LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì vấn đề tăng trưởng kinh tế
gắn với việc nâng cao đời sống người dân luôn luôn mục tiêu phấn đấu hàng đầu
trong mọi thể chế chính trị- xã hội. Đặc biệt là trong một thời đại mở cửa hội
nhập kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật- công nghệ như hiện nay, thì
vấn đề điều tiết sản xuất và lưu thông phân phối lại càng trở nên quan trọng;
song song với đó chính là vấn đề bất bình đẳng thu nhập cùng tác động của điều
này tới tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là mối quan tâm của mọi quốc gia trên thế
giới hiện nay, trong đó có Trung Quốc.
nhóm chúng em chọn đề tài “TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG BẤT BÌNH
ĐẲNG PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1978 ĐẾN NAY”, gồm các
phần chính:
1. Cơ sở lý luận.
2. Bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc.
3. Các biện pháp chống bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc.
4. Bài học cho Việt Nam trong việc phân phối thu nhập.
5. Kết luận.
Do kiến thức và kinh nghiệm của chúng em còn hạn chế nên tiểu luận sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong cô sẽ chỉ bảo, giúp đỡ để
tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn cô!
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm
● Phân phối thu nhập
Phân phối thu nhập là cách thức mà thu nhập quốc dân của một nước
được chia cho các công dân của nước đó. Các nhà kinh tế chia phân phối thu
nhập theo hai phương thức nhằm phục vụ cho mục tiêu định lượng và phân tích:
phân phối theo đối tượng và phân phối theo chức năng.
Phân phối thu nhập theo đối tượng được sử dụng rộng rãi nhất, cách tiếp
cận này xem xét thu nhập được phân phối cho các cá nhân hoặc hộ gia đình như
thế nào; qua đó, đánh giá mức độ công bằng hay không trong thu nhập giữa các
nhóm người trong xã hội.
Thay vì xem xét các cá nhân như những thực thể riêng lẻ, phân phối thu
nhập theo chức năng đánh giá thu nhập được phân phối như thế nào cho các yếu
tố sản xuất như lao động, đất đai, vốn,...; đề cập đến tỷ trọng trong tổng thu nhập
quốc dân mà mỗi yếu tố sản xuất nhận được.
● Bình đẳng về thu nhập
Bình đẳng về thu nhập là khi mọi người nhận được khoản thu nhập như
nhau. Đây là khái niệm mang tính khách quan.
● Công bằng trong phân phối thu nhập
Công bằng trong phân phối thu nhập xảy ra khi mọi người nhận được mức
thu nhập (hay thành quả kinh tế) xứng đáng với khả năng, nỗ lực, trình độ và sự
sẵn sàng chịu rủi ro của mình. Đây là khái niệm mang tính chuẩn tắc.
● Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là hiện tượng thu nhập được phân
phối không đều giữa các cá nhân trong một tập thể, đơn vị nói riêng và trong xã
hội nói chung. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bao gồm bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập theo cá nhân hay quy mô và theo chức năng.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo cá nhân hay theo quy mô:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu hướng tới các cá nhân hay các hộ gia đình, và
mục đích chính là xem xét thu nhập được phân phối có công bằng hay không
giữa các nhóm người trong xã hội. Điều này dựa trên công sức, mức độ đóng
góp của họ trong sản xuất, tương đương với mức sống họ được hưởng; tránh chủ
nghĩa bình quân trong phân phối sẽ loại bỏ động lực phấn đấu và khả năng sáng
tạo của các cá nhân, tạo ra một nền kinh tế trì trệ.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo chức năng: Quan tâm đến
bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập quốc dân được phân phối cho lao động
và bao nhiêu phần trăm được phân phối dưới dạng thu nhập từ sở hữu tài sản
(tiền cho thuê, tiền lãi, lợi nhuận,…)
2. Các chỉ tiêu đánh giá
● Đường Lorenz
Đường Lorenz là một loại đồ thị biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong, cho biết phần
trăm dân số ở mỗi mức thu nhập hay tiêu dùng; được phát triển bởi Nhà kinh tế
học người Áo Max Otto Lorenz.
- Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ chia hình vuông thành 2 hình tam
giác cân, biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm
số dân có thu nhập (hay còn gọi là đường bình đẳng tuyệt đối), là đường đại diện
cho sự “công bằng hoàn hảo” trong phân phối thu nhập: mỗi cá nhân đều có
mức thu nhập như nhau.
- Đường cong Lorenz càng lớn tức là càng ở xa đường bình đẳng tuyệt
đối, thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.
● Hệ số Gini
Mang tên Nhà thống kê học người Ý- Corrado Gini; được tính toán dựa
trên cơ sở đường cong Lorenz và là thước đo mức độ bất bình đẳng thu nhập
phổ biến nhất. Hệ số Gini kí hiệu là “g” (0 ≤ g ≤ 1).
Về mặt hình học, hệ số Gini được tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm
giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường cong Lorenz so với tổng diện tích nửa
hình vuông chứa đường cong này. Gọi diện tích hai phần nêu trên lần lượt là A
và B, ta có:
g= A/(A+B)
Khoảng cách giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường cong Lorenz càng
lớn thì hệ số Gini càng cao, tức phân hóa giàu nghèo càng tăng (g vẫn thuộc
khoảng [0;1]). Trong đó:
+ g=0: đường Lorenz trùng với đường chéo -> bình đẳng tuyệt đối
+ g=1: đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất -> bất bình đẳng tuyệt đối
Căn cứ vào hệ số Gini, chúng ta chia được 3 nhóm quốc gia như sau:
+ Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp: g<0,4
+ Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập trung bình: 0,4 ≤g ≤ 0,5
+ Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao: g>0,5
● Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới
Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới là tỷ trọng thu nhập của 40% dân
số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn bộ dân cư. Nếu tỷ trọng này
nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12%-17% là
bất bình đẳng vừa và trên 17% là tương đối bình đẳng.
