Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận nghiệp vụ hải quan phân tích bộ chứng từ xuất khẩu tinh dầu húng quế của công ty cổ phần TECH VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong thời đại của hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế toàn cầu mở ra
cơ hội to lớn để các doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới.
Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại
ngày càng đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế diễn ra ngày càng thường
xuyên và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế mỗi nước.
Trong giao dịch xuất nhập khẩu, một trong những việc quan trọng nhất của người
xuất khẩu là đưa ra được một bộ chứng từ với nội dung đầy đủ, chính xác. Do đó
việc lập lên một bộ chứng từ là công việc đặc biệt cần chú trọng, đảm bảo.
Nhận thức được tầm quan trọng của của bộ chứng từ trong xuất khẩu, chúng em
quyết định chọn đề tài: “Phân tích bộ chứng từ xuất khẩu tinh dầu húng quế
của Công ty Cổ phần TECH- VINA” làm đề tài tiểu luận.
Với đề tài này, chúng em tập trung phân tích, diễn dịch những nội dung, giấy tờ có
liên quan được đề cập đến trong bộ chứng từ, từ đó có cái nhìn cụ thể, rõ ràng về
hoạt động lập chứng từ của công ty.


I. TỔNG QUAN VỀ PURCHASE ORDER
1. Giới thiệu về các bên tham gia
1.1 Công ty xuất khẩu
-Tên giao dịch: TECH-VINA JOINT STOCK COMPANY
-Mã số thuế: 0104230142
-Địa chỉ đăng ký: thôn Gốc Mít, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Việt

Nam
-Văn phòng và Nhà máy: thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội,
Việt Nam
-Đại diện pháp luật: Ông HOÀNG VĂN HẢI
-Công ty Cổ phần Tech-vina (tên viết tắt: TECH-VINA JSC.,) được thành lập vào
ngày 28/10/2009 với lĩnh vực hoạt động là sản xuất và kinh doanh thương mại tinh
dầu tự nhiên và chất thơm tự nhiên


● Tinh dầu tự nhiên: tinh dầu quế, tinh dầu húng quế, tinh dầu tràm, tinh dầu mù u,...
● Chất thơm tự nhiên: Cinnamaldehyde, Cinnamyl Acetate, Benzaldehyde, OMCA,..
● Các sản phẩm trên phục vụ cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, hương
liệu và gia vị.
-Tech-Vina được biết đến là một trong những doanh nghiệp top đầu về sản xuất tinh
dầu tự nhiên được các khách hàng khó tính từ khắp châu Âu, châu Mỹ và các quốc
gia Tây Nam Á tin tưởng và đánh giá cao
-Tầm nhìn của công ty: “Trở thành doanh nghiệp top ba về sản xuất tinh dầu tự nhiên”.
Sứ mệnh của công ty: “Đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiến xa hơn trên thị trường
quốc tế”
1.2 Công ty nhập khẩu
-Công ty nhập khẩu: BONTOUX SAS
-Tổng quan về BONTOUX SAS: chuyên sản xuất tinh dầu ở vùng Haute Provence từ

năm 1898, hiện nay là một trong số những nhà cung cấp nổi tiếng chuyên cung cấp
chất thơm tự nhiên trên thị trường quốc tế về lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, nước
hoa, hương liệu,...

2. Chính sách mặt hàng
2.1 Khái quát về mặt hàng tinh dầu húng quế
-Tên hàng: Tinh dầu húng quế, tên tiếng Anh: Basil Oil
-Mô tả chi tiết: Tinh dầu húng quế dạng lỏng, không chứa chất safrole – isosafrole,

hàng do Việt Nam sản xuất, mới 100% .Mặt hàng tinh dầu húng quế nêu trên đều


qua kiểm định chất lượng một cách chặt chẽ và được cấp các giấy chứng nhận về
an toàn thực phẩm H.A.C.C.P, Chứng nhận Tiêu chuẩn của Bộ Y tế GMP, Chứng
nhận Organic theo tiêu chuẩn của Mỹ USDA, Chứng nhận FDA của Cục Quản lý
thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, Chứng nhận Kosher – chứng nhận do các tổ

