Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật múa rối nước truyền thống ở thái bình hiện nay​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.86 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------------

BÙI THỊ THÚY DUNG

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
MÚA RỐI NƢỚC TRUYỀN THỐNG
Ở THÁI BÌNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------------

BÙI THỊ THÚY DUNG

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
MÚA RỐI NƢỚC TRUYỀN THỐNG
Ở THÁI BÌNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS. Chu Thị Diệp

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, với tình cảm chân thành, em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
cho em có môi trƣờng học tập tốt trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứu
tại trƣờng.
Bên cạnh sự nỗ lực học hỏi của bản thân em còn nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn tận tình từ ThS Chu Thị Diệp – Giảng viên khoa Giáo Dục Chính Trị đã
định hƣớng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và em cũng xin cảm
ơn hai phƣờng múa múa rối nƣớc ở Thái Bình đã cung cấp các tƣ liệu để em
hoàn thành bài khóa luận.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để
bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú và anh chị lời
cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Bùi Thị Thúy Dung


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận: “Bảo tồn và phát huy giá trị của loại
hình nghệ thuật múa rối nước truyền thống ở Thái Bình hiện nay” là công
trình nghiên cứu của riêng em dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Chu Thị Diệp.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Bùi Thị Thúy Dung


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƢỚC
TRUYỀN THỐNG............................................................................................ 5
1.1. Nghệ thuật múa rối.................................................................................. 5
1.2. Nghệ thuật múa rối nƣớc truyền thống ở Việt Nam ............................... 9
1.3. Giá trị văn hóa nghệ thuật của múa rối nƣớc ........................................ 18
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 21
CHƢƠNG 2. HÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƢỚC TẠI THÁI
BÌNH HIỆN NAY ........................................................................................... 22
2.1. Vùng đất Thái Bình với nghệ thuật múa rối nƣớc ................................ 22
2.2. Một số thành tựu đạt đƣợc trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa, nghệ thuật múa rối nƣớc truyền thống ở Thái bình và nguyên nhân
của nó ........................................................................................................... 27
2.3. Những hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ
thuật múa rối nƣớc ở Thái Bình và nguyên nhân của nó ............................. 35
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 43
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY

MẠNH CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT MÚA
RỐI NƢỚC Ở THÁI BÌNH ............................................................................ 44
3.1. Một số phƣơng hƣớng bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nƣớc
ở Thái Bình .................................................................................................. 44
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa rối
nƣớc ở Thái Bình hiện nay........................................................................... 47
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Châu thổ sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm ở hạ lƣu sông Hồng
thuộc miền Bắc nƣớc ta, gồm hệ thống sông và biển với đất đai trù phú và
màu mỡ. Bởi vậy, đời sống văn hoá của cƣ dân nơi đây rất phong phú và đa
dạng về các lễ hội truyền thống.Đó chính là cơ sở để cha ông ta sáng tạo nên
các hình thức nghệ thuật dân gian, mà độc đáo và nổi bật là Múa rối nƣớc - di
sản văn hoá phi vật thể mà hiện nay chỉ còn có ở Việt Nam.
Thái Bình đƣợc biết đến với rất nhiều di tích lịch sử văn hóa nhƣ khu di
tích Ðền Trần, chùa Keo, Từ đƣờng, Lăng mộ nhà bác học Lê Qúy Đôn, …
Đây là những công trình kiến trúc xƣa kia nhƣng để lại nhiều giá trị to lớn cho
con cháu đời sau. Ngoài ra Thái Bình còn đƣợc biết đến với nghệ thuật hát
chèo với những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Bên
cạnh đó, một loại hình nghệ thuật đã có từ rất lâu đời nhƣng đến nay vẫn còn
tồn tại và đƣợc gìn giữ ở Thái Bình, đó chính là nghệ thuật múa rối nƣớc loại hình nghệ thuật đặc sắc của đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Có thể nói múa rối nƣớc nói chung và múa rối nƣớc ở Thái Bình nói
riêng là một nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn nếu chúng ta biết bảo tồn và phát
huy sẽ có giá trị rất lớn để thu hút khán giả và khách du lịch. Hiện nay công
tác bảo tồn nghệ thuật múa rối nƣớc đang đƣợc quan tâm quan tâm, đầu tƣ.

Tuy nhiên loại hình này vẫn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trong nhân dân,
khán giả ít ngƣời biết đến và đang đứng trƣớc nguy cơ bị lãng quên cũng nhƣ
chƣa phát huy thực sự có hiệu quả trong các hoạt động. Vì vậy, cần phải tìm
ra giải pháp cho phƣờng rối ở Thái Bình nhằm phát triển, bảo tồn và phát huy
Múa rối nƣớc trong thời gian“hiện nay và thời gian tới, góp phần thực hiện tốt
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về bảo tồn, phát huy nghệ thuật
truyền thống để xây dựng”nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

1


dân tộc. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị của
loại hình nghệ thuật múa rối nước truyền thống ở Thái Bình hiện nay” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Múa rối nƣớc là môn nghệ thuật đầy sức cuốn hút và mang những nét
độc đáo riêng biệt. Nghiên cứu về đề tài này, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu và các cuốn sách, có thể điểm qua một số công trình, cuốn sách
dƣới đây:
+ Cuốn sách “Nghệ thuật múa rối nước”, tác giả Tô Sanh, nhà xuất bản
Văn hóa năm 1976. Cuốn sách này nói về nghệ thuật múa rối nói chung và
nghệ thuật múa rối nƣớc. Trình bày nguồn gốc lịch sử và quá trình nghệ thuật
của múa rối nƣớc. Tiết mục và kỹ thuật thể hiện múa rối nƣớc. Cuối cùng là
tính chất đặc điểm và quan hệ của nghệ thuật múa rối nƣớc với các bộ môn
nghệ thuật khác.
+ Cuốn sách “Lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam”, tác giả Nguyễn
Huy Hồng. Cuốn sách xuất bản năm 2005 với nội dung là giới thiệu về lịch sử
nghệ thuật múa rối ở Việt Nam, nghệ thuật múa rối cổ truyền dân tộc, nghệ
thuật múa rối 1945-1995. Giới thiệu từ vựng về nghệ thuật múa rối, các thuật
ngữ múa rối.

