Việt Nam: Chỉ số BMI của Việt Nam vẫn còn rất thấp, tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật và hơn cả là tỉ lệ
phụ nữ có thai ngoài ý muốn còn lớn. Các tố chất thể lực của người Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Vào năm 2009, chiều cao trung bình của người Việt Nam ở độ tuổi 22-26, ở nam là 164.4 cm, ở
nữ là 154.8 cm. Dù có sự cải thiện về so với những năm trước đây, nhưng so với các nước trong
khu vực vẫn là quá chậm. Việc người Việt Nam yếu ớt về thể chất ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội,
khi chúng ta phải chi ra các khoản lớn cho các dịch vụ y tế, nhất là khi về già.
4 Lực lượng lao động ở Việt Nam và tác động của lực lượng lao động đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam
1
Lực lượng lao động ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến quý 1 năm 2015, cả nước có gần 70 triệu
người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53.6 triệu người thuộc lực lượng lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77.3%. Khác biệt về mức độ tham gia hoạt động
kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn còn đáng kể, khoảng 10% (70.9% và 80.7%). Bên
cạnh đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam và nữ cũng có sự chênh lệch. Tỷ lệ tham gia lực

lượng lao động nữ là 72.4%, thấp hơn tới 10.2% so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam
(82.6%). Tỷ số việc làm trên dân số thành thị là 68.6%, thấp hơn tỷ số này ở khu vực nông thôn
khoảng 10.7%.
Đến quý 1 năm 2015, cả nước có 52.4 triệu lao động có việc làm và hơn 1.2 triệu lao
động thất nghiệp.
Tỷ trọng lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo thành thị/nông thôn
và vùng kinh tế xã hội năm 2015


(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy mặc dù có sự tăng lên về tỷ trọng lực lượng lao động
khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn gần 68.4% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu
vực nông thôn. Ba vùng có thị phần lao động lớn nhất theo thứ tự vẫn là Đồng bằng song Hồng,
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm giữ tới 63%
tổng lực lượng lao động cả nước. Lao động nữ chiếm khoảng 48.1% (tương ứng với 25.82 triệu
người) tổng lực lượng lao động trong quý 1 năm 2015.
Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77.3%. Mức độ tham gia lực lượng
lao động của dân số khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn khác biệt đáng kể, hiện khoảng 9.8
% (70.9% và 80.7%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 72.4%, thấp hơn tới 9.8% so với
lao động nam (82.6%). Đáng chú ý, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở hai vùng miền
núi là Trung du và miền núi phía Bắc (84.6%) và Tây Nguyên (83.5%) hiện đạt cao nhất nước thì
tỷ lệ thấp nhất lại thuộc về hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ nơi có hai trung
tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong số 53.6 triệu lao động năm 2015, chỉ có khoảng 10.95 triệu lao động đã qua đào
tạo có bằng cấp/chứng chỉ, chiếm 20.4%. Trong số đó, có 3.0543 triệu người đã qua đào tạo nghề


chính quy, 3.4135 triệu người tốt nghiệp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và 4.4832 triệu
người có trình độ đại học trở lên (theo Báo cáo Lao động và việc làm năm 2015 – Tổng cục

thống kê). Có thể thấy trong những năm gần đây, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật đã
gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, nguồn cung lao động luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao
động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin
- viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ
năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh của
lao động Việt Nam vẫn thấp.
Kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt
ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập
huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp,
mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành
vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có
khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Từ những số liệu trên đây, ta có thể thấy được Việt Nam có nguồn lao động dồi dào
nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, chưa được
nâng cấp, còn đào tạo thì chưa đến nơi đến chốn, nhiều người chưa được đào tạo, chất lượng
nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Ở Việt Nam chưa có
những tổng công trình sư, kỹ sư, nhà khoa học thật sự giỏi, chưa có những chuyên gia giỏi, chưa
có những nhà tư vấn, nhà tham mưu giỏi, đặc biệt rất thiếu những nhà lãnh đạo và nhà quản lý
giỏi.
2

Tác động của lực lượng lao động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Hiện nay, dân số nước ta thuộc dạng dân số trẻ, nghĩa là số người trong độ tuổi lao động
chiếm phần lớn. Điều này đã giúp chúng ta có lực lượng lao động lớn luôn sẵn sàng. Sự gánh vác
cho những người ngoài độ tuổi lao động trên mỗi lực lượng lao động vì vậy cũng không quá cao.
Điều này vừa giúp giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội như y tế hay trợ cấp hưu trí, vừa tạo nguồn
lực để phát triển kinh tế.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sẽ và thực chất đang thu hút các nhà đầu tư
từ nước ngoài đầu tư vào trong nước. Vốn đầu tư từ nước ngoài đối với một nước đang phát triển

và đầu tư trong nước chưa hiệu quả như Việt Nam đang tạo ra cơ hội lớn cho bước đà phát triển
của đất nước. Tuy nhiên lợi thế này chỉ được phát huy và khai thác triệt để khi một quốc gia có
những thể chế và chính sách phát triển thích hợp, tạo điều kiện để biến các tiềm năng tích cực
của quá trình dân số vàng trở thành hiện thực.
Xét về mặt giới tính, hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta, tầm quan trọng của các
lao động nữ là rất lớn, nhất là trong những ngành đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt trong lao động.
Nhóm các ngành nghề như may mặc, giày da hay lắp ráp linh kiện điện tử thì gần như toàn bộ
các lao động là nữ. Trong nhóm các ngành công nghiệp nặng thì tỷ lệ lao động nữ có thấp hơn.
Trong tương lai vai trò của nữ giới ngày càng bình đẳng với nam giới trong xã hội, các mức đãi
ngộ cũng tăng lên dần. Các chính sách của nhà nước cũng coi trọng và đánh giá cao vai trò của
nữ giới đối với xã hội. Với các mức thu nhập, chế độ thai sản, nghỉ phép hợp lý hơn. Trong thời
gian tới, với cơ cấu giới tính này, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng.


×