Tải bản đầy đủ (.docx) (212 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

****

TRẦN THỊ HỌA MY

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THERAVADA ĐẾN
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VẢN HÓA
THÁI LAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH ĐÔNG NAM Á HỌC

Hà Nội 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRÀN THỊ HỌA MY

ÃNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THERAVADA ĐẾN
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VẢN HÓA
THÁI LAN

Chuyên ngành: Đông Nam Á học
Mã số:

62 31 06 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH ĐÔNG NAM Á HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Tương Lai

Hà Nội 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Ánh hưởng của Phật giáo Theravada
đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Thái Lan”, thuộc chuyên ngành Đông Nam Á
học là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Tương Lai. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong luận án này hoàn toàn
trung thực và khách quan. Các tư liệu phục vụ cho việc nhận xét, đánh giá, phân tích
trong luận án cũng được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn tái liệu và có trích dẫn
đầy đủ. Những nguồn tài liệu này cũng được ghi rõ trong danh mục “Tài liệu tham
khảo”. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Họa My


LỜI CẢM ƠN
Đe hoàn thành luận án “Ánh hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống chính
trị, xã hội và văn hóa Thái Lan”, ngoài những kiến thức có được trong quá trình học
tập, nghiên cứu ở khoa Đông Phương học ngành Đông Nam Á học tôi cũng đã nhận
được sự giúp đỡ rất nhiệt tình và khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tương Lai. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắcnhất tới thầy.
Bên cạnh đó tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Chù nhiệm Khoa Đông
Phương học, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa đã tạo điều kiện hết mức giúp tôi có

thể hoàn thành được luận án của mình.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các nhà nghiên cứu
quan tâm đến vấn đề.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 21 tháng 9 năm 2018


MỤC LỤC
Trang


3.1. Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến chính sách cai trị qua hai thể chế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở vùng phía Tây
Bắc Ấn, trải qua nhiều giai đo ạn phát triển thăng trầm trong lịch sử và trở thành
một trong những tôn giáo lớn có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã h ội. Ảnh
hưởng của văn hoá Phật giáo từ lâu đã phá vỡ giới hạn tín ngư&ng tôn giáo. Phật
giáo đối với lịch sử của các dân tộc phương Đông càng tỏ ra mật thiết hơn, chi phối
sự cai trị của những vương triều trong lịch sử, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần,
nền văn hóa và văn học của mọi thời đại.
Không cùng bản chất như các tôn giáo khác, Phật giáo mang một số đặc điểm
riêng như không quan niệm về đấng sáng tạo ra thế giới. Thế giới tự nó vận động,

phát triển thông qua luật vô thường nhân quả. Sự vận động ấy diễn ra trong không
gian và thời gian, đạo Phật sơ kỳ ở Tiểu thừa mang nhiều tính duy vật những quan
niệm của đạo Phật về thế giới về con người, về vận động mang hình thức biện
chứng. Các giáo lý đạo Phật chứa đựng nhiều nội dung đạo đức, hướng thiện. Đồng
thời cũng phủ nhận một cách gián tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Giáo lý
của đạo Phật tập trung vào hai vấn đề, một là sự khổ não, hai là sự giải thoát ra khỏi
khổ não ấy. Khổ não là bởi sự luân hồi, thoát khởi vòng luân hồi thì khỏi khổ, mà
muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì phải bỏ hết tham, sân, si trên trần thế. Khi thoát
khởi vòng luân hồi con người mới chứng được trạng thái Niết bàn, Cực lạc.
Phật giáo đã xây dựng một kho tàng kinh điển phong phú được gọi là Tam
Tạng Kinh điển (bao gồm Kinh - Luật - Luận) cùng nhiều nghiên cứu của các vị
luận sư với các trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật. Cho đến nay,
Phật giáo đã có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái,... sự đa dạng đó không phản
ánh một sự bất đồng mang tính tách biệt mà là một hình thức mở rộng. Điều này
góp phần nói lên giáo lý mênh mông và thâm sâu của đức Phật.

7


Ngay từ đầu kỷ nguyên mới và trong những thế kỷ sau, Phật giáo lan rộng ra
ngoài giới hạn của tiểu lục địa Ấn Độ đến Trung Á, Trung quốc, Hàn quốc, Nhật
Bản, Tây Tạng, Đông Nam Á lục địa và hải đảo (Sumatra, Java, Bali), và sau cùnglà
Mông Cổ, từ thế kỷ thứ XIII. Theo nghiên cứu, con đường truyền giáo của đạo
Phật bắt đầu từ Ần Độ theo hai hướng. Một hướng truyền xuống phía Nam như
Srilanca một hướng truyền lên phía Bắc đến Kazactan ngày nay. Kết quả là chúng
ta coi dòng Nam truyền là Phật giáo Tiểu thừa, dòng Bắc truyền là Phật giáo Đại
thừa. Nhìn vào góc độ văn tự thì các thánh điển Nam truyền chủ yếu là chữ Pali.
Thánh điển Bắc truyền chủ yếu là chữ Phạn (Sanskrit). Hướng Nam truyền lại từ
Srilanka truyền sang Myanma, đến Thái Lan, Campuchia, Lào... Hướng Bắc truyền
từ Kazactan truyền sang vùng Tân Cương và Tây Tạng.

