Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

tiểu luận nghiệp vụ hải quan quy tắc xuất xứ của hiệp định AJCEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.71 KB, 43 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, giao dịch thương mại
quốc tế ngày càng được chú trọng và phát triển về mọi mặt. Các thỏa thuận, hiệp
định thương mại, điển hình là các FTA (Free Trade Area) cũng dần tăng lên, đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Liên kết quốc tế đã làm cho
mối quan hệ giữa các nước trở nên gắn bó, tương trợ lẫn nhau, tạo động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ và tăng cường mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) là một
trong các FTA đang và sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam cũng như
nền kinh tế khu vực, là dấu mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện
cùng có lợi. Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích từ việc tự do hóa thương mại, thêm vào
đó là sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện, những vấn đề liên
quan đến an toàn thực phẩm, an ninh quốc gia,... cũng nảy sinh và buộc các cơ quan
có thẩm quyền phải đưa ra những biện pháp khắc phục. Trong công tác quản lý hải
quan hiện đại, kiểm tra quy tắc xuất xứ là một trong những vấn đề nghiệp vụ quan
trọng hàng đầu Do đó, việc đánh giá toàn diện AJCEP cũng như bộ quy tắc xuất xứ
của hiệp định sẽ góp phần mang đến những hiểu biết về kiến thức cơ sở cho các nhà
xuất khẩu trong việc hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh hàng hóa trong
thời gian tiếp theo.
Chính vì vậy, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Quy tắc xuất xứ của Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản AJCEP” cho bài tiểu luận của
mình. Tiểu luận của nhóm gồm 3 phần:
Chương I

: Giới thiệu về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện AJCEP

Chương II : Nội dung quy tắc xuất xứ của hiệp định kinh tế toàn diện AJCEP
Chương III : Tình hình thực hiện quy tắc xuất xứ theo hiệp định AJCEP của
Việt Nam.
Do thời gian hoàn thành bài tiểu luận còn gấp gáp và hạn chế nên không thể tránh
khỏi những sai sót về mặt hình thức, nội dung. Nhóm chúng em mong nhận được sự


góp ý từ phía cô cùng các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và mang lại
nhiều thông tin bổ ích cho mọi người.
1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN
AJCEP
1.1

Quá trình đàm phán

Nhật Bản là quốc gia có quan hệ từ rất sớm với ASEAN. Có thể nói, Nhật
Bản là một trong số không nhiều các đối tác lớn có quan hệ tích cực và thực chất
với ASEAN. Sự phát triển của ASEAN trong nhiều thập niên gắn bó khá chặt chẽ
với Nhật Bản, đặc biệt là các quan hệ kinh tế - thương mại.
Tháng 4/2008, hai bên đã ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN Nhật Bản (AJCEP) - một văn kiện pháp lý quan trọng, tạo cơ sở xúc tiến quan hệ
kinh tế giữa hai bên sâu rộng hơn, hiệu quả hơn, đánh dấu mốc quan trọng nâng tầm
quan hệ hợp tác toàn diện cùng có lợi.
Quá trình đàm phán Hiệp định AJCEP được thực hiện theo chỉ đạo của
Nguyên thủ các nước tại Thoả thuận khung về Đối tác kinh tế toàn diện ASEANNhật Bản ký tại Bali (Indonesia) ngày 8/10/2003. Hiệp định này bắt đầu từ tháng
1/2002 khi nguyên Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đề xuất về việc liên kết
kinh tế toàn diện Nhật Bản và ASEAN trong bài phát biểu tại Singapore.
Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh
tế toàn diện, chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản. Việc ký kết Hiệp định AJCEP diễn
ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Thoả
thuận có hiệu lực thực hiện ngày 15/8/2008.
Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản có cách tiếp cận
hoàn toàn khác so với đàm với trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEANTrung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, đó là được kết hợp giữa đàm phán song phương
và đàm phán đa phương. Việt Nam cùng với các nước ASEAN 6 đã tiến hành đàm
phán với Nhật Bản trong cả hai khuôn khổ: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
(VJEPA). Một số nét chính khi Nhật Bản thúc đẩy việc đàm phán trên cả hai kênh
này:
• Tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do với ASEAN với mục tiêu biến
ASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết
các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các nước ASEAN.
2


• Tiến hành đàm phán để đạt được lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể.
• Tự do hoá 90% kim ngạch trong vòng 10 năm (kim ngạch nhập khẩu từ Nhật
Bản năm 2006).
• Nhật Bản loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông
nghiệp.
1.2

Sự tham gia của Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 8231 dòng thuế (chiếm 88.6%
tổng Biểu) trong vòng 16 năm, gần 100 dòng thuế cắt giảm xuống 5% và khoảng
10% số dòng thuế còn lại cắt giảm một phần thuế suất hoặc không cam kết.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24/2015/BTC-TT ngày 14/2/2015 ban
hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện AJCEP giai đoạn
2015-2018.
Về lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể, Hiệp định quy định: Biểu cam kết của
Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó
đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD
ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng), cụ thể:
Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với
62,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp

định có hiệu lực đối với 26,3% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện
Hiệp định (năm 2018) đối với 33,8% dòng thuế. Vào năm 2023 và 2024 (sau 15
năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế
tương ứng.
Như vậy, vào năm cuối lộ trình (năm 2025) số dòng thuế được xoá bỏ thuế
quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.
• Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở
mức thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2025.
• Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức
thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2023).
• Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở
trong cả lộ trình (C) chiếm 3,3% số dòng thuế.
• Danh mục loại trừ chiếm 6,0% số dòng thuế.
3


Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP bắt đầu từ năm
2008 và kết thúc vào năm 2025. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% vào các
thời điểm 2018, 2023 và 2024.Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế
quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập
trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khí, hoá chất, kim loại, diệt
may và sản phẩm nông nghiệp.
1.3

Hiệu lực

Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp
tác kinh tế toàn diện, chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản. Việc ký kết Hiệp định
AJCEP diễn ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân
phiên. Thoả thuận có hiệu lực thực hiện ngày 15/8/2008.

