Làm gì khi máy tính không hoạt
động
Vào một ngày nào đó, bạn bật máy tính của mình lên và thấy nó không thể
hoạt động được. Giải pháp của bạn là gì? Vác máy đi bảo hành hay thử tự mình khám phá
xem nó bị làm sao? Nhưng vấn đề của bạn là tự “khám bệnh” cho nó bằng cách nào? Với
bài viết này thì việc đó không còn là vấn đề to tát nữa, từng bước trong bài sẽ hướng dẫn
cho bạn biết điều gì nên thực hiện khi máy tính không hoạt động và cách khắc phục hiện
tượng này.
Cụm từ “máy tính không hoạt động” ở đây có nghĩa rằng máy tính của bạn bị “die” (chết),
nghĩa là không xuất hiện một tín hiệu gì trên màn hình. Nếu trong trường hợp bạn có thấy
một tín hiệu gì đó trên màn hình khi máy tính được bật và thì vấn đề đó không nằm trong
hướng dẫn này. Trong trường hợp đó thì bạn lại gặp phải một vấn đề khác: máy tính không
thể nạp hệ điều hành, nghĩa là không khởi động được. chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn
cách khắc phục tình huống đó trong một bài khác.
Vấn đề chính mà người dùng đang phải đối mặt ở tình huống này là họ tiến hành thực hiện
một số hoạt động không theo một thứ tự nào cả và cuối cùng họ không nhớ những đã thực
hiện nữa. Tồi tệ hơn, nhiều người còn cho rằng họ hiểu cách làm việc của máy tính, ví dụ
người dùng cho rằng bo mạch chủ của họ vẫn tốt và thử khởi động vì họ “hình như” nghe
thấy ổ đĩa cứng vấn đang chạy. Đây quả thực là một hành động không tốt vì các ổ đĩa cứng
sẽ quay ngay sau khi máy tính được bật nguồn, thậm chí kể cả khi chúng không được kết
nối với bo mạch chủ.
Chính vì các bạn nên thực hiện theo đúng thứ tự các bước của hướng dẫn này . Đừng cho
rằng một trong các bước khá đơn giản – nhiều người phải tháo toàn bộ máy tính mới tìm ra
một USB có khiếm khuyến được cài đặt gần đây trên một trong các cổng USB đang bị cấm
khi máy tính hoạt động, thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi bạn sẽ phát hiện ra vấn đề
ngay tức khắc.
Nếu bạn đã thử một vài thứ khác nhau thì hãy quên những gì đã làm đi và thực hiện lại từ
đầu theo hướng dẫn này. Không nên nhảy qua các bước vì bạn đã thấy những gì như chúng
tôi vừa nói trên.
Bạn đã sẵn sàng? Chúng ta hãy bắt đầu các công việc cần làm!
Bước 1: Xem xét tỉ mỉ bên ngoài
Thứ đầu tiên mà bạn cần thực hiện là kiểm tra bên ngoài máy tính của mình. Bạn cần thực
hiện theo các bước dưới đây (Không cần thử bật máy tính)
• Kiểm tra xem dây nguồn chính có được cắm với điện hay không.
• Kiểm tra xe dây nguồn chính có được cắm chắc với power supply của máy tính không
(chúng tôi khuyên bạn nên tháo nó và cắm trở lại cho chắc ăn).
• Kiểm tra xem công tắc 110/220V từ power supply có ở đúng vị trí hay không.
• Kiểm tra xem công tắc on/off trên power supply (được đặt ở phía sau của máy tính) có ở
chế độ “on” hay không (nếu có)
• Kiểm tra xem công tắc reset ở mặt trước case có bị mắc kẹt hay không. Bạn có thể kiểm
tra bằng cách nhấn nó; nếu không thể nhấn thì điều đó có nghĩa rằng nó đã bị mắc kẹt và
bạn cần phải nhấn nhả nó.Tháo tất cả cáp ngoài của máy tính, cụ thể gồm có bàn phím,
chuột, máy in, camera số, iPod,… và các thiết bị bên ngoài khác mà bạn đã gắn vào máy
tính như ổ USB. Chỉ giữ lại mỗi một cáp màn hình đã được gắn. Chính vì vậy sau khi thực
hiện bước này thì chỉ có dây nguồn và cáp video được gắn với máy tính của bạn.
• Kiểm tra xem màn hình đã được bật chưa (nó sẽ có đèn LED nhấp nháy thể hiện đang
được bật). Nếu LED này không được bật hoặc nhấp nháy thì bạn có thể kiểm tra dây nguồn
của monitor đã được cắm với nguồn điện hay chưa và xem đầu cắm với màn hình có chặt
không.
• Kiểm tra xem các thiết lập về độ sáng và độ tương phản của màn hình và điều chỉnh cho
đúng.
Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, bạn hãy bật máy tính lên. Lúc này nó có làm việc
không? Nếu máy tính vẫn không có một động tĩnh nào, hãy thực hiện sang bước tiếp theo.
Bước 2: Xem xét bên trong: Các vấn đề cơ bản
Lúc này bạn đã loại bỏ mọi thứ vấn đề có liên quan ở bên ngoài máy, bạn cần mở máy tính
ra. Thao tác này thực sự rất đơn giản và bạn có thể dễ dàng tháo panel này.