● Đường cong Kuznets (EKC)
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự tăng trưởng
và phát triển bền vững của một quốc gia chính là yếu tố môi trường. Một quốc
gia phát triển bất chấp tác động tiêu cực tới môi trường sẽ nhận lại thảm họa
khốc liệt trong tương lai; nói cách khác, khi môi trường sống bị ảnh hưởng xấu
thì tăng trưởng và phát triển cũng trở nên vô nghĩa.
Đường cong Kuznets (EKC) thường được sử dụng để biểu thị mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường, được giới thiệu bởi Simon
Kuznets tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ.
EKC dựa trên giả thuyết mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thu nhập bình
quân đầu người của nền kinh tế và chất lượng môi trường.
-
Nguyên lý của EKC đó là: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong giai đoạn đầu
của phát triển, khi GDP/người tăng; tuy nhiên, cuối cùng sẽ đạt tới đỉnh hay còn
gọi là ngưỡng chuyển đổi và bắt đầu giảm khi mức thu nhập vượt một ngưỡng
nào đó.
- Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các nghiên cứu về mối
quan hệ giữa kinh tế và môi trường như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,… trong đó
đáng quan tâm nhất là Trung Quốc với mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng
đạt báo động đỏ- mức cảnh báo cao nhất cho chất lượng không khí. Mỗi quốc
gia khác nhau có những nghiên cứu khác nhau và quan điểm đánh đổi về mối
quan hệ kinh tế- môi trường là khác nhau. Tuy nhiên, sự hiểu lầm về ý nghĩa của
EKC khi cho rằng sự tổn hại về ô nhiễm không khí sẽ tự phục hồi trong tương
lai (xét về mặt hình học là sự giảm xuống từ điểm biểu thị ngưỡng chuyển đổiđỉnh chữ U ngược khi thu nhập tăng) là là vô cùng nguy hiểm.
- Trên thực tế, nhà hoạch định chính sách cần quan tâm trước hết tới
ngưỡng phục hồi của hệ sinh thái, từ đó có những công tác bảo vệ môi trường
phù hợp, kịp thời song song với việc ban hành những chính sách đúng đắn cho
việc tăng trưởng kinh tế.
3. Thước đo bất bình đẳng thu nhập xét trên các nhóm đối tượng điển
hình
● Thước đo bất bình đẳng thu nhập theo khu vực (vùng miền)
Bất bình đẳng thu nhập theo khu vực là sự chênh lệch về thu nhập của các
cá nhân hay hộ gia đình giữa khu vực nông thôn và thành thị. Một số thước đo
được dùng biểu thị bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa nông thôn và
thành thị:
- Hệ số thu nhập bình quân đầu người ở thành thị so với nông thôn: Bằng
(Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị)/(Thu nhập bình quân đầu người ở
nông thôn). Nếu hệ số bằng 1 phản ánh trạng thái bình đẳng cao trong phân phối
thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Trên thực tế, hệ số này thường lớn hơn 1.
Hệ số càng cao có xu hướng gia tăng theo thời gian phản ánh xu hướng bất bình
đẳng thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn gia tăng.
- Chênh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người ở thành thị so với
nông thôn: Bằng (Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị) – (Thu nhập bình
quân đầu người ở nông thôn). Chênh lệch tuyệt đối phản ánh khoảng cách tuyệt
đối về thu nhập bình quân đầu người ở thành thị và nông thôn.
- So sánh thu nhập giữa thành thị và nông thôn theo các nhóm ngũ vị
phân: Chia mỗi vùng nông thôn và thành thị theo 5 nhóm dân cư bằng nhau, sắp
xếp các nhóm theo thứ tự thu nhập bình quân đầu người từ thấp đến cao gọi là
các nhóm ngũ vị phân. Việc so sánh thu nhập bình quân đầu người của từng
nhóm ở nông thôn với nhóm tương ứng ở thành thị phản ánh mức độ bất bình
đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị theo từng nhóm dân cư.
- So sánh chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm 5 thành thị
và nhóm 1 nông thôn. Đây là so sánh thu nhập bình quân đầu người của nhóm
có thu nhập cao nhất ở thành thị so với nhóm có thu nhập thấp nhất ở nông thôn,
phản ánh phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ở các “cực thu nhập”.
- Tỷ lệ hộ nghèo của nông thôn với thành thị: Tỷ lệ này cao phản ánh thu
nhập giữa nông thôn và thành thị có khoảng cách nhất định.
- So sánh chi tiêu bình quân chung đầu người ở thành thị và chi tiêu bình
quân chung đầu người ở nông thôn; đi sâu phân tích và so sánh chi tiêu bình
quân đầu người cho các mặt hàng cụ thể (hàng hóa thiết yếu, xa xỉ, giáo dục, y
tế, giải trí,...) ở thành thị và ở nông thôn cũng là một cách làm hiệu quả. Nếu
khoảng cách về chi tiêu của thành thị và nông thôn cho các mặt hàng cụ thể đó
càng lớn thì phản ảnh sự bất bình đẳng thu nhập giữa hai khu vực này càng lớn.
- So sánh chênh lệch về tài sản giữa cư dân nông thôn và thành thị, tỷ lệ
đầu tư vào khu vực nông thôn và đầu tư vào khu vực thành thị, tỷ lệ đầu tư của
khu vực FDI, đầu tư của tư nhân, đầu tư của Nhà nước vào từng khu vực nông
thôn, thành thị.