Thế kỷ III trước công nguyên, Phật giáo sau khi du nhập vào Đông Nam Á,
đã sớm dung hợp với các giá trị văn hóa truyền thống, hình thành nên Phật giáo
mang màu sắc bản địa. Đối với Thái Lan, từ khi xây dựng quốc gia cho đến nay, thì
Phật giáo luôn là tôn giáo chính thức ở Thái Lan. Đó là Phật giáo nguyên thủy
(Theravada) với hai tông phái chính là Ma-hả Ni-kai và Thăm-ma-giút Ni-kai. Phật
giáo nguyên thủy được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn
còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điến hệ Pali (Nikaya). Theo lịch sử thì
Phật giáo nguyên thủy thực sự của Đức Phật chỉ tồn tại khoảng 250 năm tức sau lần
kiết tập thứ 3 dưới thời vua Asoka. Sau kiết tập lần thứ 3, Đạo Phật gần như tan rã
vì sự phân chia các bộ phái. Các dữ kiện lịch sử được ghi lại rất phức tạp. Tuy
nhiên Theravada là một phái sớm thoát ra khỏi sự tranh chấp, các trưởng lão mang
các tạng kinh được kiết tập lần thứ ba đi về Srilanka và bảo tồn tại đây một Đạo
Phật nguyên thủy (Theravada) được coi là xưa cũ nhất, ít ra là 250 năm sau khi Đức
Phật nhập diệt.Theravada nhờ bảo tồn được kinh điển, nên pháp học và pháp hành
được coi như gần đúng sát nhất với giáo pháp của Đức Phật.

8


Phật giáo Theravada Thái Lan luôn là một trong những yếu tố quan trọng hình
thành nên tư tưởng quốc gia thống nhất. Phật giáo Thái Lan trong suốt chiều dài
lịch sử đã để lại nhiều đóng góp đáng kể cho dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau
như đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, nếp sống, nếp tư duy. Có thể nói Phật giáo
Theravada Thái Lan đã đ ồng hành cùng dân tộc trong đời sống chính trị, tôn giáo
và văn hóa từ nh ững ngày đầu và đến nay đã trở thành một tôn giáo truyền thốngcủa
dân tộc. Ngày nay, Phật giáo ngày càng phát huy các giá trị tích cực của nó trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong bối cảnh hiện đại của nền kinh ế thị trường
và toàn cầu hóa. Tư tưởng triết học và nhân sinh quan của Phật giáo Theravada chiếm
vị trí quan trọng ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người Thái Lan và đang điợc tiếp
tục phát huy trong đời sống thực tiễn của đất nước. Chính vì những điều trên đây đã

thúc đấy tôi nghiên cứu đề tài: “Anh hưởng của Phật giáo Theravada đến đời song
chính trị, xã hội và văn hóa Thái Lan”. Đe tài sẽ cho ta cái nhìn toàn diện hơn về
ảnh hưởng cũng như vai trò của Phật giáo Theravada đối với xã hội Thái Lan từ
quá khứ cho đến hiện tại.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nêu lên những nét cơ bản về Phật giáo Theravada nói
chung và Phật giáo Theravada Thái Lan nói riêng, sau đó làm rõ ảnh hưởng của
Phật giáo Theravada vào các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa của Thái Lan.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đe thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài như
sau:
- Một là, khái quát tổng quan nghiên cứu về Phật giáo, các nội dung chính của
Phật giáo Theravada và Phật giáo Theravada Thái Lan.
- Hai là, phân tích ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến chính trị của Thái
Lan, được thể hiện qua các chính sách đối nội và đối ngoại của các vương triều và
chính phủ Thái Lan.

9


- Ba là, phân tích ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống xã hội của
Thái Lan trên các mặt: tính cách, lối sống của người Thái, giáo dục của người Thái
tù’ quá khứ đến hiện tại.
- Bốn là, phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến các thành tố văn hóa truyền
thống của Thái Lan: phong tục tập quán, lễ hội, văn học.


