Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ việt nam để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ HẬU

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ HẬU

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


Mã số: 60340412
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Cao Đàm

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa
học và công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0”
là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy PGS.TS Vũ Cao Đàm.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên
cứu đã được công bố trước.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép
của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Các phương pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận
và quá trình nghiên cứu tìm hiểu của tác giả.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2020
Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hậu


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy PGS.TS Vũ
Cao Đàm đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giảng viên lớp cao học ngành
Quản lý Khoa học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền

đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc
phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn cao học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng
hộ và động viên để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 5
1. Lý do nghiên cứu .................................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 11
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 12
5. Mẫu khảo sát ....................................................................................................... 12
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 12
7. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................... 12
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết:................................................................ 13
9. Kết cấu luận văn: ................................................................................................ 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ............................................. 15
1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ.................................................................. 15
1.1.1. Khái niệm về hoạt động khoa học và công nghệ ........................................ 15
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động khoa học và công nghệ ....................................... 19
1.2. Đặc điểm tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ........................... 24
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HIỆN NAY ........................... 32
2.1. Thực trạng đối tượng đầu tư tài chính ............................................................ 32
2.2. Chế độ quyết toán không xét tới tính mới, tính rủi ro, tinh phi lợi nhuận ... 39
2.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 41
2.4. Chính sách nhà nước đối với tổ chức khoa học và công nghệ tư nhân ....... 43
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 44
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................................................... 45

1


3.1. Quan điểm, định hướng và chính sách trong thời gian tới cho khoa học và
công nghệ Việt Nam............................................................................................... 45
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ
Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0........................................ 45
3.1.2. Định hướng cải cách chính sách khoa học và công nghệ của nhà nước .. 47
3.1.3.Chính sách quản lý nguồn lực Ngân sách nhà nước đầu tư cho phát
triển Khoa học và công nghệ ................................................................................ 51
3.2. Kinh nghiệm Quốc tế về chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ. 55
3.2.1. Đối tượng chi của ngân sách nhà nước ...................................................... 55
3.2.2. Sự đóng góp của tư nhân ............................................................................. 59
3.2.3. Thuế cho nghiên cứu và triển khai (R&D).................................................. 59
3.3. Thực tiễn Việt Nam ......................................................................................... 63
3.4. Yêu cầu về việc hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ
Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0........................................ 69
3.5. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ Việt
Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. ............................................... 72
3.5.1. Mở rộng đối tượng cấp phát để phù hợp với nền kinh tế đa thành phần.. 72

3.5.2. Đổi mới chế độ quyết toán phù hợp với đặc điểm của hoạt động khoa học
và công nghệ............................................................................................................ 73
3.5.3. Hoàn thiện hoạt động các quỹ ..................................................................... 76
3.5.4. Đa dạng hóa các quỹ .................................................................................... 76
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 85

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT
KH&CN

Khoa học và công nghệ

BCT

Bộ Công Thương

BTC

Bộ Tài chính

BKHCN


Bộ Khoa học và Công nghệ

NSNN

Ngân sách nhà nước

NCKH

Nghiên cứu khoa học

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
Bảng 1.1
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Hoạt động Khoa học và công nghệ
Một số Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ

công nghệ cao
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực
khoa học công nghệ năm 2016-2019

4

19
33

35


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy nhanh
chóng tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa đang
chi phối mạnh mẽ và trở thành động lực thúc đẩy sự hội nhập quốc tế về khoa
học và công nghệ đang trở thành xu thế tất yếu. Hầu hết các quốc gia đều tăng
cường hợp tác, hội nhập nhằm phát huy tiềm năng, nội lực, khai thác các lợi
thế, các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển.
Trong bối cảnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4.0) đã trở
thành xu hướng hiện hữu. Với nền tảng là sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học và công nghệ trong các lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học cùng các ứng
dụng có tính tích hợp cao như: công nghệ tự động hóa, công nghệ in 3D,
robots thông minh, trí tuệ nhân tạo, công nghệ về kết nối, dữ liệu liệu lớn...,
cuộc CMCN4.0 được dự báo sẽ tạo ra những tác động hết sức mạnh mẽ tới
mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Đối với
hoạt động sản xuất công nghiệp, những thay đổi trong mô hình kinh tế,
phương thức sản xuất truyền thống, cũng như các yếu tố tạo giá trị, duy trì sự
phát triển bền vững của một nền công nghiệp quốc gia và bản thân từng doanh