● Thước đo bất bình đẳng thu nhập theo giới tính
Bất bình đẳng giới thường được thể hiện rất rõ ở sự khác biệt mức thu
nhập giữa nam và nữ. Các quốc gia như Đức, Phần Lan, Anh, Slovakia… có
khoảng cách thu nhập nam nữ chênh nhau từ 20% trở lên. Tình trạng khoảng
cách thu nhập giữa hai giới không những không được thu hẹp mà đang có chiều
hướng tăng lên ở 1 số quốc gia, gây nên sự phí phạm nguồn lực đáng kể, cản trở
năng lực đóng góp của phụ nữ.
Một số thước đo thường được các nhà kinh tế sử dụng để phân tích bất
bình đẳng thu nhập theo giới tính:
- Tỷ lệ thất nghiệp giữa nữ giới và nam giới: Trên thế giới, tỷ lệ thất
nghiệp của phụ nữ nói chung thường cao hơn nam giới.
- Trình độ/ vị trí nắm giữ khi tham gia vào lực lượng lao động: Nam giới
vẫn có xu hướng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng và lớn hơn trong lực lượng
tham gia thị trường lao động. Tuy nhiên nữ giới đang ngày càng có tiếng nói và
chứng minh năng lực của mình nên khoảng cách vị trí nắm giữ này càng được
thu nhỏ lại.
● Thước đo phân bất bình đẳng thu nhập xét theo nhóm dân tộc
Thu nhập trung bình của người dân giữa các dân tộc khác nhau (trong
cùng một quốc gia) là thước đo hiệu quả, biểu hiện rõ rệt chênh lệch thu nhập
giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dân tộc chiếm đa số.
4. Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
● Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản
Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân được
phân phối theo sở hữu các nguồn lực mà tùy theo các yếu tố sản xuất mỗi người
có được; cũng như việc định giá của các yếu tố đó trên thị trường cạnh trạnh mà
chúng có ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi cá nhân. Cách phân phối như vậy gọi
là phân phối thu nhập từ tài sản. Tài sản của mỗi cá nhân có được là do những
nguồn hình thành khác nhau:
- Do được thừa kế tài sản: Mỗi người được thừa kế tài sản ở các mức độ
khác nhau. Nhiều cá nhân sinh ra đã là người giàu vì họ được thừa kế một cơ
nghiệp lớn. Sự bất công về thu nhập do của cải thừa kế tập trung vào tay một số
ít người đã gây ra sự phản đối và một cách được chính phủ áp dụng để hạn chế
sự bất bình đẳng này là đánh thuế cao vào tài sản thừa kế và quà tặng.
- Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân: Có những
người tiết kiệm nhiều để tích lũy một lượng của cải khi về hưu. Ngược lại, có
những người sẵn sàng tiêu dùng hết những gì mình kiếm được mà không nghĩ
cho tương lai.
● Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động
- Vốn nhân lực được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định
đến sự khác biệt trong thu nhập của lao động. Đó là những kiến thức và kỹ năng
mà người công nhân thu được thông qua giáo dục, đào tạo và tích luỹ
kinh nghiệm. Sự khác nhau về khả năng chuyên môn và kỹ năng lao động dẫn
đến khác nhau về thu nhập. Xu hướng chung là những người có sức khỏe, có
khát vọng, có trí tuệ, được giáo dục và có trình độ học vấn cao sẽ được nhận một
mức thu nhập cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp, ít cơ hội
kiếm được những công việc tốt, ổn định.
- Sự khác nhau về cường độ làm việc: Ngay cả khi cơ hội làm việc của
mỗi cá nhân là như nhau nhưng cường độ làm việc của họ khác nhau thì mức thu
nhập cũng không bằng nhau.
- Khác biệt về nghề nghiệp, tính chất công việc: Những công việc phổ
thông đòi hỏi ít kỹ năng thường được trả lương thấp hơn so với công việc
chuyên môn đòi hỏi hàm lượng chất xám cao; công việc mang tính chất nguy
hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro, yêu cầu sự đánh đổi sẽ mang lại mức lương cao
hơn,...
Ngoài các nguyên nhân đã phân tích, sự phân biệt đối xử cũng như sự
không hoàn hảo của thị trường lao động đều có ảnh hưởng đến thu nhập mỗi cá
nhân.
● Bất bình đẳng phân phối thu nhập do phân biệt đối xử
Sự phân biệt đối xử là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá nhân có
sự khác nhau về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc các đặc điểm cá nhân
khác. Chênh lệch về thu nhập có thể khác nhau do sự phân biệt đối xử.
5. Tác động của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến kinh tế
xã hội
● Tác động tích cực
Một số quan điểm cho rằng, bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng kinh tế.
- Thứ nhất, lý thuyết truyền thống khẳng định “thực hiện mục tiêu công
bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu
thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy
tăng trưởng nhanh hơn” (Mankiw, 2004). Lý do cơ bản là để lấy thu nhập của
người giàu chuyển cho người nghèo, chính phủ phải thực hiện các chính sách tái
phân phối thu nhập, ví dụ như thông qua hệ thống thuế thu nhập luỹ tiến và các
chương trình phúc lợi. Với các chính sách này, những người có thu nhập cao
phải nộp một phần lớn hơn trong thu nhập của họ cho chính phủ và những người
nghèo nhận được các khoản trợ cấp này từ chính phủ. Điều này sẽ làm giảm
động lực lao động và gây ra tổn thất cho xã hội, bởi lẽ người giàu không tích cực
làm việc khi thu nhập tăng thêm bị đánh thuế quá cao trong khi người nghèo dễ
có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vì các chương trình phúc lợi quá hào phóng. Do vậy,
Nhà nước phải cân đối giữa những lợi ích thu được từ sự bình đẳng và những
thiệt hại do việc bóp méo các động cơ khuyến khích.