chức cấp chứng nhận kosher supervision uy tín, là thành viên chính thức của Hiệp
Hội các tổ chức Kosher toàn cầu AKO (Association of Kosher Organization) cấp
cho các sản phẩm đáp ứng các quy định nghiêm ngặt theo luật Do Thái.
2.2 Chính sách mặt hàng
Mặt hàng “tinh dầu húng quế” không thuộc danh mục các mặt hàng cấm xuất nhập
khẩu hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐCP ngày 15/5/2018 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng
hoá thương mại thông thường.
- Mặt hàng “tinh dầu húng quế ” không thuộc Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu
phải kiểm tra chất lượng nhà nước khi xuất khẩu theo Thông tư 05/2014/TTBLĐTBXH ngày 06/03/2014 và Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày
19/01/2010 của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
Những mặt hàng xuất hiện trong Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng khi
xuất khẩu, nhập khẩu thường là sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2. “Sản phẩm, hàng
hoá có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm,
hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục
đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi
trường” - Theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007.
Vì thế để đảm bảo an toàn, các mặt hàng này phải được kiểm tra bởi cơ quan nhà nước
về chất lượng trước thông quan.
Hiện nay, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu hoàn toàn tuân thủ
theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và thường lấy chuẩn mực kiểm tra là các
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chứng nhận
hợp quy lô hàng khi nhập khẩu, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
cũng phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Thường thì khi thông quan nhập khẩu, mặt hàng sẽ hay phải kiểm tra chất lượng hoặc
là vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là thông quan xuất khẩu.
Xu thế phân luồng hải quan:
Thông thường hàng hóa xuất khẩu đi đều đặn hoặc doanh nghiệp thực hiện tốt các quy
định pháp luật của nhà nước về hải quan thì doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết
chứng từ và miễn kiểm chi tiết hàng hoá của doanh nghiệp. Nghĩa là hàng hóa được
phân vào luồng xanh. Mặt hàng tinh dầu húng quế không phải là mặt hàng mà doanh



nghiệp Tech Vina xuất đi đều đặn và doanh nghiệp này không nằm trong nhóm doanh
nghiệp ưu tiên hay doanh nghiệp tuân thủ nên không áp dụng được điều kiện trên.
Như vậy, trong trường hợp này hải quan sẽ áp dụng Điều 11, Nghị định 154/2005/NĐ
– CP miễn kiểm tra chi tiết thực tế đối với một số mặt hàng khi:
– Miễn kiểm tra hàng xuất khẩu và nhập khẩu nếu doanh nghiệp chấp hành tốt luật
pháp về hải quan.
– Hàng xuất khẩu (ngoại trừ những hàng xuất khẩu được làm từ nguyên liệu nhập
khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện theo chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá.)
– Máy móc thiết bị có giá trị tạo tài sản cố định được miễn thuế như dự án đầu tư
nước ngoài và đầu tư trong nước.
– Hàng hoá từ nước ngoài được đưa và khu thương mại tự do, kho ngoại quan, cảng
trung chuyển, hàng quá cảnh hay trường hợp cứu trợ khẩn cấp theo quy định của pháp
luật tại khoản 1 Điều 35 Luật Hải Quan, ngoài ra còn có những hàng hoá như dùng
trong an ninh quốc phòng, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hoá tạm nhập – tái xuất có
thời hạn tại Điều 30,31,32 và 37 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP
– Hàng hoá thuộc diện đặc biệt như hàng do Thủ tướng quyết định
Vì vậy mặt hàng tinh dầu húng quế xuất khẩu của công ty thường có xu thế được phân
vào luồng vàng nghĩa là không phải kiểm tra thực tế chỉ kiểm tra hồ sơ.

3. Chính sách thuế đối với mặt hàng tinh dầu húng quế
Về thuế xuất khẩu
Theo điều 5, khoản 2 Chương II Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016:
“ Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại
biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa
thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện
theo các thỏa thuận này.”

Mặt hàng tinh dầu húng quế được Tech – Vina xuất sang Pháp, nước có thỏa thuận
Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam dưới Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương
mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu).
Tra cứu nội dung Hiệp định EVFTA, chương 2: Đối xử quốc gia và Mở cửa thị trường
đối với hàng hóa, Phụ lục 2-A: Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, Tiểu phụ lục 2-A-3:
Biểu thuế xuất khẩu của Việt Nam, ta thấy, mặt hàng tinh dầu húng quế không thuộc
danh mục hàng hóa được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế xuất khẩu, phí hoặc các lệ phí


khác (sau đây được gọi là “thuế xuất khẩu”) áp dụng đối với hoặc liên quan tới việc
xuất khẩu hàng hóa sang liên minh Châu Âu.
Vì vậy, mặt hàng tinh dầu húng quế xuất khẩu thường với thuế suất xuất khẩu được
quy định tại biểu thuế xuất khẩu.
Tiếp tục, tra cứu PHỤ LỤC I: BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU THEO DANH MỤC MẶT
HÀNG CHỊU THUẾ (Kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11
năm 2017 của Chính phủ), ta thấy mặt hàng tinh dầu húng quế không thuộc danh mục
mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.
Về thuế GTGT
Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014,
2016) thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%.
Vậy nên, mặt hàng tinh dầu húng quế chịu thuế suất GTGT 0%.

II. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG TINH DẦU HÚNG QUẾ
2.1 Phân loại và mã hoá hàng hóa
Bước 1: Định hình khu vực hàng hóa
Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm và được khai thác trong công
nghiệp hóa chất, vậy nên ta xếp vào Phần VI: Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa
chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan.
Đọc chú giải phần nhận thấy sản phẩm không nằm trong danh mục loại trừ của phần

VI, ta tiếp tục kiểm tra các chương.
Chú giải phần
1. (A) Các mặt hàng (trừ quặng phóng xạ) đáp ứng các mô tả trong nhóm 28.44 hoặc
28.45 phải được xếp vào các nhóm đó và không được đưa vào nhóm nào khác của
Danh
mục.
(B) Theo Chú giải mục (A) trên, các mặt hàng đáp ứng các mô tả trong nhóm 28.43,
28.46 hoặc 28.52 được xếp vào các nhóm đó và không được đưa vào nhóm nào khác
của
Phần
này.
2. Theo Chú giải 1 ở trên, các mặt hàng xếp vào các nhóm 30.04, 30.05, 30.06, 32.12,
33.03, 33.04, 33.05, 33.06, 33.07, 35.06, 37.07 hoặc 38.08 vì đã được đóng gói theo
liều lượng hoặc đóng gói để bán lẻ được xếp vào các nhóm đó và không xếp vào bất
cứ
nhóm
nào
khác
của
Danh
mục.
3. Các mặt hàng đóng gói thành bộ gồm từ hai hoặc nhiều phần cấu thành riêng biệt,
trong đó một vài hay tất cả các phần cấu thành của các mặt hàng đó nằm trong Phần


này và chúng được trộn với nhau để tạo ra một sản phẩm của Phần VI hay VII, phải
được xếp vào nhóm phù hợp với sản phẩm đó, với điều kiện là các chất cấu thành
phải:
(a) theo cách thức đóng gói của chúng cho thấy rõ ràng là chúng được sử dụng cùng
nhau


không
cần
phải
đóng
gói
lại;
(b)
được
trình
bày
đi
kèm
cùng
với
nhau;

(c) có thể nhận biết là chúng nhằm bổ sung cho nhau, thông qua bản chất hoặc tỷ lệ
tương ứng của chúng trong sản phẩm.
Nhận thấy “Chương 33: Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các
chế phẩm dùng cho vệ sinh” đề cập đến mặt hàng tinh dầu và trong phần chú giải sản
phẩm không nằm trong danh mục loại trừ, vậy nên, suy ra sản phẩm thuộc “Chương
33: Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho
vệ sinh”.
Chú giải chương
1.
Chương
này
không
bao

gồm:
(a) Nhựa dầu tự nhiên hoặc chiết xuất thực vật thuộc nhóm 13.01 hoặc 13.02;
(b) Xà phòng hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 34.01; hoặc
(c) Dầu turpentine gôm, dầu turpentine gỗ hoặc dầu sulphate turpentine hoặc các sản
phẩm
khác
thuộc
nhóm
38.05.
2. Khái niệm “chất thơm” trong nhóm 33.02 chỉ liên quan tới các chất thuộc nhóm
33.01, các thành phần thơm tách từ các chất đó hoặc chất thơm tổng hợp.
3. Các nhóm từ 33.03 đến 33.07 áp dụng, không kể những cái khác, cho các sản phẩm,
đã hoặc chưa pha trộn (trừ nước cất tinh dầu và dung dịch nước của tinh dầu), phù hợp
dùng cho các hàng hóa đã ghi trong các nhóm này và được đóng gói để bán lẻ.
4. Khái niệm “nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh” của nhóm
33.07 áp dụng, không kể những cái khác, cho các sản phẩm sau đây: các túi nhỏ đựng
chất thơm; các chế phẩm có hương thơm khi đốt; giấy thơm và các loại giấy đã thấm
tẩm hoặc tráng phủ mỹ phẩm; dung dịch dùng cho kính áp tròng hoặc mắt nhân tạo;
mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt, đã thấm tẩm, tráng hoặc phủ nước hoa hoặc
mỹ phẩm; các chế phẩm vệ sinh dùng cho động vật.
Bước 2: Xác định nhóm, phân nhóm
Sản phẩm là tinh dầu được chiết xuất từ cây húng quế nên được xếp vào nhóm 33.01
Tinh dầu (đã hoặc chưa khử terpen), kể cả tinh dầu sáp và tinh dầu nguyên chất; chất
tựa nhựa; nhựa dầu đã chiết; tinh dầu cô đặc trong chất béo, trong các loại dầu không
bay hơi, trong các loại sáp hoặc các chất tương tự, thu được bằng phương pháp tách
hương liệu hoặc ngâm tẩm; sản phẩm phụ terpen từ quá trình khử terpen các loại tinh
dầu; nước cất tinh dầu và dung dịch nước của các loại tinh dầu.


