Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

tiểu luận nghiệp vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu ferro silicon của công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, kinh tế đối ngoại là hoạt động tất yếu,
khách quan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho sự phát
triển của các nước đang phát triển, có nền kinh tế mở cửa. Đối với Việt Nam, hoạt
động kinh tế đối ngoại hiện tại là kết quả của quá trình mở cửa hơn 20 năm, là động
lực phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập mới bởi hoạt động này giúp rút ngắn
khoảng cách về kinh tế của Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Hoạt động
thương mại quốc tế có vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hoạt động kinh tế của
các quốc gia, biến nền kinh tế thế giới thành một guồng máy hoạt động có hiệu quả
hơn. Có thể nói thương mại quốc tế có vai trò không nhỏ, tác động trực tiếp đến sự
phát triển của nền kinh tế các quốc gia trên thế giới, vì vậy việc xây dựng chính
sách thương mại quốc tế phù hợp luôn được xem là vẫn đề trọng yếu của mỗi quốc
gia để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia đó.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, chúng em lựa chọn
việc nghiên cứu nghiệp vụ hải quan để có một cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về
môn học Nghiệp vụ hải quan, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, vững bước tiến vào giao
thương toàn cầu. Trên cơ sở đó, chúng em tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài:
"Thủ tục hải quan nhập khẩu Ferro silicon của Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết
bị Toàn bộ”.
Do kiến thức và tầm hiểu biết có hạn nên bài tiểu luận của chúng em không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những đóng góp của thầy
cô để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
1.1 Giới thiệu công ty nhập khẩu và công ty xuất khẩu
1.1.1 Công ty xuất khẩu

Tên công ty: PACIFIC INTERNATIONAL MINERALS AND RESOURCES
GROUP CO., LTD


Tên viết tắt: PIMRG
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Năm thành lập: 2007
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Thương mại và khai thác, chế biến khoáng sản
Địa chỉ: Tầng 9, (A) Trung tâm Quốc tế Block Sunny, Lianyungang, tỉnh Giang Tô,
Trung Quốc
Zip/Postal Code: 222000
Số điện thoại: (86 518) 82308884; (86) 15061313860
Số fax: (86 518) 82303884
PACIFIC INTERNATIONAL MINERALS AND RESOURCES GROUP
CO., LTD (PIMRG) là một doanh nghiệp được thành lập vào năm 2007 tại tỉnh
Giang Tô, Trung Quốc. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại
và khai thác, chế biến khoáng sản. Doanh nghiệp là một công ty chuyên xuất nhập
khẩu và có danh tiếng tốt trong lĩnh vực thương mại ferroalloy (Hợp kim Ferro), có
mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với nhiều công ty ferroalloy lớn, các nhà máy
ferrosilicon có công suất hơn 200.000 tấn hàng năm và các nhà sản xuất vật liệu hợp
kim đặc biệt khác, cũng như làm đại lý xuất khẩu sản phẩm. Doanh thu hàng năm
của công ty là khoảng 60 triệu USD. Các sản phẩm chính bao gồm ferrosilicon,
rareearth ferrosilicon, ferrosilicon-mangan, silicon-metal, ferromanganese, chế
phẩm và phôi magiê, trong đó phần lớn được xuất khẩu sang Đông và Nam Á,
Trung Đông, Bắc Mỹ và Úc danh tiếng cho các thông số kỹ thuật khác nhau và chất
lượng ổn định.


1.1.2 Công ty nhập khẩu

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ
Tên giao dịch: MATERIAL AND COMPLETE EQUIPMENT EXPORT –
IMPORT CORPORATION
Tên viết tắt: MATEXIM

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Năm thành lập: 1969
Mã số thuế của doanh nghiệp: 0100100336
Điện thoại: (84)2437564415
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, nguyên
liệu và khai thác, chế biến khoáng sản
Địa chỉ: Km số 3, Đường Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Công ty CP Vật tư và Thiết bị toàn bộ (MATEXIM) được thành lập ngày
17/09/1969; là thành viên của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp
Việt Nam; Là hội viên của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam; thành viên
sáng lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), thành viên sáng lập Công
ty Liên doanh Cơ khí Việt - Nhật (VJE).
Gần 50 năm hoạt động, MATEXIM đã không ngừng củng cố và phát triển, đến
nay đã có 10 thành viên đơn vị trực thuộc Công ty, có trụ sở ở Thành phố Hà Nội và
các Thành phố lớn khác của khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam và Tây Nguyên. Tổng
doanh thu hàng năm của công ty đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt 40 - 50 triệu USD/năm. Từ 01/7/2007 Công ty đã chuyển đổi thành Công
ty Cổ phần. Vốn điều lệ của Công ty hiện nay là 222.000.000.000 đồng.


