Tải bản đầy đủ (.doc) (227 trang)

Hình tượng người phụ nữ mới trong một số tác phẩm tiêu biểu của Tự Lực văn đoàn và văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 227 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BANG JEONG YUN

H×NH T¦îNG NG¦êI PHô N÷ MíI
TRONG MéT Sè T¸C PHÈM TI£U BIÓU CñA Tù LùC
V¡N §OµN Vµ V¡N HäC HµN QUèC THêI NHËT
THUéC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


ii

HÀ NỘI - 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
6. Đóng góp mới của luận án................................................................................6
7. Cấu trúc của luận án..........................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐÊ..................8
1.1. Văn học so sánh và sự vận dụng đối với nền văn học Việt Nam và
Hàn Quốc đầu thế kỷ XX........................................................................................8
1.2. Lịch sử nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của


Tự Lực văn đoàn..................................................................................................15
1.2.1. Về nội dung tư tưởng.............................................................................15
1.2.2. Về nghệ thuật biểu hiện.........................................................................21
1.3. Lịch sử nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong văn học Hàn
Quốc thời Nhật thuộc............................................................................................25
1.3.1. Về nội dung tư tưởng.............................................................................25
1.3.2. Về nghệ thuật biểu hiện.........................................................................31
1.4. Tiểu kết và định hướng của luận án..........................................................32
CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH XÃ HỘI – VĂN HOÁ CHO SỰ XUẤT HIỆN
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ VĂN HỌC HÀN QUỐC THỜI NHẬT THUỘC
................................................................................................................................. 35
2.1. Quan niệm truyền thống về người phụ nữ thời phong kiến....................35
2.1.1. Người phụ nữ trong xã hội Việt Nam thời phong kiến...........................35
2.1.2. Người phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc thời phong kiến.........................37


iii
2.2. Phương Tây và sự hình thành quan niệm mới về người phụ nữ mới
................................................................................................................................. 38
2.2.1. Công cuộc hiện đại hóa xã hội Việt Nam..............................................39
2.2.2. Công cuộc hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc............................................45
2.3. Nền văn học được hiện đại hóa và vấn đề phụ nữ...................................54
2.3.1. Hiện đại hóa văn học và quan niệm của Tự Lực văn đoàn về
vấn đề phụ nữ.........................................................................................................54
2.3.2. Hiện đại hóa văn học và cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ của các
nhà văn Hàn Quốc thời Nhật thuộc.........................................................................55
2.4. Một số điểm tương đồng và khác biệt trong xã hội Việt Nam và Hàn
Quốc đầu thế kỷ XX..............................................................................................63
2.4.1. Các điểm tương đồng............................................................................63

2.4.2. Các điểm khác biệt................................................................................66
CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG SÁNG TÁC
CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ VĂN HỌC HÀN QUỐC THỜI NHẬT THUỘC NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG.........................................................................................70
3.1. Người phụ nữ – nạn nhân của nền luân lý cũ và chế độ gia trưởng
................................................................................................................................. 70
3.1.1. Không được quyền tự chủ trong tình yêu và bị cưỡng ép hôn nhân
................................................................................................................................. 70
3.1.2. Bị chồng và gia đình chồng đối xử tệ bạc.............................................76
3.2. Vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ mới................................................83
3.2.1. Nét đẹp truyền thống ở người phụ nữ mới.............................................85
3.2.2. Người phụ nữ mới với những tư tưởng tiến bộ của thời đại..................89
3.3. Một vài điểm tương đồng trên phương diện nghệ thuật.......................103
3.3.1. Miêu tả trực quan ngoại hình nhân vật...............................................103
3.3.2. Độc thoại nội tâm và sự đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật......................106
CHƯƠNG 4. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG SÁNG TÁC
CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ VĂN HỌC HÀN QUỐC THỜI NHẬT THUỘC
- NHỮNG KHÁC BIỆT.........................................................................................111


iv
4.1. Bi kịch bị áp bức của người phụ nữ và những vấn đề của xã hội Việt
Nam, Hàn Quốc đầu thế kỷ XX..........................................................................111
4.2. Các xung đột và tư tưởng nghệ thuật được biểu hiện qua hình
tượng người phụ nữ.............................................................................................115
4.2.1. Các xung đột và việc xây dựng hệ thống nhân vật..............................115
4.2.2. Quan hệ xung đột giữa các hệ thống nhân vật và tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn......................................................................................130
4.2.3. Giải quyết xung đột và sự lựa chọn hành động của các nhân vật nữ
............................................................................................................................... 134
4.3. Một số khác biệt trên phương diện nghệ thuật......................................139

4.3.1. Nghệ thuật tạo dựng các tình huống kịch tính.....................................139
4.3.2. Lựa chọn điểm nhìn và nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật.............143
4.3.3. Nghệ thuật xây dựng tình huống gây hấn............................................144
KẾT LUẬN..........................................................................................................148
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TRONG THỜI GIAN
HOÀN THÀNH LUẬN ÁN.................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................152
PHỤ LỤC............................................................................................................1PL


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Chế độ thuộc
địa, với tất cả những tác động tiêu cực của nó, vẫn góp phần đem đến một cửa sổ
mới để nhìn ra thế giới. Cùng với sự hình thành của những đô thị mới, sự ra đời của
hệ thống trường học Pháp – Việt, sự hình thành của báo chí… xã hội Việt Nam từng
bước được hiện đại hóa theo mô hình phương Tây. Tất cả những điều đó làm thay
đổi cái nhìn, sự kỳ vọng của xã hội về người phụ nữ cũng như đem đến cho người
phụ nữ những cơ hội mới để tham dự vào đời sống xã hội. Đây là tiền đề để làm
xuất hiện hình tượng người phụ nữ mới trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX, mà ở đó các sáng tác của Tự Lực văn đoàn là một thành tựu nổi bật.
Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Hàn Quốc thời Nhật thuộc (1910 – 1945).
Sự cai trị của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Hàn Quốc đã tìm cách kháng cự, dẫn
đến phong trào đòi độc lập. Phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn
người đã bị Nhật giết hại. Trong thế chiến thứ hai, nhiều người Hàn Quốc đã bị
cưỡng bức trong các nỗ lực chiến tranh của Nhật. Hàng vạn người đàn ông đã bị bắt
đi lính trong quân đội Nhật, trong khi đến 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng bức lao động
hay làm nô lệ tình dục, được gọi là "úy an phụ" (慰慰慰, 慰慰慰)... Những người phụ nữ

trở thành nạn nhân của hành vi cưỡng hiếp và lạm dụng hàng ngày. Cụ Lee Ok Seon
là một trong số 200.000 phụ nữ, chủ yếu đến từ bán đảo Hàn Quốc, phải mua vui
cho lính Nhật trong các nhà thổ từ năm 1932 đến 1945 cho biết: “Tôi bị ép làm gái
nhà thổ năm 15 tuổi. Nhiều em 14 tuổi cũng phải phục vụ 40 đến 50 người mỗi
ngày”. Cuộc sống đau đớn và tủi nhục đến nỗi nhiều phụ nữ đã tự tử bằng cách
nhảy xuống nước hoặc treo cổ trên núi. Tình trạng này vì thế đã có tác động không
nhỏ đến số phận và vị thế của người phụ nữ Hàn Quốc suốt thời kỳ Nhật thuộc. Và
cho đến nay, nó vẫn là một ám ảnh day dứt, trở đi trở lại trong các luận bàn của cả
giới nghiên cứu sử học lẫn văn học ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Nhật Bản khi chiếm đóng Hàn Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp
để bước đầu cải cách bán đảo Hàn truyền thống về cả kinh tế và xã hội. Người Hàn