nghiệp buộc các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp
cần có sự nhìn nhận và đánh giá cụ thể các tác động do CMCN4.0 mang lại để
có những chiến lược phát triển phù hợp, giúp hạn chế các tác động tiêu cực,
đồng thời tận dụng được những cơ hội từ cuộc CMCN4.0.
Cách mạng công nghiệp là một sự thay đổi căn bản về chất. Điều kiện
cần là sự tích tụ của lượng, cả về khoa học - kỹ thuật - công nghệ lẫn con
người tri thức. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hoạt động khoa học và công
nghệ của nước ta còn rất hạn chế. Đến nay, Việt Nam đã mất nhiều thập kỷ để
đuổi theo các tiêu chí cách mạng công nghiệp thế giới lần thứ hai, sẽ mất

5


thêm nhiều thời gian nữa để đuổi kịp cách mạng công nghiệp thế giới lần thứ
ba (cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại). Trước yêu cầu
của CMCN4.0, việc nhận diện đầy đủ các cơ hội và thách thức. KH&CN
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của
KH&CN đã được khẳng định trong các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà
nước từ rất sớm với mức độ quan trọng được thay đổi theo từng thời kỳ nhất
định. Quyết định 418/QĐ-TTg đã đặt ra mục tiêu "Phát triển đồng bộ KHXH
và nhân văn, khoa học tự nhiên, KHKT và công nghệ; đưa KH&CN thực sự
trở thành động lực theo chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại". Mặc dù các chính sách nhằm triển khai Chiến
lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 đã từng bước thể chế hóa
trong các ngành, lĩnh vực, Các cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực Khoa
học và công nghệ đã có những đổi mới mạnh mẽ, được sửa đổi, hoàn thiện,
ban hành đầy đủ với những quy định cụ thể từ khâu lập dự toán tới khâu thanh
quyết toán. So với các lĩnh vực khác, các quy định quản lý tài chính Khoa học
và công nghệ đã có những ưu đãi đặc biệt, thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước. Tuy nhiên, thiết chế, chính sách tài chính đối với lĩnh vực khoa

học và công nghệ còn bất cập, chưa tạo ra động lực thúc đẩy phát triển khoa
học và công nghệ để KH&CN thực sự trở thành lực lượng sản xuất quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa trong điều kiện hội nhập toàn cầu
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, yêu cầu phát triển kinh tế thị
trường đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới chính sách quản lý tài chính nhằm sử
dụng có hiệu quả nguồn lực có hạn, tạo điều kiện thúc đẩy khoa học và công
nghệ phát triển.
Vì hệ thống của Việt Nam chuyển từ kinh tế nhà nước bao cấp sang
kinh tế thị trường. Dù là chủ nghĩa xã hội thì thị trường vẫn là thị trường, đã
là thị trường tài chính của Quốc Gia phải cho xã hội chứ không phải chỉ cho
các đề tài nhà nước.

6


Từ đó đề xuất những tư tưởng về sử dụng ngân sách nhà nước cho phát
triển toàn bộ nền khoa học chứ không phải chỉ một số đề tài nhà nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài khoa học “Hoàn thiện chính sách tài
chính cho khoa học và công nghệ Việt Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng
Công nghiệp 4.0.” nhằm làm rõ thực tiễn và đề xuất thay đổi chính sách tài
chính cho KH&CN của Việt Nam trong thời gian tới làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Qua tìm hiểu tác giả đã tham khảo một số tài liệu, luận văn có liên quan
đến đề tài mà tác giả thực hiện, có thể kể đến như:
Phạm Thị Hiền (2009), “Những hạn chế của chính sách khoán kinh phí
trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của nhà nước”, Luận văn
ThS. Quản lý khoa học và công nghệ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. Trình bày cơ sở lý luận về khoán kinh
phí trong thực hiện đề tài và dự án, kinh nghiệm khoán trong hoạt động sản