AJCEP cho phép doanh nghiệp từ ASEAN và Nhật Bản có thể tiếp cận thị
trường khu vực lớn và tiềm năng là 752,4 triệu người, với GDP 7,29 nghìn tỷ và
GDP bình quân đầu người là 20.640 USD (PPP). Với khả năng tiếp cận thị trường
khổng lồ thông qua cắt giảm thuế quan và quy tắc xuất xứ tích lũy, người tiêu dùng
sẽ có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm với giá cả cạnh tranh.
Đối với Thương mại Hàng hóa, việc xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm
cần được hoàn thành trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định Nhật Bản, ASEAN-6
và Việt Nam có hiệu lực và 13 năm đối với CLM (Campuchia, Lào, Myanmar). Với
mức độ phát triển khác nhau giữa các bên, các ngưỡng loại bỏ thuế quan cũng khác
nhau: 92% đối với Nhật Bản, 90% đối với ASEAN-6 và Việt Nam dựa trên các
dòng thuế và giá trị thương mại; 90% cho CLM dựa trên dòng thuế hoặc giá trị
thương mại.
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục nhạy cảm cao, Danh mục nhạy cảm và
Danh mục loại trừ, các phương thức áp dụng là khác nhau và việc cắt giảm thuế
được đàm phán song phương giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản.
Quy tắc xuất xứ (ROO) đã được thiết lập theo AJCEP nhằm giúp khuyến
khích tích lũy khu vực đầu vào không chỉ mang lại lợi ích cho các ngành công
nghiệp ASEAN mà cả các công ty Nhật Bản đang hoạt động và đầu tư lớn vào các
nước ASEAN.
4


ROO của AJCEP có quy tắc chung cho Hàm lượng Giá trị Khu vực RVC
40% và CTH, do đó cung cấp sự linh hoạt cho các nhà xuất khẩu / nhà sản xuất
trong việc lựa chọn quy tắc để áp dụng và tăng cơ hội tuân thủ ROO, tận dụng các
ưu đãi thuế quan.
Về thương mại dịch vụ, hiện các bên vẫn đang đàm phán nhằm toàn diện hóa
thương mại dịch vụ, cải thiện các cam kết và nghĩa vụ đối với thương mại dịch vụ
cũng như đầu tư, thúc đẩy, bảo vệ, tạo thuận lợi và tự do hóa đầu tư trong khu vực.
Theo Hiệp định, cả ASEAN và Nhật Bản đã khởi xướng một số dự án hợp tác kinh

tế bao gồm nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, trong các lĩnh vực cùng có lợi để tự
do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.

5


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
KINH TẾ TOÀN DIỆN AJCEP
2.1

Tổng quan về quy tắc xuất xứ

2.1.1 Khái niệm
• Xuất xứ hàng hóa: Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất
ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng
đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham
gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó. (Điều 3 – Khoản 14 – Luật Thương
mại Việt Nam 2005)
• Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), quy tắc xuất xứ là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo
xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa.
2.1.2 Ý nghĩa
• Ý nghĩa của xuất xứ hàng hóa đối với Cơ quan Hải quan:
o Đối với Cơ quan Hải quan nước xuất khẩu: Khi thủ tục thông quan
hàng hóa quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ
hàng hóa trong đó có bao gồm C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa) thì xuất xứ hàng hóa là một căn cứ để Cơ quan Hải quan cho
phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa. Xuất xứ hàng hóa giúp
Cơ quan Hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ
hàng hóa đang làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đánh giá được khả

năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình, xác định tỷ
lệ hàng quá cảnh.
o Đối với Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu: Xuất xứ hàng hóa giúp
Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu kiểm tra quản lý được hàng hoá
nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế
đối ngoại của Chính phủ nước mình và Chính phủ nước xuất xứ của
hàng hóa. Đồng thời, còn giúp Cơ quan Hải quan ngăn chặn kịp thời
hàng hóa từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập
khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với
6


chế độ thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về xuất xứ, cho phép
Cơ quan Hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định
nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế
nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
• Ý nghĩa của quy tắc xuất xứ:
o Quy tắc xuất xứ được hiểu như “quốc tịch” của hàng hóa, giúp cơ
quan hải quan xác định được hàng hóa đến từ đâu, có “xứng đáng”
được hưởng ưu đãi thuế quan hay không.
o Quy tắc xuất xứ giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và
“phòng tránh gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ đơn giản,
linh hoạt, dễ áp dụng sẽ giúp “thuận lợi hóa thương mại”. Bên cạnh
đó, các tiêu chí “đơn giản, linh hoạt” hoặc “có phần lỏng lẻo” sẽ dễ
dẫn tới tình trạng “gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ chặt
chẽ, phức tạp, không dễ áp dụng có thể sẽ giúp việc kiểm soát và quản
lý tốt hơn nhưng lại phần nào làm giảm yếu tố “thuận lợi hóa thương
mại”.
o Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Số
đo này được tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận

xuất xứ (C/O) ưu đãi đến một thị trường thành viên FTA chia cho tổng
kim ngạch xuất khẩu chung đến thị trường FTA đó.
o Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được cấp C/O ưu đãi
hoặc Tự chứng nhận xuất xứ ưu đãi – là căn cứ pháp lý quan trọng
nhất để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA, từ đó sẽ kích thích việc
tìm kiếm và sản xuất nguyên phụ liệu, hàng hóa trong phạm vi FTA,
kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia, vùng
lãnh thổ là thành viên FTA để thụ hưởng lợi ích mà FTA mang lại.
2.1.3 Phân loại quy tắc xuất xứ
• Quy tắc xuất xứ ưu đãi: là các quy định, điều luật và các quyết định hành
chính áp dụng chung của thành viên WTO khi xác định hàng hóa có đủ tiêu
chuẩn chất lượng để hưởng các đối xử ưu đãi theo các cơ chế thương mại tự
quy định hoặc thỏa thuận.
7


• Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được định
nghĩa như là các quy định, điều luật và quyết định hành chính để áp dụng cho
bất kỳ thành viên nào khi quyết định quốc gia xuất xứ cho hàng hóa đó.
2.2

Các tiêu chí để xác định quy tắc xuất xứ ưu đãi trong Hiệp định

đối tác kinh tế toàn diện AJCEP
2.2.1 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Xuất xứ thuần túy (WO) trong phạm vi lãnh thổ của MỘT Bên thành viên
được hiểu là hàng hóa đó phải thu được toàn bộ trong phạm vi lãnh thổ của Bên
thành viên đó; toàn bộ 100% nguyên liệu được sử dụng để tạo ra thành phẩm phải
có xuất xứ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ của Bên thành viên đó.
Theo điều 25 của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

(AJCEP), hàng hoá được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc sản xuất toàn bộ tại Nước
thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau:
• Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm quả, hoa, rau, cây, tảo
biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu
lượm tại đó.
• Động vật sống bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, động vật
thân mềm, loài bò sát, vi khuẩn và virút, được sinh ra và nuôi dưỡng tại
Nước thành viên xuất khẩu.
• Các hàng hoá chế biến từ động vật sống tại Nước thành viên xuất khẩu.
• Hàng hoá thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải
sản, thu lượm hoặc săn bắt tại Nước thành viên xuất khẩu.
• Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản
1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển
hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
• Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và
có treo cờ của Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác 1 được khai thác
từ vùng biển lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của
Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác
biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế .

8


• Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển
cả bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước
thành viên đó.
• Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến
được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó,
trừ các sản phẩm được quy định tại mục Sản phẩm đánh bắt và các sản
phẩm từ biển khác.

• Các sản phẩm khác có nghĩa là các khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên
khác được khai thác từ vùng biển lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên
ngoài lãnh hải.
• Đối với các sản phẩm đánh bắt ngoài vùng lãnh hải (ví dụ vùng đặc quyền
kinh tế), sản phẩm được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nếu tàu khai
thác sản phẩm đó được đăng ký tại Nước thành viên và treo cờ của Nước
thành viên đó, và với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng
đó theo luật quốc tế.
Theo luật quốc tế, việc đăng ký tàu chỉ có thể được tiến hành tại một Nước
thành viên.
Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những
chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ
có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích
tái chế.
• Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ: a) Quá trình sản xuất tại Nước thành
viên xuất khẩu; hoặc b) Hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Nước
thành viên xuất khẩu, với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp làm nguyên vật
liệu thô.
• Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên xuất khẩu
từ các sản phẩm được quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.
Nếu có bất kỳ thành phần nguyên liệu nào không có xuất xứ hoặc không xác
định được xuất xứ được thêm vào trong quá trình sản xuất sẽ loại trừ hàng hóa đó ra
khỏi định nghĩa “xuất xứ thuần túy”.
Một ví dụ về con cá được ướp muối. Cá được đánh bắt trên sông của Lào
nhưng muối không xác định được xuất xứ (Lào là quốc gia không có biển), hoặc
muối có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ Việt Nam. Cá ướp muối sẽ không
9


được coi là có xuất xứ thuần túy Lào cho dù 99% trị giá của cá thành phẩm có xuất

xứ thuần túy Lào và chỉ 1% muối không xác định được xuất xứ hoặc được nhập
khẩu từ một thành viên ASEAN.
2.2.2 Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa loại này là những hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc từ một
phần nguyên vật liệu, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ (gọi
chung là nguyên liệu không có xuất xứ).
Trong số đó, chỉ những sản phẩm được sản xuất, gia công hay chế biến đạt ở
một “mức độ đầy đủ” nhất định (hay “mức độ đáng kể”) tại quốc gia xuất khẩu mới
được coi là có xuất xứ của nước đó. Các tiêu chí xuất xứ hiện nay trên thế giới đối
với loại hàng này đều nhằm xác định “mức độ đầy đủ” hoặc “mức độ đáng kể” đó.
2.2.3 Các tiêu chí chuyển đổi căn bản
• Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa
Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC): Là sự thay đổi về mã số HS (Hamonize
system) của hàng hóa được tạo ra ở một quốc gia trong quá trình sản xuất từ
nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia này. Có 3 loại chuyển đổi là:
chuyển đổi chương (CC), chuyển đổi nhóm (CTH) và chuyển đổi phân nhóm
(CTSH).
Việc chuyển đổi mã số hàng hóa chỉ thực hiện với nguyên liệu không có xuất
xứ trong công đoạn hợp nhất cuối cùng và theo Điều 26.1.b AJCEP thì phải
thỏa mãn: “Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản
xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình thay đổi phân loại hàng hoá CTC ở cấp
4 số (chuyển đổi nhóm CTH) thuộc Hệ thống hài hoà”.
Trong đó:
o Chuyển đổi nhóm CTH: Chuyển đổi bất kỳ nhóm nào đến 1 chương,
nhóm hoặc phân nhóm, nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ
sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua chuyển đổi
mã HS ở cấp 04 số (CTH).