2
Quốc bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa phương Tây thông qua Nhật Bản. Người
Hàn Quốc, mà đặc biệt là người phụ nữ, mặc dù bị hạn chế học hành, nhưng đã có
sự trưởng thành nhiều hơn xưa. Chịu ảnh hưởng của văn hóa hiện đại hơn, người
phụ nữ đã có ý thức hơn về bản thân, có khát khao muốn bình đẳng, tự lập, khát vọng
muốn được giải phóng bản thân và khẳng định mình, cống hiến cho xã hội. Tất cả
những biến đổi trên đã khiến người phụ nữ trở thành một trong những hình tượng
nghệ thuật trung tâm trong các sáng tác văn học của những tác giả tiêu biểu như: Choi
Jung Hee, Sim Hun, Kang Kyung Ae, Baek Shin Ae, Yeam Sang Sub…
Đây là lý do để chúng tôi thực hiện một nghiên cứu so sánh về hình tượng
người phụ nữ trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn và người phụ nữ trong văn học
Hàn Quốc thời Nhật thuộc.
1.2. Việc tìm hiểu những sự tương đồng và khác biệt về hình tượng người phụ
nữ trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ giúp xác định những thuộc tính
của nền văn học khu vực từng một thời kỳ chia sẻ rất nhiều đặc điểm chung (và vì
thế, góp phần tổng quát một vài khía cạnh trên phương diện lý thuyết vượt ra ngoài
phạm vi quốc gia), mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn những đặc trưng, cả

thành tựu lẫn hạn chế, trong văn học và văn hoá của hai quốc gia. Đây cũng là một
xu thế nghiên cứu văn học ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, khi mà sự
tìm tòi trong phạm vi mỗi quốc gia dường như là không đủ để cắt nghĩa những
trường hợp có tính chất phổ biến ở một khu vực rộng lớn, thậm chí vươn tầm thế
giới. Đồng thời, sự giao lưu và hội nhập giữa các quốc gia cho phép người ta tiếp
cận, nhận diện nhiều nền văn học khác nhau một cách dễ dàng, thuận tiện hơn, làm
nảy sinh nhu cầu cắt nghĩa những hiện tượng tương đồng, trong đó sự gặp gỡ về
hình tượng người phụ nữ mới của Tự lực văn đoàn ở Việt Nam và của các nhà văn
Hàn Quốc thời Nhật thuộc đang gợi ra rất nhiều hướng đi thú vị.
1.3. Hiện nay, tại Hàn Quốc có một tỷ lệ không nhỏ các cô dâu Việt Nam, và ở
chiều ngược lại, không ít người Hàn Quốc sang Việt Nam để làm việc, lao động,
trong đó có các phụ nữ theo chồng sang sinh sống. Việc tìm hiểu về hình tượng
người phụ nữ trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc sẽ góp phần hiểu hơn về tâm
hồn và thói quen sinh hoạt, ứng xử của người phụ nữ ở hai quốc gia. Từ đó, góp


3
phần nhỏ bé nhưng thiết thực giúp họ có điều kiện để hoà nhập tốt hơn với môi
trường sống trên đất nước mới của mình.
Là nghiên cứu sinh (NCS) người Hàn Quốc, tôi hiện đang làm việc tại Đại sứ
quán Hàn Quốc ở Việt Nam được 6 năm. Trong thời gian đó (với công việc chính là
đăng ký hộ tịch và quốc tịch cho các gia đình đa văn hóa, đặc biệt là việc đăng ký
kết hôn cũng như ly hôn cho các cô dâu Việt ở Hàn Quốc) tôi nhận thấy có nhiều
vấn đề tiêu cực nảy sinh do sự thiếu hiểu biết về văn hóa, con người giữa hai quốc
gia Việt Nam và Hàn Quốc. Vì thế, tôi đã làm nghiên cứu này nhằm mục đích làm
rõ các đặc điểm văn hoá của người phụ nữ Việt Nam và Hàn Quốc, từ đó, góp phần
thúc đẩy sự giao lưu, hoà nhập của công dân hai nước, đặc biệt là với những người
phụ nữ Việt Nam ở Hàn Quốc, và ngược lại, những phụ nữ Hàn Quốc ở Việt Nam,
qua đó nâng cao mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
2. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu những sự tương đồng và khác biệt về hình tượng
người phụ nữ mới trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc nửa đầu thế kỷ XX, chúng
tôi muốn nhận diện và giải quyết một số vấn đề sau:
- Thấy được quy luật của sự tiếp biến, cách tân văn học mỗi dân tộc trước
những ảnh hưởng từ phương Tây. Phương Tây ở đây là một thực thể vừa cụ thể, vừa
trừu tượng, nếu như ở Việt Nam nó được đồng nhất với người Pháp, thì trong môi
trường Hàn Quốc, nó lại hiện diện gián tiếp qua hình ảnh Nhật Bản. Rút ra một quy
luật chung trong tiến trình vận động của hai nền văn học vì thế là điều hết sức quan
trọng và cần thiết.
- Làm rõ và nhận diện đầy đủ hơn các đặc điểm văn học, văn hóa của hai quốc
gia. Điều đó có nghĩa, hình tượng người phụ nữ trong văn học thời kỳ này là một
hiện tượng có tính phổ quát, có khả năng thâu tóm và phản ánh rất nhiều phương
diện của đời sống văn học và xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi xác định là hình tượng các nhân vật phụ
nữ mới trong các sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời


4
Nhật thuộc. Khái niệm “phụ nữ mới” được sử dụng để chỉ nhóm các nhân vật nữ trẻ
tuổi trong tác phẩm, có tư tưởng tự do tiến bộ, khát khao vượt thoát khỏi các ràng
buộc của các quan niệm phong kiến, để phân biệt với những phụ nữ “cũ”, mang
nặng tư tưởng lễ giáo phong kiến. Nhóm nhân vật này có những đặc điểm chung
giống nhau (sẽ được phân tích chi tiết trong chương 2), không chỉ là một motif xuất
hiện trong nhiều tác phẩm văn học thời kỳ này ở hai quốc gia, mà còn là một hiện
tượng đáng chú ý trong xã hội Việt Nam và Hàn Quốc đầu thế kỷ XX.
Chúng tôi lưu ý rằng: các nhân vật phụ nữ mới này xuất hiện liên tục và
thường xuyên trong suốt giai đoạn sáng tác nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam và Hàn
Quốc, trong đó hình tượng nhân vật này không tĩnh tại, duy nhất, mà trái lại có sự

vận động, phát triển qua từng thời kỳ. Do đó, trong luận án này, chúng tôi sử dụng
thuật ngữ “người phụ nữ mới” chủ yếu gắn với nội hàm là sự hình thành một hệ
chuẩn phụ nữ mới dưới những ảnh hưởng từ phương Tây với hai nét nghĩa chính:
- chống lại lễ giáo (Nho giáo);
- có ý thức về cái tôi, ý thức về quyền sống.
Sở dĩ phải có sự khu biệt này vì vấn đề phụ nữ trong sáng tác của Tự Lực văn
đoàn cũng như trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc là rất phức tạp. Ví dụ như ở
Tự Lực văn đoàn, với những trường hợp như Hiền (Trống mái), Tuyết (Đời mưa gió),
Hảo (Thanh Đức)…, G.S. Phan Cự Đệ nhân xét: họ “gần gũi các nhân vật sau này
trong tiểu thuyết có màu sắc hiện sinh của Chu Tử và Nguyễn Thị Hoàng hơn là
giống với văn học lãng mạn” (Phan Cự Đệ, 2002, tái bản lần thứ 4, Văn học lãng
mạn Việt Nam 1930 – 1945, tr.250). Trong văn học Hàn Quốc cũng có khái niệm
modon kol (chỉ những người phụ nữ thích những thú vui phù phiếm, lạc thú, và lăng
nhăng) trong sụ đối lập với sin yosong – phụ nữ mới (xin xem thêm trong luận án ở
chương 2, mục 2.2.2.2.4). Đây là vấn đề phức tạp nhưng vì chúng tôi tự thấy không
đủ sức để bao quát toàn bộ vấn đề trên nên xin phép được tạm thời không đưa vào
khảo sát. Việc lựa chọn các sáng tác trong phạm vi nghiên cứu vì thế cũng được thu
hẹp lại.
b. Phạm vi nghiên cứu
Các sáng tác của Tự Lực văn đoàn và của các nhà văn Hàn Quốc thời Nhật