Công ty không có lịch sử giao dịch xấu về hoạt động xuất nhập khẩu, luôn tuân
thủ đúng luật pháp về mua bán ngoại thương, khai báo hải quan và nộp thuế.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh chủ yếu:

• Các loại vật tư, máy móc thiết bị và dây chuyền thiết bị toàn bộ, phục vụ cho
sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, như công nghiệp, xây
dựng cơ bản, giao thông vận tải, đóng tàu, khai thác chế biến khoáng sản...
trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng, kim loại đen (các loại
thép phôi, gang ...), các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế

tạo, thép tấm, thép lá, thép dây và các loại thép chuyên dùng đặc biệt khác,
các loại Fe-ro, kim loại màu, khoáng sản, than cốc, than đá, thiết bị lạnh, sản
phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre; sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy hải sản,
phân bón, hóa chất, bột giấy, hạt nhựa, vật tư nông nghiệp, thiết bị dụng cụ y
tế...
• Các loại ôtô du lịch, ôtô chuyên dùng cho công an, quân sự, xe cứu thương
và các loại xe máy.
• Bán và bảo hành các sản phẩm của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy
Nông nghiệp (VEAM) để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp...
• Thu mua tất cả các loại thứ, phế liệu sắt, thép, kim loại màu, để tái sinh, tái
chế phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.
Sản xuất và dịch vụ:

• Tổ chức khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến sâu
quặng sắt ở Bản Cuôn - Chợ Đồn - Bắc Kạn để phục vụ cho sản xuất gang,
sắt xốp, thép và kinh doanh xuất nhập khẩu...
• Sản xuất st xốp, gang đúc, gang luyện thép, thép cán, các loại kim loại màu
như: Thiếc, đồng, chì nhôm kẽm...
• Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao
bì bằng giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ... cho tiêu dùng và để
xuất khẩu; dây cáp điện, phân vi sinh, chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng
thủy sản, sản xuất kinh doanh điện, xây dựng các công trình dân dụng và
công nghiệp hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, thi công lắp đặt các công
trình điện từ 110KV trở xuống.
Quan hệ giữa hai công ty:


PACIFIC INTERNATIONAL MINERALS AND RESOURCES GROUP CO.,
LTD (PIMRG) và CTCP Vật tư và Thiết bị toàn bộ (MATEXIM) là 2 công ty độc
lập. Hợp đồng được ký kết giữa PIMRG và MATEXIM không chỉ diễn ra trong một

lần này mà việc hợp tác còn thường xuyên được thực hiện. Cả hai doanh nghiệp đều
là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, có đầy
đủ tư cách pháp nhân và có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế, đồng thời chịu
trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.2 Loại hình nhập khẩu
A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa
khẩu)
Theo Công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01 tháng 4 năm 2015, mã này
được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng,
hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập;
hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu
tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu
nhập.
Nguồn luật điều chỉnh: theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC
ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ nhập khẩu mặt hàng A11 về làm
nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể là dùng trong
luyện kim.
1.3 Mặt hàng nhập khẩu
Tên sản phẩm: Ferro Silicon 72%
Mã HS: 72022100 (Ferro Silicon có hàm lượng silic trên 55% tính theo trọng
lượng)
Mô tả hàng hóa:
Si: 72% min, Al: 2% max, C: 0.2% max, S: 0.02% max, P: 0.04% max
Dạng cục, cỡ hạt: 10-50mm (90% min)
Xuất xứ: Trung Quốc



Hàng mới 100% được dùng trong luyện kim.
1.4 Các chính sách của Nhà nước về mặt hàng
1.4.1 Đối với mặt hàng nhập khẩu nói chung
Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã ghi nhận nhiều
quy định pháp lý mới mang tính đột phá, mở cửa với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính, các ưu đãi đầu tư, đặc biệt là về thuế ưu
đãi đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đã góp phần trong
việc thu hút dòng vốn ngoại.
Dưới đây là tổng hợp một số thông tin liên quan đến thuế ưu đãi đầu tư đối với
dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhà nước áp dụng mức thuế suất
thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện
dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Nhà nước miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa
nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án
đầu tư.
Ưu đãi về đất đai: Nhà nước miễn, giảm tiền thuế đất, tiền sử dụng đất, thuế sử
dụng đất.
Các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:


Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu
đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục I – Nghị định 118/2015/NĐ-CP



Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục II –
Nghị định 118/2015/NĐ-CP




Dự án có quy mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu
6000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư



Dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên (không
bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao
động dưới 12 tháng)




Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức
khoa học và công nghệ.
Đối với dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi đầu tư khác nhau thì được

áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư:
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì hầu hết các dự án đều
thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ
trương đầu tư nên trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư cần tìm hiểu và ghi
nhận những đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư trong văn bản đề xuất dự án đầu tư. Nhà
đầu tư sẽ căn cứ vào những nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy Chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để được hưởng những ưu
đãi này. Nếu dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư tự xác định ưu đãi đầu tư và thực
hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư.

Tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc thực hiện dự án đầu tư từ việc chuyển đổi
loại hình tổ chức kinh tế, chuyển đổi chủ sở hữu, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư từ dự án trước đó.
1.4.2 Đối với mặt hàng nhập khẩu đang nghiên cứu
Về thủ tục nhập khẩu Ferro Silicon, bộ chứng từ cần sử dụng bao gồm:








Tờ khai hải quan
Hợp đồng mua bán ngoại thương (Contract)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Vận đơn đường biển (B/L)
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (Certificate of quantity and

quanlity)
• Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)
• Phiếu đóng gói (Packing list)
Về chính sách hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và


các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”, theo
đó mặt hàng Ferro Silicon không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc

nhập khẩu có giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành.
Chính sách về thuế

• Thuế nhập khẩu
Theo khoản 4 điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13,
hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia.
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018-2022 (kèm theo Nghị
định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ), thuế suất thuế nhập
khẩu dành cho mặt hàng hợp kim Fero-Silic có hàm lượng silic trên 55% theo trọng
lượng (mã HS 72022100) là 0%.

• Thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, mặt hàng không thuộc đối
tượng chịu thuế.

• Thuế bảo vệ môi trường
Theo Luật số 57/2010/QH12 của Quốc hội: Luật thuế bảo vệ môi trường, mặt hàng
không phải là đối tượng chịu thuế.

• Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ biểu thuế Giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu (Ban
hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ tài chính),
thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng là 10%.


Ferro Silicon là một nguyên liệu quan trọng cho quá trình sản xuất thép. Với tư
cách là những đơn vị xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm luyện chế thép,
hợp đồng được ký kết giữa PIMRG và MATEXIM không chỉ diễn ra trong một lần

này mà việc hợp tác còn thường xuyên được thực hiện. Vì vậy, quy trình cần được
thực hiện nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thủ tục cần thiết.
1.5 Khái quát giao dịch và dòng thời gian








Ngày ký hợp đồng: 25/02/2019
Ngày xếp hàng: trước 20/03/2019
Ngày khai và kiểm tra hải quan: 28/03/2019
Phương thức vận tải: Vận tải đường biển
Tàu vận chuyển: Tàu PROSPER 0659-063S
Phương thức thanh toán: TTR – chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn, được
sử dụng trong phương thức thanh toán bằng L/C. Đây là phương thức thanh







toán phù hợp, tạo thuận lợi cho cả hai bên khi thanh toán.
Điều kiện giao hàng: CFR cảng Hải Phòng (theo Incoterms 2010)
Hình thức khai hải quan: Khai hải quan điện tử
Nơi nhận hàng để xếp: Liên Vân Cảng, Giang Tô
Cảng xếp hàng: Liên Vân Cảng, Giang Tô

Cảng dỡ hàng: cảng Hải Phòng


CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Trình tự thực hiện khai hải quan của lô hàng nhập giữa công ty CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ và PACIFIC INTERNATIONAL
MINERALS AND RESOURCES GROUP CO., LTD
Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
Bước 2: Khai và truyền tờ khai hải quan
Bước 3: Lấy lệnh giao hàng
Bước 4: Làm thủ tục tại chi cục hải quan
Bước 5: Thông quan hàng hóa
2.1 Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hóa
2.1.1 Kiểm tra sự đầy đủ của bộ chứng từ
Bộ chứng từ hàng hóa thường bao gồm:
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight C/W)
- Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis C/A)
- Chứng nhận hun trùng (Certificate of Fumigation)
- Chứng nhận kiểm dịch (Certificate of Phytosanitary)
Trong đó, 5 loại giấy tờ đầu tiên là thường gặp nhất trong các thương vụ mua bán
hàng hóa quốc tế, các giấy tờ còn loại thì phụ thuộc vào loại hàng hóa và yêu cầu
thỏa thuận giữa các bên. Đối với mặt hàng máy bơm chân không, vì là máy móc,
nên sẽ không có giấy chứng nhận hun trùng và chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận

phân tích và chứng nhận trọng lượng.


