TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990 2009
1. ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Tỷ trọng đầu tư trong GDP cao:
Ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 vừa qua kinh tế cũng đạt được
những thành tựu khả quan. Tốc độ tăng trưởng hằng năm cao, ổn định (khoảng
7,6%). Trong đó tỷ lệ đầu tư chiếm tỷ trọng khá lớn (>30%).
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam làm
giảm tăng trưởng GDP xuống còn 6.18%, năm 2009 tăng trưởng GDP là 5,32%
đầu tư tăng gần 17% chiếm gần 43% GDP
Bảng: Dự báo tăng trưởng kinh tế của WB tháng 11 năm 2008
1.2. Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây liên tục gia tăng
nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao, chủ yếu do đóng góp từ việc gia tăng
quy mô vốn mà chưa phải là gia tăng chất lượng sử dụng nguồn lực.
Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc
40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, năm 2007
đạt 40,4%, năm 2009 là 42,8%), kế hoạch năm 2010 ước chừng tầm 40-42%.
Đây là một trong những tỉ lệ cao nhất của thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Ngồn: số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam
Để làm rõ vấn đề này, đề tài sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh để hồi
quy và phân tích những đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản đến tăng
trưởng và từ đó đánh giá tác động của việc sử dụng vốn đến chất lượng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua, như thể hiện trong các bảng sau.
Bảng : Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản cho tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 1994-2003
Đơn vị : %
Năm
Tăng trưởng
kinh tế
Vốn đầu tư Lao động
Năng suất nhân
tố tổng thể
(TFP)
1994 100 28.8 23.1 48.1
1995 100 28.4 20.6 51
1996 100 34.4 16.5 49.1
1997 100 42.5 18.6 38.9
1998 100 56.3 26 17.7
1999 100 68.8 47 4.2
2000 100 48.5 21.5 30
2001 100 49.3 26.9 23.8
2002 100 48.7 27.3 24
2003 100 49.6 27.1 23.3
2004 100 47.2 28.3 24.5
Nguồn : Từ Quang Phương và tập thể tác giả Khoa Kinh tế đầu tư. Đề tài
khoa học cấp Bộ ‘‘ Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam, Thực trạng và giải pháp’’ 2005
Bảng: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản cho tăng
trưởng kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn.
Đóng góp của các yếu tố 1993 - 1997 1998 - 2002 2003 – 2006
1. Đóng góp theo điểm phần trăm
(%)
8,8 6,2 7,84
- Vốn 6,10 3,56 3,78
- Lao động 1.40 1,24 1,40
- TFP 1,30 1,40 2,07
2. Đóng góp theo tỷ lệ phần trăm
(%)
100,0 100,0 100,0
- Vốn 69,30 57,40 52,73
- Lao động 15,90 20,00 19,07
- TFP 14,80 22,60 28,20
Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Thời báo kinh tế
Việt Nam
Số liệu tính toán ở các bảng trên cho phép rút ra một số kết luận sau:
• Thứ nhất, đóng góp của vốn đầu từ đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam giai đoạn 1994-2004 là rất đáng kể và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Nếu như vào năm 1994, vốn đầu từ chỉ đóng góp 28.8% vào tăng trưởng kinh tế
thì đến năm 2002 mức đóng góp đã là 48.7% và năm 2003 là 49.6%. Cá biệt có
năm 1998, 1999 mức đóng góp của vốn đầu tư là 56.3 và 68.8%. Nguyên nhân
là do đây là thời kì nền kinh tế nước ta bắt đầu trong quá trình mở cửa và nền
kinh tế mới nổi đầy tiềm năng này đã thu hút được các nhà đầu tư. Nhưng quy
mô vốn đầu tư là chưa cao, chưa tương xứng.
+ Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2000 đến năm 2004, đây là
thời kì đánh dấu bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta đã thu
hút được rất nhiều vốn đầu tư từ trong nước, nước ngoài, từ các nguồn viện
trợ ...và tỷ trọng vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao
nhưng chưa phát triển một cách liên tục.
• Thứ hai, kết quả tính toán cũng cho thấy mức đóng góp của lao động vào
tăng trưởng là tương đối ổn định. Giai đoạn 1998-2004 nếu tính cả sự đóng góp
của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì
hai yếu tố này đã đóng góp trên ba phần tư tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ
tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba
tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay.
• Thứ ba, mức đóng góp của năng suất nhân tố tổng thể có xu hướng giảm.