5
thuộc có một số lượng hết sức đồ sộ. Tuy nhiên từ việc xác định đối tượng nghiên
cứu ở trên nên trong luận án này, chúng tôi chỉ chọn các tác phẩm dưới đây để phục
vụ cho việc nghiên cứu:
- Tự Lực văn đoàn: tập trung khảo sát các tác phẩm: Đoạn tuyệt (1934), Nửa
chừng xuân (1934), Lạnh Lùng (1935).
- Văn học Hàn Quốc: tập trung khảo sát các tác phẩm: Mẹ và con gái (1931),
Đêm giao thừa (1931), Lễ tổ tiên trên núi (1938), Chức nữ (1938) và Hoàng hôn đỏ

rực (1939).
Về 3 tác phẩm của Tự Lực văn đoàn gồm Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, Lạnh
lùng, có thể nói nội hàm của thuật ngữ “người phụ nữ mới” mà chúng tôi đã khu
biệt ở trên được thể hiện rõ nhất trong 3 tác phẩm này. Nhận thức trên về khái niệm
“người phụ nữ mới” cũng là định hướng đề tìm những văn bản đối sánh trong văn
học Hàn Quốc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát những tác phẩm tiêu biểu về người phụ nữ trong Tự Lực văn đoàn
và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc
- Tiến hành so sánh để tìm ra những điểm tương đồng khác biệt về hình tượng
người phụ nữ trong Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc
- Tìm hiểu những đặc điểm văn hoá – xã hội để lý giải cho những khác biệt và
tương đồng của hình tượng người phụ nữ trong Tự Lực văn đoàn và trong văn học
Hàn Quốc thời Nhật thuộc
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ việc phân tích kỹ lưỡng từng tác
phẩm, tác giả, chúng tôi đi đến khái quát đặc điểm của một nhóm sáng tác hay
của một nền văn học. Trong một số trường hợp, quy trình phân tích – tổng hợp
được sử dụng linh hoạt theo chiều ngược lại, tức là từ tổng hợp đến phân tích,
nhằm đạt hiểu quả tối ưu.
- Phương pháp so sánh: đây là một phương pháp trọng tâm, nhằm chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm, cũng như giữa các nền văn học


6
của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: trong từng luận điểm, chúng tôi đều cố
gắng đưa ra những con số, những dẫn chứng cụ thể nhằm chứng minh cho lập
luận của mình.

- Phương pháp hệ thống: trên thực tế, hình tượng người phụ nữ là một hiện
tượng xuất hiện đồng thời trong cả hai trục lịch đại và đồng đại của hai nền văn học
Việt Nam và Hàn Quốc. Đặc hiện tượng trong một hệ thống đan cài như vậy giúp
đưa ra các đánh giá phù hợp và chính xác hơn.
- Phương pháp liên ngành: người phụ nữ là một vấn đề không chỉ của văn học, mà
nó còn là hiện tượng nổi bật trong nghiên cứu lịch sử, xã hội học, dân tộc học, văn hóa
học… Phương pháp liên ngành vừa hỗ trợ cách tiếp cận văn học từ các ngành nghiên
cứu khác, vừa thấy được nét riêng của hiện tượng trong lĩnh vực văn chương.
6. Đóng góp mới của luận án
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá các sáng tác văn
học của Tự Lực văn đoàn ở Việt Nam cũng như các sáng tác của các nhà văn Hàn
Quốc thời Nhật thuộc. Tuy nhiên, luận án của chúng tôi là công trình đầu tiên đưa
hai đối tượng trên vào so sánh nhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt. Việc
làm này có một ý nghĩa mới mẻ và quan trọng:
- Việc so sánh hai hiện tượng văn học trên giúp nhìn nhận sâu sắc hơn những
đặc điểm cũng như thành tựu của từng nhóm, từng nền văn học, thậm chí là từng tác
giả và tác phẩm văn học. Đây cũng chính là mục tiêu mà khoa văn học so sánh đặt
ra làm một nhiệm vụ trọng tâm: sự so sánh không gì khác hơn là để chỉ ra nét đặc
thù của mỗi hiện tượng được so sánh, mà như Susan Bassnett đã nhận xét: “Không
một sự kiện riêng lẻ nào, không một nền văn học riêng lẻ nào được hiểu đầy đủ nếu
nằm ngoài liên hệ với các sự kiện khác, với các nền văn học khác” [12].
- Sự so sánh này còn cho phép rút ra những quy luật sáng tác văn học ở phạm vi
quốc tế, trong trường hợp này là khu vực Á Đông mà Việt Nam và Hàn Quốc là những
quốc gia có vị trí địa lý tương đối gần gũi, đồng thời có nhiều nét tương đồng về đặc
điểm lịch sử (giai đoạn Việt Nam và Hàn Quốc từng là những nước thuộc địa và đang
trong quá trình hiện đại hóa), từ đó khái quát một số phương diện lý thuyết về nghiên


7
cứu văn học qua hai trường hợp cụ thể này. Đặc biệt, một số vấn đề lý thuyết như diễn

ngôn, nữ quyền, ký hiệu học,… có thể được nhìn nhận rõ nét hơn thông qua việc khái
quát hiện tượng người phụ nữ trong văn học các quốc gia thuộc địa đầu thế kỷ XX như
Việt Nam và Hàn Quốc (mở rộng hơn là các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc và
các nước Đông Nam Á,…) vốn là một hiện tượng nổi bật, có vị trí đặc biệt quan trọng.
- Cuối cùng, sự so sánh này không chỉ có ý nghĩa đối với khoa văn học sử, mà
còn có giá trị thực tiễn trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau về người phụ nữ
của hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc, trong bối cảnh khi mà hai quốc gia đang
ngày càng gắn bó, hợp tác trên nhiều phương diện. Hiểu hơn về người phụ nữ Việt
Nam và người phụ nữ Hàn Quốc cũng là bắc một nhịp cầu để hiểu hơn nền văn hóa,
con người của hai quốc gia, đặc biệt góp phần giúp người phụ nữ dễ hòa nhập với
nền văn hóa ở môi trường mới.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.
- Chương 2: Bối cảnh xã hội - văn hoá cho sự xuất hiện hình tượng người phụ nữ
mới trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc.
- Chương 3: Những điểm tương đồng của hình tượng người phụ nữ mới trong
sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc.
- Chương 4: Những điểm khác biệt của hình tượng người phụ nữ mới trong
sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐÊ
1.1. Văn học so sánh và sự vận dụng đối với nền văn học Việt Nam và Hàn
Quốc đầu thế kỷ XX
Khái niệm văn học so sánh đã xuất hiện từ lâu (sớm nhất từ khoảng thế kỷ
XVIII, và được sử dụng phổ biến từ cuối thế kỷ XIX ở các nước phương Tây, như