xuất, và nghiên cứu một số kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính ở một số
tổ chức quốc tế và nước ngoài. Nghiên cứu về chính sách khoán kinh phí
(những quy định cụ thể trong thông tư 93/2006/TTLT/BTC-BKhoa học và
công nghệ ngày 04 tháng 10 năm 2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của
đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước), và việc
thực hiện chính sách khoán này tại một số tổ chức KH&CN (trực tiếp là các
nhà khoa học đã và đang triển khai các đề tài, dự án), tại một số cơ quan quản
lý nhà nước về KH&CN để thấy được tính khả thi của chính sách. Phân tích
những tác động của chính sách khoán đến công tác quản lý và thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN. Đề xuất các hướng hoàn thiện chính sách khoán kinh phí
trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, và đưa ra các giải pháp sau: Cần có
chính sách tài chính tương ứng với các giai đoạn của quá trình nghiên cứu và

7


triển khai; chính sách khoán kinh phí áp dụng riêng cho từng lĩnh vực nghiên
cứu.[26]
Đỗ Vũ Hiền Anh (2009), “Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện
chính sách khoa học và công nghệ - gợi ý cho Việt Nam”, Luận văn ThS.
KTTG & QHKTQT - Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tổng quan về cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng ngân sách nhà
nước thực hiện chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ gồm: Sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, những giới hạn của lực
lượng thị trường, cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và thế giới,
nhu cầu về an ninh quốc gia, yêu cầu của nền kinh tế rất hiện đại đã hình
thành, Mỹ đã có cơ sở cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như tầm
quan trọng của chính sách Khoa học và công nghệ. Nghiên cứu về đặc điểm
và nhiệm vụ chủ yếu của chính sách khoa học nghệ Mỹ. Trình bày vài nét
khái quát về đặc điểm chính sách Khoa học và công nghệtrong ngân sách của

chính phủ liên bang Mỹ, cơ chế tài trợ ngân sách cho R&D. Qua đó đánh giá,
thẩm định kết quả, sự lựa chọn ưu tiên và các chương trình, dự án, cũng như
hoàn thiện không ngừng cơ chế thực hóa chính sách Khoa học và công nghệcơ chế kinh tế đổi mới công nghệ. Đưa ra một số kinh nghiệm sử dụng ngân
sách nhà nước phục vụ chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ và một số
gợi ý cho Việt Nam.[19]
Vũ Thị Thanh Hương (2009), “Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối
với các tổ chức khoa học và công nghệ”, Luận văn ThS. Quản lý khoa học và
công nghệ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về hạch toán kinh tế (HTKT)
của tổ chức khoa học và công nghệ (tổ chức Khoa học và công nghệ) công lập
tự trang trải kinh phí. Giới thiệu một số nội dung về cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của tổ chức Khoa học và công nghệ công lập theo quy định của
Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 và nghiên cứu khoa học ảnh

8


hưởng đến HTKT của các tổ chức Khoa học và công nghệ. Trình bày những
quy định hiện hành về tự chủ tài chính của các tổ chức Khoa học và công
nghệ tự trang trải kinh phí. Đánh giá khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính của một số tổ chức Khoa học và công nghệ. Đi sâu phân tích những
khó khăn chủ yếu của tổ chức Khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí.
Đưa ra một số khuyến nghị về tự chủ tài chính bao gồm: lấy thu bù chi đảm
bảo có lợi nhuận là nguyên tắc chung trên cơ sở tổng hợp chung các khoản
thu (bao gồm cả kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN cấp) trừ các khoản
chi (bao gồm cả chi kinh phí ngân sách cấp) đã sử dụng trong quá trình họat
động; “Giá thành sản phẩm” đối với các nhiệm vụ KH&CN được NSNN hỗ
trợ, đặt hàng và kết quả hoạt động tài chính của tổ chức Khoa học và công
nghệ công lập tự trang trải kinh phí; giao vố cương (tổng quát, chi tiết); thu thập, xử lý tư liệu; tọa
đàm; hội thảo khoa học; biên soạn các chuyên đề và báo cáo tổng quan nghiên

cứu; nghiệm thu đánh giá và các khâu phụ trợ.
- Trên cơ sở định mức chi hợp lý, kết hợp với đầu tư tập trung, có trọng
điểm không chia đều theo bình quân cho hoạt động KHXH. Tập trung đầu tư
vào khâu cần thiết, những ngành, lĩnh vực là nền tảng cốt lõi nhằm tập trung