10


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cún
Đối tượng nghiên cứu của luận án được phản ánh chính xác trong tên đề tài.
Đó là nội dung tư tưởng của phật giáo Theravada nói chung và Phật giáo Theravada
Thái Lan với những ảnh hưởng của nó trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa
Thái Lan.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu dựa trên các luận thuyết căn bản
thuộc lĩnh vực triết lý nhân sinh của Phật giáo hàm chứa trong Phật giáo Theravada
như Tứ Diệu Đe, Thuyết Luân hồi và Luật Nhân Quả để trình bày quá trình tiếp
nhận Phật giáo Theravada của người Thái Lan cùng những đặc điểm của Phật giáo
Theravada Thái Lan. Những triết lý trên đây liên quan tới vấn đề thực hành đạo đức
mà ta vẫn gọi là các quy phạm đạo đức của Phật giáo. Các quy phạm đạo đức này
lại liên quan rất chặt chẽ với nhân quả và luân hồi. Tiếp theo, luận án tiến hành
phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của triết lý nhân sinh và các quy phạm đạo
đức của Phật giáo Theravada Thái Lan vào một số lĩnh vực thuộc về đời sống chính
trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan. Người Thái Lan đã thấm nhuần triết lý nhân sinh
và quy phạm đạo đức này của Phật giáo nói chung và Phật giáo Theravada nói
riêng trong suốt quá trình tiếp nhận Phật giáo để áp dụng vào đời sống của mình
thuộc các lĩnh vực chính trị, văn hóa và xã hội. Các lĩnh vực đời sống chính trị, văn
hóa, xã hội được chúng tôi đề cập đến trong luận án này chỉ bao gồm những khía
cạnh chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo Theravada được trải dài từ quá khứ đến hiện
đại.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận

11



Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành, đa ngành trong khoa học xã hội như
sử học,, tôn giáo học, chính trị học, v.v.... Trên cơ sở đó, luận án tiếp cận một số công
trình nghiên cứu của người Thái Lan và các học giả nước ngoài nghiên cứu về Phật
giáo Thái Lan cùng các vấn đề về chính trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan tác giả đi
sâuvào phân tích, đánh giá và phát hiện những vấn đề nào, những khía cạnh nào của
nền
chính trị, văn hóa và xã hội Thái Lan có được là do chịu ảnh hưởng của Phật giáo
Theravada Thái Lan. Bên cạnh những công trình của các học giả Thái Lan và nước
ngoài khác tác giả còn dựa rất nhiều vào các công trình nghiên cứu của các học giả
Việt Nam cũng về các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội Thái Lan để thực hiện mục
đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phưong pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phưong pháp nghiên
cứu lịch sử như phưong pháp phân kỳ, phưong pháp đồng đại lịch đại. Với những
phương pháp này, ảnh hưởng của Phật giáo Theravada được phân tích trên các giai
đoạn từ quá khứ đến hiện tại trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa.
Ngoài ra với cơ sở là các tư liệu và kết quả nghiên cứu của những người đi
trước, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu trong nước và
ngoài nước được thu thập tại các thư viện, các viện nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng lý thuyết cấu trúc chức năng. Với lý thuyết này đòi hởi
phải nghiên cứu Phật giáo Theravada trong tính chỉnh thể, tính hệ thống, từ đó mới
thấy được ảnh hưởng của Phật giáo Theravada vào các lĩnh vực chính trị, xã hội và
văn hóa của Thái Lan như thế nào.
5. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, đây là công trình đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ
thống và khá đầy đủ về những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đối với đất nước
Thái Lan. Trong luận án, ảnh hưởng này được xem xét dưới các góc độ đời sống
chính trị, xã hội và văn hóa Thái Lan, được thể hiện trên một số mặt cụ thể. Đồng

thời luận án cũng góp phần làm rõ thêm nội dung của Phật giáo Theravada Thái
Lan, một Phật giáo nhấn mạnh vào triết lý nhân sinh và quy phạm đạo đức, từ đó
12


hiểu rõ thêm cốt cách tinh thần cũng như các thành tựu văn hoá của người Thái
Lan.

13


Thứ hai, thông qua việc phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada
đến Thái Lan, chúng ta càng thấy được vai trò quan trọng của Phật giáo đến xã hộiThái
Lan. Trên cơ sở đó có những gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo đối
với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo
Theravada.
Cuối cùng, với những kết quả nghiên cứu, luận án được hy vọng sẽ là nguồn
tài liệu tham khảo thêm cho việc nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá Thái Lan nói
chung và Phật giáo Thái Lan nói riêng đối với chuyên ngành Đông Nam Á học tại
các trường Đại học.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tong quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu
Chương 2: Phật giáo Theravada và Phật giáo Theravada ở Thái Lan
Chương 3: Anh hưởng của Phật giáoTheravada đến đời sắng chỉnh trị
của Thái Lan

Chương

4: Anh
hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống văn
hóa,của
hội
xã Thái
Lan

14


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cú u
VÀ NHƯNG VẤN ĐÈ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN cứu

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về Phật giáo trên thế giới nói chung và ở các quốc gia Đông Nam
Á trong đó có Thái Lan là đề tài thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều học
giả, tăng sĩ, cư sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Những nghiên cúư về Phật giáo chủ
yếu tập trung vào các lĩnh vực như lịch sử, triết học, tôn giáo, văn hóa ... Xét riêng
dưới góc độ những ảnh hưởng của Phật giáo vào văn hóa và tinh thần của người
Thái Lan thì còn khá nhiều khoảng trống để khám phá và nghiên cứu. Nhìn chung
có thể tổng họp các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho đề tài thành các
nhóm như sau:
*Nhóm thứ nhất: những nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Phật giáo
Theravada nói riêng, các tông phái Phật giáo ở Thái Lan và những ảnh hưởng
nhất định của nó.