Pháp, Mỹ, Nga Xô..). Trong thời kỳ đầu, thuật ngữ văn học so sánh chủ yếu được
đề cập ở khía cạnh là một phương pháp nghiên cứu áp dụng cho ngành văn học sử:
so sánh các hiện tượng văn học khác nhau, từ đó chỉ ra đặc thù của một nền văn
học. Trên cơ sở đó, văn học so sánh đã từng bước phát triển và đến ngày nay, nó
được xác định là “một bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn
học dân tộc” [19/19].
Về căn bản, đối tượng cơ bản của văn học so sánh là các hiện tượng văn học
thuộc các nền văn học khác nhau của các dân tộc khác nhau. Vì thế, văn học so sánh
cho phép nhìn nhận các nền văn học trong sự luân chuyển giữa cái chung và cái
riêng của các nền văn học đó: trên cơ sở những nét chung mà chỉ ra những nét riêng
khác biệt, từ đó lại giúp khái quát hóa những đặc điểm bao quát hơn. Nói cách khác,
nền văn học được soi chiếu vừa mang tính đặc thù của một dân tộc, vừa mang tính
quy luật chung của mối quan hệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh nền văn minh nhân
loại có sự hội nhập với những tác động ở phạm vi khu vực và thế giới. Nhà nghiên
cứu Hồ Á Mẫn xác định văn học so sánh là một bộ môn có tính quốc tế, ở đó phải
đưa tầm mắt nhìn các nền văn học trên ý nghĩa xuyên quốc gia: “Văn học so sánh là
dùng con mắt xuyên quốc gia để nghiên cứu hiện tượng văn học và hiện tượng văn
hóa liên quan với nhau; tinh thần cơ bản của nó là coi văn học toàn thế giới là một
chỉnh thể, đặt văn học các nước vào một kết cấu chỉnh thể để nhận thức và so sánh
(…) qua đó vạch ra và nắm vững quy luật và mối liên hệ của văn học” [38/17].
Cũng theo Hồ Á Mẫn, văn học so sánh có các ý nghĩa đặc biệt, đó là: nghiên cứu
sâu sắc văn học dân tộc và văn học ngoại quốc; nhận thức rõ lịch sử văn học và lý
luận văn học; thúc đẩy sự giao lưu văn học và văn hóa các nước. Susan Bassnett


9
cũng nói đến tính chất “xuyên qua thời gian và không gian” của văn học so sánh:
“Câu trả lời đơn giản nhất là văn học so sánh nghiên cứu các văn bản xuyên qua các
nền văn hóa, nó mang tính liên bộ môn và nó quan tâm đến các mô hình kết nối
trong các nền văn học xuyên qua thời gian và không gian” [12].

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân, văn học so sánh bao gồm 3 bộ phận:
(1) nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học có ảnh hưởng lẫn nhau; (2) nghiên
cứu sự tương đồng giữa các nền văn học không có ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau (sự
tương đồng do điều kiện lịch sử quy định); (3) nghiên cứu sự khác biệt giữa các nền
văn học để chỉ ra tính đặc thù của văn học từng dân tộc. Tương tự với cách phân
loại trên, nhưng nhà nghiên cứu Hồ Á Mẫn chia ra làm 2 loại: nghiên cứu ảnh
hưởng và nghiên cứu song song. Nếu như nghiên cứu ảnh hưởng xem xét các nền
văn học có sự giao lưu, tác động lẫn nhau, thì nghiên cứu song song lại đề cập đến
các nền văn học không có quan hệ trực tiếp, trong đó nghiên cứu song song là bước
tiếp nối và mở rộng trong ngành văn học so sánh. Có thể nói, nghiên cứu song song
có phạm vi rất rộng, với nhiều bình diện phong phú: so sánh về chủ đề, thể loại,
hình tượng nhân vật, phong cách… Cơ sở của nghiên cứu song song là tính phổ
quát (tức các điểm chung giống nhau) và tính khác biệt ở hai cấp độ văn hóa và văn
học. Sự tương đồng về mặt văn hóa (gắn với đó là các đặc điểm về điều kiện lịch
sử, xã hội) và sự tương đồng của các hiện tượng văn học (bao gồm thể loại, đề tài,
hình tượng, phong cách…) cho phép đặt các nền văn học bên cạnh nhau để đối
chiếu nhằm thấy được những nét khác biệt như là đặc thù của từng nền văn học.
Như vậy, văn học so sánh (đặc biệt là nghiên cứu song song) có ý nghĩa quan trọng,
giúp mở rộng không gian nghiên cứu (bất kể các hiện tượng có liên hệ thực tế với
nhau hay không), xây dựng hệ thống lý luận cho việc nghiên cứu các hiện tượng
văn học, văn hóa độc lập.
Hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu văn học so sánh là “loại tỷ” (chỉ ra
sự giống nhau) và “đối tỷ” (chỉ ra sự khác biệt). Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên
cứu văn học so sánh, các phương pháp được vận dụng sẽ đa dạng và phức tạp hơn ở
nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau, như Nguyễn Vân Dân nêu ra bảy phương pháp:
phương pháp thực chứng, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc, phương


10
pháp ký hiệu học, phương pháp hệ thống, phương pháp xã hội học, phương pháp

tâm lý học. Các phương pháp này một mặt được vận dụng chung trong rất nhiều
lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, song mặt khác, chúng lại có những đặc thù riêng
trong bộ môn văn học so sánh, ở đó nhiệm vụ của các phương pháp này là đối chiếu
các nền văn học nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt.
Các bình diện được đưa vào so sánh cũng rất phong phú. Nguyễn Văn Dân chỉ
ra một số bình diện so sánh chủ yếu, gồm: thể loại, đề tài, tư tưởng trong, phong
cách, trào lưu, trường phái [19/142-194]. Lưu Văn Bổng cũng có sự xếp đặt tương
tự, gồm: chủ đề, mô típ, huyền thoại, thể loại, hình thức, phong cách, trào lưu,
trường phái [13/37-126]. Trong khi đó, Hồ Á Mẫn đặt ra ba khuynh hướng so sánh
có tính chất bao quát hơn, gồm: chủ đề học; thể loại học và thi học so sánh [38/180270]. Trong sự phân loại của Hồ Á Mẫn, thì cả ba bình diện trên đều (ít hay nhiều)
xem xét các yếu tố về đề tài, nhân vật, cốt truyện, mô típ.
Nói tóm lại, văn học so sánh là một bộ môn khoa học nhằm chỉ ra những nét
tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng văn học thuộc các nền văn học khác
nhau. Sự đối sánh này hướng đến cả hai mục đích: nhận diện và hiểu sâu sắc hơn
những nét đặc thù của một nền văn học dân tộc, đồng thời khái quát những quy luật
vận động, phát triển của văn học quốc tế (ở phạm vi khu vực và trên thế giới). Do
đó, việc soi chiếu hai nền văn học Việt Nam và Hàn Quốc hiện đại thời kỳ đầu thế
kỷ XX, đặc biệt là thông qua một mô típ chung là hình tượng người phụ nữ mới
dưới góc nhìn của lý thuyết văn học so sánh là phù hợp và hữu ích. Từ sự tương
đồng về hoàn cảnh lịch sử của hai quốc gia, nền văn học Việt Nam và Hàn Quốc
đầu thế kỷ XX đã gặp gỡ nhau ở nhiều phương diện, đồng thời cũng lại có những
khác biệt rất rõ rệt và độc đáo. Nói cách khác, việc nghiên cứu các sáng tác văn học
của hai quốc gia trong thế đối chiếu, so sánh là một hướng đi ứng dụng của lý
thuyết nghiên cứu văn học so sánh.
Dưới đây là một số công công trình ứng dụng văn học so sánh trong nghiên
cứu so sánh văn học Việt Nam và Hàn Quốc:


11
1. 慰慰慰 20C 慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰 慰慰 慰慰, 2001,慰慰慰慰慰慰慰.

