Làm bài thi: Những bí quyết để thành công
Bạn không thể làm bài kiểm tra và cứu vãn được tình thế nếu bạn không thấy hứng
thú với bài kiểm tra đó. -
Sophocles
1. Ngày thi
Thời điểm ngay trước khi bắt đầu có thể mang tính quyết định đối với khả năng
cũng cố kiến thức và sự bình tĩnh của bạn. đây là vài bí quyết cơ bản và chiến
thuật mà bạn nên làm trong thời gian này:
Ngủ nhiều vào buổi tối trước khi đi thi. Tại thời điểm này, một giờ ngủ có giá trị
cho khả năng làm bài của bạn hơn là ngồi thêm một giờ để cố nhồi nhét kiến thức
vào đầu.
Trong nhiều giờ ngay trước khi thi, đừng cố học bất kì điều gì mới. Hãy sử dụng
thời gian này để ôn tập và nhắc lại những gì bạn đã biết. Hãy đưa ra thông tin,
đừng học một cách bị động.
Sắp xếp thời gian và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn theo những nguyên tắc
trong Chương 11 (đừng ăn nặng, đừng uống rượu và đừng sử dụng các chất có tác
dụng lợi tiểu như cà phê).
Đến nơi thi sớm.
Hãy hình dung và tự độc thoại một cách tích cực.
Tưởng tượng bạn đang làm bài tốt, dễ dàng nhớ lại và bình tĩnh đương đầu với sự
không chắc chắn và những câu hỏi khó.
Ôn lại những chiến thuật đối phó với lo lắng của mình. Nếu bạn thực sự sẵn sàng,
bạn có thể không bị nỗi lo sợ tấn công, nhưng ít nhất bạn sẽ sẵn sàng nếu bạn làm
việc này.
Tìm một chỗ ngồi bạn thấy thoải mái nhất (ví dụ: gần nơi ấm nếu bạn thấy lạnh,
hoặc ngồi cạnh cửa sổ để có không khí trong lành). Hãy đến sớm để có chỗ ngồi
mong muốn.
Nhìn chung bạn nên tránh trò chuyện với những sinh viên đang lo lắng. Điều đó
làm tăng nỗi lo và kìm hãm khả năng tập trung của bạn. Hãy tập trung vào tài liệu
và những cảm giác chắc chắn về khả năng kiểm soát nỗi lo lắng của bạn.
Chuẩn bị sẵn mọi thứ bạn cần (bút dự phòng, bút chì, máy tính, pin dự phòng và
những thứ khác bạn được phép mang theo). Hãy chuẩn bị sẵn mọi thứ từ tối hôm
trước và để sẵn ở cửa ra vảo.
2 Những nguyên tắc chung cho mọi kì thi
Những chiến thuật cho các hình thức thi khác nhau thể hiện trong mục 3 và 4 dưới
đây. Tuy nhiên, có một vài nguyên tắc có thể áp dụng cho mọi hình thức và mọi
tình huống thi.
Ngồi nguyên một chỗ trong suốt buổi thi. Thậm chí, nếu bạn đã làm xong bài, bạn
có thể ngồi yên cho đến cuối buổi thi. Hãy thư giãn và để tâm trí được tự do. Bạn
sẽ ngạc nhiên trước những điều trở lại với bạn trong trạng thái thư giãn, giúp bạn
hoàn thiện các câu trả lời hoặc trả lời một câu hỏi bạn không làm được lúc trước.
Hãy tạo cho mình cơ hội đó. Bạn chỉ nên thay đổi khi thấy chắc chắn.
Không bận tâm đến những gì người khác làm, những câu hỏi họ đang trả lời và
thời gian họ ra về. Hãy tập trung vào việc riêng và tiến trình làm bài của mình.
Đọc kĩ những hướng dẫn. Nguyên nhân lớn nhất của sai sót trong bài thi đơn giản
chỉ vì không đọc các hướng dẫn. Nếu bạn được yêu cầu trả lời ba trong bảy câu
hỏi và bạn chỉ trả lời được hai câu, rõ ràng bạn sẽ mất nhiều điểm. Hãy dành thời
gian cho công việc nhỏ này.
Hãy đọc kĩ từng câu hỏi. Không đọc chính xác một câu hỏi sẽ khiến bạn phạm
phải những lỗi lầm ngớ ngẩn. Đừng trả lời câu hỏi theo cảm tính, hãy trả lời câu
hỏi thực sự.