Donald K. Swearer trong “The Buddhist World of Southeast Asỉa (Thế giới
Phật giáo Đông Nam Ả) ” (USA: State University of New York Press, 1995) có lẽ
là cuốn sách khá đầy đủ khi nghiên cứu về thế giới Phật giáo ở Đông Nam Á trong
đó có Thái Lan. Nhưng sẽ là chưa đủ nếu chúng ta đi sâu vào nghiên cứu về lịch sử
hình thành và ảnh hưởng của các tư tưởng Phật giáo đến đời sống văn hóa, tinh
thần và nhận thức của người Thái Lan. The Buddhist World of Southeast Asia là kết
quả của sự quan sát và nghiên cứu lâu dài của Donald K. Swearer về Phật giáo
nguyên thủy. Sự quan tâm của ông đối với Phật giáo bắt đầu từ chính trải nghiệm
cá nhân. Vào cuối những năm 1950, sau hai năm sống ở Băng Cốc, Thái Lan, ông
trải nghiệm một nền văn hoá Phật giáo và giảng dạy tại một trường Cao đẳng Kitô
giáo và một trường Đại học Phật giáo. Ke tù’ đó, ông đã dành vài chuyến nghỉ phép
ở Thái Lan với thời gian lưu trú ngắn hơn hoặc thăm viếng Sri Lanka, Myanmar,
Campuchia và Lào. Mặc dù sự hiểu biết của ông về Phật giáo là sự kế thừa, tiếp nối
công việc của các học giả từ các môn học khác nhau, chuyên khảo này cũng phảnánh
kinh nghiệm cá nhân tác giả ở Thái Lan và Đông Nam Á. Tuy không bàn nhiều
về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần và nhận thức của
người Thái Lan nhưng những trình bày của Donald K. Swearer về Phật giáo
nguyên thủy cũng là những tham khảo rất có ích cho việc nghiên cứu về Phật giáo
Theravada đang là đối tượng nghiên cứu của luận án này.
Thailand: Buddhist Kingdom as Modern Nation State (NXB. Boulder and
London: Westview Press, 1987) của Charles Keyes (chủ biên), là tập hợp những bài
viết của các nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm, phân tích về Phật giáo Thái
Lan hiện đại. Trong các chương của cuốn sách này (chương 6-9) đề cập đến các tổ
chức xã hội, vai trò của nhà nước với Phật giáo, những xu hướng biến đổi văn hóa-xã
hội có liên hệ trực tiếp đến Phật giáo Thái Lan cũng như vai trò của giới sư sãi đối
với việc định hình Phật giáo thời kỳ hiện đại. Công trình chủ yếu bàn về những vấn
đề của Phật giáo Thái Lan thời hiện đại trong đó có đề cập phần nào đến những ảnh
hưởng của Phật giáo trong quá trình biến đối văn hóa, xã hội cũng như vai trò của
Phật giáo trong thời kỳ phát triển hiện đại của Thái Lan. Đây là những gợi ý rất quan
trọng để tác giả luận án tham khảo trong khi phân tích và đáng giá ảnh hưởng của



Phật giáo Theravada Thái Lan vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ hiện
đại mà công trình này chưa đề cập đến.