+ Cuốn sách “Nghệ thuật múa rối Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Huy
Hồng đƣợc xuất bản năm 1974 với nội dung là đại cƣơng về nghệ thuật múa
rối, lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam và cơ sở rối truyền thống của dân tộc.
+ Cuốn sách “Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam”, tác giả: Hoàng
Chƣơng (chủ biên), Đoàn Thị Tình, Đặng Ánh Ngà, Phan Thanh Liêm - Nhà
xuất bản: Văn hoá Thông tin, 2012. Cuốn sách giới thiệu lịch sử và đặc điểm
của múa rối nƣớc. Đồng thời đã nêu lên các định hƣớng nhằm phát triển múa
rối nƣớc Việt Nam và vấn đề bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nƣớc dân
gian Việt Nam.
2


+ Cuốn sách “Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình”, tác giả Nguyễn
Huy Hồng - Nhà xuất bản: Sở Văn hoá và thông tin Thái Bình, 1987. Cuốn
sách giới thiệu vài nét về đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nƣớc cùng với 3
phƣờng tiêu biểu: phƣờng múa rối nƣớc Nguyễn, Tuộc, múa rối thùng ở Đống.
+ Luận án “Sự phục hồi của rối nước đồng bằng Bắc Bộ”, tác giả Vũ
Tú Quỳnh. Luận án đã nêu lên tổng quan về rối nƣớc vùng đồng bằng Bắc Bộ
trƣớc đổi mới. Trình bày các tác nhân dẫn đến sự phục hồi và những vấn đề
đặt ra trong hiện nay đối với rối nƣớc.
+ Phạm Trọng Toàn, đề tài “Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước cổ
truyền làng Nguyễn”, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, 2007. Luận văn đã
nghiên cứu múa rối nƣớc về mặt nghệ thuật. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất
những phƣơng hƣớng và giải pháp kế thừa và phát huy những giá trị đặc sắc
của máu rối nƣớc làng Nguyễn trong nghệ thuật múa rối của dân tộc.
+ Nguyễn Hoàng Minh Vân, đề tài “Hoạt động của các phường rối
nước ở châu thổ sông Hồng – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ
Văn hóa học, 2011. Luận văn đã nghiên cứu hoạt động của 6 phƣờng rối. Tác
giả đã chỉ ra những tiền đề văn hóa và ảnh hƣởng của nó đến giá trị văn hóa
cả múa rối nƣớc. Từ đó đã có những biện pháp để khôi phục và phát triển các

phƣờng rối nƣớc.
Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu phong phú để tôi
thực hiện đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật múa
rối nước truyền thống ở Thái Bình hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của múa rối nƣớc ở
Thái Bình, đề tài làm rõ thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của
múa rối nƣớc tại Tỉnh. Từ đó đƣa ra một số phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy loại hình sân khấu độc đáo này.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan về nghệ thuật múa rối nƣớc và những giá trị văn
hóa, nghệ thuật của nó.
Thứ hai, làm rõ thực trạng công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa
rối nƣớc tại Thái Bình hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác
bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nƣớc tại thái Bình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của bài khóa luận là múa rối nƣớc cụ thể là hoạt
động bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nƣớc ở Thái Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động bảo tồn và phát huy múa rối nƣớc trên
địa bàn Thái Bình từ khi hình thành đến năm 2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ
thể: phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội hóa, logic - lịch sử,…
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận gồm 3 chƣơng.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƢỚC TRUYỀN THỐNG

1.1. Nghệ thuật múa rối
1.1.1. Khái niệm nghệ thuật múa rối
Bàn về nghệ thuật Rối thì ở nhiều nƣớc trên thế giới đều sử dụng khái
niệm Sân khấu Rối hoặc Rối còn ở Việt Nam thì gọi nghệ thuật Rối là Múa
rối. Căn cứ vào đặc điểm về quân rối, kỹ thuật tạo hình hay sân khấu và nghệ
thuật biểu diễn Múa rối, các nhà nghiên cứu trong nƣớc đã đƣa ra một số khái
niệm về Múa rối nhƣ:
Nhà nghiên cứu Tô Sanh là nguời đầu tiên đƣa ra khái niệm về Múa rối
nhƣ sau: “Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền
cảm một cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo
hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phƣơng tiện chủ
yếu để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tƣởng tƣợng
loài ngƣời của hiện thực khách quan. Nó có khả năng tập trung hoà hợp
nhiều hình thức nghệ thuật, không gian và thời gian kể cả các loại hình sân
khấu khác. Nó phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thiếu nhi. Múa rối
có rất nhiều loại. Nhân vật rối là trung tâm. Ngƣời diễn viên điều khiển
thƣờng che dấu kín, sân khấu của nó và bản thân nó cần phù hợp với kích

thƣớc với tính chất của ngƣời và rối, chứ không phải cơ bản do hoá trang
ngƣời thật hoặc máy móc quyết định” [20; Tr.32].
Trong từ điển Văn học, Nxb Khoa học xã hội - 1984, nhà nghiên cứu
Nguyễn Huy Hồng đã đƣa ra khái niệm về Múa rối nhƣ sau: “Múa rối là một
loại hình sân khấu truyền thống của hầu khắp các dân tộc thế giới, chuyên thể
hiện nhân vật bằng diễn viên mang mặt nạ, đội lốt hay điều khiển các con
nộm, con giống ... (quen gọi chung là con rối) làm trò, đóng kịch. Con rối

5


đƣợc sáng tạo, mô phỏng tự nhiên (động vật, thực vật) hay do tƣởng tƣợng
(nhƣ thần, tiên, ma, quỷ, rồng, phƣợng ...) bằng mọi chất liệu (gỗ, vải, giấy,
bông, da, chất dẻo...) thành mọi kiểu (tƣợng, tròn, hình bẹt, hình bông...) và
cử động nhờ phƣơng tiện: Tay (rối tay), que (rối que), dây (rối dây), máy (rối
máy), gió (rối gió), hơi pháo (rối pháo), sức nƣớc (rối nƣớc). Nghệ sĩ Rối luôn
luôn giấu kín mình, điều khiển con rối thể hiện hành động sân khấu cử động
của thân hình nó và lời nói mƣợn ngƣời lồng tiếng tạo nên sự kỳ diệu của vật
chết sống dậy, tái hiện chuyện đời thực và tƣởng tƣợng”.
Nhƣ vây, chúng ta có thể hiểu múa rối là nghệ thuật dùng con rối làm
trò và đóng kịch trên sân khấu. Nó bắt nguồn từ những trò chơi ngẫu nhiên
trong sinh hoạt, thân thuộc trong cuộc sống của con ngƣời. Con rối là nhân
vật trung tâm nhƣng nó lại phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa nghệ
thuật điêu khắc và bàn tay khéo léo điều khiển con rối của ngƣời nghệ nhân.
Tất cả những điều đó đem lại niềm vui và tiếng cƣời cho khán giả.
1.1.2. Các loại hình múa rối
Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam bao gồm : múa rối cạn và múa
rối nƣớc. Mỗi loại rối lại có những đặc trƣng khác nhau phụ thuộc vào cấu tạo
của mỗi loại rối.
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghệ thuật múa rối cạn