- Thứ hai, theo giả thuyết của Kaldor và Stiglitz, xu hướng tiết kiệm cận
biên của người giàu cao hơn so với người nghèo. Tiết kiệm cao thì đầu tư tăng,
GDP tăng trưởng mạnh. Như vậy, một nền kinh tế có hiện tượng bất bình đẳng
thu nhập (mà phần ít người giàu chiếm tỷ trọng thu nhập đáng kể) thì tỷ lệ tiết
kiệm sẽ lớn hơn, có thể đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn so với các nền kinh
tế phân phối thu nhập công bằng hơn.
Nhìn nhận trên một số góc độ hay quan điểm khác, hiện tượng bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập không gây bất lợi hoàn toàn. Số liệu phân tích
thực tế ở một số quốc gia cho thấy hiện tượng này có thể tác động khả quan đến
tốc độ tăng trưởng.
● Tác động tiêu cực
- Chênh lệch khoảng cách giàu nghèo: Đây là ảnh hưởng đầu tiên và trực
tiếp nhất do bất bình đẳng trong phân phối thu nhập gây ra. Tình trạng bất bình
đẳng càng gia tăng thì phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt và sâu sắc. Khoảng
cách này tạo ra những xu hướng ứng xử kinh tế khác nhau đối với mỗi người
dân, tạo ra hậu quả tiêu cực cho toàn xã hội.
- Sự thụt lùi về tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp leo thang: Ở một thái
cực khác, nhiều nhà kinh tế cho rằng bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh các nước đang phát triển.
Họ đưa ra một số luận cứ cơ bản, một trong số đó có thể kể đến như lý thuyết
của Todaro. Theo Todaro (1998), thu nhập thấp và mức sống thấp của người
nghèo dẫn đến chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ kém và ít được tiếp cận
với hệ thống giáo dục tiên tiến. Điều này làm giảm cơ hội tham gia hoạt động
kinh tế và năng suất lao động của họ, và vì thế trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng
xấu tới quá trình tăng trưởng.
- Bất bình đẳng thu nhập gây ra bất bình đẳng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là giáo dục đào tạo. Bộ phận thu nhập thấp có ít cơ hội tiếp cận và lĩnh hội kiến
thức, kỹ năng hơn so với nhóm thu nhập cao. Điều này trực tiếp tác động đến
khả năng tìm kiếm việc làm của người lao động, tăng nguy cơ thất nghiệp của
người nghèo.
- Bất bình đẳng lên đến đỉnh điểm dẫn đến hàng loạt xung đột xã hội phát
sinh: Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập làm cho đói nghèo gia tăng, gây
bất mãn lớn trong người dân, do đó có thể gây ra sự đổ vỡ của một bộ máy chính
trị, hủy hoại các chính sách vĩ mô của đất nước, gia tăng các tệ nạn xã hội. Kinh
tế thế giới mặc dù tăng trưởng liên tục nhưng thực chất phần lớn của sự tăng
trưởng đó thuộc về phía người giàu, từ đó càng làm gia tăng sự bất bình đẳng
trong thu nhập giữa người với người.
CHƯƠNG II: BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP TẠI
TRUNG QUỐC
1. Khái quát nền kinh tế Trung Quốc hiện nay
- Sau 1/3 thế kỷ cải cách thể chế, xúc tiến mở cửa, Trung Quốc có sự phát
triển vượt bậc, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế-xã hội
đất nước. Từ đầu thập niên năm 1978 đến 1996, kinh tế Trung Quốc lúc nào
cũng tăng trưởng trên dưới 10% (có năm lên đến 15%), trừ hai năm 1989 và
1990 là thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự kiện Thiên An Môn (1989). Sau
cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (1997- 1998), tốc độ tăng trưởng của hầu
hết các nước trong khu vực giảm nhanh nhưng Trung Quốc vẫn duy trì trong
khoảng 7-10% cho đến bây giờ với tăng trưởng trên 30 năm ở mức bình quân
9,7%/năm (đứng đầu thế giới).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã vượt Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản để
đứng hàng thứ 2 thế giới (sau Mỹ). GDP cả năm 2010 của Trung Quốc tăng
10,3%- mạnh nhất trong 3 năm qua, đạt 6,04 nghìn tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng
GDP của Trung Quốc đạt mức 9,8% trong quý 4/2010, vượt dự báo trước đó của
giới quan sát.
- Tăng trưởng hàng năm đạt 4,6% trong nông nghiệp, 11,4% về công
nghiệp và dịch vụ 10,8% trong thập niên 1997-2007; cơ cấu GDP đã chuyển hóa
tích cực với mức đóng góp 11,3% từ nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp đạt
48,6%.
- Thu nhập bình quân đầu người trên 4000 USD/năm, bước vào nhóm
nước thu nhập trung bình khá.
Source: World bank
Source: World bank
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2010 cao gấp 7 lần so với
Mỹ trong thập kỷ qua (316% so với 43%). Mức tăng trưởng này được đánh giá
là bền vững và nhanh nhất trong lịch sử kinh tế thế giới 50 năm qua. Độ lớn của
nền kinh tế Trung Quốc (nếu tính theo giá cả hiện thời) đã vượt tổng các nền
kinh tế của các quốc gia chủ yếu trong Cộng đồng châu Âu. Với đà tăng trưởng
này, OECD dự báo Trung Quốc có thể trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới
trong đầu thập niên tới.
2. Thực trạng và nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập ở Trung Quốc từ 1978 đến nay
2.1 Thực trạng
Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng tự hào về kinh tế thì hệ quả của
mức tăng trưởng cao ở Trung Quốc là tình hình bất bình đẳng về thu nhập
nghiêm trọng, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn.
Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, bất bình đẳng trong thu nhập ở
Trung Quốc đã tăng mạnh. Kể từ những năm 1978, hệ số Gini của Trung Quốc
đã tăng lên nhanh chóng, từ mức 0,3 lên đến 0,49- cao hơn hẳn hệ số chạm mức
cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng thu nhập nghiêm trọng do Ngân hàng Thế
giới (World Bank) đề ra là 0,40.