74


nguồn lực và củng cố đầu tầu khỏe kéo theo các ngành khác cùng phát triển
bền vững.
- Ưu tiên chi cho KHXH cao hơn hiện nay và cao hơn lĩnh vực hành
chính sự nghiệp.
Đối với việc sử dụng các nguồn tài chính
Để thực hiện tốt nội dung đặc biệt quan trọng này, cần nghiên cứu thực
hiện tốt các văn bản, quy định hiện hành của Nhà nước về tăng cường quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ; cá nhân
chủ nhiệm đề tài, đề án khoa học. Nghiên cứu bãi bỏ những văn bản, quy định
không còn phù hợp, đồng thời đề xuất xây dựng các văn bản quản lý và sử
dụng tài chính mới, đặc biệt là cơ chế mới trong việc sử dụng và quản lý
NSNN nhằm khuyến khích lao động sáng tạo, phát triển khoa học và công
nghệ nói chung, KHXH nói riêng.
Cần xem xét trả lương cho cán bộ khoa học và công nghệ với nhiệm vụ
và định mức xác định cho từng loại cán bộ, phần “kinh phí nghiên cứu” gắn
với hiệu quả khoa học “gia tăng” của cán bộ đó trong năm trước. Không có
kết quả gia tăng sẽ không cấp kinh phí nghiên cứu cho năm sau. Đồng thời,
đổi mới công tác xây dựng kế hoạch để kinh phí được cấp phân bổ kịp thời,
hợp lý và khắc phục tình trạng giao kinh phí chậm trễ.
Phân bổ và sử dụng ngân sách phải thực sự khoa học, hướng tới hiệu
quả, theo cơ chế thị trường. Đổi mới việc xác định nhiệm vụ và cấp kinh phí
khoa học và công nghệ cho các địa phương, địa bàn. Nhiệm vụ khoa học và

công nghệ nói chung có tính liên thông, liên kết tất cả vùng, không bị chặn ở
“biên giới” một địa phương nào đó. Đây là vấn đề cần thiết xem xét kỹ, sau
khi xác định rõ tất cả các loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì phải có cơ
chế bảo đảm để có hiệu quả. Sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường;
những sản phẩm mới, nghiên cứu khoa học phải đến được các doanh nghiệp
để có thể thương mại hóa.

75


Cần tăng cường giám sát và đánh giá tình hình sử dụng và phân bổ
ngân sách bằng những chỉ tiêu thực sự khoa học. Theo đó, phải tăng quy định
và giám sát tình hình sử dụng, phân bổ ngân sách bằng những tiêu chí thực sự
khoa học; kiểm toán thực hiện các quy định về quản lý các chương trình đề tài
kể cả cấp nhà nước, chống hình thức. Cần giám sát kỹ việc sử dụng ngân sách
phù hợp với kế hoạch được phê duyệt; có hướng dẫn tổ chức và hoạt động của
các đơn vị khoa học và công nghệ theo tinh thần mới.
3.5.3. Hoàn thiện hoạt động các quỹ
- Quỹ hiện nay đã “Nhà nước hóa” các đề tài được quỹ cấp phát
- Cần tiếp tục xu hướng xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho khoa học và
công nghệ, tiến tới coi nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp là nguồn lực chính.
Cơ chế chính sách phải thiết kế để doanh nghiệp thuận lợi trong việc trích lập
và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
3.5.4. Đa dạng hóa các quỹ
Để phát huy được nguồn lực tài chính nhà nước đầu tư vào KHXH
cũng như huy động được các nguồn đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực này cần
quan tâm đến một số giải pháp sau:
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên
cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất đời sống và
hoạch định chính sách.