Nghệ thuật múa rối cạn phát triển rộng khắp trên cả nƣớc với nhiều
tên gọi khác nhau nhƣ: Miền Bắc có nhũng tên gọi: ổi, Lỗi, ổi lỗi, Khối lỗi,
Rối, Múa rối, Trò, Trò máy,…theo cách gọi của ngƣời Việt, Mộc thầu hí theo
cách gọi của ngƣời Nùng, Slƣơng pấtlạp theo cách gọi của ngƣời Tày, Mụa
rội theo cách gọi của ngƣời Mƣờng,… ở miền Nam gọi múa rối cạn là Hát gỗ,
Hát hình, …
Múa rối cạn bao gồm nhiều thể loại khác nhau nhƣ: Rối tay, rối que, rối
dây, rối bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ, rối lốt,… phần lớn“các tích trò trong

6


múa rối cạn thƣờng sử dụng các làn điệu”chèo, ca trù, tuồng,… để dẫn trò, hát
đế và biểu diễn trên sân khấu:
Rối tay đƣợc mọi ngƣời ít biểu diễn trên sân khấu,“còn gặp nhiều trong
trò nghi lễ chùa chiền. Rối tay có cấu tạo đầu bằng gỗ, mình khâu vải”(không
tay). Để điều khiến con rối thì ngƣời nhân sẽ lồng bàn tay vào trong lòng
khoét rỗng của thân rối.
Rối que đƣợc sử dụng phổ biến, có kích thƣớc cỡ 30-35 cm. Đầu đƣợc
tạc liền với mình bằng gỗ có cả tóc, tai, khăn, mũ, bàn tay bằng gỗ gắn liền
với cổ tay hoặc rời. Đặc biệt, loại rối này không có chân nên các nghệ nhân
cần phải chế tác riêng sau đó gắn vào mình rối. Rối que đƣợc điều khiển bằng
que tre hoặc que sắt cắm vào thân rối và cổ tay luồn trong áo.
Rối máy rất thông dụng trong cuộc sống khi có cả ở trong đồ chơi, trò
chơi và sân khấu biểu diễn. Rối máy đƣợc tạc riếng lẻ từng bộ phận sau đó
nối với nhau bằng các khớp lỏng. Loại rối này không có trang phục mà dùng
àu để vẽ lên. Đƣợc điều khiển bằng que, dây và dùng xen với rối tay, rối que.
Rối dây chỉ“thấy xuất hiện ở vùng biên giới Cao Bằng với tên”Mộc
thầu hí, Slƣơng pấtlạp. Đầu rối đƣợc tạc bằng gỗ, mình rối nan đan, bàn tay
gỗ và không có chân. Loại rối này đƣợc điều khiển bằng tre, dây tơ hoặc

dây gai mềm.
Rối bóng trƣớc kia có ở tỉnh Kiên giang nhƣng hiện nay, trò rối này đã
không còn.
Rối mặt nạ trong đó mặt nạ đƣợc làm bằng nhiều nguyên liệu khác
nhau gần gũi với con ngƣời. Con rối đƣợc sơn màu và vẽ theo tạo hình của
nhân vật. Loại rối này có thể dùng tay để điều khiển hoặc đeo lên đầu ngƣời
diễn theo nhân vật đó.
Ở Việt Nam, nhân vật trên sân khấu rối rất phong phú và đa dạng, có
thể“là những nhân vật trong truyện cổ tích, thần thoại”nhƣ Lý Thông, Thạch

7


Sanh, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,… hay đó là những nhân vật hiện đại nhƣ Cu Tý,
bé Rồng, Anh bộ đội kéo pháo,… Và hơn nữa trên sân khấu múa rối những
loài động vật, cây cối, nhà cửa, vật dụng… đều có thể trở thành những
nhân vật có đời sống sinh động và phong phú dƣới bàn tay khéo léo của ngƣời
nghệ nhân. Có thể nói sân khấu rối “chấp nhận” mọi sự tƣởng tƣợng phong
phú do con ngƣời tạo nên. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã gọi sân khấu rối là
“Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ”.
Thứ hai, nghệ thuật múa rối nước
Tại Ấn Độ và các nƣớc Đông Nam Á chỉ có rối tay, rối que và rối dây.
Còn múa rối nƣớc thì chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo nhà nghiên
cứu Tô Sanh, Trung Quốc gọi múa rối là bù nhìn nƣớc. Tuy nhiên, múa rối
nƣớc ở Việt Nam khác với Trung Quốc vì ở nƣớc ta, rối nƣớc diễn trong ao
và biểu diễn trong cộng đồng, còn múa rối nƣớc Trung Quốc diễn trong bể
thiên về trò chơi. Theo giáo sƣ J. Pim – pa – ne – au, múa rối nƣớc đã không
còn xuất hiện ở Trung Quốc và hiện nay có thể nói rằng, khi nhắc đến múa rối
nƣớc là nói đến Việt Nam.
Nghệ thuật múa rối nƣớc ra đời từ sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo và

liên tƣởng của cha ông ta trƣớc cuộc sống bình dị của ngƣời nông dân, gắn
liền với nền nông nghiệp trồng lúa nƣớc của ngƣời dân vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Múa rối nƣớc mang nhiều đặc điểm khác so với múa rối nhƣ: dùng mặt
nƣớc làm sân khấu, thủy đình là sân khấu biểu diễn trò múa rối nƣớc.
Thông“qua những tiết mục biểu diễn, khán giả sẽ đƣợc dẫn dắt vào một thế
giới tƣởng tƣợng phong phú”dƣới sự chỉ huy của ngƣời nghệ nhân. Những
con rối mang nét mặt vui tƣơi rạng rỡ, trình diễn những động tác linh hoạt,
uyển chuyển trên mặt nƣớc, kết hợp với âm thanh đầy sôi động đã làm nên
một nghệ thuật múa rối nƣớc độc đáo mang những đặc trƣng riêng của ngƣời
dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