Kang Hana (2001), So sánh chủ nghĩa hiện thực của Hàn Quốc và Việt Nam
đầu thế kỷ XX, Học hội Hàn-Việt.
2. 慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰慰慰 2001,慰慰慰慰慰慰慰慰.
Bae Yang Soo (2001), So sánh Truyện Kiều và Truyện Xuân Hương, Luận án
tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. 慰慰·慰慰·慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰 2002 慰慰慰,慰慰慰慰慰慰.
Jeong Yu Jin (2002), Tình yêu với người phụ nữ của Hàn Quốc, Trung Quốc
và Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu văn học phụ nữ, Hàn Quốc.
4. 慰慰·慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰 2002,慰慰慰慰慰慰慰慰.
Jeon Hye Kyung (2002), So sánh truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam, công
trình nghiên cứu, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
5. 慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰 慰慰 慰慰 慰慰慰 慰慰慰.
Jeon Hye Kyung (2005), So sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam, NXB
Munyelim.
6. 慰慰·慰慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰: 慰慰慰慰 NGUYEN BINH (慰慰慰) 慰 慰慰慰慰 2006 慰慰慰慰慰,
慰慰慰慰慰
Bùi Phan Anh Thu (2006), Đặc thù thơ phong cách dân gian của Hàn Quốc
và Việt Nam - khảo sát thơ Kim So Wol và thơ Nguyễn Bính, Trường đại học
Youngnam.
7. 慰慰慰慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰, 2006,慰慰慰慰慰.
Lương Nguyễn Thanh Trang (2006), Nghiên cứu truyện ngắn hiện thực chủ
nghĩa của Nam Cao và của Hyun Jin Geon, Trường Đại học Busan.
8. 慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰 慰慰 慰慰 2007 慰慰慰,慰慰慰慰慰.
Ji Hyun Hee (2007), So sánh tiểu thuyết chiến tranh Hàn Quốc và Việt Nam,
Trường Đại học Busan.
9. 慰慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰 慰慰·慰慰慰 慰慰 慰慰 慰慰: 慰慰慰慰 慰慰慰 慰 慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 2007,
NGUYEN THI BICH HUE, 慰慰慰慰 慰慰,慰慰慰慰慰.
Nguyễn Thị Bích Huệ (2007), So sánh văn học Hàn Quốc và Việt Nam liên
quan đến chiến tranh – Nghiên cứu tác phẩm của Hwang Suk Young và Nguyễn



12
Minh Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kyunghee.
10. 慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰, 2007, 慰慰慰慰慰慰慰, 慰慰慰慰,慰慰慰慰慰.
Lương Nguyễn Thanh Trang (2007), So sánh truyện ngắn hiện thực của Nam
Cao và Hyun Jin Geon, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Busan.
11. Oh Eun Chul (2008), Đề tài gia đình trong Gia đình, Thoát ly, Thừa tự
của Khải Hưng, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. 慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰 慰慰 慰慰: 慰慰慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰慰慰, 慰慰慰, 2009,
慰慰慰慰慰慰,慰慰慰慰慰慰慰慰.
Đặng Văn Giang (2009), So sánh văn học hiện thực Hàn Quốc và Việt Nam –
tập trung vào các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Hyun Jin Geon, Luận văn
thạc sĩ, Trung tâm Nghiên cứu trung ương Hàn Quốc học.
13. 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰慰慰, 2010, 慰慰慰慰慰, 慰慰慰慰慰慰,慰慰慰慰慰.
Trần Thị Lan Anh (2010), So sánh tiểu thuyết về đề tài nông dân của Hàn
Quốc và Việt Nam thời thuộc địa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Inha.
14. 慰慰慰慰 慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰 慰慰慰慰 慰慰 慰慰: 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 2011,慰
慰慰慰慰慰慰.
Lê Văn Liêm (2011), So sánh văn học hiện đại trong giáo khoa Ngữ văn Hàn
Quốc và Việt Nam - tập trung khảo sát sách giáo khoa bậc trung học cơ sở, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học nữ Gwangju.
15. 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰慰慰 慰慰 慰慰 慰慰 慰慰 慰慰: 慰慰·慰慰慰·慰慰 3 慰慰 慰慰·慰慰慰慰慰 慰慰慰慰
2012 慰慰慰 慰慰慰慰,慰慰慰慰慰慰慰慰.
Yang Min Jeong (2012), Phương pháp giáo dục nhằm nâng cao trình độ giao
lưu văn hóa dành cho con cái các gia đình đa văn hóa – Tập trung khảo sát về thần
thoại, truyện cổ tích dựng nước của ba nước Hàn Quốc, Việt Nam và Mông Cổ,
công trình nghiên cứu, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
16. 慰慰慰 慰慰慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰 (Thoại Khanh Châu Tuấn)慰 慰 慰慰慰
'慰'慰慰 慰慰慰慰 2013 慰慰慰,慰慰慰慰慰慰慰慰.
Lee Hyun Jung (2013), So sánh quan niệm hiếu thảo trong truyện Thẩm

Thanh của Hàn Quốc và truyện Thoại Khanh Châu Tuấn của Việt Nam, Trường Đại
học Ngoại ngữ Hàn Quốc.


13
17. 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰慰慰 慰慰 慰慰慰慰 慰慰 <慰慰慰>慰慰 慰慰: <慰慰慰>慰 慰慰慰 <慰慰慰(慰慰
慰)>慰 慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰慰慰慰慰慰 2013,慰慰慰 慰慰慰慰慰
Trần Thị Bích Phương (2013), Nội dung giáo dục trong truyện Xuân Hương
dành cho sinh viên Việt Nam học văn hóa, ngôn ngữ Hàn Quốc tại các trường đại
học Việt Nam - so sánh Truyện Kiều của Việt Nam và Truyện Xuân Hương của Hàn
Quốc, Trường đại học Quốc gia Hà Nội.
18. 慰慰慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰慰慰: 慰慰慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰, 2013, 慰慰慰, 慰
慰慰慰慰慰,慰慰慰慰慰.
Yoo Eun Sang (2013), Bi kịch chiến tranh trong tiểu thuyết hiện đại Hàn Quốc
- tập trung khảo sát những tác phẩm chiến tranh của Hàn Quốc và Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Dankuk.
19. 慰慰慰慰 2014 慰慰慰 慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰 慰慰,慰慰慰慰慰.
Lê Thị Vũ Lam (2014), So sánh tiểu thuyết hiện thực Hàn Quốc và Việt Nam
thời kỳ thuộc địa, Trường Đại học Hongik.
20. 慰慰慰 <慰慰慰慰, 慰慰慰慰>慰 慰慰慰慰 <慰 慰慰, 慰 慰慰(Mi Chau Trong Thuy) 慰慰 慰慰
2015 慰慰慰.慰慰慰慰慰慰慰慰
Lee Hyun Jung (2015), So sánh truyện “Hoàng tử nước Hodong và công chúa
nước Naklang” của Hàn Quốc và truyện “Mỵ Châu Trọng Thủy” của Việt Nam,
Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
21. 慰慰慰慰 ‘慰慰’慰 慰慰慰 ‘慰慰慰慰’慰 慰慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰: 慰慰慰 慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰, 2016,
慰慰慰,慰慰慰慰慰慰,慰慰慰慰慰慰慰慰.
Sun Keum Hee (2016), So sánh hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Vô
tình của Lee Kwang Soo và Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
22. 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰, 慰慰慰慰慰, 2017, 慰慰慰慰 慰慰,慰慰慰慰慰慰慰慰.

Bùi Thị Hà Anh (2017), So sánh truyện cổ tích về đề tài tiên nữ của Hàn Quốc
và Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ Busan.
23. 慰慰慰慰 <慰慰慰>慰 慰慰慰 <慰慰慰慰 慰 慰慰>慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰 慰慰
2018, 慰慰慰,慰慰慰慰慰慰慰慰.
Ha Eun Ha (2018), Ý nghĩa và sự triển khai mâu thuẫn tình cảm anh em với