● Bất bình đẳng trong thu nhập xét trên toàn đất nước Trung Quốc
- Trung Quốc được biết đến là một trong các quốc gia giàu nhất thế giới,
với tổng của cải cá nhân lên tới 6.387,6 tỷ USD; thế nhưng, người dân Trung
Quốc trung bình rất nghèo.
- Theo số liệu mới nhất của Credit Suisse, tại Trung Quốc, 1% số người
giàu nhất sở hữu tới 1/3 tài sản của cả nước; trong khi đó, 25% số người nghèo
nhất Trung Quốc chỉ nắm giữ 1% số tài sản của quốc gia. Điều này khiến Trung
Quốc đang gặp vấn đề lớn trong việc xây dựng tầng lớp trung lưu.
Source: The International Monetary Fund
- Dân cư sẽ được xếp vào tầng lớp trung lưu nếu có thu nhập từ 10 – 20
USD trong một ngày, tính theo ngang giá sức mua năm 2011. Bảng trên cho ta
thấy, từ năm 1990 đến 2012, Trung Quốc không có mấy tiến triển trong công tác
giảm nghèo. Theo như báo cáo của IMF thì “Sự gia tăng bất bình đẳng trong thu
nhập làm giảm hiệu quả giảm nghèo của tăng trưởng, cũng như cản trở việc xây
dựng tầng lớp trung lưu bền vững.”
● Bất bình đẳng phân phối thu nhập xét theo các nhóm đối tượng
- Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo khu vực
Mặc dù các chính sách hướng tới toàn cầu hóa đã dẫn đến sự tăng trưởng
về kinh tế ở Trung Quốc, nhưng nó không giúp làm giảm bất bình đẳng thu nhập
ở quốc gia này. 30 năm sau khi thực hiện cải cách kinh tế năm 1978, bất bình
đẳng thu nhập theo khu vực ở Trung Quốc tăng lên đáng kể. Trong khi hầu hết
lợi ích của toàn cầu hóa, tự do hóa và tăng trưởng kinh tế chủ yếu ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các thành phố và các khu đô thị trên cả nước thì khu vực nông
thôn vẫn còn chưa phát triển và điều kiện sinh sống ở các khu vực này vẫn chưa
được cải thiện.
Trung Quốc là một trong những quốc gia trên thế giới có khoảng cách thu
nhập giữa các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn lớn nhất. Vào năm 2007,
theo thống kê chính thức, gần như một nửa sự bất bình đẳng ở Trung Quốc là do
khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Chênh lệch về thu nhập giữa
các hộ gia đình ở thành thị và hộ gia đình nông thôn đã tăng đáng kể từ giữa
những năm 1978, đặc biệt là từ năm 1997 đến năm 2008. Theo bảng 4, tỷ lệ thu
nhập hộ gia đình ở thành thị so với hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 2,5 năm
1997 lên gần 3,5 năm 2009.
Theo đó, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị cao gấp 3 lần
so với ở nông thôn. Khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bất bình đẳng về thu nhập ở Trung
Quốc nói chung. Một phân tích dựa trên các số liệu của Theil chỉ ra rằng tỉ lệ
khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn lần lượt chiếm 37%, 41% và
46% so với tỉ lệ bất bình đẳng về thu nhập quốc gia năm 1988, 1995 và 2002
(Theo Sicular et al., 2007).
- Với sự sụp đổ của nền kinh tế tập thể nông thôn, tư nhân hóa đất đai, sự
nổi lên của các trang trại gia đình và sự phát triển của các doanh nghiệp làng xã
(TVEs), bất bình đẳng về thu nhập tại nông thôn đã tăng lên đặc biệt vào những
năm 1990. TVE lần đầu tiên xuất hiện ở các vùng ven biển khiến các vùng này
có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nơi khác dẫn đến sự mất cân bằng trong
tăng trưởng khu vực, trở thành một trong những đóng góp chính cho tăng sự bất
bình đẳng thu nhập. Do đó, thu nhập phi nông nghiệp và thu nhập tiền lương từ
việc làm trong TVEs tập trung ở các hộ gia đình nông thôn ở vùng ven biển chứ
không phải ở khu vực miền Trung và miền Tây.
Source: China Statistical Yearbook 2011
Các tỉnh ven biển của Trung Quốc tương đối giàu có, và đất nước dần dần
trở nên nghèo hơn về phía tây tiếp theo.
- Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo trình độ học vấn
-
Nghiên cứu được tiến hành tại Ngân hàng Thế giới mới đây cho biết: "Bất bình
đẳng trong tiếp cận với giáo dục là một nguồn bất bình đẳng quan trọng ở Trung
Quốc trên toàn thế giới qua các thế hệ".