10



o Hệ thống hài hòa mô tả và mã số hàng hóa thường được gọi tắt là hệ
thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống tên gọi và mã số hàng
hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế, dùng để phân loại hàng hóa.
• Tiêu chí về phần trăm giá trị gia tăng
RVC (Regional Value Content) là Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA, là một
ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có
xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào quy tắc cụ
thể mặt hàng (PSR) áp dụng cho từng mã HS khác nhau. Ngưỡng phổ biến
trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%.
Trong Hiệp định AJCEP, tiêu chí RVC không dưới 40%.
RVC được tính theo 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp:
o Cách tính trực tiếp:
RVC = ( Chi phí NVL có xuất xứ + Chi phí nhân công + Chi phí sản
xuất + Lợi nhuận + Chi phí khác ) x 100% / Giá FOB
o Cách tính gián tiếp:
RVC = ( Giá FOB - Giá của NVL không có xuất xứ ) x 100% / Giá
FOB
Ở đây, trong Hiệp định AJCEP, RVC được tính bằng phương pháp gián tiếp:
RVC = ( FOB - VNM ) x 100% / FOB , trong đó
o “FOB” là giá trị hàng hoá đã giao qua mạn tàu bao gồm cả chi phí vận
tải hàng hóa từ nhà sản xuất tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng để chất
hàng lên tầu.
o “RVC” là RVC của một sản phẩm, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.
o “VNM” là giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng
trong quá trình sản xuất hàng hóa.
2.2.4 Một số quy tắc khác
• Quy tắc tối thiểu: De Minimis là được hiểu là “tỷ lệ không đáng kể nguyên
vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC” nhưng thành phẩm vẫn được coi là có
xuất xứ nếu tỷ lệ đó không vượt quá ngưỡng X% hoặc trị giá hoặc trọng

lượng của thành phẩm. Tỷ lệ được tính bằng trọng lượng hoặc trị giá của
nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC chia cho tổng trọng lượng hoặc
trị giá FOB của thành phẩm có sử dụng nguyên vật liệu đó. X% thay đổi tùy
11


theo quy định tại các FTA. Về cơ bản, các hiệp định đều có những áp dụng
riêng về cách thức tính De minimis (trọng lượng hoặc trị giá) cho các sản
phẩm dệt may hoặc sản phẩm không phải là dệt may với tỉ lệ là 10%. Trong
Hiệp định AJCEP, một số mặt hàng nhạy cảm đối với Nhật Bản được áp
dụng ngưỡng trị giá thấp hơn (7%). Cũng trong Hiệp định này, một số sản
phẩm không được áp dụng de minimis.
• Quy tắc cộng gộp: Đối với tiêu chí RVC, chỉ khi nào sản phẩm (nguyên liệu
hoặc hàng hóa) đáp ứng tiêu chí RVC tối thiểu (40%) thì mới được xem xét
cộng gộp và khi đó là cộng 100% trị giá FOB của nguyên liệu/ bán thành
phẩm vào quá trình sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm.
Không là hàng hóa chỉ thực hiện những công đoạn gia công đơn giản, tức là
các công đoạn:
(a) Những công đoạn bảo quản để giữ cho hàng hóa trong tình trạng
tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho (như sấy khô, làm đông lạnh, ngâm
muối) và các công đoạn tương tự;
(b) Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng;
(c) Tháo rời;
(d) Đóng vào chai, thùng, hộp và các công đoạn đóng gói bao bì đơn
giản khác;
(e) Thu thập các phần và bộ phận thuộc phân loại của một hàng hoá
theo Quy tắc 2(a) của Quy tắc chung về giải thích Hệ thống Hài hoà;
(f) Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm; hoặc
(g) Kết hợp những công đoạn được đề cập từ khoản (a) đến khoản (f)
• Quy tắc vận chuyển trực tiếp:

Hàng hoá có xuất xứ sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng những
quy định và được vận chuyển trực tiếp từ Bên xuất khẩu tới Bên nhập khẩu.
Các trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ Bên xuất khẩu tới
Bên nhập khẩu: Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ Bên xuất khẩu tới Bên nhập
khẩu; hoặc hàng hóa được vận chuyển từ Bên xuất khẩu đến Bên nhập khẩu qua
một hay nhiều Bên, hoặc qua một nước không phải là Bên của Hiêp định, với điều
kiện hàng hoá đó chỉ quá cảnh hoặc lưu kho tạm thời, dỡ hàng, bốc lại hàng, và
những công việc khác nhằm bảo quản hàng hoá đó trong tình trạng tốt.
• Ngoài ra còn một số quy tắc khác như:
12


o Quy tắc vật liệu đóng gói và bao gói.
o Quy tắc Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và tài liệu hướng dẫn hoặc tài
liệu mang thông tin khác.
o Quy tắc Các yếu tố gián tiếp.
o Quy tắc Nguyên vật liệu giống nhau có thể thay thế nhau.
2.3