Xét trong nhóm 33.01, mặt hàng tinh dầu húng quế là tinh dầu khác trừ tinh dầu của

các loại quả chi cam quýt, tuy nhiên không phải là của cây bạc hà cay hay cây bạc hà
khác nên ta xếp vào phân nhóm 3301.29: Loại khác.
Trong phân nhóm cấp 2 không có phân nhóm cấp 2 nào mô tả đúng sản phẩm nên ta
xếp mặt hàng tinh dầu húng quế vào phân nhóm cấp 2 cuối cùng 3301.29.90: Loại
khác.
Từ đây có thể kết luận mã HS cho mặt hàng tinh dầu húng quế là 3301.29.90. Tuy
nhiên, trong bộ chứng từ có những chỗ để mã HS cho mặt hàng là 3301.29.41.00, đây
là mã theo chuẩn mã HS của nước nhập khẩu là Pháp, Pháp và tuân theo đúng mã số
CAS (CAS - viết tắt của Chemical Abstracts Service trong tiếng Anh), một bộ phận
của Hiệp hội hóa chất Hoa Kỳ, gắn các chuỗi số định danh này cho mọi hóa chất đã
được miêu tả trong các loại sách vở.
Kết luận: Mặt hàng tinh dầu húng quế được áp mã HS là 3301.29.90 hay
3301.29.41.00 (theo tiêu chuẩn mã HS của Pháp).

2.2 Quy trình khai hải quan mặt hàng tinh dầu húng quế
Bước 1: Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
Đầu tiên, người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA
trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình
EDA (109 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự
động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với
các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất
khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan
đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ
khai - EDC. (Các thông tin sẽ được đề cập cụ thể kèm theo trong phần phân tích bộ
chứng từ xuất khẩu ở chương sau).
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
Bước 2: Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải
quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra,

tính toán. Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến
hệ thống để đăng ký tờ khai.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai
báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình
khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công
việc như đã hướng dẫn ở trên.


Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
- Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày,
doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh
sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người
khai hải quan biết.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan:
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:
- Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ
khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan,
người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu
(EDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu
đã được sửa đổi (EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
109 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động
cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã
nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất khẩu
tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị
giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai EDC. (Các thông tin sẽ được đề cập cụ thể kèm theo trong phần phân tích bộ chứng từ
xuất khẩu ở chương sau).
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.

Bước 2: Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải
quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra,
tính toán. Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến
hệ thống để đăng ký tờ khai.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai
báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình
khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công
việc như đã hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
- Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày,
doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh


sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người
khai hải quan biết.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan:
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan:
- Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ
khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan,
người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu
(EDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu
đã được sửa đổi (EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
- Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ EDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống
VNACCS, hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin sửa đổi tờ
khai tại màn hình EDE, người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này, khi đó
hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
- Số của tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi,

bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai
từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của
số tờ khai là 0.
- Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung
chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh);
- Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (EDA01) giống các chỉ tiêu trên
màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể
tại phần hướng dẫn nghiệp vụ EDA01) không nhập được tại EDA01 do không được
sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
Sơ đồ tổng quan quy trình khai báo và khai sửa đổi bổ sung trong thông quan đối với
hàng hóa xuất khẩu:


* Về truyền tờ khai xuất khẩu, Tech-Vina không thuê dịch vụ này mà tự khai trên hệ
thống khai báo điện tử VNACCS. Với mặt hàng tinh dầu húng quế, hệ thống trả về
luồng vàng, vì vậy cần chuẩn bị tờ khai và giấy giới thiệu bản cứng và mang ra Chi
cục Hải quan Bắc Hà Nội (12 Tôn Thất Thuyết) để thông quan cho lô hàng. Sau khi
được phân luồng và thông quan, báo ngay cho bên InterLOG để lấy mã vạch và đưa
hàng vào kho theo đúng thời gian.