Lúc này bạn cần tháo mọi thứ không cần thiết trong máy tính khi khởi động . Đây thực sự
là một bước quan trọng. Để bật nguồn máy tính chỉ cần các thành phần dưới đây:
• Power supply;
• Motherboard;
• CPU;
• Bộ làm mát CPU
• Một RAM
• Một video card
Chính vì vậy mọi thứ còn lại cần phải được tháo khỏi máy tính. Những thứ này có thể là tất
cả các card add-on mà bạn có (ví dụ như sound card), ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, các môđun
nhớ (chỉ để lại một), card video thứ hai, quạt cho case,... Nếu bo mạch chủ của bạn có một
on-board video và một add-on video card đã được
cài đặt, hãy tháo video card và cài đặt cáp màn hình
với on-board video connector.
Thành phần tháo bỏ cần phải được thực hiện một
cách nhẹ nhàng và ngắn bỏ nguồn cấp vì nguồn cấp
có thể làm hỏng các thành phần này của bạn. Vì
máy tính của bạn đang không bật nên có thể khó
phát hiện ra vấn đề. Để bảo đảm rằng không có
nguồn cấp cho các thành phần này, bạn chỉ cần nhổ dây nguồn chính ra khỏi thiết bị. Đây
chính là cách tốt nhất để thực hiện thủ tục này.
Như những gì bạn đã thấy từ danh sách trên, máy tính không cần đến bất cứ một ổ cứng nào
để khởi động. Chính vì vậy không được quên tháo chúng (bạn cần tháo cáp kết nối các ổ
cứng với bo mạch chủ và cáp nguồn). Bạn cũng cần bỏ kết nối các quạt bổ trợ đang có
trong case.
Sau khi thực hiện tháo các thành phần của máy tính không cần thiết này, bạn hãy bật máy
tính lên (không quên cắm dây nguồn vào ổ điện). Nó có chạy không? Bạn đã giải quyết vấn
đề và lúc này cần lắp lại tất cả các bộ phận đúng chỗ, nhớ là từng cái một (có nghĩa là tắt
máy tính và sau đó lắp trở lại từng phần một, cứ lắp một phần bạn lại bật máy tính trở lại để
xem xem nó có khởi động được hay không). Không được quên rằng bạn chỉ có thể lắp các
thành phần khi máy tính đã được tắt, chính vì vậy cần tắt máy trước khi cài đặt phần tiếp
theo. Nếu sau khi cài đặt lại một phần nào đó và máy tính của bạn không thể hoạt động thì
điều đó có nghĩa là phần vừa lắp có vấn đề, bạn cần phải loại trừ và thay thế hoặc cũng có
thể là vấn đề tiếp xúc kém với phần này, vấn đề này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn
trong bước 4. Không cài đặt lại tất cả các phần đồng thời vì thực hiện như vậy bạn sẽ không
thể phát hiện thành phần nào có lỗi. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn cần phải
lắp đặt lại từng phần một và bật máy tính sau mỗi một phần được lắp.
Nếu máy tính của bạn vẫn không chạy, điều đó có nghĩa rằng một thành phần nào đó trong
phần được liệt kê trên bị lỗi hoặc có vấn đề về tiếp xúc. Trước khi tiếp tục, chúng ta hãy
xem những gì xảy ra khi bạn bật máy tính của mình, thời gian này với case đã được mở chỉ
có các phần được liệt kê ở trên:
• Power supply của bạn có chia điện? Có thể kiểm tra vấn đề này bằng cách xem xem các
LED trên bo mạch chủ và LED trên mặt trước của case có sáng xanh không khi máy được
bật hay không (nhấn công tắc on/off). Nếu nó không cấp điện thì điều này có nghĩa power
supply đã bị hỏng và phải được thay thế bằng cái khác.
• Quạt CPU có quay không? Nếu nó không quay và khi đó nguồn không hỏng thì có nghĩa
là quạt CPU của bạn đã bị hỏng và cần phải được thay thế. Một vài bo mạch chủ có mạch
bảo vệ sẽ tắt hệ thống nếu quạt CPU không hoạt động.
• Máy tính của bạn dường như làm việc một lát sau đó tắt ngay (nghĩa là quạt CPU quay
một lát rồi máy tính tự động tắt)? Điều này có thể do một vài thứ nhưng lúc này bạn hãy
nên thử thiết lập lại bộ nhớ của CMOS (thủ tục này sẽ được giới thiệu ở phần dưới).
• Bạn nghe thấy tiếp bíp từ phía loa được gắn trên case? Nếu thế thì điều đó có nghĩa là
máy có vấn đề về tiếp xúc trên card video và các modul nhớ hoặc có thể là chúng đã bị
hỏng.
Bước 3: Xóa bộ nhớ CMOS
Bước tiếp theo là xóa bộ nhớ CMOS, đây là một bộ nhớ nhỏ được gắn trên bo mạch chủ để
đảm trách việc lưu cấu hình máy tính. Thực hiện bằng cách thay đổi vị trí của một jumper
hoặc ngắn mạch hai chân trên bo mạch chủ bằng một tô vít dẹt. Vị trí chính xác của jumper
hay các chân phụ thuộc vào bo mạch chủ và bạn phải tìm được vị trí chính xác của nó trên
hướng dẫn sử dụng của bo mạch (thường thì chúng được viết “Clear CMOS”, “CCMOS”
hoặc “CLRTC” ở bên cạnh). Trong bức ảnh dưới đây, chúng tôi đưa ra một số ví dụ.
Hình 1: Xóa CMOS jumper (bạn cần thay đổi vị trí của nó)
Hình 2: Xóa các chân CMOS (bạn cần ngắn mạch chúng bằng một tua vít dẹt)