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi

2.3.1 Định nghĩa chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
ưu đãi
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi (C/O ưu đãi) là chứng từ
chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp để áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc
thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan.
2.3.2 Chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu AJ
Tương tự C/O mẫu D, E và AK, C/O mẫu AJ bao gồm 1 bản chính và 2 bản
sao. C/O phải được làm bằng tiếng Anh, do Tổ chức cấp C/O cấp cho hàng hoá xuất
khẩu thoả mãn các quy định của Quy chế này để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp

định AJCEP. Tổ chức cấp C/O Mẫu AJ của Việt Nam do các Phòng quản lý xuất
nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương cấp.
Để được cấp C/O ưu đãi mẫu AJ, cần tiến hành hai bước chính:
• Thứ nhất: đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O nơi công ty bạn
đặt trụ sở;
• Thứ hai: thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại Tổ chức cấp C/O mà
công ty đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
2.3.3 Chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu AJ giáp lưng (B2B C/O)
“C/O giáp lưng” là C/O được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian
dựa trên C/O của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Quy định về C/O giáp lưng
trong AJCEP có nhiều điểm tương đồng với quy định về C/O giáp lưng trong
AANZFTA và ATIGA, đó là không bắt buộc nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và
nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một. Đây là quy định tạo thuận lợi cho thương
mại qua trung gian. Để được cấp C/O giáp lưng, nhà xuất khẩu Bên thành viên
trung gian phải xuất trình C/O gốc ban đầu nhằm đảm bảo các thông tin khai trên
13


C/O giáp lưng phù hợp với C/O gốc. Việt Nam và các thành viên AJCEP hiện cấp
100% C/O giáp lưng bản giấy, tương tự C/O các mẫu ưu đãi khác.
2.3.4 Thủ tục cấp và kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
• Định nghĩa:
o “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là cơ quan, theo pháp luật của
mỗi nước thành viên, chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa (sau đây gọi tắt là: “C/O”) hoặc ủy quyền cho các cơ quan
hoặc tổ chức khác cấp C/O;
o “Cơ quan có thẩm quyền liên quan” là cơ quan có thẩm quyền của
nước thành viên nhập khẩu mà không phải là cơ quan Hải quan của
nước đó chịu trách nhiệm kiểm tra và tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản
xuất tại nước thành viên nhập khẩu.

• Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Tham khảo Phụ lục 1.

14


CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP
ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN AJCEP CỦA VIỆT NAM
3.1

Nhập khẩu

3.1.1 Tình hình thực hiện
Giai đoạn 2018 - 2022, FTA giữa ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) có số dòng
thuế cắt giảm lớn nhất, lên tới 5.576 dòng thuế, trong đó có đến 3.190 dòng thuế
xóa bỏ thuế quan. Hiệp định giữa Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) cam kết 4.921
dòng cắt giảm, trong đó có 414 dòng thuế bị xóa bỏ.
Việt Nam lấy những quy định trong Hiệp định để định hướng việc thay đổi các quy
định pháp luật phù hợp. Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP
bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2025. Các mặt hàng được cắt giảm xuống
0% vào các thời điểm 2018, 2023 và 2024. Để đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế,
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2017/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2018
thay thế cho danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2012
hiện hành, làm cơ sở xây dựng biểu thuế thực hiện các FTA giai đoạn 2018-2022.
Theo cam kết trong AJCEP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan, cụ thể trong năm
2018 của Việt Nam: Số dòng giảm thuế so với năm 2017 là 6.201 dòng, (chiếm 62%
biểu thuế) tập trung vào các nhóm mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, hóa chất,
máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi
các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, sản phẩm tân dược. Trong đó, từ ngày
01/04/2018 có 3.426 dòng hàng về 0%, tập trung nhóm mặt hàng: máy móc, thiết bị,
dụng cụ và phụ tùng (Chương 82, 84, 85), sắt, thép, đồng, kim loại và sản phẩm

bằng sắt, thép, kim cơ bản (Chương 72, 73, 74, 76, 79, 80, 83), vải các loại, may
mặc, loại khác (Chương 50-55, 58-60). Nhóm mặt hàng cắt giảm nhiều nhất (5%) là
nguyên liệu dệt may, da giầy (Chương 51-56, 96), máy móc, thiết bị, dụng cụ và
phụ tùng, sắt, thép, đồng, kim loại và sản phẩm bằng sắt, thép, kim cơ bản. Tuy
nhiên, trên thực tế, một số mặt hàng trong nhóm này có kim ngạch NK tăng mạnh.
Trong đó, tăng mạnh nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
(tăng 241 triệu USD), sắt, thép kim loại, sản phẩm bằng sắt, thép hoặc kim loại cơ
bản (tăng 221 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 190 triệu
USD).
15