2.3.Trị giá hải quan
2.3.1 Trị giá tính thuế của lô hàng xuất khẩu
Trị giá tính thuế xuất khẩu được xác định theo nguyên tắc của Tổ chức Thương mại
thế giới WTO và quy định tại 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính
Quy định về Trị giá Hải quan đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tại Điều 4.
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
theo đó, nguyên tắc xác định trị giá tính thuế xuất khẩu :
Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí
bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)
Phương pháp xác định trị giá tính thuế xuất khẩu :

Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên
hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với
hàng hóa thực xuất khẩu;
Trường hợp không xác định được trị giá hải quan theo quy định trên, trị giá hải quan
là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá tại thời
điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị
giá, sau khi quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất. Trường hợp tại cùng thời điểm
xác định được từ hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì trị
giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất
Vậy nên, trị giá tính thuế của lô hàng xuất khẩu tinh dầu húng quế là trị giá hóa đơn
thương mại, tức là 18,200 đô la Mỹ.
Về việc áp dụng tỷ giá hối đoái, căn cứ theo quy định tại Điều 21, khoản 3 Nghị định
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải
quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan có hiệu lực từ
15/3/2015, hiện tại tỷ giá USD được tính theo tỷ giá vào ngày thứ 5 tuần trước liền kề
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Theo đó, việc đăng ký tờ khai được thực hiện vào ngày 9.08.2019, hình thức thanh
toán là đô la Mỹ bằng chuyển khoản, vậy nên, ta tra cứu tỷ giá hối đoái công bố bởi


Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vào ngày 1.08.2019, theo giá mua chuyển khoản
được tỷ giá hối đoái là 23.145đ.
Vậy trị giá tính thuế của lô hàng xuất khẩu là: 18.200 x 23.145 = 421.390.000 vnđ
2.3.2 Xác định số thuế phải nộp
Theo chính sách thuế về mặt hàng, lô hàng tinh dầu húng quế không chịu thuế xuất
khẩu, và chịu thuế suất GTGT 0%.
Vậy nên: Số thuế GTGT phải nộp là 0 đồng.

III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT BỘ CHỨNG TỪ

3.1. Phân tích tóm tắt đơn đặt hàng (PO)
3.1.1. Mô tả hàng hóa và đơn giá
-

Tên hàng: Tinh dầu húng quế, tên tiếng Anh: Basil Oil

- Mô tả chi tiết: Tinh dầu húng quế dạng lỏng, không chứa chất safrole –
isosafrole, hàng do Việt Nam sản xuất, mới 100%
-

Mã HS: 3301.29.41.00

-

CAS: 8015-73-4

-

Lot: HQ240719

-

Đơn giá: 45,50 USD/kg

-

Tổng giá trị đơn hàng: 18 200,00 USD

Lô hàng xuất đi phải đảm bảo chuẩn 100% theo như mẫu đã được gửi cho
BOUNTOX SAS test trước khi xuất đơn đặt hàng (theo đúng Lot #HQ240719)

Giá cả được tính theo đơn vị tiền tệ là đô la Mỹ, đây là cách quy định theo đồng
tiền nước thứ ba, mức giá thay đổi theo mùa vụ.
3.1.2. Số lượng
Số lượng: 400kg
3.1.3. Phương thức thanh toán
Thanh toán bằng chuyển khoản kể từ ngày trên vận đơn


3.1.4. Phương thức vận chuyển
Bằng đường biển: CIF FOS-MARSEILLE
3.1.5. Đóng gói
- Tổng trọng lượng của lô hàng và khối lượng ròng phải được ghi rõ ràng khi
đóng gói
- Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, vận chuyển bằng các thùng hàng chuyên
dùng cho hàng nguy hiểm đạt chuẩn và phải xuất trình nhãn hiệu trong quá trình
vận chuyển
*Ghi chú: Mặt hàng này không thuộc hàng nguy hiểm, điều khoản về hàng nguy
hiểm trên được hiểu là mặc định của phía BONTOUX SAS khi xuất đơn đặt hàng
cho các bên cung cấp
3.1.6. Thời gian giao hàng
Thời gian yêu cầu giao hàng: 30/09/2019
3.1.7. Cảng xếp/dỡ hàng
-