- Việc hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu
và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cần được đẩy mạnh và thực
chất hơn nữa theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số
chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và đổi mới
công nghệ như: Hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng
mức đầu tư; ưu tiên các chính sách khác.
- Khi áp dụng cơ chế tuyển chọn (đấu thầu), đặt hàng, giao nhiệm vụ
thực hiện các đề tài độc lập cấp Nhà nước, NSNN tăng cường đầu tư hỗ trợ

76


cho các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu
vào sản xuất để tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
P.V5: Có ý kiến cho rằng, việc cần thiết có thêm một loại Quỹ được
các cơ quan nhà nước thành lập (để phân iệt với các quỹ tài chính tư nhân),
có một phần vốn từ ngân sách, đồng thời có huy động thêm từ các nguồn lực
xã hội nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất
thường trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học và để hỗ trợ thêm cho
ngân sách trong trường hợp có khó khăn tạm thời về nguồn lực tài chính. Ý
kiến của Bà về vấn đề này như thế nào?
Đại diện phòng quản lý Vụ Ngân sách Bộ Tài chính rằng: Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn các dự án khoa học và công nghệ
chậm trễ. Trước tiên là theo thói quen, đầu năm giải ngân chậm, cuối năm
mới dồn lực triển khai, dẫn đến năm nào cũng phải chuyển nguồn vốn đầu tư
công sang năm sau. Quy định của Luật ngân sách, năm ngân sách đòi hỏi các
khoản chi phải được quyết toán trước 31/12 hàng năm trong khi thủ tục giao
vốn còn rất rườm rà. Thậm trí nửa năm sau, vốn chưa được giao vì vậy việc

hoàn chỉnh các chứng từ quyết toán như hóa đơn, chứng từ chi tiêu của tổ
chức khoa học và công nghệ đôi khi là một việc khó khăn không thực hiện
đúng hạn được, chính những thủ tục hành chính quá rườm rà, không sát thực
tế đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nghiên cứu vì đôi khi thời gian hoàn
thiện chứng từ còn lớn hơn cả thời gian nghiên cứu.
P.V6: Xin Ông cho biết những giải pháp tài chính nào để phù hợp với
đặc điểm hoạt động khoa học.
Đại diện phòng phân tích, dự báo và thống kê ngân sách Vụ Ngân
sách Bộ Tài chính cho rằng: để đẩy mạnh hoạt động KH&CN thì mấu chốt
vẫn là phải tạo lập được hành lang pháp lý đủ mạnh để khuyến khích và thúc
đẩy các hoạt động KH&CN. Có nghĩa là trách nhiệm thuộc về những người
làm công tác quản lý nhà nước về KH&CN. Thời gian tới, các Sở KH&CN

77


cần tập trung để tham mưu trình UBND tỉnh an hành một loạt thiết chế,
chính sách để cụ thể hóa các văn ản của cấp trên cho phù hợp với thực tế
của tỉnh, đó là: chính sách quản lý các nhiệm vụ KH&CN; thiết chế tài chính,
đặc biệt là định mức chi cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (chính sách
như hiện tại chưa thực sự phù hợp); hình thành Quỹ Phát triển KH&CN (từ
nguồn ngân sách Nhà nước và từ các doanh nghiệp), tiến tới cấp kinh phí cho
các nhiệm vụ KH&CN thông qua quỹ và theo cơ chế quỹ; tăng cường tiểm lực
KH&CN để đảm đương được các nhiệm vụ trước yêu cầu phát triển và hội
nhập quốc tế.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày Quan điểm và yêu cầu về việc
hoàn thiện chính sách tài chính cho KH&CN Việt Nam trong bối cảnh Cách
mạng Công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó tác giả còn tỉm hiểu kinh nghiệm Quốc tế về chính sách tài

chính cho KH&CN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách
tài chính cho KH&CN Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.
gồm có 4 nhóm như sau: Mở rộng đối tượng cấp phát để phù hợp với nền
kinh tế đa thành phần; Đổi mới chế độ quyết toán phù hợp với đặc điểm của
hoạt động KH&CN; Hoàn thiện hoạt động các quỹ: Quỹ hiện nay đã “Nhà
nước hóa” các đề tài được quỹ cấp phát; Đa dạng hóa các quỹ.