Theo đó, các hộ gia đình có thu nhập thấp thường có trình độ học vấn
thấp. Khoảng cách giáo dục giữa các hộ gia đình nông thôn khiến chênh lệch thu
nhập rõ ràng hơn. Trình độ học vấn của hộ gia đinh càng cao thì thu nhập hộ gia
đình cũng sẽ cao, thể hiện trên bảng Bảng 5.1 và 5.2. Theo số liệu của China
Household Finance Survey, các hộ gia đình ở thành thị không có trình độ học
vấn phổ thông có thu nhập hàng năm là 30.000 NDT, tương đương khoảng một
phần sáu số hộ có bằng cử nhân trở lên.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc
Nhìn một cách tổng thể, cải cách mở cửa làm cho cuộc sống người dân
trên toàn quốc đều được cải thiện khi hầu hết mức thu nhập của người dân đều
được nâng cao. Nhưng sự chênh lệnh lớn trong thu nhập thể hiện rất rõ ở sự
không đồng bộ về lợi ích thu được của những nhóm người khác nhau trong quá
trình cải cách mở cửa. Nói một cách cụ thể, trong quá trình tăng trưởng thu nhập
rộng rãi, thì tốc độ tăng trưởng của nhóm người thu nhập thấp chậm hơn rất
nhiều so với nhóm người thu nhập cao, mà nguyên nhân gây ra hậu quả này thể
hiện rất đa dạng. Tổng kết lại, chủ yếu có mấy phương diện sau:
● Sự không hoàn thiện về hệ thống phân phối thu nhập
Những nghiên cứu cho thấy rõ, sau cải cách mở cửa thì phân phối thu
nhập quốc dân liên tục thay đổi. Thời kì đầu cải cách, thu nhập của người lao
động tăng lên, thì thu nhập của các nhà tư bản giảm xuống. Từ sau giữa thập
niên 80 của thế kỉ trước, thu nhập của lao động luôn duy trì ở trạng thái giảm
dần, trong khi đó thì thu nhập của tư bản liên tục tăng lên. Thuế gián thu ròng
đại diện cho ngân sách nhà nước từ trước thập niên 90 của thế kỉ trước vẫn
không hề thay đổi, sau này mới bắt đầu tăng lên một loạt.
Trong thu nhập quốc dân tăng trưởng thì lợi nhuận lớn nhất thu nhập từ
vốn, tỉ lệ phân chia giữa doanh nghiệp và các ngành nghề nhà nước đều duy trì
tăng cao, còn tỉ lệ phân chia thu nhập của cư dân lại giảm dần. Từ năm 1996 trở
đi, doanh nghiệp và chính phủ luôn giành được tỉ trọng cao trong các mặt sau:
thu nhập từ tiền thưởng, từ lợi tức, từ nắm giữ lợi nhuận; còn tỉ trọng thu nhập
của cư dân ở những phương diện này lại giảm dần. Kết quả tính toán đối với thu
nhập khả dụng sau khi đã gộp vào mục chuyển dịch chi tiêu cho thấy: phần thu
nhập khả dụng của cư dân từ 66,8% năm 1996 giảm xuống còn 50,6% năm
2007. Đồng thời với đó, phần thu nhập khả dụng của doanh nghiệp từ 17,8%
tăng lên 24,6%, phần thu nhập khả dụng của chính phủ cũng tăng từ 15,4% lên
24,7%.
Rõ ràng, gia tăng thu nhập không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn
kéo theo sự phân bố không đồng đều trong các ngành nghề kinh tế quốc dân. Sự
tăng trưởng của thu nhập tiền lương lao động tương đối chậm chạp cho thấy rõ
tầng lớp lao động bình thường không được hưởng lợi đồng bộ từ sự phát triển
kinh tế nhanh chóng đem đến sau cải cách mở cửa, các tầng lớp khác thì thông
qua các cách thức khác để đạt được thu nhập với tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn
nhiều so với tầng lớp có thu nhập bình thường.
● Các chính sách quản lý của Chính phủ
- Chế độ thuế hiện hành cho phép chính phủ sử dụng thuế thu nhập cá
nhân để điều tiết tái phân phối thu nhập nhưng khó mà phát huy tác dụng. Trước
tiên, Chính phủ khó có thể thực hiện giám sát thu nhập của người dân. Hơn nữa,
trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân vẫn còn tồn tại một số vấn
đề như: cách đánh thuế không hợp lí, số tiền miễn thuế quá thấp,... gây ra hệ quả
là đối tượng chịu thuế không phải là người có thu nhập cao mà lại là người có
thu nhập ở mức trung bình. Mặt khác, tỉ trọng thuế thu nhập cá nhân trong GDP
tương đối thấp, khiến cho việc điều tiết khoảng cách thu nhập khó mà thực thi.
- Một số nghiên cứu cho thấy, thực hiện chuyển giao tài chính hiện nay đã
thu hẹp được khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực thành thị, nhưng việc
đó lại làm tăng khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực nông thôn và giữa
thành thị với nông thôn. Nghiên cứu những nguyên nhân ấy, đối với việc chuyển
giao tài chính giữa các địa phương thì chính quyền trung ương lại dùng nhiều
vào việc đầu tư và chi cho chính phủ, rất hiếm dùng trực tiếp để xóa đói giảm
nghèo. Hơn nữa, đầu tư lại tập trung chủ yếu vào khu vực thành thị, còn đầu tư
vào khu vực nông thôn lại bị hạn chế ở những dự án đặc biệt, khu vực đặc biệt.
Vì thế, việc chuyển giao tài chính này thông qua đầu tư mà kéo theo công ăn
việc làm cho cư dân ở thành thị, làm giảm thiểu khoảng cách thu nhập trong nội
bộ khu vực thành thị, nhưng đồng thời cũng không thể tránh khỏi làm giãn rộng
khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị với nông thôn và trong nội bộ khu
vực nông thôn.
- Chế độ an sinh xã hội hiện tại vẫn chưa hoàn thiện: bảo hiểm thất nghiệp
làm giảm phần nào khoảng cách thu nhập của thành thị (nhưng đồng thời cũng
làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn), tỷ lệ phổ cập
bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ ở một mức độ nào đó cũng làm gia tăng
khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực thành thị. Đó là do trong quá trình
thực thi hai yếu tố này, người có thu nhập cao được hưởng lợi nhiều hơn người
có thu nhập thấp khi nhiều người có thu nhập thấp căn bản không có quyền lợi
được hưởng các chính sách của bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế. Đồng thời,
phạm vi phủ sóng của chế độ an sinh xã hội khác nhau cũng góp phần gia tăng
khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
● Yếu tố cấu trúc văn hóa, xã hội
- Một số thực tế dễ dàng nhận thấy ở Trung Quốc là tình trạng dân số
đông và gia tăng khá nhanh (Đến tháng 3/2017 đạt 1,386 tỉ người), dân cư phân
bố rất không đồng đều giữa các khu vực trong khi lao động có sự chênh lệch tay
nghề lớn. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 50% nhưng chỉ đóng
góp vào GDP không đến 10% (Năm 2015). Điều đó gây ra chênh lệch thu nhập
giữa những người ở những thành phần kinh tế khác nhau.
