Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách xử trí bong gân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.55 KB, 5 trang )

Cách xử trí bong gân

Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức , dẫn đến đứt một phần gân cơ. Bong
gân là tổn thương dây chằng, một dải mô dai chắc nối hai xương tại khớp hay gần
khớp với nhau. Bong gân thường xảy ra ở cổ tay, khớp gối và mắt cá chân.
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Các dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ, và đặc biệt của bong gân, rất giống
với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, sưng và bầm (thường xảy
ra một lúc sau tai nạn). Thường không phân biệt được bong gân hay gãy xương nếu
không có phim X-quang và thường bong gân cũng lâu lành như gãy xương đơn giản.
Nếu còn nghi ngờ hãy xử trí tổn thương này như gãy xương và cần chăm sóc y
tế thêm.
- Nhẹ nhàng khám chỗ thương tổn để đánh giá độ nặng.
XỬ TRÍ
Người bị nạn thường cảm thấy chỗ đó không bị gãy xương - nếu trước đó người
này đã từng bị những tổn thương tương tự, đặt biệt là tổn thương xảy ra trong thể thao.
Nếu cả bạn và nạn nhân đều đã chắc chắn không còn tổn thương nào khác thì cách xử
trí tốt nhất là:
• Nghỉ ngơi.
• Đắp đá lạnh.
• Băng ép.
• Nâng chân cao lên.
1. Để yên phần chi bị thương. Điều này tránh tổn thương nặng thêm. Giúp
người bệnh được ở tư thế thoải mái - đối với chân bị thương, thường là nằm nghỉ
với đầu và vai được gối cao.
2. Đặt gạc lạnh lên. Bọc một ít nước đá trong băng tam giác hoặc miếng
vải sạch và nhẹ nhàng đặt lên chỗ bị thương. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm
sưng. Không đặt đá trực tiếp lên chỗ bị thương bởi có thể làm da tổn thương. Làm
lạnh vết thương trong 10 - 15 phút, thêm nước đá nếu cần để giữ gạc lạnh.
3. Dùng gạc cuộn băng ép lại. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và
nâng đỡ chỗ bị tổn thương.


4. Nâng cao phần bị thương. Cách này làm giảm sưng và đau. Nếu cánh tay
bị thương, có thể dùng cánh tay hoặc băng treo để tuỳ nghi nâng đỡ thêm.
5. Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm chi luôn được nâng cao và nâng đỡ
liên tục đến khi được giúp đỡ.


Cách xử trí vết bỏng do điện

Nếu nạn nhân bị điện giật, đừng cố chạm vào người nạn nhân trừ khi bạn đã
hoàn toàn chắc chắn rằng nạn nhân không còn tiếp xúc với thiết bị đang có điện. Nếu
người này vẫn còn tiếp xúc với dòng điện, cách tốt nhất là tắt nguồn điện chính. Nếu
bạn không tắt nguồn được, bạn có thể ngắt điện của thiết bị tại ổ cắm trên tường nhưng
phải đặt biệt cẩn thận không được chạm nạn nhân hoặc bất kỳ thiết bị nào đang có
điện.
Nếu không có cách nào để ngắt điện, bạn có thể cố gắng tách nạn nhân khỏi
điểm tiếp xúc bằng một vật không dẫn điện như cán chổi hay cách điện cho bản thân
càng cẩn thận càng tốt bằng găng hay giày cao su, hoặc đứng lên cuốn danh bạ điện
thoại.
Cần thận trọng khi sử dụng điện - nếu có nghi ngờ hãy gọi để được trợ giúp
chuyên môn.
- Dùng cán chổi để nhấc dụng cụ điện khỏi người nạn nhân.
SÉT
Dù hiếm gặp nhưng sét đánh có thể xảy ra và gây tử vong. Nếu bạn bị mắc kẹt
ở ngoài trời trong cơn dông, hãy trú trong xe hơi hoặc một toà nhà. Nếu không có chỗ
trú, hãy hạ người càng thấp càng tốt, hạn chế tối đa tiếp xúc đất, nên ngồi cúi người
hơn là nằm, và tránh các cây đơn độc, vũng nước và các vật cao.
Nếu một người bị sét đánh, phải kiểm tra đường thở và hô hấp, chuẩn bị sẵn
sàng cấp cứu nếu cần, xử trí các vết bỏng và gọi y tế trợ giúp.
XỬ TRÍ CÁC VẾT BỎNG DO ĐIỆN
Một nạn nhân bị điện giật có thể bị cả khó thở lẫn vấn đề về tuần hoàn. Sự

phóng điện qua tim có thể làm tim ngừng đập nên cần sẵn sàng cấp cứu hồi sức trước
khi xử trí các vết bỏng có thể có kèm theo.
1. Phải hoàn toàn chắc chắn không còn nguy cơ bị điện giật.
2. Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay không. Nếu bất tỉnh, kiểm tra
đường thở và hô hấp và hành động theo cách phù hợp.
3. Xử trí bất kỳ vết thương nào với nước lạnh nếu điều đó an toàn.
4. Che phủ vết thương thích hợp bằng gạc, vải không có lông tơ.
5. Tìm cách để được chăm sóc y tế khẩn cấp. Ở bên cạnh và trấn an nạn
nhân cho đến khi phương tiện trợ giúp đến nơi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×