Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

tiểu luận nghiệp vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng xe nâng của công ty TNHH gensaki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 48 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế mở cửa kinh tế như hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế đòi hỏi Đất
nước ta phải thay đổi cho phù hợp với xu thế của thời đại để lĩnh hội những tri thức từ
bên ngoài. Trong bối cảnh đó, ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng thể
hiện rõ vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo của nó.
Mỗi đơn vị kinh tế, mỗi loại hình kinh doanh là một tế bào của xã hội, góp phần vào
sự phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại.
Bằng sự nhạy bén và am hiểu về xu thế hội nhập của nền kinh tế, nhiều công ty
đã đầu tư vào loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động này ngày càng phát
triển và đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Quy trình xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa liên quan tới những thủ tục hải quan cụ thể. Trong đó, hàng
hóa nhập khẩu buộc phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu theo quy định của pháp
luật. Trước xu thế toàn cầu hóa, công tác quản lý hải quan nói chung và quy trình thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại ở Việt Nam nói riêng cần
được chú trọng và cải tiến không ngừng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu, nhóm chúng em đã tiếp cận doanh nghiệp và phân tích quy trình
nghiệp vụ hải quan của doanh nghiệp đối với mặt hàng nhập khẩu để có một cái nhìn
rõ ràng và sâu sắc hơn về môn học Nghiệp vụ hải quan.
Với tất cả những lý do trên, nhóm em đã liên hệ với Công ty TNHH GENSAKI
để xin bộ chứng từ nhập khẩu về loại hình A11 và nhận được bộ chứng từ hải quan về
thương vụ của công ty với TAS Corporation, liên quan đến nhập khẩu mặt hàng xe
nâng đã qua sử dụng.
Do những hạn chế về kiến thức và trình độ nghiên cứu, bài tiểu luận vẫn còn
nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG
(Bùi Thanh Mai - 1711110440)


1. Giới thiệu công ty nhập khẩu và công ty xuất khẩu
1.1. Thông tin người mua
GENSAKI COMPANY LIMITED

Đăng ký kinh doanh số: 0108522058
Ngày thành lập: 23/11/2018
Trụ sở chính: 22/201 Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt
Nam
SĐT: (84) 353265835
Là một công ty TNHH chuyên về xuất nhập khẩu cung cấp về máy công trình
đã qua sử dụng, máy móc công nghiệp.
1.2. Thông tin người bán
TAS CORPORATION

2
2


Thành lập năm: 1949
Trụ sở chính: 3rd floor, Chitose Bldg, 4-26-13 Meieki, Nakamura-ku, Nagoya
450-0002 Japan
SĐT: 81 - 52 – 618 – 7500
Là một công ty con của Tập đoàn Toyota Tsusho, một trong những thương hiệu
nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Tas Corporation là công ty chuyên xuất khẩu xe
đã qua sử dụng tới tất cả các nơi trên thế giới.
2. Loại hình nhập khẩu
Theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan
về việc mã loại hình XNK trên Hệ thống VNACCS.
A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa
khẩu)

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng
kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là
nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế,
đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập.
3. Mặt hàng nhập khẩu và chính sách mặt hàng
3.1. Mặt hàng nhập khẩu
Xe nâng hàng đã qua sử dụng, hiệu TOYOTA, số khung: 202FD135-10047, sức
nâng 13,5 tấn, động cơ diesel, SX năm 1991.

3
3


4
4


3.2. Áp mã cho mặt hàng
Tên mặt hàng: xe nâng hàng động cơ diessel, sức nâng 13,5 tấn
Phân vào phần XVI – Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện; các bộ
phận của chúng; thiết bị ghi và tái tạo âm thanh, thiết bị ghi và tái tạo hình ảnh,
âm thanh truyền hình và các bộ phận và phụ tùng của các thiết bị trên.
Dựa vào tên hàng, định nghĩa và đặc điểm của hàng hóa, lô hàng được phân
vào chương 84 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các
bộ phận của chúng.
Chọn phân nhóm 8427 Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các
loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng.
Trong phân nhóm 8427, loại xe nâng nhập khẩu về là loại có người lái, chạy
động cơ diessel nên được phân vào mã 842790000 - các loại xe khác.