78


KẾT LUẬN
Đề tài “Hoàn thiện chính sách tài chính cho khoa học và công nghệViệt
Nam để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.” tác giả đã làm rõ
thực tiễn chính sách tài chính cho KH&CN của Việt Nam trong thời gian qua.
Mục tiêu nghiên cứu đã hoàn thành khi tác giả đã đưa ra được một số
đề xuất thay đổi chính sách tài chính cho Khoa học và công nghệ của Việt
Nam trong bối cảnh một nền KH&CN đa thành phần đang bước vào cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Các giải pháp đưa ra gồm: Mở rộng đối tượng cấp phát để phù hợp với
nền kinh tế đa thành phần; Đổi mới chế độ quyết toán phù hợp với đặc điểm
của hoạt động KH&CN; Hoàn thiện hoạt động các quỹ: Quỹ hiện nay đã
“Nhà nước hóa” các đề tài được quỹ cấp phát; Đa dạng hóa các quỹ.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên tác giả mong nhận được sự góp
ý của quý Thầy cô, hội đồng khoa học để hoàn thiện hơn đề tài này, góp phần
ứng dụng vào thực tế.

79



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong nƣớc
1. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và công nghệ năm 2013.
2. Chính phủ (2005), Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 về tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
3. Chính phủ (2007), Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh
nghiệp khoa học và công nghệ.
4. Chính phủ (2005), Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều
nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm
2014 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.
6. Chính phủ 2012, Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển
KH&CN giai đoạn 2011-2020.
7. Chính phủ (2014), Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định
về cơ chế đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công
nghệ.
8. Chính phủ (2014), Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về
đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
9. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015
Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
10. Chính phủ (2016), Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016
Quy định cơ chế tự chủ của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
11. Bộ Công Thương (2013), Quyết định số 5540/QĐ-BCT ngày 06 tháng 8
năm 2013 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ
ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020.
12. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12
năm 2014 quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

80



13. Bộ Khoa học và công nghệ (2017), Thông tư 01/2017/TT - BKHCN ngày
12 tháng 01 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của nghị định số
54//2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của chính phủ quy định cơ
chế tự chủ của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
14. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ (2006), Thông tư liên tịch số
93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán
kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ.
15. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số
44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây
dựng và phân ổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử
dụng ngân sách nhà nước.
16. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ (2014), Thông tư liên tich số
121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 quy định xây dựng dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên
theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ.
17. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ (2015), Thông tư liên tịch số
55/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây
dựng, phân ổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học
và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
18. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và công nghệ (2015), Thông tư liên tịch số
27/2015/TTLT - BKHCN - BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
19. Đỗ Vũ Hiền Anh (2009), “Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện
chính sách khoa học và công nghệ - gợi ý cho Việt Nam”, Luận văn ThS.
KTTG & QHKTQT - Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Phạm Quỳnh Anh (2016), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ
“Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận đánh giá tác động chính sách
KH&CN phù hợp với Việt Nam và áp dụng đánh giá tác động chính sách