Cảng xếp hàng: Hải Phòng, Việt Nam

-

Cảng dỡ hàng: FOS-SUR-MER, Pháp


*Ghi chú:
Khi có vấn đề phát sinh hoặc khi hàng cập cảng sẽ liên hệ với BOLLORE
logistics, 29 Boulevard Gay Lussac, 13014 MARSEILLE, Pháp với người nhận
thông báo là Véronique Giboin
Chứng từ bắt buộc cần phải gửi riêng rẽ, bắt buộc vào hòm thư của BONTOUX
SAS ( ) dưới dạng pdf và gửi trực tiếp bản cứng qua
chuyển phát nhanh bao gồm: Vận đơn, Chứng nhận xuất xứ, Invoice, Packing List.
Ngoài ra, Invoice cũng phải gửi vào hòm thư của phòng Kế toán bên BONTOUX
SAS ()
Thông tin yêu cầu cần có trên Shipping Mark: ngày giao hàng, số đơn đặt hàng của
BONTOUX SAS, số hiệu mẫu được duyệt và số tham chiếu từ BONTOUX SAS,
mã số đăng ký doanh nghiệp, phương thức thanh toán, xuất xứ, mã HS.
3.2. Invoice


Số invoice: IVN-05082019



Ngày invoice: 05/08/2019



Đơn giá: 45.50 usd/kg


Tổng giá trị đơn hàng: 18,200.00 usd
3.3. Packing list



Thùng phi (loại 200L): 2 chiếc



Khối lượng bao bì (Tare weight): 42kg



Khối lượng ròng (Net weight): 400kg



Tổng khối lượng (Gross weight): 442kg

Ghi chú: Tất cả các thông tin cơ bản: thông tin về bên bán (Supplier), thông tin
bên mua (Buyer), bên nhận hàng (Consignee), bên nhận thông báo khi hàng đến
(Notify), một số thông tin liên quan đến cảng bốc hàng/dỡ hàng, phương thức
thanh toán, điều kiện giao hàng, ngày giao hàng, mô tả vắn tắt về đặc điểm hàng
hóa ở Invoice và Packing List đều giống nhau. Điểm khác biệt được nêu ra giữa
Invoice và Packing List, đó là: Invoice chỉ ra trị giá của lô hàng, Packing List chỉ
ra phương thức đóng gói.
3.4. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
Sau khi hoàn thiện Invoice và Packing List, chuẩn bị sẵn MSDS, bước tiếp theo là
Khai tờ khai hải quan trên hệ thống VNACCS. Lúc này cần đảm bảo chữ ký số
cũng đã sẵn sàng kết nối với máy chủ của doanh nghiệp.
Tờ khai hải quan hàng xuất gồm 3 trang
*Thông tin cơ bản của tờ khai:
- Số tờ khai: 302687981060, số tờ khai kết thúc bằng số 0 cho thấy tờ khai khai lần
đầu tiên đã thành công. Số tờ khai là thành phần không cần nhập liệu, sau khi khai
hết các thông tin bắt buộc thì hệ thống sẽ tự động cấp tờ khai.

- Mã phân loại kiểm tra: 2, tức là sau khi khai xong, hệ thống tự động trả về luồng
vàng, vì vậy người xuất khẩu cần phải mang bộ chứng từ chi tiết (không mang
theo hàng hóa) đến chi cục hải quan để cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra. Tuy
nhiên trên thực tế, người xuất khẩu chỉ cần chuẩn bị bản cứng là một Giấy giới
thiệu có dấu đỏ của Công ty và một bản tờ khai hải quan vì loại giấy tờ khác như
Invoice, Packing List,... trong quá trình khai hải quan đã được tải lên trên hệ thống.
- Mã loại hình: B11, tức hàng hóa thuộc danh mục “Xuất thông thường”.
- Tên cơ quan tiếp nhận tờ khai: DNVBHNHN, tức Đội nghiệp vụ Chi cục Hải
quan Bắc Hà Nội.
- Ngày đăng kí: Tức ngày đăng kí khai tờ khai hải quan, ngày đăng kí là ngày
09/08/2019, hoàn toàn phù hợp vì ngày hàng đi dự kiến là ngày 11/08/2019 (thông
tin này lấy trên Booking của hãng tàu).
*Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu:


- Các thông tin về người xuất khẩu như: Mã (tức mã số thuế của Doanh nghiệp,
đồng thời là số xuất nhập khẩu của công ty), Tên (tên công ty), Địa chỉ, Số điện
thoại đều được lưu mặc định sẵn trên hệ thống nên mỗi khi khai tờ khai mới đều
không cần nhập liệu.
- Về mục “ Người ủy thác xuất khẩu”: Do bộ phận chứng từ của công ty là người
trực tiếp khai nên không cần điền bất cứ thông tin gì.
- Thông tin trong mục “Người nhập khẩu”: Chỉ cần điền thông tin về tên doanh
nghiệp nhập khẩu, địa chỉ (địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu được nhập theo
trình tự lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải), mã nước (mục này tùy chọn
mặc định ). Nhập thông tin của người nhập khẩu bằng chữ in hoa không dấu.
*Thông tin vận đơn:
- Số vận đơn hay còn gọi là số định danh, để có được số vận đơn ta cần thực hiện
qua các bước sau: Tại mục Vận đơn trong tab thông tin chung chọn Đăng kí ->
Tick chọn đăng kí mới số định danh hàng hóa/chọn -> Nhập số Booking vào bảng
hiện ra/ Ghi/ Xác nhận khai báo 3 lần -> Copy số định danh hoặc chọn số định

