Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.24 KB, 2 trang )
Kế toán tại DNNVV: Đối phó và hệ lụy
Hai hệ thống cùng tồn tại
Hệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ DN được biết. Đó là hệ thống
"sổ chợ", không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán
thuế". Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu
trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh. Trong các DN ngoài
quốc doanh, số liệu kế toán phản ánh tình trạng "lãi thật, lỗ giả". Không ít DN, sau một số năm
hoạt động số lỗ cộng dồn lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ nhưng chủ DN vẫn rất nhiều tiền để mua
bán bất động sản và mua sắm các tài sản đắt tiền. Ở các DN nhà nước (bao gồm cả các Cty cổ
phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối) thì tình hình ngược lại, hoạt động kinh doanh thua lỗ
nghiêm trọng nhưng trên báo cáo tài chính vẫn có lãi, vẫn chia tiền thưởng và thậm chí có Cty
vẫn "lên sàn" giao dịch của thị trường chứng khoán.
Nhân lực không được trọng dụng
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kế toán được đào tạo khá nhiều. Song, sự gia tăng
về lượng không tương xứng với sự nâng cao về chất. Thêm vào đó, cùng với phương thức "gia
đình trị" trong quản lý các DN VN, các cán bộ kế toán chưa được chủ DN trọng dụng, không có
điều kiện để học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn. Có nhiều
DN thuê kế toán theo mùa vụ. Vì vậy, đội ngũ kế toán trong các DN không ổn định, gây khó
khăn lớn cho việc bảo đảm yêu cầu liên tục trong công tác kế toán.
Doanh nghiệp thờ ơ với Luật ?
Về việc quản lý nhà nước đối với công tác kế toán DN, Luật Kế toán và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã được ban hành và có hiệu lực. Song, việc triển khai Luật vào thực tiễn của
các DN chưa được quan tâm. Công tác kiểm tra kế toán theo các điều 35 đến 38 Luật Kế toán
chưa được triển khai. Cho đến nay, chỉ cơ quan thuế quan tâm, kiểm tra công tác kế toán của
DN. Song, việc kiểm tra công tác kế toán DN của cơ quan thuế chỉ nhằm mục đích thuế, do đó
không thể toàn diện. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, cơ quan thuếë không có thẩm quyền
trong việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Trong điều kiện thực tế ở nước
ta hiện nay, những sai sót của DN về công tác kế toán rất dễ dàng được "cho qua" nhờ các "cuộc
đàm phán tế nhị"!
Tình trạng coi thường
công tác kế toán trong nhiều