- Tình trạng bất bình đẳng giới: Mặc dù những năm gần đây Chính phủ
Trung Quốc đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng này song trong đời sống
tinh thần của người dân thì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn rất lớn. Tỷ lệ
nam/nữ ngày càng gia tăng, và số lượng “phụ nữ phải ở nhà” không ngừng tăng
là một áp lực đặt lên vai Chính phủ.
3. Tác động của bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc
Ở một góc độ nhất định, mức độ bất bình đẳng thu nhập là kết quả tất yếu
của sự phát triển kinh tế, cũng là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập quá lớn sẽ tiềm ẩn những thách thức, và hậu
quả nghiêm trọng lên các lĩnh vực như cuộc sống, phát triển kinh tế, kết cấu xã
hội và tính ổn định chính trị,...
● Nguồn nhân lực
- Trạng thái cơ thể khỏe mạnh không chỉ quyết định tuổi thọ của con
người mà còn quyết định chất lượng cuộc sống của họ. Kết quả điều tra cho
thấy, sự tăng trưởng thu nhập và khoảng cách thu nhập của dân cư thành thị và
nông thôn ở Trung Quốc gia tăng sẽ khiến cho sự bất bình đẳng về sức khỏe của
người dân ngày càng gia tăng khi nhóm người giàu được hưởng chế độ chăm
sóc sức khỏe tốt hơn. Theo một thống kê khác cho thấy, nâng cao thu nhập của
người dân ở nông thôn sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của họ, nhưng cũng làm
cho hiệu suất biên giảm sút; khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực nông
thôn và giữa nông thôn với thành thị càng lớn sẽ có tác động xấu đến sức khỏe
của người dân ở nông thôn – khoảng cách thu nhập trong nội bộ khu vực nông
thôn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác y tế ở nông thôn, còn khoảng cách
thu nhập giữa nông thôn và thành thị quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sự bố trí của
công tác y tế một cách thưa thớt. Trong khi đó, lực lượng lao động khỏe mạnh
lại là một trong những điều kiện cơ bản của việc duy trì phát triển kinh tế ở
Trung Quốc.
- Đồng thời, nguồn lao động được giáo dục tốt, có khả năng sáng tạo, có
kỹ thuật là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kéo theo nền kinh tế
phát triển. Theo một nghiên cứu, giữa khoảng cách giáo dục của quan hệ nông
thôn- thành thị và khoảng cách thu nhập của người dân – tồn tại quan hệ nhân
quả lâu dài. Khoảng cách về giáo dục và khoảng cách về thu nhập dễ dàng rơi
vào vòng tuần hoàn luẩn quẩn giữa các thế hệ. Thành phần có học thức kém
trong các tầng lớp ở nông thôn nhiều hơn nhiều so với thành thị; ngược lại,
thành phần tri thức ở thành thị cũng cao hơn hẳn so với nông thôn. Năm 2000,
người lao động ở nông thôn trong độ tuổi 12-34 có số năm được đi học trung
bình là 8,12 năm- chưa theo kịp năm 1982 ở thành thị, người lao động trong độ
tuổi 12 – 34 có số năm được đi học trung bình là 9,47 năm. Thống kê cho thấy,
tầng lớp có thu nhập thấp chiếm 20% tổng số hộ gia đình thành thị, được hưởng
11,4% chế độ giáo dục chất lượng cao; chiếm 20% tầng lớp có thu nhập dưới
mức trung bình, được hưởng 10,1% chế độ giáo dục chất lượng cao; chiếm 40%
tầng lớp có mức thu nhập trung bình và trên trung bình được hưởng 25,7% chế
độ giáo dục chất lượng cao; mà chiếm 20% tầng lớp có thu nhập cao lại được
hưởng đến 51,9% chế độ giáo dục chất lượng cao.
● Thị trường khai thác
Khoảng cách chênh lệch thu nhập quá lớn cũng sẽ cản trở tăng trưởng
kinh tế.
Thứ nhất, nhu cầu tiêu dùng của nhóm người có thu nhập cao tăng trưởng
thấp, đồng thời nhóm người có thu nhập thấp không đủ khả năng tiêu dùng. Vì
thế, tăng trưởng kinh tế do tiêu dùng bị thắt chặt bởi khoảng cách chênh lệch thu
nhập quá lớn.
Thứ hai, khoảng cách về thu nhập khiến cho nhu cầu về tiêu dùng giảm
sút, điều này sẽ gửi thông điệp tới nhà sản xuất thông qua tín hiệu về giá cả trên
thị trường, ép các nhà đầu tư điều chỉnh quy mô sản xuất.
Thứ ba, kết cấu tiêu dùng và kết cấu sản xuất có quan hệ mật thiết với
nhau; kết cấu tiêu dùng không thể tăng cao khiến cho kết cấu sản xuất cũng
không có cách nào phát triển và điều chỉnh nguồn cung. Cuối cùng, khoảng cách
về thu nhập có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực, từ đó cản trở
kinh tế phát triển. Nghiên cứu thể hiện rõ, nhóm người có thu nhập thấp không
thể đầu tư nhiều cho con cái của họ.
● Ngăn cách xã hội
- Tầng lớp giàu có cùng với số tài sản thu nhập gia tăng thường theo đuổi
những hành vi tiêu dùng độc đáo đang trở thành tiêu chí của xã hội để phân biệt
họ với những người khác khi phần lớn tiêu dùng của nhóm người bình dân và
người nghèo chỉ là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và cải thiện phần nào cuộc
sống.