14
tình cảm vợ chồng trong sự tích “Trầu cau” của Việt Nam và “Anh em trở thành
cây cau” của Hàn Quốc, Học hội văn học Hàn Quốc.
24. 慰慰 慰慰 慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰 慰慰慰慰: 慰慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰,
2019, 慰慰慰, 慰慰慰慰, 慰慰慰慰慰慰慰慰.
Han Kang (2019), So sánh tiểu thuyết thế sự của Hàn Quốc và Việt Nam đầu
thế kỷ XX - tập trung khảo sát các tác phẩm Chun Byun Poong Kyung và Quê
người của Tô Hoài, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.
25. 慰慰慰慰 慰慰慰慰 慰 慰慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰慰 慰慰慰 慰慰 慰慰 - 慰慰, 慰慰慰, 慰慰慰慰慰慰慰 慰慰慰
慰慰 慰慰慰 慰慰慰慰, 2019, 慰慰慰, 慰慰慰慰慰慰慰慰.
Lee Ki Won (2019), “Giá trị và ý nghĩa của truyện cổ tích dưới góc nhìn văn
học so sánh - Nghiên cứu truyện cổ tích HeungBu Nolbu của Hàn Quốc, Việt Nam
và Uzbekiztan”, tạp chí Nghiên cứu phê bình văn nghệ Hàn Quốc.
1.2. Lịch sử nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Tự
Lực văn đoàn
Từ khi ra đời đến nay Tự Lực văn đoàn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới
nghiên cứu văn học với nhiều ý kiến trái chiều, khen nhiều nhưng chê cũng không
ít. Bên cạnh việc điểm lại những ý kiến đánh giá về các sáng tác nói chung của
nhóm Tự Lực, chúng tôi tập trung vào những ý kiến xung quanh ba tác phẩm nổi
bật được lựa chọn trong luận án là Đoạn tuyệt, Lạnh lùng và Nửa chừng xuân.
1.2.1. Về nội dung tư tưởng
Xét về nội dung tư tưởng, hình tượng người phụ nữ được miêu tả trong các
sáng tác của Tự Lực văn đoàn chủ yếu nhằm biểu đạt cho khát vọng hạnh phúc và

khát vọng tự do của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng đả phá những ràng buộc khắt
khe, nghiệt ngã của lễ giáo truyền thống và chế độ đại gia đình phong kiến. Đó
chính là đóng góp đặc biệt quan trọng của Tự Lực văn đoàn trong việc thúc đẩy
những quan niệm mới về vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt Nam. Phan Cự Đệ
nhận xét: “Trong phạm trù ý thức hệ tư sản, Tự Lực văn đoàn đã nói lên những khát
vọng dân tộc dân chủ của đông đảo quần chúng, chủ yếu là của các tầng lớp tiểu tư
sản trí thức và viên chức thành thị. Tự Lực văn đoàn không đặt vấn đề giải phóng xã
hội nhưng đã đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, giải phóng bản ngã, đặc biệt là đấu


15
tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chống lại sự ràng buộc
khắt khe của lễ giáo phong kiến, của đại gia đình phong kiến” [21/553].
Xung quanh vấn đề người phụ nữ, các nhà nghiên cứu đều đặc biệt quan tâm
đến đề tài tình yêu. Phần đông các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao sáng tác của
Tự Lực văn đoàn trước hết là ở tính luận đề mạnh mẽ của nó trong việc giải phóng
cá nhân và giải phóng phụ nữ: “Đó là lời kết án gay gắt ném vào lễ giáo, đạo đức,
tập quán gia đình phong kiến, nêu cao khẩu hiệu giải phóng phụ nữ, giải phóng cá
nhân” [21/5]. Ngay như Trương Chính từ năm 1935 đã sớm chỉ ra cái ý đồ ngầm
ẩn đằng sau câu chuyện ái tình, hôn nhân ở Đoạn tuyệt: “Chủ ý của ông Nhất Linh
viết Đoạn tuyệt là làm cho người đọc yêu mới và ghét cũ. Nếu đọc xong Đoạn
tuyệt mà ta ghét cũ, yêu mới, rồi tìm cách để bỏ cũ và theo mới là tác giả nó đã
thành công” [16/14]. Thậm chí, các tác giả Trần Đăng Suyền, Lê Quang Hưng cho
rằng tính luận đề này còn xuyên suốt và chi phối cả nội dung sáng tác: “Nét riêng
tiểu thuyết tình yêu của Tự Lực văn đoàn là ở chỗ, đó không phải là những truyện
tình thuần túy, không chỉ nói về tình yêu với những quy luật tình cảm riêng của nó,
với những niềm vui, hạnh phúc và khổ đau mà nó đem lại cho các cặp tình nhân.
Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo bao giờ cũng có ý thức lồng vào trong các câu
chuyện tình của mình một ý tưởng cải cách xã hội nào đó” [46/195].
Đề cập đến vấn đề người phụ nữ, không thể không nhắc tới hình tượng các

nhân vật nữ trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn. Thế giới nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn là một kiểu nhân vật riêng mà các nhà nghiên cứu gọi bằng
cái tên “gái mới”. Nói về kiểu nhân vật nữ mới này, các tác giả Trần Đăng Suyền,
Lê Quang Hưng nhận định: “Đó là những nhân vật được gọi là thanh niên tân thời
(nam), là gái mới (nữ), thương mang một cái tên chung là “chàng” và “nàng”. (...)
Những con người này chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa, văn minh và lối sống
sinh hoạt của phương Tây hiện đại. Họ chống lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho
chủ nghĩa cá nhân, cho tình yêu và hôn nhân tự do, cổ vũ cho phong trào Âu hóa
từ tư tưởng văn chương nghệ thuật đến y phục và cách hưởng thụ đời sống vật
chất” [46/196]. Có thể nói, các nhân vật, đặc biệt là các nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn đã tạo nên một thế giới riêng rất đặc trưng so với các nhân


16
vật thuộc khuynh hướng sáng tác khác: “Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Tự Lực
văn đoàn khác với loại trí thức thuộc tầng lớp trung lưu trong các tác phẩm của
Nguyễn Tuân, Lan Khai, Lê Văn Trương, Thanh Châu, Ngọc Giao, càng khác xa
với loại nhân vật trí thức nghèo “áo cơm ghì sát đất” trong các tác phẩm của
Nguyên Hồng, Nam Cao” [46/196].
1.2.1.1. Nhận định chung về nội dung tư tưởng của tác phẩm
Từ năm 1935, gần như ngay tại thời điểm các tác phẩm đầu tiên của Nhất
Linh ra đời (Đoạn tuyệt, 1934; Lạnh lùng, 1935), Trương Tửu đã dành những lời
khen ngợi nồng nhiệt cho Đoạn tuyệt: “Cuốn Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng
lệ đặt trên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đường hoàng công nhận sự tiến bộ và
hăng hái tín ngưỡng tương lai. Ông giúp bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩa là vui
mà sống” (Loa, 8/8/1935).
Trong cuốn Dưới mắt tôi (1939), một tập tiểu luận phê bình xuất sắc trên văn
đàn trước 1945, Trương Chính tỏ ra đặc biệt trân trọng những đóng góp mới mẻ và
tiến bộ của hai cây bút chủ lực là Nhất Linh và Khái Hưng đối với vấn đề phụ nữ, và
dành nhiều trang để phân tích, đánh giá những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu của hai

nhà văn này. Ông không tiếc lời mà ngợi ca Đoạn tuyệt là một kiệt tác: “Vượt lên trên
tất cả những lời bình phẩm nông nổi, không xác đáng, Đoạn tuyệt vẫn là một kiệt tác
trong văn chương Việt Nam và tác giả nó vẫn được người ta cảm phục” [16/25].
Trương Chính đánh giá rất cao ý nghĩa xã hội mà tác phẩm đem lại, trong đó đặc
biệt là ý hướng cải tạo xã hội Nho giáo kiểu cũ để kiến thiết nên một xã hội mới
“theo những nguyên tắc hợp lý và nhân đạo”: “Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ
ràng những thời kỳ thay đổi trong lịch sử tiến hóa của xã hội An Nam. Nó công bố
sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hy
vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí khí bồng bột
đương ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnh liệt, cường tráng” [16/10].
Sau năm 1945, đặc biệt là kể từ sau đổi mới 1986, các nhà nghiên cứu trong khi
nhìn nhận lại di sản văn chương của Tự Lực văn đoàn cũng như của Nhất Linh, đều
có chung đánh giá hết sức tích cực về tác phẩm Đoạn tuyệt. Trịnh Hồ Khoa phân tích
đóng góp của Nhất Linh ở Đoạn tuyệt: “Chống lễ giáo phong kiến quyết liệt nhất