8


Theo Tô Sanh: “Múa rối nƣớc là một loại hình nghệ thuật sân khấu
múa rối, mà chỗ diễn con rối là ở mặt nƣớc. Buồng trò của ngƣời biểu diễn là
một cái nhà đƣợc cất giữa ao, hồ hoặc sát mé hồ. Ngƣời điều khiển ngâm
mình dƣới nƣớc, nấp sau tấm mành,... điều kiển con rối bằng cách khua sào
có dính con rối ở dây và đầu sào. Nƣớc che kín các loại que, dây,máy. Sân
khấu hoặc nhà hát cố định của múa rối nƣớc truyền thống là hệ thống nhà hai
tầng tám mái xây bằng gạch, có từ lâu đời. Múa rối nƣớc là môn nghệ thuật kì
lại chỉ có ở Việt Nam” [20; Tr.37].
1.2. Nghệ thuật múa rối nƣớc truyền thống ở Việt Nam
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của múa rối nước truyền thống ở
Việt Nam
Theo giáo sƣ Trần Văn Khê và nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng thì
nguồn gốc ra đời của múa rối nƣớc cho đến nay vẫn chƣa ai biết chính
xác.“Nhiều nghệ nhân lão thành có nhắc lại theo trí nhớ của mình về thời
điểm ra đời của múa rối nƣớc nhƣng không có đủ cơ sở để khẳng định tính
khoa học lịch sử về nguồn gốc”của múa rối nƣớc. Cái mà chúng ta có thể dẫn

về nguồn gốc, xuất xứ của múa rối nƣớc là từ tấm bia “Sùng Thiện Diên
Linh”. Tuy thế, chúng ta có thể khẳng định rằng dƣới thời Lý (1010 – 1225)
thì nghệ thuật múa rối nƣớc đã khá phát triển. Văn bia “Sùng Thiện Diên
Linh” đƣợc dựng năm 1121dƣới đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) tại
chùa Đọi (Phủ Lí – Hà Nam) đã chứng minh cho sự ra đời của múa rối nƣớc ở
nƣớc ta.
Văn bia “Sùng Thiện Diên Linh” có tên đầy đủ là tấm bia “Đại Việt
quốc đƣơng gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh” do Thƣợng thƣ bộ hình của vua
Lý Nhân Tông là Nguyễn Công Bật soạn thảo. Ở văn bia này, trò rối nƣớc
đƣợc miêu tả cụ thể “Giữa dòng sóng lung linh con Rùa vàng lớn nổi lên đội
ba ngọn núi, trên mặt nƣớc lừ đừ, lộ mai, giơ bốn chân, chuyển con ngƣơi

9


nhìn vào bờ, há miệng phun nƣớc, ngẩng xem bộ tua mũ miện, lại nhìn ra chỗ
không, nhìn tƣờng vách cao vót, tấu điệu nhạc Vân Thiều, các cửa động cùng
mở, các vị thần tiên lần lƣợt ra; ý hẳn đó là văn vẻ cầu vồng trên trời há phải
sắc đẹp của trần gian, hoa tay mềm mại múa bài Gió về, nhìn lông mày biếc
hát khúc Vận tốt. Chim quý dàn đội, ra múa nhịp nhàng, hƣơu lãnh sóng đàn,
đi diễu và nhảy nhót” [20; Tr.53].
Khi nói về nguồn gốc của nghệ thuật múa rối nƣớc Việt Nam, nhà văn
Hữu Ngọc đã mô tả về nghệ thuật múa rối nƣớc nhƣ sau: “Không rõ múa rối
nƣớc có ở các nƣớc khác hay không, hay chỉ ở Việt Nam mới có thôi, nhƣng
có một điều chắc chắn là múa rối này vẫn tiếp tục đƣợc lƣu truyền và ngày
càng đƣợc khán giả ƣu chuộng. Để thƣởng thức rối nƣớc trong bối cảnh
nguyên thủy của nó, cần phải trở về cái nôi của nghệ thuật này – vùng làng
quê châu thổ sông Hồng của Việt Nam” [14; Tr.20]. Nhƣ vậy, chúng ta có thể
khẳng định rằng, múa rối nƣớc đã ra đời ở miền Bắc Việt Nam. Và cụ thể:
Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chính là nơi ra đời của nghệ thuật múa

rối nƣớc cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trong đó, mảnh đất Sài Sơn (Quốc
Oai – Hà Nội) hay chính là vùng chùa Thầy, nơi có nhà thủy đình sớm nhất
nƣớc ta đã đƣợc các nhà nghiên cứu hàng đầu về rối nƣớc – Nguyễn Huy
Hồng và Tô Sanh đánh giá là có nhiều điều kiện để trở thành cái nôi của nghệ
thuật múa rối nƣớc Việt Nam với tổ nghề là thiền sƣ Từ Đạo Hạnh.
Rối nƣớc là sáng tạo tập thể của nhân dân đƣợc lƣu truyền qua nhiều
đời. Trải qua thời gian, múa rối đã có những thay đổi cho phù hợp với các giai
đoạn khác nhau mà nó vẫn tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.
Trƣớc hết, căn cứ vào nội dung tấm bia Sùng Thiện Diên Linh thì múa
rối nƣớc Việt Nam đã ra đời từ lâu và đến thời Lý đƣợc phát triển mạnh mẽ.
Sang đến thời Trần (đầu thế kỷ XIII), triều đình vẫn tiếp thu hai luồng
văn hóa dân gian Đại Việt và văn hóa nƣớc ngoài nhƣng Múa rối nƣớc vẫn

10


tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ. Múa rối nƣớc không chỉ phát triển
trong lễ hội, phục vụ nơi cung đình mà còn đƣợc sử dụng để chiêu đãi sứ giả
nƣớc ngoài mỗi khi sang thăm triểu đình.
Trong hai thế kỷ XV và XVI, thời nhà Lê rất ƣa chuộng văn học, vì
vậy,rối nƣớc không đƣợc sử dụng trong cung đình, nhƣng nó vẫn khẳng định
vai trò và vị thế quan trọng trong các hội hè của chốn làng quê. Tuy nhiên,
múa rối nƣớc tiếp thu các nghệ thuật dân gian khác nhƣ: Chèo, Tuồng để làm
phong phú và đa dạng vốn diễn.
Đất nƣớc thời Lê Mạt tới thời Tây Sơn, với nhiều biến động lịch sử,
Múa rối nƣớc vẫn sử dụng rộng rãi trong các hội hè đình đám ở nông thôn, đã
có những ảnh hƣởng sâu sắc tới các nho sĩ. Họ đã sử dụng Múa rối nƣớc làm
hình tƣợng văn học, nhƣ một thứ vũ khí sắc bén để chống lại triều đình.
Thời Nguyễn lại tạp trung phát triển nghệ thuật Tuồng thành nghệ thuật
nơi cung đình. Vì vậy, Múa rối nƣớc ẩn mình nơi làng quê. Múa rối nƣớc

