Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

nhung bai van mau ta con trau hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 13 trang )

o nó
ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp
mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.
Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm
nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no
nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em
cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo
míp trông thật thích mắt.
Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em
được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía
câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Tả con trâu ở làng quê em

Chia sẻ bài viết hay tại


Top hay nhất


Bài văn mẫu tả con trâu
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê từ ngàn năm nay. Khi nhắc đến con trâu,chúng ta
lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam
bao đời nay. Nó đã là một người bạn thân thiết, được xem là biểu tượng của người nông dân
Việt Nam.
Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu được nhắc đến như là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ,
chất phác của con người Việt Nam. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai
lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của
trâu rất chắc chắn, da của nó màu đen, rất dai. Sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình
của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg.
Thân hình của trâu rất vạm vỡ, sức chịu đựng dẻo dai cho nên nó có thể chở được nhiều đồ


đạc. Với người nông dân Việt Nam, trâu gắn bó thân thiết như một người bạn đáng quý, từ
công việc cày bừa hay kéo lúa, kéo ngô,... Chả thế mà ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Con
trâu là đầu cơ nghiệp”, hay là:
Chia
sẻ bài
viết
hay
tại
Trâu
ơi ta
bảo
trâu
này


Top hay nhất


Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Chắc bạn vẫn còn nhớ, biểu tượng của Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam chính là chú trâu
vàng, đó chính là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam. Bởi vì con trâu chính là
biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân, nông dân Việt Nam: cần cù, chăm chỉ,
cần mẫn, hiền lành. Tuổi thơ của các em nhỏ miền quê làm sao thiếu được hình ảnh con trâu,
với những trưa hè chăn trâu thả diều, đọc sách, thổi sáo trên lưng trâu.
Ngày nay, nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại đã xuất hiện nhưng trâu vẫn luôn là hình
ảnh không thể thay thế trong đời sống nông nghiệp của làng quê Việt Nam.

Tả con trâu mà em yêu thích


Bài văn mẫu tả con trâu nhà em
Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé Việt Nam nào cũng thuộc bài ca
dao:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này,

Chia sẻ bài viết hay tại


Top hay nhất


Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.
Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là cánh tay
phải, là tài sản vô giá của người nông dân Việt Nam: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Mỗi con trâu có thể nặng trên ba, bốn tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Chiếc đuôi dà
khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, đuổi
ruồi. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn
hoắc, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu:
“Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mùng chín tháng tám, chọi trâu thì về”.
(Ca dao)
Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to; có phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp? Trâu
là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức ăn chính là cỏ tươi.
Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón cây, bón lúa rất tốt.
Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ sáng sớm
đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực kéo cày rất khỏe. trâu cái độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa
một con nghé. Câu tục ngữ: “Ruộng sâu, trâu nái” nói lên chuyện làm giàu ở nhà quê ngày
xưa.
Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá trị.

Sữa trâu rất bổ. Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giày dép.
Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh có trắng rập rờn điểm tô, và con trâu hiền
lành gặm cỏ ven đê… là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của làng quê Bắc Bộ. Câu hát: “Ai bảo
chăn trâu là khổ”… của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mục đồng mãi mãi in
đậm trong ký ức về tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam.
Sau khi đọc xong những bài văn mẫu tả con trâu trên đây, hi vọng các em học sinh sẽ có
thêm được nhiều kiến thức, thông tin hữu ích cho việc viết bài văn miêu tả con trâu về đặc
điểm, hình dáng của con trâu, nó giống và khác loài động vật khác như thế nào, đồng thời
nêu được tình cảm, cảm xúc của bản thân. Từ đó gặt hái được thành tích cao trong học tập.

Chia sẻ bài viết hay tại

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)



×