3.3. Chính sách đối với hàng hóa
Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của chính
phủ, thì những mặt hàng như xe nâng, máy xúc, máy đào, xe cẩu… được gọi
chung là xe hoặc máy chuyên dùng đều trong danh sách không thuộc loại cấm
nhập, kể cả loại đã qua sử dụng.
Xe nâng thuộc Phụ lục 1 “Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 bắt buộc
phải chứng nhận và công bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư số
39/2016/TT-BGTVT (điểm 1 mục D phần I hoặc điểm 86 phần IV) nên mặt
hàng này thuộc quản lý chuyên ngành về chất lượng của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, khi nhập khẩu công ty phải thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy
theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và nếu đủ điều kiện mới được phép
nhập khẩu.

5
5


Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều
16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính.
Căn cứ theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chỉnh phủ về
việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập
khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, mặt hàng xe nâng có mã HS 8427 được nhập
khẩu với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Căn cứ vào Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 và Luật thuế bảo vệ môi
trường, mặt hàng xe nâng không chịu 2 loại thuế trên.
Căn cứ theo Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016,
mặt hàng xe nâng thuộc nhóm chịu thuế VAT 10%.

6
6


4. Chính sách thuế đối với mặt hàng
4.1. Trị giá hải quan
Trị giá hải quan = giá FOB* tỷ giá + I + F = 1,900,000*208.54 + 57,514,800 =
453,740,800VND
Tỷ giá 208.54 VND/JPY (tỷ giá Vietcombank thứ 5, ngày 24/10/2019)
Theo các quy định tại Điều 21, khoản 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày
21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan có hiệu lực từ 15/3/2015, hiện tại tỷ giá USD
được tính theo tỷ giá vào ngày thứ 5 tuần trước liền kề của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Cụ thể như sau:
"Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá
tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của
ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước
ngày thứ năm trong trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được
sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.”
Lưu ý: Trên thông báo hàng đến có nhắc tới khoản phí D/O, phí lệnh giao hàng
này phát sinh trước khi hàng cập cảng đến. Câu hỏi đặt ra là giá trị này có được cộng
vào trị giá hải quan để tính thuế?

7
7


− Trong thời gian từ năm 2017 đến giữa năm 2018: một số chi cục hải quan yêu


cầu cộng các chi phí như CIC, D/O, vệ sinh container vào giá trị tính thuế theo
một số công văn
o Ngày 25/10/2016, Tổng cục hải quan có công văn số 10111/TCHQ-

TXNK về việc Phí CIC theo đó “khoản phụ phí CIC phải liên quan đến
việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng các điều kiện cộng thì
được xem xét là khoản điều chỉnh cộng”
o Ngày 08/03/2018, Tổng cục hải quan có công văn số 1237/TCHQ-

TXNK về việc V/v phí CIC, DO, vệ sinh container, theo đó phí
CIC/EIS, D/O , vệ sinh container liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa nhập khẩu và đáp ứng các Điều kiện cộng thì được xem xét là

8
8


Khoản Điều chỉnh cộng khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu”
− Từ giữa năm 2018 đến nay hầu hết các chi cục hảu quan không yêu cầu cộng

CIC,D/O, vệ sinh container vào giá trị tính thuế theo một số công văn liên quan
như công văn số 3581/TCHQ-TXNK, 7466/TXNK-TGHQ,…
Ngày 01/02/2019, Tổng cục hải quan tiếp tục có công văn số 797/TCHQTXNK ngày 01/02/2019 gửi các Cục hải quan tỉnh, thành phố, trong đó nêu rõ
“nếu doanh nghiệp phải trả khoản tiền về các khoản phí này (phí DO, CIC, vệ
sinh container… – gọi tắt là các khoản phí nội địa local charges) và khoản tiền
này chưa bao gồm trong tổng số tiền mà doanh nghiệp thực thanh toán cho
người bán hàng hóa thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh cộng vào trị giá
hải quan”
− Do đó trong trường hợp đơn ngày này nhập khẩu về và khai hải quan ngày


29/10/2019, doanh nghiệp không phải tính phí D/O vào trị giá hải quan.
4.2. Thuế phải nộp
Thuế phải nộp = Giá trị tính thuế * Thuế suất
Trị giá hải quan