2.1.2 . Kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ
Sau khi đã kiểm tra thông tin và số liệu trên từng chứng từ, doanh nghiệp đối chiếu
chéo số liệu giữa các chứng từ để đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
Một số những chi tiết cần đối chiếu như: Tên hàng, mô tả, đơn giá, lượng hàng trên
Invoice, số kiện (packages), tổng trọng lượng hàng (Gross Weight) ...
2.2 Khai báo hải quan điện tử
2.2.1 Luật áp dụng
- Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)
- Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông tư
128/2013/TT-BTC và 194/2010/TT-BTC)
- Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư
196/2012/TT-BTC)
2.2.2 Quy trình khai báo hải quan điện tử

IDA

IDC

Đăng ký sửa thông tin

Sửa tờ khai

Đăng ký thông tin khai báo

Đăng ký tờ khai


IIDA01

IDE

IDB

IDD

Gọi ra thông tin đã khai IDA, thông tin hóa đơn

Gọi ra màn hình thông tin IDA01

Bảng 2: Tổng quan quy trình khai báo và khai sửa đổi bổ sung trong thông quan đối
với hàng hóa nhập khẩu
Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu
– Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi
đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133
chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp
số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã


nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu
tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến
trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai
– IDC.
– Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
Bước 2: Khai trước thông tin tờ khai (IDA)
– Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai
hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất

ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để
đăng ký tờ khai.
– Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin
khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn
hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các
công việc như đã hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (IDC)
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh
nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90
ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp
thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại
cho người khai hải quan biết.
Bước 4: Lấy kết quả phân luồng và thông quan
Tờ khai của doanh nghiệp được phân vào luồng đỏ, do đó, doanh nghiệp đã nộp hồ
sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và chuẩn bị các điều kiện để
kiểm thực tế hàng hoá. Đồng thời, doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
về thuế, phí, lệ phí.
Bước 5: Khai và sửa đổi bổ sung trong thông quan
(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ
khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông
quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin
sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong


trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu
sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2
trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ
thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông
tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn

hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi là ký tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi,
bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ
khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối
cùng của số tờ khai là 0.
(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ
sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh).
(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên
màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ
thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không
được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
2.3 Lấy lệnh giao hàng D/O
Lệnh giao hàng là chứng từ quan trọng để làm thủ tục tại cảng khi kiểm hóa, lấy
mẫu kiểm tra chuyên ngành, và khi lấy hàng. Arrival Note (Giấy báo hàng đến)
chính là một trong những chứng từ quan trọng mà người nhập khẩu cần để mang
đến trụ sở của hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để đổi lấy D/O.
Các chứng từ bao gồm:
- Giấy giới thiệu (bản gốc)
- Thông báo hàng đến (bản gốc)
- Vận đơn surrendered


- Chứng minh nhân dân
- Tiền phí: DO, CFS, THC, CIC, Loading, Handling
2.4 Làm thủ tục tại chi cục hải quan
Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ
kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức
nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.
Xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)

- Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh)
- Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên
ngành)...
- Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa.
Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi
liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.
Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ
công. Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container
kiểm thủ công.
Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết:
biên bản kiểm hóa. Nếu ok, sẽ làm thủ tục quyết & bóc tờ khai là xong phần ở chi
cục. In mã vạch tờ khai hải quan, và đến cảng làm nốt thủ tục đổi lệnh & ký hải
quan giám sát (còn gọi là ký cổng bãi) là xong.
Trong quá trình làm thủ tục, người khai hải quan có thể vào website của Tổng cục
hải quan để cập nhật tình trạng một số bước công việc:
-Tra cứu nộp thuế, nợ thuế hải quan: sau khi nộp thuế xong, tra cứu nếu thấy tình
trạng là "Hết nợ", nghĩa là tiền thuế đã vào tài khoản của hải quan. Nếu chưa thì
phải đợi, và nên kiểm tra lại khâu nộp thuế, nếu cần.
-Tra cứu tờ khai hải quan: tra cứu xem tình trang của tờ khai thế nào: đã thông quan
hay chưa, ngày giờ thông quan...
-In mã vạch tờ khai hải quan: nếu có mã vạch là đã thông quan.