Tiyavanich, Kamala. Forest Recollections: Wandering Monks in Twentiethcentury Thailand (University of Hawai’i Press, Honululu, 1997) đề cập khá toàn
diện đến Phật giáo Thái Lan thế kỷ XX. Trong nừa đầu của thế kỷ này các khu
rừng của Thái Lan là quê hương của những nhà sư khổ hạnh. Họ là những Phật tử
xuất gia. Tuy nhiên, tông phái Phật giáo của họ đã không sao chép cách thực hành
được mô tả trong các kinh điển Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo của họ được tìm
thấy hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày trong rùưg và đối phó với những thách
thức về thể chất và tinh thần, về nạn đói, đau đớn, sợ hãi, và ham muốn. Bằng việc
kết hợp các cuộc phỏng vấn và tự truyện với sự hiểu biết khá đầy đủ các tài liệu lưu
trữ và việc đọc các tư liệu Phật giáo phồ biến, Kamala Tiyavanich mô tả cuộc sống
ba thế hệ của những nhà tu hành khổ hạnh trong rừng và thách thức khuôn mẫu củaPhật
giáo Thái Lan. Mặc dù truyền thống tu khổ hạnh đã mất, việc hiện đại hóa
không ngừng và sự tàn phá rừng lan rộng của Thái Lan, cuộc đời của các nhà sư
được trình bày ở đây là bằng chứng cho sự đa dạng phong phú của các truyền thống
Phật giáo khu vực. Nghiên cứu về dòng tu này càng làm phong phú thêm sự hiểu
biết của chúng ta về Phật giáo ở Thái Lan và khu vực. Qua đây chúng ta cũng thấy
được trong thời hiện đại, ở Thái Lan Phật giáo Theravada vẫn tiếp tục phát huy
được ảnh hưởng của mình ờ một dạng khác phù họp với xã hội hiện đại. Đây cũng
là nguồn tư liệu tham khảo để tác giả luận án nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về
Phật giáo Theravada Thái Lan phát huy ảnh hưởng của mình trong thời kỳ hiện đại.
Becoming the Buddha: The Ritual of Image Consecration in Thailand. (Princeton and Oxíồrd: Princeton University Press, 2004) của tác giả Donald K. Swearer
là công trình nghiên cứu đầu tiên về các nghi lễ chính trong việc thực hành Phật
giáo ở các nước châu Á. Donald Swearer đã có đóng góp rất lớn cho sự hiểu biết
của chúng ta về hình ảnh của Đức Phật, vai trò của nó trong đời sống tu trì của Phật
giáo thông qua việc tìm hiểu chi tiết và có thể tiếp cận được về các nghi lễ Phật

giáo ở miền bắc Thái Lan bằng một cuộc khảo sát khác với các phương pháp dựa
trên văn bản hoặc cách tiếp cận nhân học. Quá trình tìm hiểu các nghi lễ Phật giáo
được xây dựng thông qua tụng niệm, bài giảng, thiền định, và sự có mặt của các nhà
sư là trọng tâm của cuốn sách. Ngoài ra công trình Becoming the Buddha còn cho


chúng ta thấy rõ những điểm chung về truyền thống thờ hình tượng đức Phật ở hầu
hết các quốc gia châu Á. Trong bối cảnh văn hoá ở miền bắc Thái Lan, Becoming
the Buddha đã làm sáng tỏ các bản văn viết về việc tạo ra hình ảnh Đức Phật lần
đầu tiên; xem xét các cuộc tranh luận về nguồn gốc lịch sử của các nghi lễ Phật
giáo. Công trình này tuy nghiên cứu việc thực hành các nghi lễ Phật giáo ở miền
Bắc Thái Lan nhưng nó cũng góp phần gợi ý cho chúng ta khi nghiên cứu về Phật
giáo Theravada Thái Lan nói chung và thông qua các hoạt động tôn giáo này mà
chúng ta mới hiểu được những nghi lễ Phật giáo này đã ảnh hưởng đến đời sống
của người Thái Lan như thế nào.


Trong bài viết“J modern trend of Study of Buddhism in Thaỉland: Kỉng
Mongkut and Dharmamayutikanikaya'1 2 3 4 Phra Anìl Dharmamasakiyo (Sakya) - nhà
sư, nhà nghiên cứu người Thái Lan đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của giáo lý
Phật giáo nguyên thủy (Theravada) đối với người Thái dưới triều Mông-kụt với
giáo phái Thăm-ma-giút Ni-kai. Điều đầu tiên trong việc nỗ lực hiện đại hóa Phật
giáo Thái Lan của vua Mông-kụt là cải cách đạo đức xã hội. Điều này thê hiện khả
năng nhìn xa trông rộng của nhà vua về một trạng thái tinh khiết của Phật giáo tại
quốc gia này. Vua Mông-kụt cho rằng Phật giáo đích thực là một nguyên lý đơn
giản và độc nhất vô nhị. Vũ trụ và tất cả những gì chứa đựng trong nó chính là chân
lý. Cùng với việc loại bỏ các tín ngưỡng mê tín đã bám chặt vào những tín đồ Phật
giáo Thái Lan trong nhiều thế kỷ, vua Mông-kụt đã truyền bá một hình thức Phật
giáo tinh khiết dựa trên nền tảng Kinh điển Pali, thay vì căn cứ vào các loại sách
chú giải. Theo ông, nếu hiểu Phật giáo một cách đúng đắn thì sự hiểu biết đó sẽ

không có bất cứ một điều gì trái ngược với ý nghĩa chung. Điều quan trọng nhất là
hệ thống đạo đức của Phật giáo phải hoàn toàn thích hợp với những nhu cầu của
con người trong thời hiện đại. Cải cách Phật giáo của Đức vua Mông-kụt đã mang
lại kết quả và được biểu hiện trên phương diện đạo đức trong các ngôi chùa. Nhà
vua chủ trương mang các chùa lại gần với ngôn ngữ Pali hơn. Với cách tiếp cận
này, tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo nguyên thủy
(Theravada) đối với người Thái dưới triều Mông-kụt với giáo phái Thăm-ma-giút
Ni-kai. Có thể thấy sự ảnh hưởng của các giáo lý Phật giáo đến quan điểm nhân
sinh của người đứng đầu một vương triều, một quốc gia. Điều đặc biệt là nó còn
ảnh hưởng cả đến các chính sách trị nước, chính sách giáo dục và tôn giáo đối với
người Thái Lan.