Hãy tính toán thời gian một cách khôn ngoan. Bạn nên phân thời gian cho mỗi câu
hỏi hoặc mỗi phần dựa theo % điểm số. Nếu một bài luận chiếm 25% điểm của
một bài thi trong hai giờ, bạn chỉ nên dành nữa tiếng cho nó. Hãy trung thành với
sự phân phối thời gian nghiêm ngặt ban đầu, sau đó quay lại với những thông tin
bạn chưa hoàn thành nếu vẫn còn thời gian.
Làm trước bài nào bạn thấy tự tin nhất. Đừng trả lời các câu hỏi theo thứ tự chính
xác trong bài thi trừ khi có các chỉ dẫn đặc biệt yêu cầu bạn làm như thế. Nếu bạn
có vướng mắc, hãy chuyển sang câu hỏi khác và quay lại câu đó sau. Bạn nên
dành vài phút suy nghĩ từ câu hỏi đó. Cùng lúc, bạn có thể giải quyết những câu
hỏi dễ và tạo nên sự tự tin cho mình, Nếu bạn trả lời các câu hỏi theo một trật tự
khác với trong bài thi, hãy đánh dấu rõ ràng để người chấm thi tiện theo dõi.
Những bài thi nhiều lựa chọn hoặc lữa chọn đúng/sai thường được gọi là “trắc
nghiệm” vì có một câu trả lời đúng được quyết định từ trước. Chúng cũng được
gọi là những bài kiểm tra “nhận biết” vì câu trả lời đúng ở đâu đó trước mặt bạn –
nhiệm vụ của bạn là nhận biết nó.
3. Bài thi trắc nghiệm (nhiều lựa chọn hoặc lựa chọn đúng/sai)
Những bài thi nhiều lựa chọn hoặc lữa chọn đúng/sai thường được gọi là “trắc
nghiệm” vì có một câu trả lời đúng được quyết định từ trước. Chúng cũng được
gọi là những bài kiểm tra “nhận biết” vì câu trả lời đúng ở đâu đó trước mặt bạn –
nhiệm vụ của bạn là nhận biết nó.
Nếu các câu hỏi được đặt ra đúng đắn, bạn không cần phải cân nhắc lâu để tìm ra
câu trả lời đúng, bạn cũng không cần phải diễn giải. Thông thường, có những khác
biệt rất nhỏ tạo nên sự phân biệt giữa sai, có thể đúng và nhất định đúng. Đây là
một vài chiến thuật giúp bạn tăng khả năng thành công với kiểu bài thi này.
Những chiến thuật với câu hỏi nhiều lựa chọn
Phần chính của một câu hỏi có nhiều lựa chọn thường được gọi là “gốc”. Nó
thường ở dạng một câu trình bày được hoàn thành bởi một trong nhiều lựa chọn ở
bên dưới. Nó cũng có thể ở dạng một câu hỏi để bạn lựa chọn một đáp án hợp lý
từ những lựa chọn đã cho.
Làm câu dễ trước. Bỏ qua những câu hỏi khó và quay lại sau. Lên ba kế hoạch để
trả lời các câu hỏi: lần đầu trả lời câu dễ, lần hai cho những câu trả lời đòi hỏi phải
suy nghĩ và làm việc chăm chỉ mới có thể trả lời đúng và lần ba dành cho những
đáp án có hơn 50% theo phỏng đoán của bạn. Mục tiêu của bạn phải chắc chắn trả
lời được tất cả các câu hỏi dễ trước tiên và đạt điểm các câu hỏi đó. Sớm mắc vào
các câu khó trong bài thi không chỉ khiến bạn lãng phí thời gian mà còn dễ nãn
chí, làm dòng chảy trí nhớ bị cắt ngang. Tạo được sự tự tin khi trả lời đúng nhiều
câu hỏi sẽ khiến bạn thư giãn và nhớ lại kiến thức cho các câu hỏi khó sau.
Hãy chắc chắn là bạn hiểu được phần gốc và từng lựa chọn có thể. Đừng vội vàng
đưa ra câu trả lời.
Ngay lập tức loại bỏ đáp án sai rõ ràng và khả năng thay thế không hợp lý. Những
điều này thường rõ ràng hơn bạn nghĩ. Khó có thể tạo ra nhiều lựa chọn sai mà lại
có vẻ ngoài như đúng. Thi thoảng, do người ra đề lười biếng hoặc mệt mỏi, đưa ra