Nộp thuế: Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế sau khi đã có thông báo của cơ quan
Hải quan về kết quả kiểm tra trị giá tính thuế tự tính của doanh nghiệp.
2.5 Thông quan và giải phóng hàng
Thông quan hàng hóa là việc hoàn tất thủ tục hải quan với hàng xuất nhập
khẩu. Sau những bước đã nêu phía trên và hàng được hải quan chấp nhận thông
quan thì doanh nghiệp nhập khẩu đã hoàn thành trách nhiệm.
2.6 Những khó khăn khi kê khai hải quan

Các thông tin trên phần mềm VNACCS thường xuyên bị khai sai. Có một số
thông tin trên phần mềm VNACCS có thể chỉnh sửa nhưng cũng có một vài thông
tin không thể tiến hành chỉnh sửa và bổ sung được. Nếu không may khai nhầm,
thông tin sai lệch thì bạn chỉ còn cách là khai lại từ đầu mất rất nhiều thời gian. Đặc
biệt, đối với những tờ khai hải quan đã đóng thuế mà phải khai lại còn phải tiêu tốn
thời gian để điều chỉnh lại thuế.
Mã số hàng hóa (mã HS) bị khai sai, thông tin chưa chính xác cũng là vấn đề mà
rất nhiều người gặp phải trong quá trình xử lý tờ khai hải quan. Trong biểu thuế có
rất nhiều loại hàng hóa, một vài loại hàng hóa có cùng mô tả ở nhiều mục khác nhau
tương ứng với phần thuế suất khác nhau, chính khái niệm không rõ ràng này khiến
nhiều người bị nhầm lẫn, điều này xảy ra đặc biệt nhiều ở những người chưa có
kinh nghiệm khai báo hải quan.
Nguyên tắc cụ thể: mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã duy nhất, chính vì thế, cần
áp mã số hàng hóa đúng với hàng hóa mà mình đang làm thủ tục xuất nhập khẩu để
tránh khỏi những sai lệch không đáng có.
Ngoài ra, những vấn đề xoay quanh chứng từ về thông tin trên bộ chứng từ không
khớp nhau, các lỗi trên C/O hay khi kiểm tra hàng hóa xảy ra sai sót là điều mà rất
nhiều người thường xuyên gặp phải.


CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN
3.1 Tờ khai hải quan
a. Trang 1/3

Số tờ khai: 102556516531
Số tờ khai đầu tiên: 102556516530
Do doanh nghiệp khai hải quan điện tử nên số tờ khai này là chỉ tiêu thông tin
do hệ thống tự động trả về hoặc chương trình khai hải quan điện tử ECUSS
VNACSS/VCIS tự tính, doanh nghiệp không cần nhập chỉ tiêu này.
Trong đó 11 chữ số đầu tiên có ý nghĩa thống kê, truy xuất thông tin khi cần

thiết. Cơ quan Hải quan và cơ quan khác có liên quan chỉ sử dụng 11 chữ số đầu
tiên của số tờ khai. Chữ số cuối cùng chỉ thể hiện số lần khai bổ sung hải quan điện
tử: Khai lần đầu thì ký tự thứ 12 là 0, trong trường hợp này, chữ số cuối cùng của số
tờ khai bổ sung là 1 tức là doanh nghiệp khai bổ sung một lần.
Trường hợp là tờ khai chia nhỏ (tờ khai có trên 50 dòng hàng thì phải tách thành
nhiều tờ khai nhỏ) thì phải nhập như sau:

(1) Với tờ khai đầu tiên, nhập chữ [F] (first)
(2) Với những tờ khai thứ hai trở đi thì khai như sau:
Ô 1: Nhập số tờ khai đầu tiên
Ô 2: Nhập số thứ tự trên tổng số tờ khai
Ô 3: Nhập tổng số tờ khai của lô hàng


Ở đây chỉ có 1 dòng hàng (dòng cuối trang 1/3 của tờ khai hải quan có ghi
“Tổng số dòng hàng của tờ khai: 1”) nên không cần phải tách thành nhiều tờ khai
nhỏ do đó mục này bỏ trống.
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Không có
Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp như sau:

(1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất:
(2) Nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng (trên tất cả các dòng hàng)
(3) Trường hợp nhập khẩu (chuyển tiêu thụ nội địa) của lô hàng tạm nhập:
(4) Nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng (trên tất cả các dòng hàng)
(5) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một.
(6) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực.
(7) Không được sử dụng ở tờ khai khác.
Ở đây không phải trường hợp tạm nhập tái xuất nên mục này bỏ trống.
Mã phân loại kiểm tra: 3
Nếu kết quả phân luồng trả về với mã phân loại kiểm tra là: Lô hàng được phân

vào luồng:

(1) Xanh: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
(2) Vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
(3) Đỏ: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Do đó có thể thấy lô hàng được phân vào luồng Đỏ, cơ quan hải quan sẽ tiến
hành kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa. Theo thông tư
112/2005/TT-BTC, có 3 mức độ kiểm tra thực tế: Kiểm tra toàn bộ lô hàng, kiểm tra
thực tế 10% lô hàng, kiểm tra thực tế 5% lô hàng (nếu không phát hiện vi phạm thì
kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận
được mức độ vi phạm).
Lý do phân luồng Đỏ: Đây là mặt hàng được hưởng mức thuế suất nhập khẩu là
0%, hơn nữa có nguồn gốc xuất xứ thuần túy từ Trung Quốc (theo như C/O) nên
phía cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa và chứng từ.
Mã loại hình: Mã A11 (Nhập kinh doanh tiêu dùng)
Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 (Đường biển, hàng đóng trong
container)
Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn một trong các mã sau:
1: Đường không