81


tài trợ cho nghiên cứu cơ ản của Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia”,
Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ.
21. Vũ Cao Đàm, Giáo trình Khoa học và công nghệ luận Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội
22. Vũ Cao Đàm (1997), Bài giảng xã hội học, Khoa học và Công nghệ trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Vũ Cao Đàm (2002), Đâu là giới hạn của việc xóa ỏ cơ chế “xin- cho”
trong hoạt động khoa học, tạp chí Hoạt động Khoa học, số 10/2002.
24. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học, NXB Khoa
học và Kỹ thuật.
25. Đồng Thị Hằng (2013), “Đổi mới chính sách tài chính về khoa học và
công nghệ trong ngành y tế theo hướng đảm bảo quyền tự chủ cho các tổ
chức nghiên cứu”, Luận văn ThS. Quản lý Khoa học và công nghệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Phạm Thị Hiền (2009), “Những hạn chế của chính sách khoán kinh phí
trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của nhà nước”, Luận
văn ThS. Chính sách khoa học và công nghệ - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Vũ Thị Thanh Hương (2009), “Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối
với các tổ chức khoa học và công nghệ”, Luận văn ThS. Chính sách khoa
học và công nghệ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
28. Bùi Tư, Bài áo “Ngân sách ưu tiên ố trí kinh phí cho khoa học và công
nghệ” của tác giả Bùi Tư đăng trên Tạp chí tài chính ngày 17/05/2019.
29. Nguyễn Duy Trung, Bài viết “Cơ chế tài chính cho khoa học và công
nghệ: Những đổi mới căn ản” đăng trên we site của Bộ KH&CN ngày
21/05/2015
30. Sách KH&CN trực tuyến năm 2016.


82


31.. />hoahoccongnghe?categoryId=862&articleId=3045
32. Sở khoa học và công nghệ Thái Bình - www.thaibinh.gov.vn

83


Nƣớc ngoài:

33. />34. Pierre Auger: Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO,
Paris, 1961, page 17-19.
35. Program Assessment Rating Tool Guidance No. 2007-02 (PART), Office
of Management and Budget, January 29, 2007.
John B. Gilmour (2007), Implementing OMB’s Program Assessment
Rating Tool (PART): Meeting the Challenges of Integrating Budget and
Performance, OECD JOURNAL ON BUDGETING - VOLUME 7 - No. 1
- ISSN 1608-7143.
OMB’s

Program

Assessment

Rating

Tool


(PART),

https:

https:/www.stategisys.com/omb_part.
GPRA MODERNIZATION ACT OF 2010, PUBLIC LAW 111-352JAN. 4, 2011.
1 HM Treasury, The Green Book - Appraisal and Evaluation in Central
Government, 2010.
HM Treasury, The Magenta Book - Guidance for Evaluation, 2011.

84


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01
DANH SÁCH CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

CÂU HỎI

STT

Phỏng vấn 1

Phỏng vấn 2

Ông có thể cho biết những đặc điểm của KH&CN thời gian qua?
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cái khó nhất trong việc đưa các cơ
chế, chính sách trong lĩnh vực KH&CN vào thực tiễn hiện nay là gì?
Có ý kiến cho rằng, việc cần thiết có thêm một loại Quỹ được các cơ
quan nhà nước thành lập (để phân iệt với các quỹ tài chính tư nhân), có

một phần vốn từ ngân sách, đồng thời có huy động thêm từ các nguồn

Phỏng vấn 3

lực xã hội nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến
động bất thường trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học và để hỗ
trợ thêm cho ngân sách trong trường hợp có khó khăn tạm thời về nguồn
lực tài chính. Ý kiến của Bà về vấn đề này như thế nào?

Phỏng vấn 4

Phỏng vấn 5

Phỏng vấn 6

Theo Ông vì sao tiến độ giải ngân lại không thể phù hợp được với tiến
độ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu? Có cách nào khắc phục không?
Theo Bà vì sao chế độ thanh quyết toán tài chính lại không thể phù hợp
với đặc điểm của hoạt động khoa học như tính mới, tính rủi ro, tính trễ ?
Xin Ông cho biết những giải pháp tài chính nào để phù hợp với đặc
điểm hoạt động khoa học?

85


PHỤ LỤC 02
DANH SÁCH PHỎNG VẤN

STT


CHỨC DANH

TRANG

01

TS. Phó VT vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Công thương

41

02

ThS. Chuyên viên cao cấp phòng kế hoạch tổng hợp Vụ Khoa học

42

và công nghệ, Bộ Công thương
03

Phó Phòng Tài vụ - Kế toán Cục Kế hoạch-Tài chính, Bộ Tài chính

67

04

PGS.TS. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

71

05


Chuyên viên chính phòng quản lý Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính

77

06

Chuyên viên chính phòng phân tích, dự áo và thống kê ngân sách

78

Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính

86


×