- Thị trường hàng tiêu dùng ở Trung Quốc có sự khác biệt rất lớn: đã có
hàng tiêu dùng cao cấp mang đẳng cấp quốc tế, lại có hàng tiêu dùng thông
thường phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có hàng hóa được sản xuất
của các ngành nghề không chính thức. Các loại hàng hóa khác biệt này khi cung
cấp cho người tiêu dùng đã cấu thành những thành phần xã hội và tầng lớp xã
hội khác nhau, và biểu thị rõ rệt giới hạn đẳng cấp và kết cấu tầng lớp xã hội
phân cách đẳng cấp .
- Nếu khoảng cách thu nhập tiếp tục gia tăng thì xã hội có thể xuất hiện
hai phân cực giàu nghèo, mà khoảng cách đó khó mà xóa bỏ được. Đây được gọi
là sự “đứt gãy” trong xã hội. Do thiếu hụt tầng lớp trung gian, thiếu cách thức
chuyển dịch trong xã hội, xã hội không có cơ chế điều hòa xung đột, cũng không
có sức sống. Lúc này, tính hợp pháp của kết cấu xã hội sẽ trực tiếp bị nghi ngờ,
các vấn đề xã hội cũng dễ dàng nảy sinh.
Đối với các vấn đề xã hội, điều khiến người ta lo sợ nhất chính là sự đối
lập giữa hai tầng lớp giàu nghèo và những xung đột xã hội do nó gây ra. Tình
hình những năm gần đây đã phản ánh một cách đầy đủ sự gia tăng không ngừng
của tâm lí “ghét người giàu” dâng cao ở dân chúng.
● Nguy cơ chính trị
- Không thể tránh khỏi sự gia tăng của nhóm người nghèo do sự không
ngừng gia tăng chênh lệch thu nhập. Đồng thời, khoảng cách lớn này cũng làm
xuất hiện hiện tượng tâm lí bất bình trong nhóm thu nhập trung bình và thấp.
Thêm vào đó, những năm gần đây, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn đang là
một vấn đề thu hút nhiều sự chú ý của xã hội. Tất cả dẫn đến những mối nguy
hiểm tiềm tàng ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị xã hội.
- Hiện nay, tâm lí bất mãn xã hội phần nào bị khóa lập bởi lợi ích mà nền
kinh tế phát triển với tốc độ cao đem lại. Do đó, người ta lo ngại rằng nếu như
nền kinh tế vấp phải khó khăn lớn thì sự bất bình trong nhóm người thu nhập
thấp có thể kéo dài và dẫn đến tình trạng bất ổn định xã hội. Trước tình hình này,
chênh lệch thu nhập quá cao sẽ trở thành nguy cơ tiềm tàng cho sự bất ổn chính
trị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể khẳng định sự bất bình đẳng trong thu nhập
có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hay không, vì nó còn phụ
thuộc vào chính sách phát triển sau này.
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
TẠI TRUNG QUỐC
Chủ tịch Tập Cận Bình gọi viễn cảnh đất nước không có bất bình đẳng thu
nhập và có sự tăng trưởng kinh tế là “Trung Quốc Mộng” – một tầm nhìn về một
xã hội gắn kết, bình đẳng, ngày càng giàu có và khỏe mạnh; vui vẻ chấp nhận sự
thống trị của Đảng Cộng sản, lòng yêu nước mạnh mẽ và những nguyên tắc
truyền thống. Tầm nhìn đó, được chiếu trên các kênh TV và bảng hiệu ở khắp
mọi nơi, đã thúc đẩy hứa hẹn của ông Tập rằng dưới chính quyền của ông, xã
hội Trung Quốc sẽ trở nên bình đẳng hơn và công bằng hơn. Song, để biến giấc
mơ đó thành hiện thực là cả một chặng đường dài với nhiều thách thức.
Theo báo cáo Nghiên cứu Gia đình Trung Quốc 2015, được viết bởi Viện
Khảo sát Khoa học xã hội của Đại học Bắc Kinh:
- Như những xã hội khác, hoàn cảnh gia đình, đặc biệt là mức giáo dục
của cha mẹ, đóng một vai trò lớn trong việc quyết định mức giáo dục của một
người. Nhưng ở Trung Quốc, những đặc quyền chính trị cũng đóng một vai trò
quan trọng. Theo nghiên cứu, việc người cha có là một đảng viên cộng sản hay
không, một điều gần như bắt buộc đối với các quan chức chính phủ, là một nhân
tố quyết định quan trọng, thậm chí đối với những người sinh sau năm 1978 dưới
thời các chính sách hướng về thị trường của Đặng Tiểu Bình. “Có một người cha
là đảng viên cộng sản cũng có ảnh hưởng rõ ràng và có lợi lên thời gian một cá
nhân được giáo dục,” nghiên cứu cho biết. Như vậy, điều đầu tiên có thể làm để
cải thiện tình trạng bất bình đẳng ở Trung Quốc đó chính là nâng cao phổ cập
giáo dục và bình đẳng giáo dục.
- Người mẹ có phải là đảng viên hay không không có ảnh hưởng rõ rệt,
nghiên cứu cũng cho thấy. Theo nghiên cứu, phân biệt đối xử với phụ nữ đã yếu
đi, nhưng nó vẫn là một yếu tố mạnh mẽ khi nói đến cơ hội giáo dục. Tính trung
bình thì nam giới được học nhiều hơn nữ giới 1 năm rưỡi. Việc có các biện pháp
để nâng cao bình đẳng giới, từ đó dẫn đến bình đẳng giáo dục và bình đẳng thu
nhập cũng là một chính sách cần được quan tâm.