2: Đường biển (container)
3: Đường biển (hàng rời, lỏng...)
4: Đường bộ (xe tải)
5: Đường sắt
6: Đường sông
9: Khác
Mã phân loại cá nhân/tổ chức: [4] Hàng hoá từ tổ chức đến tổ chức
Ngoài ra còn các mã khác như sau:


-

Mã “1”: Hàng hoá từ cá nhân đến cá nhân
Mã “2”: Hàng hoá từ tổ chức gửi cá nhân
Mã “3”: Hàng hoá từ cá nhân gửi tổ chức
Mã “5”: Khác

Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 7202
7202 chính là 4 chữ số đầu trong mã HS của hàng hóa.
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: CHPKVIII
Tên chi cục: Chi cục HQ CK cảng Hải Phòng KV III
Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00: Đội thủ tục hàng hóa Xuất khẩu. Mã này là mã
tại Chi cục HQ Cảng Hải Phòng KV III. Hệ thống tự động lấy ra được mã bộ phận
tiếp nhận tờ khai dựa trên mã HS
Mã bộ phận xử lý tờ khai nhằm chỉ rõ tờ khai của doanh nghiệp được gửi đến
bộ phận cấp đội thủ tục nào của chi cục Hải quan mà doanh nghiệp đã chọn ở mục
“Cơ quan hải quan” đối với trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau.
Doanh nghiệp có thể tự nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai. Trường hợp không nhập,
hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.
Ngày đăng ký: 28/03/2019 09:47:17
Ngày thay đổi đăng ký: 29/03/2019 11:29:49
Theo như giấy báo hàng đến, tàu chở hàng cập cảng lúc 23:30 ngày
28/03/2019, việc doanh nghiệp mở tờ khai vào ngày 28/03/2019 và đăng ký bổ sung
ngày 29/03/2019 là hoàn toàn hợp lý.
Thời hạn tạm nhập/ tái xuất: Không có


Trường hợp mở tờ khai theo loại hình tạm nhập thì căn cứ quy định về thời hạn
hàng tạm nhập được lưu tại Việt Nam tương ứng để nhập ngày hết hạn theo định
dạng ngày/tháng/năm.

Trường hợp này doanh nghiệp không mở tờ khai theo hình thức tạm nhập nên ô
này bỏ trống.
Người nhập khẩu
Mã: 0100100336 - Đây chính là mã số thuế của người nhập khẩu. Trường hợp
người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện IDA thì hệ
thống sẽ tự đông xuất ra mã người nhập khẩu.
Tên: Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị Toàn bộ
Mã bưu chính: (+84) 43
Địa chỉ: Km3, đường Phạm Văn Đồng, phường Cố Nhuế 1, quân Bắc Từ Liêm,
Hà Nội
Số điện thoại: + (84) 243 7564415
Đối với địa chỉ và số điện thoại người nhập khẩu, trong trường hợp hệ thống tự
động hiển thị chính xác hoặc người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là
người thực hiện IDA thì không cần nhập liệu.
Người uy thác nhập khẩu: Không có
Người xuất khẩu:
Tên: PACIFIC INTERNATIONAL MINERALS AND RESOURCES GROUP
CO., LTD
Mã bưu chính: 086
Địa chỉ: 9th FLOOR A BLOCK SUNNY INTERNATIONAL CENTER,
LIANYUNGANG, CHINA
Mã nước: CN - Mã nước bao gồm 2 ký tự theo bảng mã UN LOGOCODE. Ở
đây, mã CN là Trung Quốc


Số vận đơn: 080319EGLV 158900017170 – khớp với số ghi trên vận đơn, giấy
báo hàng đến và đơn bảo hiểm hàng hóa.
Số lượng: 100 BG
Để nhập số lượng cần phải nhập 2 ô, trong đó:
Ô 1: Nhập tổng số lượng đơn vị hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại,

phiếu đóng gói, vận đơn)
Ô 2: Nhập mã đơn vị tính. Với mã BG là túi. Ở đây, số lượng hàng hóa được
nhập là 100 túi.
Tổng trọng lượng hàng (Gross): 100. 200 KGM (tức 100, 200 kg)
Số lượng container: 4
Địa điểm lưu kho: 03TGS10 CTY CP CANG XANH VIP
Công ty nhập khẩu chọn lưu kho hàng hóa do chưa chuẩn bị kịp kho để chứa
hàng và chấp nhận chịu phí lưu kho.
Địa điểm dỡ hàng: VNCXP CANG XANH VIP
Địa điểm xếp hàng: CNLYG LIANYUNGANG