Thuế nhập khẩu

Giá tính thuế TTĐB, BVMT

Thuế TTĐB, BVMT

Giá tính thuế VAT
Thuế nhập khẩu = trị giá khải quan * thuế nhập khẩu = 0
Thuế TTĐB = Thuế BVMT = (trị giá hải quan + thuế nhập khẩu) * thuế suất = 0
Giá tính thuế VAT = trị giá hải quan
VAT = giá tính thuế VAT * 10% = 453,740,800 * 10% =45,374,080 VND
Tổng thuế phải nộp là 45,374,080 VND
9
9


5. Khái quát giao dịch








Phương thức vận tải: vận tải đường biển
Điều kiện giao hàng: FOB Nagoya, Japan (Incoterm 2000)
Địa điểm lưu kho: cảng container TT SG
Địa điểm dỡ hàng: cảng Hiệp Phước (Hồ Chí Minh, Việt Nam)
Địa điểm xếp hàng: cảng Nagoya, Nhật bản
Hình thức khai hải quan: khai điện tử

6. Dòng thời gian






10
10

30/09/2019: Ký hợp đồng
07/10/2019: Phát hành hóa đơn thương mại
15/10/2019: Phát hành vận đơn đường biển
29/10/2019: Ngày hàng đến
29/10/2019: Đăng ký tờ khai hải quan


II. THÔNG QUAN LÔ HÀNG (Hoàng Thị Thanh Mai - 1611110389)
1. Quy trình thông quan lô hàng
Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan đã được thông qua, có hiệu lực
thi hành từ ngày 09.06.2018; Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ tài chính quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan thay thế cho các quy định cũ tại Thông tư
38/2015/TT-BTC. Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, giúp

người thực hiện thủ tục hải quan có thể dễ dàng tra cứu và áp dụng các quy định của
pháp luật một cách thống nhất.

(Quy trình khai và sửa đổi tờ khai)
1.1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Người khai hải quan thực hiện khai và nộp tờ khai theo hệ thống
VNACCS/VCIS.
Sử dụng mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu mới theo Thông tư 22/2014/TT-BTC
ngày 14/02/2014
Đối tượng sử dụng nghiệp vụ IDA là: Người nhập khẩu, Công ty giao nhận.
Trường hợp sửa đổi chỉ tiêu dữ liệu trên màn hình IDA, đối tượng sử dụng (người tiến
hành nhập liệu) phải là một trong số các đối tượng sau:
Người đã đăng kí các chỉ tiêu dữ liệu; hoặc
Người khai dự kiến
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ IDA, người khai hải quan chỉ giao tiếp với
hệ thống VNACCS
11
11


Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước
khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA
(133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS.

(Màn hình nhập liệu khai thông tin nhập khẩu)
Sau khi người khai nhập đầy đủ các thông tin khai báo nhập khẩu tại màn hình
IDA, gửi đến cho hệ thống, hệ thống sẽ phản hồi các thông tin sau:
12
12



(1) Trường hợp nhập thông tin bị lỗi:
Hệ thống sẽ báo lỗi, tham chiếu chi tiết tại ‘Danh sách mã kết quả xử lý lỗi’;
Trường hợp bị lỗi ngoài danh sách trên, hệ thống báo lỗi theo mã “00000-00000000” .
(2) Trường hợp nhập thông tin chính xác:
Hệ thống xuất trả cho người nhập dữ liệu và người khai dự kiến (nếu nhập liệu
tại ô người khai dự kiến) ‘‘Bản xác nhận nội dung tờ khai nhập khẩu’’(màn hình
‘‘thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC’’), giao diện như sau:

(Màn hình đăng ký mở tờ khai nhập khẩu)
Hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế
suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã
13
13


nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán
các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại
màn hình đăng ký tờ khai - IDC.
Thông tin khai hàng hóa nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS tối
đa là 07 ngày, quá 07 ngày mà người khai hải quan không có bất kỳ thao tác nào tới
màn hình IDC hoặc bản IDA đã được cấp số thì hệ thống sẽ tự động xoá. Trường hợp,
người khai hải quan có thao tác gọi ra bản IDA hoặc IDC thì bản IDA, IDC được lưu
trên hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ ngày có thao tác gọi ra.
1.2. Đăng ký mở tờ khai nhập khẩu (IDC)
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người
khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động
xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì ấn nút "gửi" để đăng
ký tờ khai.
Nội dung tổng quan tờ khai hải quan:

Số tờ khai hải quan: 102956376830
Số tờ khai hải quan quy định bao gồm 12 chữ số, trong đó 11 chữ số đầu cố
định được giữ nguyên, số cuối cùng là số lần sửa tờ khai. Tờ khai này có số
cuối cùng là “0” tức là doanh nghiệp đã khai hải quan thành công mà không
cần sửa đổi bổ sung.
Ngày khai báo hải quan: 29/10/2019
Tên cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: CHPHUOCHCM
Bên nhập khẩu: CÔNG TY TNHH GENSAKI, MS: 0108522058
Bên xuất khẩu: TAS CORPORATION
Phương tiện vận chuyển: Vận tải bằng đường biển.
Tên tàu vận chuyển: TRANS LEADER số 020
Địa điểm lưu kho: CANG CONTAINER TT SG
Địa điểm dỡ hàng: CANG HIEP PHUOC (HCM)
Phương thức thanh toán trên hợp đồng là TTR - Điện chuyển tiền.
Nội dung liên quan đến hàng hóa
Hàng hóa được thông qua có mã số HS: 84272000
Mã loại hình: A11 (Nhập kinh doanh tiêu dùng)
Hàng hóa thuộc chương 84 (Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí,
các bộ phận của chúng); Phần XVI (Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện;
14
14


các bộ phận của chúng; thiết bị ghi và tái tạo âm thanh, thiết bị ghi và tái tạo hình
ảnh, âm thanh truyền hình và các bộ phận và phụ kiện của các thiết bị trên); Phân
nhóm HS: 84272000 (Mã 8427: Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng;
các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng.)
Mô tả hàng hóa: Các mô tả hàng hóa hoàn toàn khớp với bộ hợp đồng thương
mại.
Nội dung liên quan đến trị giá hải quan

Giá trị hóa đơn: 1.900.000 JPY (FOB-JPY)
Trọng lượng: 17.000 KGM (tức 17.000 kg)
Số lượng: 1 PK (1 kiện)
Khối lượng, trị giá hóa đơn, đơn giá các mặt hàng khớp với Packing list và hợp
đồng thương mại.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin
khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn
hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các
công việc như đã hướng dẫn ở trên.
1.3. Kiểm tra điều kiện đăng kí tờ khai
Trước khi cho phép đăng kí tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách
doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng kí tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn 90
ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản,…). Nếu doanh nghiệp
thuộc danh sách trên thì không được đăng kí tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho
người khai hải quan biết.
1.4. Phân luồng, kiểm tra thông quan
Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai
hải quan, kết quả phân luồng. Trong trường hợp này, mã phân loại kiểm tra là 2, tương
ứng là "luồng vàng": Kiểm tra hồ sơ hải quan chi tiết, miễn kiểm tra thực tế.
a. Người khai hải quan
(1) Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng.
(2) Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ.
15
15


Doanh nghiệp phải nộp bộ hồ sơ bao gồm:
Tờ khai hải quan
Hợp đồng thương mại: 1 bản sao
Hóa đơn thương mại: 1 bản gốc

Phiếu đóng gói: 1 bản gốc
Vận đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận chất lượng
Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức hải quan cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ
thống. Sau đó, hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết
định thông quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện việc in, đóng dấu
xác nhận, ký, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên Tờ
khai hàng hóa nhập khẩu (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) đã được phê duyệt
thông quan. giao cho người khai hải quan để làm tiếp các thủ tục.
(3) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
b. Hệ thống
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng
tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra)
(2) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự
động thực hiện các công việc sau:
Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và
xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
• Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh
(chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến
hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số
thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải
thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh
nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
• Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan
hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu".
Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống
16
16



VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra
“Quyết định thông quan hàng hóa”.
Sau khi cấp số tờ khai và đã phân luồng thì nhân viên khai Hải quan in tờ khai với bộ
chứng từ cần thiết cho lô hàng và tiến hành làm thủ tục nhận hàng tại cửa khẩu.
1.5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng
ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông
quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa
đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp
khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật
nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ
thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin
tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình
này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa
đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ
khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng
của số tờ khai là 0.
(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi,
bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).
(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ
tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ
nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do
không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
1.6. Thanh toán các phí liên quan và thông quan
17
17



Nhân viên giao nhận kéo lô hàng ra ngoài và đưa tờ khai để thanh lý cửa khẩu.
Hải quan cửa khẩu xác định hàng đã đã qua khu vực khám sát hải quan.