1 Bài viết này được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Khám phá các Nghiên cứu Nguyên thủy: Các xu hướng học
2thuật và tương lai của một ngành học (Exploring Theravada Studies:Intellectual Trends and the Future of a Field
3of Study), 12-14 tháng 8 năm 2004, do Viện Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Quốc gia Singapore tổ chức (Asia
4Research Institute at National University of Singapore).


Tiếp đến là công trình của một nhà nghiên cứu Phật giáo người Thái Lan, đó
là cuốn sách ynĩímuiĩuỉnniilíỉouuilíNVMẳMMÌYiỉitPhật giảo trong sự thay đổi của xã
hội Thái Lan) của tác giả Ni-thi Yêu-xỉ-vông, in tại Nhà in Mun-la-ni-thi-kô-mônkhim-thoong, Băng Cốc, năm 2000. Trước hết tác giả đã dành một phần của công
trình để giới thiệu những đặc điểm cơ bản nhất của Phật giáo nói chung và Phật
giáo Theravada Thái Lan nói riêng. Trên cơ sở những hiểu biết về Phật giáo
Theravada Thái Lan tác giả đã cho ta thấy Phật giáo Theravada Thái Lan hiện nay
đang đối mặt với những thách thức của quá trình hiện đại hóa và Âu hóa của xã hội
Thái Lan. Cụ thể là Phật giáo Theravada Thái Lan đang ngày càng bị suy giảm vai
trò trước một xã hội công nghiệp và tiêu dùng. Con người Thái Lan, thậm chí cả
các vị sư Thái Lan đang bị lôi kéo vào những nhu cầu về vật chất và tinh thần nhằm
phục vụ cho một cuộc sống hưởng thụ, tiện nghi mà quên đi những giá trị truyền
thống tốt đẹp mà bao thế kỷ nay người Thái Lan đã tiếp thu qua những cố gắng

truyền bá của Phật giáo Theravada Thái Lan. Tác giả cũng nêu lên những trì trệ của
chính tổ chức Tăng già của Thái Lan không theo kịp với sự đổi thay của xã hội, tự
làm mất dần đi vai trò của mình. Sau khi nêu lên những tình trạng trên đây, tác giả
đã đưa ra những quan điểm của mình về phương hướng khắc phục những thiếu sót
hiện nay của Phật giáo Theravada Thái Lan chủ yếu vạch ra những gì Phật giáo
Theravada Thái Lan vốn có để có thể áp dụng vào giải quyết những vấn đề của xã
hội hiện đại, những gì Phật giáo Theravada Thái Lan phải chuyển mình để truyền
bá giáo lý theo hướng mới phù hợp với một công chúng của thời hiện đại đã có
trình độ phát triển cao hơn xưa kia, v.v... Công trình này sẽ giúp cho tác giả luận
án nắm bắt được tình hình Phật giáo Theravada Thái Lan hiện nay để góp phần
phân tích và bàn luận về ảnh hưởng của Phật giáo Theravada Thái Lan trong xã hội
hiện đại của Thái Lan.


Một công trình nói về Phật giáo Theravada Thái Lan nổi tiếng nữa đó là công
trình của một vị sư kiêm nhà nghiên cứu Phật học người Thái Lan tên là Phay-xản
Vi-xả-lô. Công trình của ông có tên là

{Phật

giáo

Thái

Lan

trongtương lai) in tại nhà in Mun-la-ni-thi-kô-môn-khim-thoong, Băng Cốc, năm 2009.
Phay-xản Vi-xả-lô đã dành nhiều năm nghiên cứu và viết công trình dày tới 605
trang này. Trước hết công trình đã bàn đến thực trạng của xã hội Thái Lan hiện nay
đang từ chỗ là tuân theo nền giáo lý giúp con người giải thoát đến chỗ đang đua