Phương tiện vận chuyển: 9999

PROSPER 0659-063S

Trong phần phương tiện vận chuyển có 2 ô, ô 1 cần nhập hô hiệu (call sign)
trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. Ô 2 nhập tên phương tiện vận
chuyển, căn cứ vào chứng từ vận tải.
Ta có thể thấy lô hàng được vận chuyển bằng tàu mang tên PROSPER 0659063S.
Ngày hàng đến: 28/03/2019
Số hóa đơn: A – LYGFD-1903-8
Trong đó, phần chữ cái đầu tiện thể hiện hình thức hóa đơn; phần số là số hóa
đơn thương mại hoặc số của Chứng từ thay thế hóa đơn thương mại hoặc số bảng kê
hóa đơn.
Trong trường hợp này, mã “A”: hóa đơn thương mại. Phần số trùng khớp với số
hóa đơn ghi trên hóa đơn thương mại.
Ngoài ra còn có các mã phân loại hình thức hóa đơn khác như sau:
"B": Chứng từ có giá trị tương đương hóa đơn thương mại hoặc không có hóa
đơn thương mại

"D": hóa đơn điện tử (trong trường hợp đăng kí hóa đơn điện tử trên VNACCS)
Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Không có
Nếu phân loại hình thức hóa đơn là "D" thì bắt buộc phải nhập Số tiếp nhận hóa
đơn điện tử. Nếu phân loại hình thức hóa đơn không phải là "D" thì không thể nhập
được chỉ tiêu thông tin này.
Trong trường hợp này, do phân loại hình thức hóa đơn là “A” nên không thể
nhập được phần này.
Ngày phát hành: 08/03/2019
Là ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập chứng từ thay thế hóa
đơn thương mại (Ngày/tháng/năm). Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì
nhập ngày thực hiện nghiệp vụ IDA (nghiệp vụ Khai trước thông tin tờ khai).
Phương thức thanh toán: TTR (ở đây là thanh toán chuyển tiền bằng điện)
Đồng thời cần ghi phương thức thanh toán thực tế vào ô "Chi tiết khai trị giá".
Tổng trị giá hóa đơn: A - CFR - USD 113.500
Mục này có 4 ô:


Ô 1: Mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn
A: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
B: Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền (FOC – free of charge/hàng
khuyến mại)
C: Giá hóa đơn cho hàng hóa lẫn cả phải trả và không phải trả tiền
D: Các trường hợp khác
Ô 2: Điều kiện giao hàng theo Incoterms: CFR
Ô 3: Mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE: USD
Ô 4: Tổng trị giá hóa đơn: 113. 500
Tổng trị giá tính thuế: 2.648.754.500
Tổng hệ số phân bổ trị giá: 113.500
Nếu phân bổ các khoản phí vận chuyển, phí đóng gói... theo tỷ lệ về trị giá
Giấy phép nhập khẩu: không có

Mục giấy phép nhập khẩu cần nhập trong các trường hợp: hàng hóa phải có
giấy phép nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; hàng
hóa nhập khẩu thuộc Danh mục trừ lùi; Danh mục đầu tư miễn thuế đăng ký ngoài
hệ thống; Danh mục thiết bị đồng bộ; Danh mục hàng hóa nhập khẩu ở dạng
nguyên chiếc tháo rời phải nhập nhiều lần, nhiều chuyến; Danh mục vật tư thiết bị
nhập khẩu để phục vụ đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy toa xe; Danh mục
vật tư thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất cơ khí trọng điểm; Văn bản xác định
trước trị giá, văn bản xác định trước mã và văn bản xác định xuất xứ; số tiếp nhận
hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.
Ở trường hợp này, mặt hàng nhập về không thuộc trường hợp cấm nhập khẩu
hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày
15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương. Do đó, công ty có thể nhập khẩu như hàng hóa thông thường mà không cần
xin giấy phép nhập khẩu. Mặt hàng, hàng hóa cũng không thuộc danh mục hàng hóa
nêu trên nên Doanh nghiệp không cần nhập vào mục này.
Do đó mục này bỏ trống.
Mã phân loại khai trị giá: 6