Nếu như năm 1994, mức đóng góp của năng suất nhân tố tổng thể là 48.1% thì
đến năm 2003 chỉ còn đóng góp 23.3% vào mức tăng trưởng kinh tế. Điểm đáng
lưu ý là mức đóng góp của năng suất nhân tố tổng thể vào tăng trưởng kinh tế
có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Kết luận: Tăng trưởng kinh tế của Việt nam vẫn chủ yếu nghiêng về bề rộng
hơn là về chiều sâu. Trong xu hướng phát triển theo chiều rộng thì chủ yếu
nghiêng về yếu tố vốn, một yếu tố mà Việt Nam còn thiếu và sử dụng chưa thật
hiệu quả. Trên góc độ khác lại thấy rằng, mặc dù sử dụng chưa hiệu quả nhưng
đóng góp cho tăng trưởng vẫn xấp xỉ 50%. Điều này phản ánh dư địa cho tăng
trưởng kinh tể của Việt nam vẫn rất tiềm tàng khi vốn được sử dụng hiệu quả
hơn, tình trạng thất thoát và lãng phí vốn được cải thiện.
2. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHUNG TOÀN XÃ HỘI CHƯA CAO DẪN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÒN NHIỀU HẠN CHẾ
Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động đầu tư theo
hướng thị trường, các nguồn vốn đầu tư ngày càng được đa dạng hóa, quy mô
vốn đầu tư ngày càng được mở rộng. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua.
Cơ chế phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công, đặc biệt bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước còn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả đầu tư của nguồn vốn
này có xu hướng giảm sút và do đó làm hiệu quả đầu tư chung toàn xã hội
không cao. Cụ thể:
Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước dao động từ 55 đến 58% tổng
quy mô vốn đầu tư toàn xã hội, của khu vực ngoài quốc doanh trong nước từ
24–27% và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định ở mức
18%. Điều này cho thấy nguồn lực đầu tư từ vốn nhà nước vẫn chiếm vị trí chi
phối quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nguồn vốn nhà nước bộc lộ những
yếu kém bất cập dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân
dẫn đến chất lượng tăng trưởng chưa đạt được yêu cầu phát triển của đất nước.
Do cơ chế phân bổ chưa hiệu quả , hiệu quả mỗi đồng vốn đầu tư gia tăng
chưa tương xứng với tiềm năng, hiện đang có xu hướng sụt giảm. Hệ số ICOR
có xu hướng ngày càng tăng.
Cụ thể là : nếu năm 1995, hệ số ICOR chỉ mới đạt 3,3, thì năm 2000 là
4,9 và đến năm 2005 đã là 5.3 (tức là để tăng 1 đơn vị GDP thì cần phải tăng
thêm 5.3 đơn vị vốn đầu tư). Khác hẳn với giai đoạn trước đây.
Quan sát hai bảng dưới để thấy rõ được điều này:
Bảng: Tốc độ tăng trưởng và hệ số ICOR các năm
trong giai đoạn 1986-2007
Nă
m
Tốc độ tăng
trưởng %
ICOR Năm
Tốc độ tăng
trưởng %
ICOR
1986 2.4 4.8 1997 8.2 4.2
1987 3.7 3 1998 5.8 5.6
1988 5.9 2.4 1999 4.8 6.9
1989 8.0 1.5 2000 6.8 4.9
1990 5.1 2.8 2001 6.8 4.95
1991 6.0 2.5 2002 7.0 5.09
1992 8.6 2.1 2003 7.24 5.0
1993 8.1 3.1 2004 7.7 5.0
1994 8.8 2.9 2005 8.44 5.3
1995 9.5 3.3 2006 8.17 4.88
1996 9.3 3.4 2007 8.48 4.90
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế
So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong khu vực có cùng giai đoạn phát
triển kinh tế, ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều.
Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp.
Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư
hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/vốn đầu tư (có
nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã
bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm
1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn
2,46 đồng/đồng.
Ở tầm vi mô, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư trong nước rất thấp,
có nơi có lúc còn thấp hơn lãi suất ngân hàng, trong khi tỷ trọng vốn vay lại rất
lớn.