18
18


2. Phân tích chi tiết nội dung tờ khai hải quan
Trang 1/3

Số tờ khai: 102956376830
Do doanh nghiệp khai hải quan điện tử nên số tờ khai này là chỉ tiêu thông tin do
hệ thống tự động trả về hoặc chương trình khai hải quan điện tử ECUS5
VNACCS/VCIS tự tính, doanh nghiệp không cần nhập chỉ tiêu này.
Trên hệ thống VNACCS, số tờ khai gồm 12 ký tự được cấp tự động và có ký tự
thứ 12 là 0 với lần đăng ký đầu tiên. Quá trình khai sửa đổi, bổ sung tờ khai này trong
thông quan thì 11 ký tự đầu tiên của tờ khai đã được hệ thống cấp được giữ nguyên,
ký tự thứ 12 sẽ tăng lần lượt theo từng lần khai sửa đổi bổ sung.
Ở đây số tờ khai kết thúc là chữ số 0 tức là doanh nghiệp đã khai hải quan thành
công mà không cần sửa đổi bổ sung (tờ khai nhánh).
Số tờ khai đầu tiên: bỏ trống
Trường hợp là tờ khai chia nhỏ (tờ khai có trên 50 dòng hàng phải tách thành
nhiều tờ khai nhỏ) thì phải nhập như sau:
(1) Với tờ khai đầu tiên, nhập chữ [F] (first)
(2) Với những tờ khai thứ hai trở đi thì khai như sau:
Ô 1: Nhập số tờ khai đầu tiên
Ô 2: Nhập số thứ tự trên tổng số tờ khai
Ô 3: Nhập tổng số tờ khai

Ở đây chỉ có 1 dòng hàng (dòng cuối trang 1/3 của tờ khai hải quan có ghi “Tổng
số dòng hàng của tờ khai: 1”) nên không cần phải tách thành nhiều tờ khai nhỏ.
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: bỏ trống
Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp như sau:
(1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất:
19
19


Nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng (trên tất cả các dòng hàng)
(2) Trường hợp nhập khẩu (chuyển tiêu thụ nội địa) của lô hàng tạm nhập:
Nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng (trên tất cả các dòng hàng)
(3) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một.
(4) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực.
(5) Không được sử dụng ở tờ khai khác.
Ở đây không phải trường hợp tạm nhập tái xuất nên mục này bỏ trống.
Mã phân loại kiểm tra: 2
Nếu kết quả phân luồng trả về với mã phân loại kiểm tra là:
(1) – lô hàng được phân vào luồng Xanh: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra
thực tế hàng hóa;
(2) – luồng Vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
(3) – luồng Đỏ: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Do đó có thể thấy lô hàng được phân luồng Vàng, phải thực hiện kiểm tra các
chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc
các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. (Theo mục a.1.2
khoản 3 điều 19 thông tư 39/2018/TT-BTC)
Lí do phân luồng Vàng: Có thể do doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để được áp
dụng chế độ ưu tiên theo Điều 42 Luật Hải quan 2014 để được phân luồng Xanh. Tuy
nhiên, hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp
luật về hải quan nên không cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa, tức là không phân

luồng Đỏ. Hơn nữa, chiếc máy nâng hàng của doanh nghiệp là một loại hàng hoá đặc
biệt, liên quan đến máy móc, thiết bị nên cần sự kiểm tra kĩ càng bộ hồ sơ.
Mã loại hình: A11 3 [4]
A11 là loại hình nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải
quan cửa khẩu).
3: Phương tiện vận chuyển bằng tàu biển.
4: Loại hình tổ chức gửi tổ chức,
Mã A11 được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để
tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu
20
20


nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu
đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu
nhập.
Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 8427
8427 chính là 4 chữ số đầu trong mã HS của hàng hóa, chỉ nhóm của hàng hóa:
“Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có
lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng”.
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: CANGHPKVII
Tên chi cục: Chi cục HQ CK cảng Hiệp Phước
Tên viết tắt: CHPHUOCHCM
Mã Chi cục: 02CV
Tên đội: Đội Thủ tục hàng hóa Nhập khẩu
Mã đội: 01
Thông qua bộ hồ sơ Hải quan, có thể thấy hàng hóa được chuyển đến Cảng Hiệp
Phước, do đó doanh nghiệp đăng ký tờ khai tại HQ CK cảng Hiệp Phước là hoàn toàn
hợp lệ.