17
phải kể đến Đoạn tuyệt. Đoạn tuyệt được xem như bản tuyên ngôn của lớp thanh niên
chống chế độ đại gia đình phong kiến trong lĩnh vực hôn nhân gia đình” [41/68]. Hay
nói như Trần Đăng Suyền, sự phản kháng lại cái cũ và đòi hỏi cái mới chính là tinh
thần “đấu tranh mạnh mẽ cho quyền sống của cá nhân” [45/156].
Cũng như một số sáng tác khác của Tự Lực văn đoàn và của Nhất Linh,
Lạnh lùng phải hứng chịu không ít phê phán về cả nội dung lẫn nghệ thuật.
Trương Tửu, người đã nồng nhiệt khen ngợi Đoạn tuyệt, sau đó lại lên án Lạnh
lùng là “phóng đãng” và khuyến nghị bạn đọc đương thời: “Tất cả những bậc
phụ mẫu muốn con gái khỏi bị sự phóng đãng quyến rũ nên cấm tiệt không cho
đọc quyển Lạnh lùng” [16/vi].
Yếu tố gây tranh luận của nó cũng xuất phát từ tính luận đề mà Nhất Linh đã
nêu lên từ Đoạn tuyệt, như Trương Chính đã nêu rõ: “Lạnh lùng là mũi tên độc thứ
hai ông Nhất Linh bắn vào đích ông nhắm: Khổng giáo” [16/17]. Viết Dưới mắt tôi,

Trương Chính đã bày tỏ thái độ cảm tình đặc biệt và lên tiếng bênh vực hết mực tác
phẩm này trước những lời phê phán gay gắt của Trương Tửu. Trương Chính cho
rằng những lời phê bình của Trương Tửu là ngụy biện và độc đoán, và cho rằng:
“Đọc Lạnh lùng, ta cũng thấy cần đạp đổ những chế độ cũ nặng nề, eo hẹp trong đó
Nhung – mà có lẽ cả ta nữa đương giãy giụa, đương ngắc ngoải. Khổng giáo đối với
ta không thiêng liêng nữa và đối với ta, những tục lệ tổ truyền không thể căn cứ vào
một lẽ xác đáng nào để tồn tại” [16/21]. Trương Chính khẳng định Nhất Linh quả
cảm và tiên phong khi lên tiếng bênh vực quyền lợi người phụ nữ thông qua Lạnh
lùng, “để cho mọi người thấy số phận của một người phụ nữ, nạn nhân của lễ giáo
phong kiến, chỉ vì nhu nhược mà không dám chống lại. Nhung - chồng chết mà
không dám lấy chồng khác vì luân lí, đạo đức, danh dự" [16/26].
Nguyễn Hoành Khung đề cao thái độ của Nhất Linh trong việc đấu tranh đòi
quyền được hạnh phúc cho người phụ nữ, nhất là người phụ nữ góa bụa: “Quan điểm tác
giả khá tiến bộ, táo bạo: bênh vực quyền được sống hạnh phúc lứa đôi của họ, lên án
quan niệm, thành kiến cổ hủ chà đạp quyền sống của họ (...). Sự phê phán văn hóa lễ
giáo phong kiến để khẳng định quyền sống cá nhân ở đây mang tinh thần nhân đạo, dân
chủ, các nhân vật nhân danh tiến bộ xã hội và lẽ phải mà đấu tranh” [39/1256-1257].


18
Trịnh Hồ Khoa nhận định về dụng ý sáng tác Lạnh lùng của Nhất Linh: "Dụng
ý của Nhất Linh là làm cho người đọc thấy sự vô lý của cái thứ tiết hạnh trái mùa và
lên án nó, để cho người phụ nữ góa chồng sớm được tự do quyết định đời sống của
mình" [41/68].
Trong Tự Lực văn đoàn, bên cạnh Nhất Linh thì Khái Hưng cũng là cây bút
chủ lực, xông xáo trên nhiều đề tài, nhiều thể loại, và tất nhiên số lượng sáng tác
cũng hết sức phong phú. Nói riêng ở thể loại tiểu thuyết, Khái Hưng cũng ghi ấn
dấu ấn mạnh mẽ với Hồn bướm mơ tiên và sau đó là Nửa chừng xuân.
Trương Chính trong tập tiểu luận Dưới mắt tôi đã ngợi ca Nửa chừng xuân khi
ghi nhận công lao tấn công vào chế độ gia đình vô nghĩa và eo hẹp: “Nửa chừng

xuân là một cuốn truyện ghi sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy. Tác giả nó biện
luận cho quan niệm nhân sinh mới và công bố sự bất hợp thời của những tập quán
do nền luân lý tổ truyền tạo ra” [16/34]. Mặc dù những hạn chế về nội dung (“Đáng
lẽ viết Nửa chừng xuân ông Khái Hưng phải làm cho ta rùng rợn, ghê sợ luân lý cũ
và những kiềm tỏa của Nho giáo. Nhưng tác giả không đạt được mục đích của ông:
vấn đề nêu ra không được giải quyết một cách rõ ràng”) và hạn chế về nghệ thuật
(“Nửa chừng xuân lại kết cấu không chặt chẽ”), nhưng Trương Chính vẫn rất tôn
trọng tác giả và tác phẩm, và “nên được ta dành cho một chỗ danh dự trong văn học
nước nhà” [16/40].
Nguyễn Hoành Khung nhận định: Nửa chừng xuân “là tác phẩm có tiếng vang
lớn, được hoan nghênh rộng rãi hơn cả của Khái Hưng” [41/26]. Sức ảnh hưởng của
tác phẩm trước hết đến từ tính luận đề rõ rệt của nó: “Cuốn tiểu thuyết mang tính
luận đề rõ rệt: tuyên chiến mạnh mẽ với lễ giáo, phong tục phong kiến chà đạp tình
yêu, hạnh phúc cá nhân. Tác phẩm phản ánh mối xung đột mới – cũ đang trở nên
gay gắt lan rộng trong đời sống thành thị khi đó” [41/26].
1.2.1.2. Nhận định về nội dung tư tưởng được thể hiện qua các nhân vật nữ
Trong số các nhân vật phụ nữ của Đoạn tuyệt, Loan là nhân vật tiêu biểu hơn cả
cho hình ảnh người gái mới, được giới nghiên cứu xem là nhân vật thể hiện rõ nhất tư
tưởng của Nhất Linh. Trương Chính nhận xét: "Tôi nói Loan là một người gái mới.
Hành vi, ngôn ngữ của nàng, tất thảy đều chứng tỏ nàng là một người đàn bà đứng


19
đắn, khôn ngoan đủ lý trí để xét mọi việc, đủ nghị lực để phấn đấu, đủ nhẫn nại để
chịu những nỗi thống khổ, những điều phẫn uất có thể đang chờ nàng" [16/11]. Phan Cự
Đệ đã chỉ ra cái giá trị xã hội mang ý nghĩa tuyên ngôn thông qua kiểu nhân vật như
Loan: "Đoạn tuyệt là một thứ "tuyên ngôn nhân quyền" bằng nghệ thuật, nó đấu tranh
cho quyền tự do và bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội" [21/248].
Nguyễn Hoành Khung thì khẳng định Loan là một phụ nữ “mới hoàn toàn”, đã
trút bỏ khỏi mình mọi thứ hóa trang để dũng cảm đương đầu với cái cũ: “Trong