Bảng: Hệ số ICOR thời kỳ 1995-2003
Năm VĐT
(Ngàn tỷ đồng)
GDP
(Giá thực tế)
Tốc độ tăng
GDP %
VĐT/GDP
%
ICOR
(lần)
1995 72.45 229.9 9.54 31.65 3.3
1996 87.39 272 9.34 32.13 3.4
1997 108.37 313.6 8.15 34.56 4.2
1998 117.13 361 5.76 32.45 5.6
1999 131.17 399.9 4.77 32.80 6.9
2000 145.33 441.6 6.79 32.91 4.9
2001 163.54 481.3 6.86 33.98 4.95
2002 193.10 535.8 7.08 36.04 5.09
2003 219.68 605.6 7.26 36.27 5.0
Nguồn: Sách kinh tế đầu tư trang 27. Bảng 2.2
Có 2 nguyên nhân liên quan đến cơ chế quản lý và phần bổ nguồn lực làm
cho hiệu quả đầu tư ngày càng thấp:
+ Thứ nhất, vào những năm đầu của thập kỉ 1990 tăng trưởng kinh tế
chủ yếu thiên về bề rộng, vì thế hiệu suất sử dụng vốn đầu tư được gắn liền với
chính sách đổi mới kinh tế và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế. Do vậy nhu cầu
về vốn đầu tư thấp mà hiệu quả vẫn cao.
+ Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi tăng trưởng kinh tế theo
chiều sâu, nhìn chung các yếu tố về đổi mới cơ chế chính sách đã phát huy hết
tiềm năng vốn có của nó. Để tăng trưởng cần đầu tư nhiều vốn hơn.
3. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Một xã hội muốn tồn tại và phát triển cần phải đầu tư, đầu tư đó được
biểu hiện dưới dạng tiền gọi là vốn đầu tư.
Xét về phương diện toàn xã hội thì vốn đầu tư là toàn bộ giá trị nhân lực,
tài lực được bỏ thêm vào cho hoạt động của toàn xã hội trong thời gian nhất
định thường là một năm.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đầu tư gồm:
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ
môi trường;
- Đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển trí tuệ văn hoá xã hội;
- Đầu tư khác như: đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng,
hợp tác quốc tế,..
Suy cho cùng, đầu tư đều đưa tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng tác
động đến tăng trưởng kinh tế thì đầu tư ở mỗi lĩnh vực lại không giống nhau;
Đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và
bảo vệ môi trường có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của
đầu tư cho thấy nhanh hơn, rõ ràng hơn. Chính vì vậy vốn đầu tư vào lĩnh vực
này được xem là quan trọng nhất, đặc biệt với các nước đang phát triển. Trong
nhiều diễn đàn đầu tư người ta xem đây là đầu tư vào kinh tế và dùng để tính
các chỉ tiêu phát triển kinh tế tầm vĩ mô.
Đầu tư cho sức khoẻ con người, phát triển trí tuệ, văn hoá xã hội và đầu
tư khác cũng có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội,
nhưng gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trường đầu tư; hơn
nữa tác động của đầu tư ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược, bởi vậy hiệu
quả phải sau thời gian dài, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau mới thấy được,
mặc dù hiệu quả đó là rất to lớn, cho nên khi nghiên cứu về vốn đầu tư trong các
lĩnh vực này phải chú ý đến tác động của nó tới lĩnh vực xã hội.
3.1. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu
tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay một dự án.
Trên thực tế có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như cơ
cấu vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và
môi trường, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, những chi phí tạo ra tài sản
lưu động và những chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị... Cơ cấu vốn
đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí
chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư...
3.2. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
3.2.1. Cơ cấu đầu tư theo 2 nhóm ngành: Sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm
ngành kết cấu hạ tầng
Bảng :Cơ cấu đầu tư thời kỳ 1996-2005.
Đơn vị tính:%
Khối ngành 1996-2000 2001-2005 1996-2005
Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100
Sản xuất kinh doanh 54,7 54,8 54,9
Kết cấu hạ tầng 45,3 45,2 45,1
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta diễn ra sự chuyển dịch theo
hướng ngày càng hợp lý hơn về cơ cấu vốn đầu tư cho 2 ngành sản xuất kinh
doanh và kết cấu hạ tầng, đảm bảo kết cấu hạ tầng được đầu tư đúng mức phát
triển đi trước một bước để thúc đẩy ngành sản xuất sản phẩm xã hội phát triển.
Cơ cấu vốn đầu tư cho khối ngành kết cấu hạ tầng có xu hướng giảm xuống,
dành vốn cho khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ để thúc đẩy sự tăng trưởng
của nền kinh tế.
3.2.2. Cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành là: Công nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp
và Dịch vụ.
Bảng: Cơ cấu đầu tư phân theo ngành thời kỳ 1996-2009.
Đơn vị tính:%
Khối ngành 1996-2000 2001-2005 1996-2005 2006-2009
Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100 100
Công nghiệp 36,1 40,6 38,9 39,9
Nông, lâm, ngư nghiệp 13,7 9,1 10,8 22,0
Dịch vụ 50,2 50,3 50,3 38,1
(Nguồn: Niên giám thống kê).