Mã bộ phận xử lý tờ khai: 01
Mã bộ phận xử lý tờ khai nhằm chỉ rõ tờ khai của doanh nghiệp được gửi đến bộ
phận cấp đội thủ tục nào của chi cục Hải quan mà doanh nghiệp đã chọn ở mục “Cơ
quan hải quan” đối với trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau. Doanh
nghiệp có thể tự nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai. Trường hợp không nhập, hệ thống
sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.
Mã bộ phận xử lý tờ khai trong trường hợp này là 01, tức là tờ khai Hải quan đã
được tiếp nhận và xử lý bởi Đội thủ tục hàng hóa Nhập khẩu thuộc Chi cục HQ CK
cảng Hiệp Phước.
Ngày đăng kí: 29/10/2019 16:20:18
Thời hạn tái nhập/ tái xuất
Trường hợp mở tờ khai theo loại hình tạm nhập thì căn cứ quy định về thời hạn
hàng tạm nhập được lưu tại Việt Nam tương ứng để nhập ngày hết hạn theo định dạng
ngày/tháng/năm.Trường hợp này doanh nghiệp không mở tờ khai theo hình thức tạm
nhập nên ô này bỏ trống.
21
21


Người nhập khẩu
Mã: 0108522058 – Đây chính là mã số thuế của người nhập khẩu. Trường hợp
người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì hệ
thống sẽ tự đông xuất ra mã người nhập khẩu.
Tên: Công ty TNHH GENSAKI
Mã bưu chính: (+84) 43
Địa chỉ: Số 22, ngõ 201 Tổ dân phố số 5 Phùng Khoang - Phường Trung Văn Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Số điện thoại: 024353265835 – Lưu ý khi nhập số điện thoại trong tờ khai hải
quan không được sử dụng dấu gạch ngang.
Đối với địa chỉ và số điện thoại người nhập khẩu, trong trường hợp hệ thống tự
động hiển thị chính xác hoặc người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là

người thực hiện IDA thì không cần nhập liệu.
Người ủy thác nhập khẩu: không có
Người xuất khẩu:
Tên: TAS CORPORTION– Chấp nhận tên viết tắt hoặc tên rút gọn của người
xuất khẩu.
Mã bưu chính: Không có
Địa chỉ: 3F CHITOSE BLDG., 4-26-13MEIEKI, NAKAMURA-KU, NAGOYA
450-002, JAPAN

22
22


Số vận đơn: 151019NGHCM-046-001-19JP
Theo thông tư số 38/2015/TT-BTC, để khai “Số vận đơn” ta sử dụng tổ hợp
“Ngày vận đơn + Số vận đơn” trong đó:
“Ngày vận đơn” là ngày phát hành vận đơn được khai theo định dạng
“DDMMYY”
“Số vận đơn” là số vận đơn ghi trên vận đơn sử dụng để khai tờ khai hải quan.
Ở đây số vận đơn và ngày vận đơn hoàn toàn phù hợp với thông tin trên vận đơn
và giấy báo hàng đến.
Số lượng: 1 PK
Để nhập số lượng cần phải nhập 2 ô, trong đó:
Ô 1: Nhập tổng số lượng đơn vị hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu
đóng gói, vận đơn).
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính. Với mã PK (kiện). Ở đây, số lượng hàng hóa được nhập là
1 kiện.
Tổng trọng lượng hàng (gross): 17.000 KGM (tức 17.000 kg).
Số lượng container: Không ghi.
Địa điểm lưu kho: 02CVS01 CANG CONTAINER TT SG