nhau lao vào cái vòng lợi dưỡng của trần tục. Ở đây tác giả đã viện dẫn đến nhiều
hiện tượng trái ngược với giáo lý của đạo Phật đang diễn ra hàng ngày tại Thái Lan.
Đó là những vấn đề khủng hoảng của xã hội trong đó có chính trị, kinh tế và văn
hóa. Những vấn đề khủng hoảng này cần phải được giải quyết và chính Phật giáo
có thể góp được phần mình giúp cho Thái Lan vượt qua được những khủng hoảng
đó. Đe khẳng định điều này, tác giả đã phân tích cho người đọc thấy được quá trình
phát triển của Phật giáo Thái Lan đã trải qua những bước thăng trầm như thế nào để
đến nay người Thái Lan đã có được một đạo Phật rất cao quý và bền vững. Tác giả
đã đưa ra một loạt những khủng hoảng của xã hội Thái Lan trong quá khứ và Phật
giáo đã góp phần mình tìm cách giải quyết những khủng hoảng đó như thế nào và
trên cơ sở này tổ chức xẳng-kha Phật giáo Thái Lan cũng đã có những đổi mới như
thế nào đe đủ sức giái quyết các vấn đề đặt ra của xã hội. Theo tác giả đây cũng
chính là nhũng bài học để Phật giáo Thái Lan hiện nay áp dụng vào giải quyết các
vấn đề trong tương lai. Đe làm được việc này Phật giáo Thái Lan phải đổi mới mà
trước hết là đổi mới xẳng-kha vốn là cơ quan đầu não của Phật giáo Thái Lan. Tiếp
đến là phải chỉnh đốn lại trình độ học vấn của các vị sư tăng cả về giáo học lẫn thế
học. Phải cải cách lại việc làm kinh tế của nhà chùa thể hiện ở hệ thống các công ty
nhà chùa sao cho phù hợp với giáo pháp nhưng lại hòa nhập được với thời đại. Góp
phần xây dụng xã hội Thái Lan trở thành một xã hội vững mạnh, trong sạch để đối
mặt với chủ nghĩa tiêu dùng đang từng ngày từng giờ thách thức từng người dân
Thái Lan cũng như từng vị sư Thái Lan. Cuối cùng tác giả đã đề xuất một số
phương hướng hoạt động của Phật giáo Thái Lan trong thời kỳ thế giới hội nhập.


Đây cũng là công trình rất quan trọng cung cấp những cứ liệu để tác giả luận án
tiến hành nghiên cứu về Phật giáo Theravada Thái Lan từ quá khứ đến hiện đại và
có một phần nào đó cung cấp những cứ liệu để tác giả luận án nghiên cứu và phântích
những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada Thái Lan vào các mặt chính trị, văn
hóa, xã hội của Thái Lan.
Nói đến các công trình nghiên cứu về Phật giáo Thái Lan của người Việt,

chúng ta không thể không nhắc đến cuốn “Phật giáo ở Thải Lan” - Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 2007 của TS. Nguyễn Thị Quế. Tác giả đã trình bày một cách rõ
ràng lịch sử Phật giáo Thái Lan, sự tiến triển và những biến thế của các tông phái
Phật giáo trong mối quan hệ so sánh với các dòng Phật giáo Ân Độ, Srilanca và
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trong sự giao thoa văn hóa. Tác giả đã nêu một cách
chi tiết những đặc điểm của Phật giáo Theravada Thái Lan, khắc họa khá đầy đủ
chân dung của mỗi tông phái Phật giáo ở Thái Lan từ giáo pháp đến kiến trúc đền
chùa, từ tổ chức giáo đoàn đến sinh hoạt nghi lễ. Từ đó cho ta thấy nét bản sắc
riêng hòa quện trong giáo lý chung của đạo Phật tạo nên một tinh thần Phật giáo
Theravada Thái Lan đặc sắc. Cuốn sách chính là nguồn tư liệu quan trọng để tác
giả luận án tham khảo trong quá trình nghiên cứu về Phật giáo Theravada Thái Lan.


Hay trong cuốn “Tìmhiêu Phật giáo Theravada” - Nxb Hồng Đức, 2014, của
Hoàng Phong đã cung cấp cho ta cái nhìn tương đối toàn diện về Phật giáo
Theravada. Trước hết tác giả đã trình bày lịch sử hình thành của Phật giáo
Theravada. Phật giáo đã có những bất đồng chính kiến sau khi đức Phật nhập diệt
và trải qua ba lần kết tập kinh Phật, Phật giáo Thrravada đã được hình thành trên cơ
sở của học phái bảo thủ vốn là học phái chủ trương bám sát những giáo lý và cách
tu hành mà đức Phật truyền dạy khi ngài còn tại thế. Ngoài ra công trình còn cho
chủng ta biết 16 đặc điểm cơ bàn của Phật giáo Theravada sau bao thời gian với
bao biến cố của lịch sử đã được định hình và phân biệt nó với các tông phái Phật
giáo khác. Đã vậy Phật giáo Theravada đã tìm được mảnh đất thích hợp để phát
triển, đó là Srilanka. Phật giáo Theravada đã được phát triển mạnh ở Srilanka và từ
đó tỏa lan ảnh hưởng của mình tới nhiều nước ở vùng Đông Nam Á. Đe cho người
đọc thấy rõ được những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada tác giả công trình đã
giới thiệu sơ qua Phật giáo Theravada của từng quốc gia ở vùng Đông Nam Á qua
các

thời


kỳ

như

Theravada

Myanma,

Theravada

Thái

Lan,

Theravada

Campuchia,Theravada Lào, Theravada Mã Lai và Indonesia kể cả Theravada Băng-lađét.