đƣợc tổ chức theo các phƣờng, hội, đề cao tính bí truyền để giữ lại những nét
riêng của phƣờng rối.
Thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta vào nửa cuối thế TK XIX đến đầu TK
XX, triều đình Nguyễn trở thành bù nhìn cho Pháp, vì vậy múa rối nƣớc rơi
vào thời kỳ trầm lắng nhƣng nó vẫn tồn tại, tiếp tục duy trì trong lòng mỗi
ngƣời Việt.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đất nƣớc giải phóng khỏi
tay phát xít Nhật, nhƣng chúng ta lại tiếp tục kháng chiến chống Pháp lần thứ
2. Thực dân Pháp tàn phá các di sản văn hóa dân tộc, bắt giết những ngƣời
nghệ nhân, phá hủy các hiện vật đã làm cho Múa rối nƣớc truyền thống thời kì
1946 – 1954 thật sự rơi vào giai đoạn đứng trƣớc nguy cơ bị mai một. Đến năm
1954, miền Bắc nƣớc ta hoàn toàn giải phóng, Rối nƣớc đƣợc khôi phục lại.
Tháng 3/1956, nghệ thuật Rối chuyên nghiệp Việt Nam ra đời, khẳng
định là một nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Điều đặc biệt, tính chất bí
11


truyền đƣợc phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Đến thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, đất nƣớc mặc dù rất khó khăn nhƣng Múa rối vẫn không ngừng hoàn
thiện và phát triển. Năm 1984, Rối nƣớc Việt Nam đƣợc bạn bè thế giới biết
đến. Và từ năm 1986 cho đến nay, nƣớc ta bắt đầu vào công cuộc đổi mới đất
nƣớc, Múa rối nƣớc vẫn tiếp tục duy trì đƣợc những giá trị về truyền thống và
bản sắc văn hóa của ngƣời Việt.
1.2.2. Những yếu tố tạo thành múa rối nước
Nghệ thuật múa rối nƣớc có những nét tƣơng đồng với nghệ thuật sân
khấu và nghệ thuật múa rối, nhƣng điểm khác biệt của rối nƣớc so với các
nghệ thuật khác là dùng mặt nƣớc để làm sân khấu biểu diễn. Vì vậy, nó có
những đặc điểm riêng đƣợc thể hiện qua các yếu tố để tạo thành múa rối nƣớc:
Thứ nhất, Con rối biểu diễn trong rối nước
Con rối đƣợc nghệ nhân làm bằng gỗ và gỗ sung là nguyên liệu

thông dụng để tạo con rối bởi loại gỗ này nhẹ, dai và rất dễ điều khiển khi
biểu diễn dƣới nƣớc. Sau đó, con rối sẽ đƣợc“sơn một lớp sơn không thấm
nƣớc để gỗ không bị ngấm nƣớc gây khó điều khiển. Để tạo nên một con
rối hoàn chỉnh ngƣời nghệ nhân phải trải qua rất nhiều giai đoạn”đòi hỏi sự
tỉ mỉ và khéo léo từ đục cốt đến trang trí. Con rối gồm có hai phần chính là
phần thân và phần đế:
Phần thân là phần nối bên trên gồm đầu, mình, 2 tay và 2 chân. Ngƣời
nghệ nhân tạc thân với đế là một khối liền, chuyển động là chuyển động toàn
thân, các cử động của rối đƣợc thiết kế theo yêu cầu của trò diễn. Máy điều
khiển đƣợc lắp ở bụng con rối. Rối phụ thuộc vào cấu tạo và yêu cầu cử động
để tạo khớp nên các con rối sẽ có các khớp khác nhau.
Phần đế là phần chìm bên dƣới, nó là phần tiếp liền với thân rối có
nhiệm vụ quan trọng là giúp rối đứng vững đƣợc khi biểu diễn trò trên mặt
nƣớc. Đồng thời, phần đế cũng là điểm tựa để luồn các dây từ máy điều khiển

12


đóng bên trong thân rối đến tay cầm của sào để ngƣời nghệ nhân dễ điểu
khiển phần thân của rối.
Hình tƣợng rối rất đa dạng và phong phú, đó có thể là ngƣời nông dân
bình bị, những ngƣời phụ nữ,… hay những nhân vật trong lịch sử của dân tộc
Việt: Hai Bà Trƣng, Thánh Gióng, Lạc Long Quân,… những nhân vật gần gũi
trong cuộc sống thƣờng ngày: đàn vịt, đàn cá, con mèo, con chuột.
Nhắc đến rối nƣớc,mọi ngƣời sẽ nghĩ ngay đến Tễu. Vì vậy,có thể nói
Tễu chính là linh hồn của rối nƣớc, là cầu nối giữa ngƣời biểu diễn và ngƣời
thƣởng thức. Chú Tễu đƣợc các nghệ nhân tạc to hơn các con rối khác. Tễu
thân hình tròn trĩnh, da trắng hồng và lúc nào cũng tƣơi cƣời. Quần áo của
chú Tễu cũng rất đơn giản, chỉ“đóng khố để lộ bộ ngực và bụng phệ. Tay
vung vẩy, cái đầu quay nghiêng quay ngửa”là những nét đặc trƣng của Tễu

mỗi khi trêu chọc khán giả để mang lại tiếng cƣời cho những ngƣời thƣởng
thức. Tất cả các phƣờng rối đều dùng Tễu làm nhân vật mở màn cho buổi biểu
diễn, mặc dù nội dung giới thiệu của mỗi phƣờng khác nhau.
Thứ hai, về nghệ thuật tạo hình trong rối nước
Để tạo hình đƣợc quân rối phải trải qua các giai đoạn: Tạo tính cách
cho nhân vật – thiết kế trang phục – thiết kế máy điều khiển – thực hiện thiết
kế tạo hình trên vật liệu. Tất cả những công đoạn trên đều thực hiện trên gỗ.
Khi tạo hình con rối phải chú ý đến những con rối chính trong trò diễn. Ngƣời
nghệ nhân đã tạc trên bề mặt những con rối những nét điển hình cần nhấn
mạnh riêng cho từng nhân vật. Có những vai diễn không phải đầu tƣ quá
nhiều về tạo hình bộ mặt cho nhân vật nhƣng lại phải chú ý đến trang phục
biểu diễn và những thứ con rối sẽ mang theo để nói lên thân phận của nhân
vật đó. Một điểm đáng chú ý là khi tạo hình các nhân vật, nghệ nhân phải có
sự tƣởng tƣợng bay bổng để sáng tạo ra những cái đẹp, cái độc và cái lạ.
Những con rối ngày nay, khi tạo hình có những nét riêng biệt nhƣ:

13


Về thành phần tạo hình: Có cả các vị thần linh nhƣ Phật, Thần, Tiên
hay các vị anh hùng dân tộc nhƣ Hai Bà Trƣng, Trần Hƣng Đạo,… các
hình ảnh sản xuất của ngƣời lao động nhƣ cảnh xay lúa, giã gạo, dệt củi,
chăn nuôi,…
Về màu sắc khi tạo hình: Nếu xƣa kia thƣờng dùng các màu sắc chủ
yếu nhƣ : màu đỏ, đen, vàng ròng,… với những ý nghĩa riêng của mỗi màu
sắc, thì hiện nay màu sắc đƣợc sử dụng tùy theo mỗi nhân vật. Đa số“mặt
ngƣời trở nên trắng, quần áo gồm nhiều màu sắc khác nhau, đạo cụ để diễn
cùng con rối cũng nhiều hơn và kỹ thuật điều khiển phức tạp, đa dạng
hơn”xƣa.
Về cách tạo động tác: Đầu và thân của quân rối đƣợc tạc trên cũng một

thân gỗ trong đó tay và chân đƣợc gắn vào qua các chốt riêng để tạo sự cử
động linh hoạt cho con rối.
Về phục trang biểu diễn: Hầu nhƣ tất cả các nhân vật đều có quần áo bó
sát với tỉ lệ ngƣời. Vua quan có cách phục trang gần giống với tƣợng Ngọc
hoàng, tƣợng Hộ pháp ở trên chùa. Lính tráng đội nón dấu, vành nón bé phù
hợp với con rối, áo có màu nâu, quần lửng. Ngƣời lao động mặc đơn giản,
phù hợp với công việc của bản thân.
Nhìn chúng khuôn mặt và cơ thể của những ngƣời lao động thì đầy vui
tƣơi, có những con rối hồn nhiên nhƣng cũng có những con rối đầy những vẻ
mặt khắc khổ. Bộ mặt của tầng lớp trên ít những nét tƣơi tắn, mang những vẻ
nghiêm nghị và có những phần khô cứng.
Thứ ba, sân khấu biểu diễn trong rối
Nếu chú Tễu là biểu tƣợng của múa rối nƣớc, thì thủy đình hay còn gọi
là buồng trò là đặc trƣng tiếp theo của loại hình này. Mặt nƣớc chính là sân
khấu biểu diễn có chiều dài khoảng từ 10m đến 15m. Buổi biểu diễn bắt đầu
khi có các hàng cờ bật lên và kết thúc khi hàng quân rối kéo về hết khỏi sân

14


khấu. Sân khấu múa rối nƣớc đƣợc đánh dấu bằng mành cửa buồng trò ở phía
sau, hai hàng lan can thấp ở hai bên và thƣờng có một cổng chào. Các phƣờng
có những sự bố trí sân khấu khác nhau ví dụ nhƣ bố trí hai đầu lân trên cột và
cho phun khói. Sự độc đáo của rối nƣớc chính là sử dụng mặt nƣớc để làm
sân khấu cho con rối diễn trò và đóng kịch. Ao nƣớc không chỉ khéo léo giúp
nghệ nhân giấu kín các dụng cụ nhƣ que, sào, dây,… mà còn tạo nên những
hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời trên sân khấu. Mặt nƣớc dập dềnh, gợn sóng làm
cho các con rối rực rỡ sắc màu trở nên mềm mại, sống động hơn. Bên cạnh
đó, yếu tố nƣớc còn tác động trực tiếp, kích thích giác quan của ngƣời xem.
Buồng trò rối nƣớc ( nhà rối hay thủy đình ), dựng lên từ giữa ao hay

hồ với cấu trúc cân đối mang những nét đặc trƣng cho mái đình của vùng
nông thôn Việt Nam. Thủy đình có cấu trúc hình vuông với mái lợp đƣợc chia
làm hai lớp âm dƣơng, bốn cái cột đỡ các mái trên đầu và gánh chịu một đầu
các mái dƣới ở giữa.“Hai mái đƣợc lợp bằng ngói mũi hài xếp chồng nối lên
nhau theo hình vẩy cá. Nơi giáp góc các mái đƣợc làm thành những đầu đao
uốn lƣợn cong lên. Nếu tính từ mặt nƣớc lên tới nóc của nhà rối thì cả mái
trên và mái dƣới cộng lại cao gấp đôi phần thân”nhà. Thủy đình cố định bằng
gạch ngói và thủy đình dùng đi biểu diễn vẫn đƣợc xây mở thông ra nhiều
hƣớng không chỉ đẹp về mặt kiến trúc mà còn mang đậm những ý nghĩa
phong thủy. Sự kết hợp giữa mặt nƣớc với thủy đình không chỉ tạo nên một
không gian diễn xƣớng rất đặc trƣng, độc đáo của rối nƣớc mà còn mang đậm
dấu ấn của văn hóa Việt là cội nguồn cho vẻ đẹp nghệ thuật lan tỏa.
Thứ tư, nghệ thuật âm nhạc và văn học được sử dụng trong trò rối
Trƣớc hết là âm nhạc biểu diễn trong rối nƣớc
Âm nhạc giữ vai trò rất quan trọng, tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khán
giả đến với múa rối nƣớc. Nếu trƣớc đây âm nhạc chƣa xuất hiện thì nhạc cụ
ban đầu của múa rối nƣớc là bộ gõ. Múa rối nƣớc cần những âm thanh sôi