3.1.2 Thuận lợi
Việt Nam dành cho Nhật Bản nhiều ưu đãi về thuế quan thông qua Hiệp định
giữa Việt Nam - Nhật Bản nên kim ngạch nhập khẩu các loại hàng hóa nhận được
ưu đãi về thuế tăng, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ cao như máy móc thiết bị,
dụng cụ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận các máy móc, thiết bị,
nguyên liệu chất lượng cao từ Nhật Bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đầu tư.
Việc giảm thuế trong các nhóm hàng nguyên vật liệu, thiết bị cũng sẽ là động lực
quan trọng để các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra,
nhờ có các chính sách ưu đãi mà nguồn vốn đầu tư ODA mà Nhật Bản dành cho
Việt Nam ngày càng tăng. Tính đến năm 2012, Nhật Bản có 1113 dự án đầu tư với
tổng số vốn đăng ký hơn 17 tỷ USD, chiếm 10,675 trong tổng số vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được tiếp cận với
nguồn vốn ODA một cách dễ dàng hơn. Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương)
cho biết, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế , thương mại thứ hai của Việt Nam sau
Hoa Kỳ. Bên cạnh việc trao đổi thương mại hàng hóa, các doanh nghiệp Nhật Bản
cũng rất quan tâm tới thị trường Việt Nam và quy mô đầu tư ngày một lớn. Tại cuộc
khảo sát mới đây, có tới 53% doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu tên Việt Nam trong kế

hoạch đầu tư của mình, tăng 5% so với năm trước đó. Điều này cho thấy sự lạc quan
về quan hệ giữa hai nước và khẳng định mục tiêu kim ngạch thương mại Việt Nam
– Nhật Bản sẽ cán đích 60 tỷ USD vào năm 2020
Việt Nam lấy những quy định trong Hiệp định để định hướng việc thay đổi
các quy định pháp luật phù hợp. Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định
AJCEP bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2025. Các mặt hàng được cắt
giảm xuống 0% vào các thời điểm 2018, 2023 và 2024. Để đảm bảo tuân thủ cam
kết quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2017/TT-BTC có hiệu lực từ
1/1/2018 thay thế cho danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo
AHTN 2012 hiện hành, làm cơ sở xây dựng biểu thuế thực hiện các FTA giai đoạn
2018-2022. Việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu hiện nay vẫn đang được tiến
hành đúng theo như cam kết đã đề ra, cụ thể trong năm 2018 của Việt Nam: Số
16


dòng giảm thuế so với năm 2017 là 6.201 dòng, (chiếm 62% biểu thuế). Trong đó,
từ ngày 01/04/2018 có 3.426 dòng hàng về 0%, tập trung nhóm mặt hàng: máy móc,
thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (Chương 82, 84, 85), sắt, thép, đồng, kim loại và sản
phẩm bằng sắt, thép, kim cơ bản (Chương 72, 73, 74, 76, 79, 80, 83), vải các loại,
may mặc, loại khác (Chương 50-55, 58-60). Nhóm mặt hàng cắt giảm nhiều nhất
(5%) là nguyên liệu dệt may, da giầy (Chương 51-56, 96), máy móc, thiết bị, dụng
cụ và phụ tùng, sắt, thép, đồng, kim loại và sản phẩm bằng sắt, thép, kim cơ bản.
3.1.3 Khó khăn
Áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu yêu cầu doanh nghiệp không
ngừng phải nâng cao năng lực cạnh tranh
• Một tác động ngược lại của AJCEP là làm tăng nguy cơ nhập siêu do Việt
Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ giảm thuế theo lộ trình. Điều này sẽ khiến
hàng hóa trong nước phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn bởi hàng hóa NK
từ các nước thành viên trong AJCEP được hưởng mức thuế ưu đãi thấp.
Thực tế vài năm gần đây, hàng Nhật đã ồ ạt “phủ sóng” từ trung tâm thương

mại, siêu thị, chợ truyền thống tại nhiều đô thị lớn ở nước ta, đa dạng về
ngành hàng: máy móc thiết bị điện, thiết bị vận tải, kim loại, dệt may, … với
chất lượng tốt, giá bán khá hấp dẫn. Trong khi đó, hàng hóa sản xuất trong
nước giá cả cao hơn hàng ngoại nhập mà chất lượng lại không tương xứng.
Do đó để có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, các doanh nghiệp phải
tập trung đầu tư cho công nghệ, hiện đại hóa quá trình sản xuất nhằm giảm
giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này yêu cầu một
lượng đầu tư lớn về vốn và nguồn nhân lực bởi hiện tại, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, khu vực tư nhân có quy mô nhỏ nên còn
nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ.
• Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng gia tăng, diễn biến phức tạp hơn
yêu cầu bộ máy Hải quan không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cơ
sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.
Sau mỗi đợt ưu đãi thuế suất nhập khẩu, hàng hóa nhập ngoại vào thị trường
trong nước sẽ tăng, đa dạng thêm mẫu mã, chất lượng; nhưng đồng thời, tình
17


trạng hàng giả, hàng kém chất lượng cũng sẽ diễn biến phức tạp hơn. Trong
khi đó, nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công
tác hải quan còn gặp nhiều khó khăn do đây không phải là lĩnh vực được
khuyến khích xã hội hóa. Hiện nay các cơ quan Hải quan đang không ngừng
cố gắng hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin hải quan trên nền tảng tập
trung hoá xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ hải quan
điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử tuy nhiên vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập.
• Ngoài ra, nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ công chức hải quan còn hạn chế,
tính chuyên nghiệp chưa cao để có thể phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng quản lý xuất nhập khẩu, đảm bảo an ninh biên giới, cửa khẩu,
kiểm soát biên giới hiệu quả, đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho

hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ người dân
trước các mối đe dọa về thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng không an
toàn, hàng giả hàng nhái, hàng vi phạm SHTT và bảo vệ môi trường.
• Việc tham gia AJCEP sẽ dẫn tới gánh nặng về thủ tục hải quan, quy tắc xuất
xứ, thành lập các nhóm công tác khác nhau, làm suy giảm nguồn lực và làm
tăng gánh nặng chi phí giao dịch. Một vấn đề nảy sinh từ những khu vực
thương mại tự do là cần đảm bảo hàng hóa XK từ khu vực này được sản xuất
bởi một hoặc nhiều nước thành viên chứ không phải được sản xuất và NK từ
một nước thứ 3 rồi kê khống rằng được sản xuất trong khu vực. Để đề phòng
trường hợp này, quy tắc về xuất xứ đã được xây dựng, trong đó yêu cầu cụ
thể hàm lượng giá trị được sản xuất cung cấp bởi một thành viên. Chính
những quy tắc về xuất xứ mang tính hạn chế, đôi khi không nhất quán này đã
gây tác động tới việc thực thi ưu đãi cho các thành viên trong khối.
3.2

Xuất khẩu

3.2.1 Tình hình thực hiện
Khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì các ưu đãi
về thuế khi áp dụng là rất lớn, trong khi doanh nghiệp Việt chủ động hội nhập vẫn
còn yếu.
18


Bước sang năm 2018 với những cơ hội và thử thách mới của quá trình hội
nhập đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động và linh hoạt hơn để tham gia
chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập
khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ, thời gian qua tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA mà
Việt Nam đã tham gia chỉ đạt khoảng 35%. Điều này đồng nghĩa với việc 65% số
hàng hóa còn lại phải chịu thuế cao hơn so với mức thuế ưu đãi từ các FTA là 0 5%. Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Vì thế, nếu

không có các chương trình tập huấn kịp thời và thường xuyên bản thân doanh
nghiệp không chủ động cập nhật thông tin và trang bị kiến thức thì việc cải thiện tỷ
lệ tận dụng ưu đãi FTA, nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam sẽ không khả thi như kỳ vọng. Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp sử dụng
quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất là FTA Việt Nam - Hàn Quốc
(VKFTA), FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)… Cùng đó, những ngành có tỷ lệ tận dụng cao gồm
dệt may, da giày…cũng là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đến
nhiều thị trường với kim ngạch rất cao. Việc xây dựng kế hoạch đáp ứng các yêu
cầu xuất xứ để tận dụng các ưu đãi FTA sẽ tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất
khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp Theo bà Bùi Kim Thùy, Phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục
Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), quy tắc xuất xứ được ví như “quốc tịch” của
hàng hóa khi ra nước ngoài. Vậy nên, một trong những điều kiện để doanh nghiệp
tận dụng được ưu đãi thuế quan là hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ
được thiết kế riêng cho từng FTA. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tiếp ký
nhiều văn bản cắt giảm thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp có thể tự khai báo hồ sơ
cấp chứng nhận xuất xứ online để tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi. Bên cạnh đó,
Bộ Công Thương cũng ban hành các thông tư hướng dẫn, nhưng hiện nay doanh
nghiệp chưa tham gia nhiều. Sở dĩ vậy bởi doanh nghiệp chưa hiểu hết những lợi
ích, hoặc có thể có các vướng mắc quy định từ ASEAN và Bộ Công Thương đang
tập trung tháo gỡ. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2017/TTBCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 quy định việc
thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại
19


hàng hóa ASEAN. Với thông tư này, việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong
ASEAN thời gian tới sẽ rất thuận lợi. Theo ông Trần Thanh Hải, nếu ngay từ bây
giờ doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng quy tắc xuất xứ thì mới có thể tận dụng được
cơ hội từ thực hiện các FTA, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, gia tăng

kim ngạch xuất khẩu và phát triển bền vững.
3.2.2 Thuận lợi
AJCEP là một xúc tác quan trọng, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa
Nhật Bản và Việt Nam. Thông qua các hoạt động cụ thể như:


Khai thác tối đa ưu thế xuất khẩu (XK) đối với mặt hàng nông thuỷ sản.
Hàng Việt Nam sẽ tạo được một vị thế mới trong XK ra thế giới. 61 mặt
hàng chiếm 70% giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ được hưởng mức
thuế nhập khẩu 0% ngay khi Hiệp định AJCEP có hiệu lực và 144 mặt hàng
chiếm 83% giá trị xuất khẩu sẽ không còn chịu thuế nhập khẩu trong vòng 10
năm.



Hơn thế, AJCEP mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng XK cho Việt Nam vì đa
số các mặt hàng được giảm thuế nhiều nhất cung là các mặt hàng XK chủ lực
sang thị trường Nhật Bản. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 95% số dòng thuế
chiếm đến 94.5% giá trị XK sản phẩm công nghiệp XK từ Việt Nam sang
Nhật Bản sẽ có mức thuế 0%. Trong thời gian 10 năm, 98% số dòng thuế
chiếm 98% giá trị thương mại các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam sẽ
không bị áp thuế NK.

• Đặc biêt, AJCEP góp phần giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh của hàng dệt
may trên thị trường Nhật Bản. Khi Nhật Bản áp dụng thuế NK 0% đối với
sản phẩm dệt may của Việt Nam XK sang Nhật Bản, ngành Dệt may sẽ đạt
lợi ích rất lớn, vì chỉ tính riêng XK sản phẩm này đã đạt 700 triệu USD.