danh vào mục số vận đơn.
- Các mục tiếp theo: Số lượng, tổng trọng lượng hàng, địa điểm nhận hàng cuối
cùng, địa điểm xếp hàng, phương tiện vận chuyển dự kiến, ngày hàng đi dự kiến,
kí hiệu và số hiệu, người khai khai đúng thông tin, trong đó:
+ Địa điểm lưu kho: địa điểm lưu kho có thể là địa điểm chịu sự giám sát của
hải quan, các kho hàng, các công ty dịch vụ kho bãi hoặc kho công ty đã được
đăng ký vào hệ thống. Tuy nhiên trong trường hợp của tờ khai này, do Công ty
chưa được cấp mã địa điểm lưu kho nên lấy tạm mã của chi cục Hải quan Bắc Hà
Nội là 01E1OZZ.
+ Địa điểm xếp hàng: Nhập vào cảng địa điểm xếp hàng là cảng Hải Phòng,
ngoài ra có thể chọn từ danh mục bằng cách nhấn vào nút có dấu 3 chấm. Điều bắt
buộc là mã địa điểm xếp hàng chọn phải phù hợp với loại phương thức vận
chuyển.
- Tổng trị giá hóa đơn: Mục này cần nhập chính xác vì ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tính thuế. Kí hiệu “A” ở cuối dòng này cho biết “Giá hóa đơn cho hàng hóa
phải trả tiền”.
*Thuế và bảo lãnh:
- Người nộp thuế: “1”: Người nộp thuế là người nhập khẩu.
- Mã xác định thời hạn nộp thuế: “D”: Nộp thuế ngay.
- Phân loại nộp thuế “A”: Không thực hiện chuyển khoản.
*Thông tin khác:


- Phần ghi chú: Phần này tùy từng doanh nghiệp có cách khai với các đầu mục
nhiều hay ít. Trong trường hợp trên người khai tờ khai chỉ khai mỗi số PO và
phương thức thanh toán.
- Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Thông tin này lấy ở Booking để điền.
Đây là địa điểm cuối cùng hàng đến trước khi xuất cảnh ra nước ngoài.
- Đối với trang 2 của tờ khai hải quan trong trường hợp này người khai hải quan
chỉ điền mã địa điểm lưu kho và tên tương ứng.

- Trang cuối của tờ khai cần chú ý đến những điều sau: khai mã HS của sản phẩm,
mô tả hàng hóa, trị giá hóa đơn; còn mục trị giá tính thuế và đơn giá tính thuế do
hệ thống Hải quan trả về.
3.5. Giấy chứng nhận xuất xứ (CO: Certificate of Origin)
3.5.1. Đơn đề nghị cấp CO (Điền online trên website />Đơn đề nghị cấp C/O được công ty xuất khẩu (Công ty CP Tech-Vina) gửi tới
Phòng thương mại và Công nghệ Việt Nam – Tổ cấp C/O chi nhánh Hà Nội và cần
ghi rõ các thông tin sau:
• Mẫu C/O: A ( form C/O dành cho hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam
hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)
• Nêu rõ các chứng từ kèm theo gồm: Mẫu C/O (3 bản), Invoice (1 bản), Tờ khai
hóa xuất khẩu (1 bản), Packing list (1 bản), Bảng kê thu mua & Phụ lục (1 bản),
Bill of Lading (1 bản), Quy trình sản xuất (1 bản), Định mức sản xuất (1 bản). Tất
cả các chứng từ trên đóng dấu đỏ và ký tươi của Giám đốc – người có thẩm quyền
của Doanh nghiệp.
• Thông tin hàng hóa: Tinh dầu húng quế dạng lỏng – Mã HS: 33012990 – Số
lượng: 400kg – Giá trị: 18,200 USD


Số Invoice: IVN-08052019 ngày 05/08/2019



Nước nhập: Pháp



Số vận đơn: HPHFOS19084682 ngày 11/08/2019




Số tờ khai xuất: 302687981060 ngày 09/08/2019



Địa chỉ nuôi/trồng/đánh bắt/thu hoạch: Hưng Yên

*Lưu ý:
Thời gian cấp C/O không quá ba ngày làm việc kể từ thời điểm đề nghị cấp C/O.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại
nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp
C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước


đó. Do đó doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp đầy đủ, hợp lệ;
kê khai thông tin đúng sự thật.
3.5.2. CO đã cấp
- Tất cả các thông tin về Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, Phương thức vận chuyển
và thông tin tàu đều khớp với thông tin trên các loại chứng từ khác.
• Số C/O: 1901080351 – Số CO này được cấp sau khi khai xong các thông tin
xin cấp CO trên website: />•

Hình thức: Cấp mới

-

Thông tin đáng chú ý ở đây là tiêu chuẩn xuất xứ P. Xuất xứ P là xuất xứ thuần
túy như xuất xứ WO được nêu ra trong Bản kê thu mua & Phụ lục, là một trong
những tiêu chí cơ bản và quan trọng được sử dụng để xác định xuất xứ của
hàng hóa. WO là tiêu chí chặt nhất so với tất cả các tiêu chí còn lại trong hệ
thống quy tắc xuất xứ. WO được hiểu là hàng hóa thu được toàn bộ trong phạm

vi lãnh thổ của Bên thành viên xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn từ
nguyên liệu có xuất xứ thuần túy của Bên thành viên xuất khẩu đó.

3.6. Vận đơn
Tất cả các thông tin về bên Xuất khẩu, Nhập khẩu, người nhận thông báo tại
cảng đến, cảng bốc/dỡ hàng, tên hãng tàu,... đều khớp với tất cả các thông tin trên
Invoice, Packing List và một số chứng từ khác có liên quan.
Đối với lô hàng xuất này thì vận đơn là vận đơn sạch (Clean on Board). Vận
đơn sạch là vận đơn không có những phê chú xấu/tiêu cực của hãng tàu về tình
trạng của container khi họ nhận hàng để chuyên chở. Người mua rất quan tâm về
vấn đề vận đơn sạch hay không vì khi vận đơn sạch thì người mua có cơ sở để yên
tâm rằng hàng hóa của mình đã được người bán giao cho người chuyên chở trong
điều kiện tình trạng tốt, đủ về số lượng, không bị hư hại,…. Hay người bán đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Khi tàu tới cảng tại quốc gia người mua, nếu hàng
có sự thiếu hụt về lượng,… thì vận đơn là một cơ sở để người mua khiếu nại người
chuyên chở đòi bồi thường.
Vận đơn của lô hàng này là Bill Surrendered. Bill Surrendered cũng là một vận
đơn đường biển có chức năng giống hệt như Original B/L, với đầy đủ chức năng:
một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở, là một
bằng chứng về một hợp đồng vận tải đường biển, là một chứng từ sở hữu hàng
hóa. Surrendered B/L linh hoạt vì thủ tục nhanh, bản fax cũng nhận được hàng.
Người nào cầm tờ fax surrender bill coi như người đó có quyền nhận hàng hóa.
Trong trường hợp này bên bán và bên mua thực sự tin tưởng nhau vì bên mua hàng
là khách hàng thân thiết.



KẾT LUẬN

Nhìn chung trong nhiều năm qua, việc thiết lập một bộ chứng từ đã được chú trọng

nhiều hơn trước. Đã có nhiều văn bản hướng dẫn, bổ sung, nhưng mẫu đơn chuẩn
được cung cấp, khiến những nhà kinh doanh trong nước dễ dàng tiếp cận đến giao
địch trương mại quốc tế, cụ thế là lập một bộ chúng từ có đầy đủ tính pháp lý.
Khi nghiên cứu về bộ chứng từ xuất khẩu mặt hàng tinh dầu húng quế của Công ty
Cổ phần TECH-VINA và BONTOUX SAS, nhóm đã phân tích và làm rõ những nội
dung được nêu ra trong những tài liệu có liên quan xuất hiện trong bộ chứng từ.
Đề tài có phạm vi rộng và còn rất nhiều vấn đề đặt ra, tuy nhiên trong giới hạn
môn học, nguồn lực và thời gian cho phép, chúng em mới chỉ tìm hiểu được những
nội dung chung nhất. Vì thế chúng em rất mong nhận được những đóng góp, nhận xét
của cô để đề tài thêm hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


PHỤ LỤC CHỨNG TỪ
1. Purchase Order
2. Booking
3. Invoice, Packing list
4. Tờ khai thông quan xuất khẩu
5. Bảo hiểm
6. Giấy chứng nhận xuất xứ
7. Giấy chứng nhận phân tích
8. Bill Surrendered









×