Qua

công trình này chúng ta cũng một lần nữa tiếp thu được quan điểm cho rằng Phật
giáo là một đại gia đình tuy có những thời kỳ, có những tông phái khác nhau nhưng
tựu chung đó là kết quả của sự phát triển của Phật giáo, một tôn giáo với cả khối
giáo lý thâm sâu vị diệu nhằm một mục tiêu chung như tác giả công trình đã viết:
“...cùng mang một hoài bão, cùng mở rộng hai cánh tay, cùng yêu thương con
người và sẽ cùng thực hiện một mục đích chung là giúp tất cả mọi người cùng bước
lên Con Đường mà mình đang tiến bước”. Đây cũng là mảng tư liệu mà tác giả luận
án sẽ dựa vào rất nhiều để nghiên cứu và trinh bày về Phật giáo Theravada nói
chung và Phật giáo Theravada Thái Lan nói riêng.

* Nhóm thứ hai: Các nghiên cứu về đòi sống chính trị của Thái Lan.
Đây là nhóm nghiên cứu có liên quan đến nội dung chương 3 của luận án nên
sẽ trở thành nguồn tài liệu quan trọng bổ sung trực tiếp đến vấn đề mà luận án theo
đuổi.


Trong “Buddhism, Human Rỉghts and Constỉtutỉonal Reform ỉn Thaỉỉand”,
University of Victoria, 2007, Andrew Harding cho thấy tầm quan trọng của Phật
giáo trong vấn đề nhân quyền và cải cách hiến pháp ở Thái Lan. Có thể thấy Phật
giáo đề cập đến vấn đề nhân quyền là một trong những tư tưởng tiến bộ dưới góc
độ tiếp cận về tôn giáo học. Mục đích của nghiên cúư này là nhằm giải quyết mối
quan hệ giữa Phật giáo, cải cách hiến pháp và nhân quyền ở Thái Lan. Nó đặt ra
các câu hỏi: Nhà nước Thái Lan có vai trò gì? Chúng ta nên hiểu mối quan hệ giữa
Phật giáo với nhà nước như thế nào? Liệu quyền con người có thể được ủng hộ
hoặc trình bày như là được hỗ trợ bởi Phật giáo, hay được diễn giải theo ý tưởng
của Phật giáo hay không? Mối quan hệ lịch sử giữa nhà nước và Tăng đoàn được
kiểm tra, trong đó nhà nước sử dụng tôn giáo để củng cố tính hợp pháp của nhà
nước. Sau đó, các vấn đề Phật giáo, nhân quyền và ủy ban Nhân quyền trong các
cuộc cải cách hiến pháp năm 1997 được xem xét, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề nổi
dậy ở các tỉnh phía Nam. Có thể nói đây là công trình có liên quan đến nội dungcủa luận
án, nhưng đây chỉ nói đến ảnh hưởng của Phật giáo Theravada Thái Lan
vào một khía cạnh chính trị đó là vấn đề nhân quyền và hiến pháp.
Trong nghiên cứu của Jackson, p. A. (1989), Phật giáo, Pháp lý, và Mâu
thuẫn: Chức năng chính trị của Phật giáo đô thịThái Lan (Buddhism,
Legitimation, and Conữict: the Political Functions of Urban Thai Buddhism,
Singapore, ISEAS). Tiền đề cơ bản của nghiên cứu này là tăng đoàn Phật giáo và
giáo lý Phật giáo đóng vai trò biểu tượng quan trọng trong việc hợp pháp ho á việc
thực hiện quyền lực thế tục ở Thái Lan. Tác giả cho rằng sự đánh giá rõ ràng về
chức năng chính trị hợp pháp của Phật giáo là chia khóa để hiểu được những thay
đổi lý thuyết và hành chính đã xảy ra trong Phật giáo Thái Lan vào thế kỷ này.

Nghiên cứu này khảo sát cấu trúc xã hội học của Phật giáo Thái Lan ở đô thị, một
phần của một chương trình nghiên cứu về “Các vấn đề xã hội ở Đông Nam Á
(SISEA)”, nó tập trung vào bản chất, tính bền bỉ và ảnh hưởng của các tôn giáo, sắc
tộc, chủ nghĩa đô thị và sự thay đổi dân số, chức năng hợp pháp truyền thống của
nó cùng với một cuộc tháo luận toàn diện về Phật giáo và giới tinh hoa Thái Lan,


×