cuộc đấu tranh sống còn với những trói buộc của lễ giáo cũ, Loan tỏ ra thật ngoan
cường. Nhân vật “gái mới” này không còn phải hoá trang trong bộ nâu sồng của nhà
chùa như Tiểu Lan (Hồn bướm mơ tiên), trong lốt thôn nữ của Liên (Gánh hàng
hoa), Trâm (Nắng thu), không còn cái lý lịch xuất thân gia đình nhà nho (Nửa
chừng xuân) mà là mới hoàn toàn; một nữ sinh trung học, mặc tân thời, đến với tình
yêu tự do" [41/30].
Trong bài viết “Nhất Linh - hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng”, Bùi
Xuân Bào chú ý đến ý thức phản kháng mãnh liệt của Loan: "Loan tiêu biểu cho cô
gái tân thời trong những khát vọng lãng mạn của cô về hạnh phúc cá nhân, cô dám
làm điều mà đa số nữ độc giả trẻ thời đó mong muốn có thể làm" [41/196]. Trịnh
Hồ Khoa nhận thấy Loan "được xem như là thần tượng của lớp trẻ, của phái đẹp
đương thời" [41/70-71].
Tương tự như Loan trong Đoạn tuyệt, Nhung là nhân vật nữ giành được nhiều
cảm tình của bạn đọc và của giới nghiên cứu. Đáp trả lại những phê phán nặng nề
của Trương Tửu, Trương Chính cho rằng: “Nhung không phạm một tội lỗi nào hết.
Nhung không chứng tỏ một “tâm hồn trụy lạc”. Trái lại, Nhung đã giác ngộ. Nàng
thấy “không thể vì một cái tiếng suông bắt một người đàn bà chịu đau khổ một cách
khốn nạn” như thế được” [16/19]. Tuy có lúc Trương Chính nghiêm khắc mà xem
“Nhung một đôi khi biểu thị một tâm hồn phóng tứ”, nhưng tác giả vẫn trân trọng
vẻ đẹp trần tục, không giả dối của nàng trong tình yêu nồng nhiệt dành cho Nghĩa:
“Nhung chỉ là một trong những người sống cạnh ta – mà sao ta còn giấu nữa, nàng
chính là hình ảnh của ta vậy” [16/22].
Trong các sáng tác của Tự Lực văn đoàn, bên cạnh Loan (Đoạn tuyệt) thì


20
Mai trong Nửa chừng xuân là nhân vật gây được tiếng vang mạnh mẽ và được
nhắc đến nhiều hơn cả. Trương Chính khẳng định vai trò trung tâm của Mai trong
cuộc đấu tranh giải phóng người phụ nữ: "Giữa hai nhân vật chính, Lộc và Mai,
thì Mai đáng chú ý hơn nhiều"; đó là "một người ngây thơ, vui vẻ, giầu lòng hy

sinh, biết lấy hy sinh làm lẽ sống ở đời, và biết tìm trong sự hy sinh cái thú vị chua
cay của nó" [16/38]. Cảm nhận của Trương Chính về Mai cũng là cảm nhận chung
của phần đông người đọc: “Mai bỏ nhà trốn đi. Ta không oán trách chàng [Lộc],
nhưng ta thương hại nàng và ta căm tức chế độ gia đình cũ đã giết chết hai tâm
hồn mà không biết” [16/35].
Đối với Hoàng Dung, nhà nghiên cứu này còn đánh giá Mai có phần nổi trội
hơn Loan trong cuộc chiến chống lễ giáo: "Có thể xem là nhân vật đầu tiên trực tiếp
chống lễ giáo phong kiến của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn" [41/98]. Đứng trên quan
điểm marxit, Hoàng Dung nhận thấy sự đồng điệu trong tiếng nói của Mai với tiếng
nói của đông đảo nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ XX: "Cũng như Liên trong Gánh
hàng hoa, những đức tính của Mai gần với đạo đức của nhân dân. Phải chăng, vừa
mới ra đời, lại nhân danh chống lễ giáo phong kiến, cái tôi của chủ nghĩa cá nhân
còn phải khoác áo đạo đức của nhân dân, chưa dám sỗ sàng?" [41/99].
Nguyễn Hoành Khung đánh giá Mai là một hình tượng có vẻ đẹp “toàn diện”:
“Đó là một “cô gái mới” có ý thức về hạnh phúc cá nhân, đứng ra đấu tranh đương diện
với lễ giáo phong kiến, song vẫn mang đầy vẻ đẹp của đạo đức truyền thống” [41/27].
Cùng quan điểm với các tác giả trên đây, Hà Minh Đức nhận định: "Mai kết
hợp được những nét truyền thống với chất tân tiến của người phụ nữ mới”; "là một
nhân vật vừa có tính chất hiện thực lại vừa có tính chất lãng mạn..." [41/495-496].
Các tác giả Bạch Năng Thi, Trịnh Hồ Khoa cũng có nhận định tương tự về nhân vật
Mai khi nhận thấy tính chất của “một nhân vật lý tưởng” ở nhân vật này.
1.2.2. Về nghệ thuật biểu hiện
Bên cạnh giá trị về nội dung tư tưởng, hình tượng người phụ nữ trong sáng tác
của Tự Lực văn đoàn còn có giá trị lớn về phương diện nghệ thuật như là một đóng
góp quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học. Ý nghĩa nghệ thuật này
cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và chỉ ra, trong đó liên quan trực tiếp


21
đến các nhân vật nữ ở hai khía cạnh: vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp nội tâm.

1.2.2.1. Hình tượng người phụ nữ qua cách miêu tả ngoại hình
Có thể nói, văn học Việt Nam đến giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX đã
tiến một bước rất xa trong việc quan niệm và miêu tả ngoại hình nhân vật, đặc biệt
là ở các nhân vật nữ. Trong đó, những cách tân và đóng góp của Tự Lực văn đoàn
qua hệ thống hình tượng nhân vật nữ trong các sáng tác là rất đáng kể, ghi dấu ấn
đậm nét của sự cách tân và hiện đại hóa.
Nhận xét một cách khái quát về nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật nữ của
Tự Lực văn đoàn, Trịnh Hồ Khoa cho rằng: “Các nhà văn Tự Lực văn đoàn đặc biệt
thành công khi miêu tả tầng lớp thanh niên tiểu tư sản thành thị đang tuổi yêu
đương mộng mơ” [41/128]. Tác giả Trịnh Hồ Khoa cũng tỏ ra ấn tượng với nghệ
thuật xây dựng nhân vật đặc biệt sinh động của Nhất Linh qua tiểu thuyết Đoạn
tuyệt: “Một số chi tiết được mô tả một cách tinh tế làm sinh động hẳn một số cảnh
quen thuộc diễn ra hằng ngày trong cuộc sống giữa mẹ chồng nàng dâu trong một
đại gia đình truyền thống ở Việt Nam” [41/69].
Phân tích kỹ hơn, tác giả Trịnh Hồ Khoa nhấn mạnh đến ý thức miêu tả ngoại
hình nhân vật: “Bắt đầu từ Tự Lực văn đoàn, vẻ đẹp thể chất mới được xem là tiêu
chuẩn để đánh giá con người hoàn chỉnh. Điều này thể hiện một quan điểm thẩm
mỹ mới có tính thời đại (...). Các nhà văn Tự Lực văn đoàn khi thể hiện ngoại hình
đều có ý thức kết hợp hài hòa với vẻ đẹp nội tâm, với vẻ đẹp tinh thần của nhân
vật...” [41/118-120]. Bên cạnh đó, Trịnh Hồ Khoa cũng chỉ ra cách kết hợp nhuần
nhuyễn trong việc miêu tả nhân vật với miêu tả ngoại cảnh để làm nổi bật vẻ đẹp
ngoại hình người phụ nữ: “Tả vẻ đẹp thể chất, các nhà văn Tự Lực văn đoàn thường
đặt nhân vật trong khung cảnh thiên nhiên thích hợp” [41/120].
Nhóm tác giả Trần Đăng Suyền, Lê Quang Hưng khẳng định những đổi mới
trong cách miêu tả ngoại hình nhân vật của các nhà văn Tự Lực văn đoàn: “Tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn là tiểu thuyết viết theo lối hiện đại. (…) Tiểu thuyết Tự Lực
văn đoàn phá bỏ lối viết ước lệ, kiểu kết cấu có hậu, lấy trung tâm hứng thú là tính
cách, dùng kỹ thuật hội họa hiện đại để tả cảnh, tả người, đi sâu vào đời sống tâm



×