15


động để giữ tiết tấu trong khi biểu diễn và khuấy động không khí, thu hút
khán giả trong không gian ngoài trời. Tiếng trống rộn ràng đầy vui tƣơi cùng
với sự kết hợp của mặt nƣớc phản âm khiến âm thanh trở nên vang xa và đầy
náo nhiệt. Điều đó tạo nên sự cuốn hút và lôi cuốn có tác động tích cực tới cả
ngƣời diễn lẫn ngƣời thƣởng thức. Bộ gõ đƣợc“sử dụng trong múa rối nƣớc
bao gồm : trống cái, trống con, trống cơm, mõ, thanh la, não bạt. Khán giả
đến với múa rối nƣớc không chỉ xem những con rối”biểu diễn mà họ còn
đƣợc thƣởng thức những âm thanh náo nhiệt, sôi động từ bộ gõ mang lại.
Bên cạnh đó, âm nhạc đƣợc xem nhƣ một trợ thủ đắc lực để truyền tải

những tâm tƣ của con rối mà lời diễn không thể truyền tải hết. Âm nhạc còn
có nhiệm vụ hết sức quan trọng là gắn kết các trò diễn với nhau, giúp bài biểu
diễn không bị rời rạc. Điều đó sẽ giúp cho nội dung của bài đƣợc truyền tải tốt
hơn, tạo nên sự hài hòa và gần gũi giữa con rối và những ngƣời thƣởng thức.
Chính điều này đã tạo nên sự thoải mái cho khán giả làm cho ngƣời xem chú
ý từ đầu tới cuối buổi diễn. Các nghệ nhân múa rối nƣớc đã dựa theo tiết tấu
của âm nhạc mà điều khiển các con rối có lúc lại khoan thai nhẹ nhàng nhƣng
có lúc sôi động, náo nhiệt tạo nên các tiết mục có lúc trầm lúc bổng để lại
đƣợc những ấn tƣợng với ngƣời xem.
Thứ 2 là nghệ thuật văn học trong rối nƣớc
Nghệ thuật múa rối nƣớc có xuất thân là trò diễn không lời nhƣng nó
thu hút, lôi cuốn ngƣời xem bởi đôi bàn tay tài hoa của ngƣời nghệ nhân qua
việc tạo hình và điều khiển con rối. Múa rối nƣớc có ảnh hƣởng từ những lời
chèo, tuồng. Lời giáo của rối nƣớc đƣợc các nghệ nhân ghi nhớ lại bằng cách
thuộc lòng truyền miệng nhớ để diễn.
Gia tài văn học của rối nƣớc chỉ còn một số ít lời giáo trò, nhƣng bên
cạnh đó nhiều phƣờng rối vẫn diễn mà không lời thoại. Những lời giáo trò là
các bài văn biền ngẫu hay các bài thơ lục bát thậm chí một số lời hát chèo,

16


tuồng trong những tiết mục diễn trò tuồng hay chèo cũng đƣợc sử dụng. Hình
tƣợng nêu lên thƣờng mƣợn các diễn tích trong sử sách xƣa.
Thứ năm, nghệ nhân múa rối nước
Nghệ nhân Rối nƣớc không phải học nghề theo đào tạo trƣờng lớp, mà
họ học theo lối truyền nghề truyền thống. Đó chính là sự tinh ý khi quan sát
các bậc đàn anh làm sau đó sẽ bắt chƣớc để làm theo. Ngƣời nghệ nhân phải
làm đi làm lại rất nhiều lần thì mới có sự nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, cách học
theo lối này dẫn đến một hạn chế lớn đó là các trò hay, các trò rối cổ mà phức

tạp khó khăn về cách làm và cách diễn thƣờng bị thất truyền. Tƣ tƣởng dấu
nghề còn nặng bởi lời thề độc: “Ai làm lộ bí mật nghề, sẽ chết một đời cha,
chết ba đời con”.
Các Nghệ nhân biểu diễn rối nƣớc không lấy nghề này để làm kế sinh
sống mà nguồn sống của họ lại chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, thủ công
nghiệp hay các nghề nghiệp khác tại địa phƣơng. Hàng năm,“vào những lúc
nhàn rỗi hay vào hội hè đình đám thì nghệ nhân mới biểu diễn cho bà con cô
bác xa gần tới xem. Múa rối xƣa là các trò thƣờng diễn không lời. Lời giáo
trò, lời giới thiệu và lời hát làm nền đều do một ngƣời có giọng tốt, biết chữ
ngồi trên sàn buồng trò đảm nhiệm”hay lời nhân vật nếu có thì cũng đƣợc
ngƣời này đảm nhiệm.
Nghệ thuật múa Rối nƣớc xƣa hoàn toàn không có nghệ nhân nữ vì do
tính chất “bí truyền”. Công việc trong phƣờng nhƣ hát xƣớng hay nội vụ đều
do nam giới tự đảm nhiệm. Tuy nhiên, do tính “bí truyền” mà nghệ nhân ở
phƣờng hội nào cũng chỉ quen cách hoạt động của phƣờng hội mình mà ít biết
sử dụng máy điều khiển và con rối của các phƣờng hội khác.
Cuối cùng, cách biểu diễn trong rối nước
Buồng trò là nơi giấu mình của các nghệ nhân, đồng thời là nơi để con
rối, để sắp trò, nhạc công biểu diễn. Khi biểu diễn, nghệ nhân sẽ sử dụng máy

17


điều khiển để tạo nên hành động của con rối trên sân khấu biểu diễn. Máy
điều khiển sẽ làm cho con rối có những hành động và cử chỉ khác nhau. Ngoài
ra, khi biểu diễn các nghệ nhân còn có sự hỗ trợ của nhạc đệm, pháo hoa và
khói mù làm tăng tính hấp dẫn cho trò rối. Mở đầu cho buổi biểu diễn là màn
bật cờ tạo nên không khí háo hức sau đó mới là các màn biểu diễn các trò rối.
Các con rối với những hành động riêng lúc thoắt ẩn thoắt hiện, có lúc lại lặn
xuống phóng lên mang những bất ngờ đầy thú vị. Điều đó đã tạo nên cho ngƣời