20



3.2.3 Khó khăn
Ngoài những lợi ích mà Hiệp định đã mang lại ở trên, thì nó cũng làm nảy
sinh một số rủi ro. Cụ thể:


Việc tham gia nhiều hiệp định khác nhau sẽ dẫn tới gánh nặng về thủ tục hải
quan, quy tắc xuất xứ, thành lập các nhóm công tác khác nhau, làm suy giảm
nguồn lực và làm tăng gánh nặng chi phí giao dịch. Một vấn đề nảy sinh từ
những khu vực thương mại tự do là cần đảm bảo hàng hóa XK từ khu vực
này được sản xuất bởi một hoặc nhiều nước thành viên chứ không phải được
sản xuất và NK từ một nước thứ 3 rồi kê khống rằng được sản xuất trong khu
vực. Để đề phòng trường hợp này, quy tắc về xuất xứ đã được xây dựng,
trong đó yêu cầu cụ thể hàm lượng giá trị được sản xuất cung cấp bởi một
thành viên. Yêu cầu và thủ tục hành chính liên quan đến quy tắc về xuất xứ
khác nhau tùy thuộc vào từng hiệp định thỏa thuận. Chính những quy tắc về
xuất xứ mang tính hạn chế, đôi khi không nhất quán này đã gây tác động tới
việc thực thi ưu đãi cho các thành viên trong khối.



Rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm
là vấn đề quan trọng nhất trong XK hàng nông sản, thủy sản, nhất là vào thị
trường Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh
an toàn thực phẩm (sửa đổi) đối với tất cả các lô hàng thực phẩm NK vào
Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không
được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa
chất cho phép. Tôm XK của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực
phẩm 100%. Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt
Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam

không được phép XK quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa
chuột, cà chua…

• Những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Hàng công
nghiệp chế tạo của Việt Nam XK sang Nhật, gặp một số khó khăn về tiêu
chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm
21


riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế. Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu
khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ
sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt.

22


KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu những thông tin về hiệp định, chúng em nhận thấy
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện AJCEP đã mang lại nhiều thuận lợi cho Nhật
Bản và các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như góp phần thúc đẩy tự do hóa
thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các bên. Việt nam đã và đang tham gia
một cách tích cực và được thúc đẩy phát triển từ những thỏa thuận trong Hiệp định
đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vào thị trường tiềm năng là Nhật Bản. Bên
cạnh đó cũng tạo không ít khó khăn cho Doanh nghiệp trong nước trong quá trình
mở của trong khu vực và các về vấn đề xuất xứ. Có thể nói, trong thời đại hội nhập
hiện nay, với những thách thức từ vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
ngày càng trở nên trầm trọng, các quốc gia càng trở nên khắt khe hơn trong việc đưa
ra các tiêu chuẩn liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính vì thế vấn đề liên
quan quy tắc xuất xứ cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các cơ
quan quản lý Nhà nước và các Doanh nghiệp cần phải nắm bắt thời cơ và vững

những quy chế của Hiệp định để áp dụng đạt được nhiều thuận lợi, góp phần phát
triển trong quá trình thương mại.
Vì năng lực và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài Tiểu luận của nhóm
chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót và không tránh khỏi những lỗi sai. Trong tương
lai nếu có khả năng và nguồn lực có thể chúng em sẽ nghiên cứu về vấn đề này một
cách cụ thể hơn, đưa vào nhiều hơn những con số định lượng, đi sâu hơn vào quy
trình thực tế kiểm tra xuất xứ và những vấn đề phát sinh như truy thu thuế trong
khâu hậu kiểm tại phía Việt Nam và Nhật Bản.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô đã đưa ra hướng dẫn, và rất mong sẽ nhận được
những lời góp ý của cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp đinh thương mại
tự do của Việt Nam, Hà Nội
2. Brian Staples, Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Hồng, 2017, Sổ tay quy tắc xuất
xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên
3. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT, 1994.
4. Luật Thương mại Việt Nam 2005.
5. Phạm Duy Liên, 2004, Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ hải quan, Nhà xuất
bản Thống kê.
6. WTO, Hiệp định về Quy tắc xuất xứ .
7. Dankinhte.vn. Tác dụng và ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
/>8. Vcci-hcm.org.vn, Mục đích của C/O. < />9. Minh Anh, 2017. Từ 2018, nhập khẩu bắt đầu tăng mạnh. 22 tháng 12.
< />10. Aecvcci.vn, 2016. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP), 1 December, Available at: < />fbclid=IwAR1K9FvUZHIaV-LCNMlwe69JaEyyex460yvf7KcRSIK4SqxLwNW3WR7xTE>
11. TTXVN,
Gia


tăng

xuất

khẩu

từ

các

FTA.

< />3090611>
12. vovnews.vn, 2008. ASEAN – Nhật bản ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện, 2
tháng

4,

Available

at:

< />UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=24832>
13. nif.mof.gov.vn, 2015. Giới thiệu chung AJCEP, 14 July, Available at:
< />84/dgtaseantq_chitiet582?
dDocName=BTC318989&_afrLoop=77056757773134532#!
%40%40%3F_afrLoop%3D77056757773134532%26dDocName
%3DBTC318989%26_adf.ctrl-state%3Djazq8jius_91>
24



14. Nguyen Vankaka. Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN –
Nhật Bản (AJCEP), Available at: < />15. Aecvcci.vn, 2016. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
(AJCEP), 1 December, Available at: < />fbclid=IwAR1K9FvUZHIaV-LCNMlwe69JaEyyex460yvf7KcRSIK4SqxLwNW3WR7xTE>
16. Ajcep.asean.org. Benefits. Available at < />
25


×