Nghĩa là áp dụng phương pháp trị giá giao dịch. Ngoài ra có các mã phân loại
khai trị giá như sau:
0: Khai trị giá tổng hợp
1: Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa
giống hệt
2: Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp giá giao dịch của hàng hóa tương
tự
3: Xác định Giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ
4: Xác định Giá tính thuế theo phương pháp tính toán
5: Áp dụng một hoặc nhiều TKTG tổng hợp cho một phần hàng hóa khai báo
7: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch trong trường hợp có mối quan hệ đặc

biệt nhưng không ảnh hưởng tới trị giá giao dịch
8: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng phân bổ khoản điều chỉnh tính
trị giá tính thuế thủ công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng.
9: Xác định trị giá theo phương pháp suy luận
Z: Áp dụng TKTG tổng hợp chưa đăng ký vào hệ thống
T: Xác định trị giá trong trường hợp đặc biệt
Phí vận chuyển: không có
Các trường hợp khai phí vận chuyển như sau:
A: Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số tiền cước phí chung cho
tất cả hàng hóa trên chứng từ.
B: Khai trong trường hợp:

• Hóa đơn lô hàng có cả hàng trả tiền và hàng F.O.C (Free of Charge).
• Tách riêng phí vận tải của hàng trả tiền với hàng F.O.C trên chứng từ vận tải.
C: Khai trong trường hợp tờ khai chỉ nhập khẩu một phần hàng hóa của lô hàng
trên chứng từ vận tải.
D: Phân bổ cước phí vận tải theo tỷ lệ trọng lượng, dung tích.
E: Khai trong trường hợp trị giá hóa đơn của hàng hóa đã có phí vận tải (ví dụ:
CIF, CFR, CIP) nhưng cước phí thực tế vượt quá cước phí trên hóa đơn (phát sinh
thêm phí vận tải khi hàng về cảng nhập khẩu; tăng cước phí do giá nhiên liệu tăng,
do biến động tiền tệ, do tắc tàu tại cảng…).


F: Khi trong trường hợp có cước vượt cước và chỉ nhập khẩu một phần hàng
hóa của lô hàng.
Phí bảo hiểm: D – không bảo hiểm
Ngoài ra còn có các mã phân loại bảo hiểm sau:
A: Bảo hiểm riêng
B: Bảo hiểm tổng hợp
Nếu trong mục điều kiện giá Invoice đã được nhập là giá CIF, CIP hay C&I,

DDU, DDP, DAP, DAF, DAT thì không thể nhập được.
Mã tên: N – Khoản khác
Mã tên khoản điều chỉnh như: A - Phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới (AD), C
- Chi phí đóng gói hàng hóa (AD), G - Khoản giảm giá (SB), E: Phí bản quyền, phí
giấy phép (AD)….N - Khoản khác
Mã phân loại: AD – Cộng thêm số tiền điều chỉnh
Ở đây, cộng thêm 11. 400. 000 VND và 400 USD
Chi tiết khai trị giá: 08032019#&, phi D/O = 800.000VND, CIC = 400USD,
vệ sinh cont = 480.000VND.
Nhận xét: tại các Điều 5, Điều 6, Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì chi phí
vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập
đầu tiên là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế (trừ chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ
phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên). Trong trường hợp này, có các
chi phí như trên phát sinh nên trị giá tính thuế thay đổi, phải cộng thêm một số chi
phí.
Thuế:
Tên sắc thuế: V - thuế GTGT
Tổng tiền thuế phải nộp : 264. 875. 450 VND
Tỷ giá tính thuế : 23.155 ( Tỷ giá USD/VND)
Tỷ giá được lấy vào ngày thứ năm tuần trước đó (21/03/2019) theo công bố của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đúng theo quy định của Pháp
luật về việc chọn tỷ giá hối đoái (quy định tại khoản 3, Điều 21, Nghị định
08/2015/NĐ-CP).


Doanh nghiệp đã thực hiện nộp thuế ngay để hàng hóa được thông quan và
không có khoản nợ thuế hay bảo lãnh nào.
Mã xác định thời hạn nộp thuế: D – nộp thuế ngay
Ngoài ra còn các mã như sau:
“A”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh riêng

“B”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế do sử dụng bảo lãnh chung
“C”: trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế mà không sử dụng bảo lãnh
Người nộp thuế: 1 - tức người nộp thuế là người nhập khẩu
Nếu người nộp thuế là đại lý hải quan thì mã là 2.
Mã lý do đề nghị BP: bỏ trống. Chỉ trong trường hợp đề nghị giải phóng hàng
trên cơ sở bảo lãnh (có thể vì chờ xác định mã số hàng hóa/ trị giá tính thuế/…),
doanh nghiệp mới cần điền vào mục này.
Phân loại nộp thuế: A - tức là không thực hiện chuyển khoản
Ngoài ra có mã:
B: Tài khoản của đại lý hải quan
C: Tài khoản của người xuất nhập khẩu
b. Trang 2/3


×