xem sự thoải mái và hứng thú khi xem.
1.3. Giá trị văn hóa nghệ thuật của múa rối nƣớc
Múa rối nƣớc Việt Nam là nghệ thuật gắn liền với những ngƣời nông
dân, ở các hội làng và làng nghề ở vùng châu thổ sông Hồng. Múa rối nƣớc
chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống mang những bản sắc riêng của
vùng châu thổ sông Hồng. Ngoài giá trị mang tính lịch sử thì múa rối nƣớc
còn mang những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc không hòa lẫn với các
nghệ thuật khác.
Thứ nhất, múa rối nước là sự sáng tạo độc đáo
Trên thế giới có rất nhiều loại rối nhƣng múa rối nƣớc chỉ có ở Việt
Nam. Nó là loại hình nghệ thuật đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp. Từ
sự đặc sắc mà múa rối nƣớc từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian đã nhanh
chóng trở thành nghệ thuật truyền thống. Yếu tố sáng tạo, độc đáo của rối
nƣớc là sử dụng mặt nƣớc để làm sân khấu biểu diễn. Thủy đình đƣợc dựng
giữa ao hồ, mang những nét tƣợng trƣng cho mái đình của vùng nông thôn.
Nhƣng sự độc đáo của thủy đình chính là ở chỗ đƣợc dựng giữa ao làng
không chỉ đẹp về kiến trúc mà nó còn mang đậm ý nghĩa phong thủy trong
sinh hoạt của ngƣời dân. Hay những con rối đƣợc ngƣời nghệ nhân điều khiển
khéo léo bằng que, bằng dây. Tất cả những điều đó đã tạo nên cho rối nƣớc
cái độc, cái mới và cái lại đối với ngƣời xem.

18


Thứ hai, múa rối nước là sản phẩm của cư dân văn hóa gốc nông nghiệp
Múa rối nƣớc thể hiện tƣ duy văn hoá Việt Nam đó là gốc nông nghiệp
lúa nƣớc. Rối nƣớc là sản phẩm của sự tƣ duy và sáng tạo trong nông nghiệp
với các hoạt động sống gắn liền với điều kiện thiên nhiên nhƣ: thời tiết“nóng
ẩm, mƣa nhiều và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và ao hồ”dày
đặc. Múa rối nƣớc gắn liền với các ao hồ, nó có những nét tƣơng đồng với

đồng ruộng Việt Nam. Do sinh sống đã quen thuộc, vì vậy họ hiểu về nƣớc
nên đã sáng tạo nghệ thuật bằng nƣớc. Ao làng đƣợc sử dụng làm nơi biểu
diễn, và ở đó những con rối xuất hiện trên mặt nƣớc một cách tài tình dƣới
bàn tay của ngƣời nông dân hòa lẫn trong tiếng nhạc và kết hợp với cảnh quan
thiên nhiên nhƣ: màu trời, sắc nƣớc, màu xanh của cỏ cây và hoa lá.
Mặt khác những tƣợng con rối đƣợc tận dụng những gì có sẵn trong
thiên nhiên nhƣ gỗ, thừng, chão, tre, nứa, vải, dây điện, xốp, cao su…Những
đồ vật giản dị“trong cuộc sống hàng ngày nhƣng qua bàn tay của ngƣời nông
dân, đã trở thành sản phẩm thẩm mỹ mang”những đặc trƣng của ngƣời nống
dân Việt Nam.
Những nhân vật trong múa rối nƣớc đƣợc tạo nên theo sự cảm nhận của
nhân dân lao động. Hầu hết, các nhân vật đều mang dáng vẻ quê mùa, thô sơ
nhƣng lại đơn giản chứ không phải là nghệ thuật cầu kỳ đầy sự tinh xảo và
chau chuốt. Từ những nét tạo hình con rối đến màu sắc trông giản dị, mộc
mạc nhƣng đó lại là những riêng của ngƣời dân quê đầy tính chân thực, mộc
mạc và hồn nhiên trong cách biểu cảm. Tất cả những điều đó“nhƣ toát lên
tiếng nói của tình cảm, của cách sống cùng với sức mạnh tinh thần của nhân
dân”lao động.
Ngôn ngữ sử dụng trong múa rối nƣớc là ngôn ngữ bình dân đầy mộc
mạc. Nó không chịu ảnh hƣởng của sử thi Ra-ma-ya-na nhƣ các loại hình múa
rối Ấn Độ và các nƣớc Đông Nam Á khác là Thái Lan, Campuchia, Lào,
Mianma, Malaysia và Indonesia.

19


Múa rối nƣớc đƣợc chính những nông dân trồng lúa nƣớc vùng châu
thổ sông Hồng sáng tạo ra. Nó phù hợp với tƣ duy và tồn tại trong môi trƣờng
tự nhiên của con ngƣời. Đó là những nhu cầu cần thiết luôn có trong cuộc
sống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Nếu nhƣ thiếu văn hóa

cộng đồng thì Múa rối nƣớc không thể tồn tại. Bởi vậy, văn hóa cộng động đã
trở thành bản sắc văn hóa của Việt Nam, đó đã trở thành một hoạt động mang
tính xã hội cao.
Thứ ba, Múa rối nước gắn liền với môi trường nước và cảnh quan nông
thôn giúp cho con người có lối sống bình dị và gắn bó với tự nhiên
Múa rối nƣớc chứa đựng những hiểu biết của ngƣời nông dân khi sáng tạo
nghệ thuật, kinh nghiệm sống“và cách ứng xử với môi trƣờng xung quanh đƣợc
họ tích luỹ theo thời gian, rất giản dị, rất tự nhiên đi thẳng vào”nghệ thuật.
Múa rối nƣớc cho ta thấy đƣợc những bức tranh phản ánh chân thực về
cuộc sống văn hóa của những ngƣời bình dân. Họ là những ngƣời nông dân chân
lấm tay bùn nơi ruộng đồng nhƣ: làm đồng, chăn vịt, bắt cá,… và có cả những
ngƣời đọc sách, đánh giặc,… rồi đến các hoạt động: đánh đu, đấu vật,… Múa rối
nƣớc góp phần tạo nên một trò vui trong cộng đồng, thu hút ngƣời dân tham gia
vào hoạt động giải trí sau những ngày lao động ruộng đồng vất vả. Từ những
cảnh tƣợng đó, giúp chúng ta hiểu biết thêm đƣợc mối quan hệ giữa con ngƣời
với con ngƣời, giữa con ngƣời với thế giới thiên nhiên và đặc biệt, giúp chúng ta
hiểu thêm về cuộc sống lao động và sinh hoạt của ngƣời nông dân vùng châu thổ
sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Từ những tiết mục rối nƣớc, có thể nhận thức đƣợc cuộc sống của
ngƣời nông dân trong lao động trồng lúa nƣớc. Họ khao khát về một cuộc
sống ấm no đầy hạnh phúc, hay mƣa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu. Với
tình yêu thiên nhiên, tình yêu con ngƣời và tình yêu cộng đồng trong các dịp
hội hè, đình đám đã cho ta thấy đƣợc tinh thần lạc quan của ngƣời nông dân
qua các trò múa rối nƣớc.

20


×