Công ty nhập khẩu chọn lưu kho hàng hóa do chưa chuẩn bị kịp kho để chứa
hàng và chấp nhận chịu phí lưu kho.
Địa điểm dỡ hàng: VNSPC CANG HIEP PHUOC (HCM)
Địa điểm xếp hàng: JPNKM NAGOYA
Phương tiện vận chuyển: 9999 TRANS LEADER V.020

23
23


Trong phần phương tiện vận chuyển có 2 ô, ô 1 cần nhập hô hiệu (call sign)
trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. Ô 2 nhập tên phương tiện vận
chuyển, căn cứ vào chứng từ vận tải.
Ta có thể thấy lô hàng được vận chuyển trên con tàu mang tên TRANS
LEADER V.020. Ô 1 được nhập “9999” cho biết thông tin cơ bản của tàu chưa được
đăng kí vào hệ thống.
Ngày hàng đến: 29/10/2019
Ngày mở tờ khai và ngày hàng đến trùng nhau, chứng tỏ hàng về rồi doanh
nghiệp mới mở tờ khai hải quan.
Ký hiệu và số hiệu: Tên tàu theo bill: Monoceros Leader số 008
Mã văn bản pháp quy khác: KE (giấy phép nhập khẩu)
Ở trường hợp này, mặt hàng nhập về thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
theo Thông tư 63/2011/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 5/2/2012.

Số hóa đơn: A - Gensaki 002
Trong đó, phần chữ cái đầu tiện thể hiện hình thức hóa đơn; phần số là số hóa
đơn thương mại hoặc số của Chứng từ thay thế hóa đơn thương mại hoặc số bảng kê
hóa đơn.
Trong trường hợp này, mã “A”: hóa đơn thương mại. Phần số trùng khớp với số

hóa đơn ghi trên hóa đơn thương mại.
Ngoài ra còn có các mã phân loại hình thức hóa đơn khác như sau:
"B": Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại hoặc không có hóa
đơn thương mại
"D": hóa đơn điện tử (trong trường hợp đăng kí hóa đơn điện tử trên VNACCS)
Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Không có
24
24


Nếu phân loại hình thức hóa đơn là "D" thì bắt buộc phải nhập Số tiếp nhận hóa
đơn điện tử. Nếu phân loại hình thức hóa đơn không phải là "D" thì không thể nhập
được chỉ tiêu thông tin này.
Trong trường hợp này, do phân loại hình thức hóa đơn là “A” nên không thể
nhập được phần này.
Ngày phát hành: 7/10/2019
Là ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập chứng từ thay thế hóa
đơn thương mại (Ngày/tháng/năm). Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì
nhập ngày thực hiện nghiệp vụ IDA (nghiệp vụ Khai trước thông tin tờ khai)
Phương thức thanh toán: TTR- Điện chuyển tiền
Ở đây có sự khác nhau trong phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại
(T/T remittance) và trong tờ khai hải quan (TTR). T/T là phương thức thanh toán
chuyển tiền bằng điện còn TTR là phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện có
bồi hoàn, chỉ được áp dụng trong thanh toán bằng L/C.
Sở dĩ có sự khác biệt này bởi vì theo Phụ lục II của Thông tư 38/2015/TT-BTC
có hiệu lực ngày 25/3/2015 có quy định cách khai phương thức thanh toán như sau:
TTR: điện chuyển tiền (bao gồm cả TTR và TT)
Như vậy dù thanh toán bằng TT hay TTR thì đều sẽ khai là TTR mặc dù đây là
hai phương thức thanh toán khác nhau. Đây là điểm bất cập trong Thông tư
38/2015/TT-BTC

Vì vậy thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi bổ sung của Thông tư 38/2015/TTBTC) có hiệu lực ngày 05/06/2018 đã quy định lại về cách khai phương thức thanh
toán như sau:
“TTR”: Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện.
“KC”: Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT)
Ở đây hai phương thức thanh toán này đã được khai tách ra, trong đó nếu thanh
toán bằng TT thì sẽ khai là KC (khác) và ghi chú rõ phương thức thanh toán TT ở
phần Ghi chú trong tờ khai hải quan.
Người nhập khẩu đăng ký tờ khai vào 7/10/2019 nên áp dụng theo Thông tư
38/2015/TT-BTC là hoàn toàn hợp lý.
Tổng trị giá hóa đơn: A - FOB - JPY - 1.900.000
25
25


×