Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Giáo án PTNL địa lý 7 5 hoạt động học kỳ 1 ( bản đẹp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26 MB, 170 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Bài 1: DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số th ế gi ới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Phân tích được hậu quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những hậu quả mà quá trình gia
tăng dân số quá nhanh trên thế giới để lại.
2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số
thế giới.
- Củng cố kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luy ện t ư duy, t ổng h ợp.
- Phát triển kĩ năng tư duy, logic
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã h ội, thông
tin thực tế, …
3. Thái độ
- Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm
hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.
- Có ý thức chấp hành các chính sách về dân số và môi tr ường. Không đ ồng
tình với những hành vi đi ngược với chính sách dân s ố, môi tr ường và l ợi ích
cộng đồng. Nhằm đạt tỉ lệ dân số hợp lí.
4. Năng lực
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin t ừ d ữ li ệu GV đ ưa cho.
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát tri ển các kĩ năng
làm việc với tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: mối quan hệ gi ữa nguyên nhân, và


hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số.
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích c ực; trình bày suy nghĩ/ ý
tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nh ỏ.

Trang 1


II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Giáo án. Phiếu học tập.
- Tư liệu bài dạy.
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về dân số thế giới.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU C ẦU CẦN ĐẠT
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
thấp
Hình thành khái
- Giải thích được
- Sử dụng
Đề xuất những giải
niệm địa lí: Dân nguyên nhân của việc kênh
hình pháp nhằm giải
số và nguồn lao gia tăng dân số quá hiệu
quả, quyết những hậu

động.
nhanh.
phân
tích, quả mà quá trình gia
Trình bày được
- Phân tích được hậu đánh giá được tăng dân số quá
quá trình phát
quả của quá trình gia đặc điểm dân nhanh trên thế giới
triển và tình hình tăng dân số quá nhanh. số thế giới
để lại.
gia tăng dân số
thế giới
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2. Hoạt động dạy bài mới
Hoạt động 1 - Hoạt động khởi động (5 phút)
Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng: Hãy rút ra cảm nhận của em sau khi xem
xong đoạn video
Bước 2: GV cho HS xem video “Những con số báo động về dân số”
Đường link video: />Bước 3: GV dẫn dắt vào bài
Với diện tích phần đất liền trên bề mặt Trái đất là 149 tri ệu km 2. Liệu Trái
đất của chúng ta có còn được bình yên khi đứng trước sự tăng nhanh v ượt b ậc
của dân số thế giới? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số và nguồn lao động (18 phút)
1. Mục tiêu
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
Trang 2


- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận, Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair,
Share)
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp
4. Các bước tiến hành
✔ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm dân số
Bước 1: GV cho HS quan sát bức ảnh sau:
- Chú Bảo vệ và cậu bé
đang trao đổi vấn đề gì?
- Theo em tại sao chú bảo
vệ và cậu bé lại đưa ra
những thông tin khác nhau
như vậy?

Bước 2: GV cùng HS phân tích sơ đồ dưới đây để hình thành khái niệm dân s ố.

⇨ Khái niệm dân số: Dân số là tổng số dân sinh sống ở 1 địa điểm hoặc 1 v ùng, 1

lãnh thổ, 1 quốc gia trong 1 thời gian cụ thể.
Bước 3: Liên hệ dân số VN
GV đặt câu hỏi: Có 3 bạn sau đang tranh cãi về dân số Việt Nam năm 2019?
Theo em bạn nào nói đúng? Vì sao?

Trang 3


⇨ Cả Anh hai và anh ba của Tèo đều nói đúng? Anh hai Tèo nói dân s ố VN theo

cách nói tương đối (khoảng), còn anh ba Tèo nói chính xác dân s ố Vi ệt Nam

theo cách nói tuyệt đối.
✔ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cách điều tra dân số ở địa phương
Bước 1: GV đặt vấn đề “ Vậy làm thế nào để chúng ta biết được chính xác
số liệu về dân số?”
- GV đặt những câu hỏi nhỏ: GV bốc thăm tên của 1 h ọc sinh và yêu c ầu h ọc
sinh đó trả lời các câu hỏi sau
+ Gia đình em có mấy người?
+ Ông bà bố mẹ làm nghề gì?
+ Gia đình em có mấy anh chị em?
+ Các anh chị em sinh ngày tháng năm bao nhiêu? Nam hay N ữ? Đang h ọc l ớp
mấy? đã người nào đi làm chưa? Làm nghề gì?
+ Em đã từng thấy ai đến nhà mình và hỏi bố mẹ nh ững câu h ỏi trên ch ưa?
Họ là ai?
(Đó chính là các cán bộ dân số trong thôn đấy các em ạ!)
+ Mục đích của việc làm đó là gì?
Điều tra dân số cho ta biết?
Tổng
Số
Tổng
Số
Trình
Nghề
Nghề
số
người
số Nam người
độ văn nghiệp
nghiệp
người
theo

và Nữ
trong độ hóa
đang
được
từng độ
tuổi lao
làm
đào tạo
tuổi
động
Trang 4


Bước 2: GV tiến hành cho HS vẽ cây gia đình nhanh trong 2 phút:

- HS vẽ phác thảo cây gia đình vào giấy bìa cứng theo mẫu trên.
- Dựa vào chú giải, điền tên người thân vào ô các hình (phân theo gi ới tính). Ghi

rõ người đó là cụ, ông bà, bố mẹ, anh chị em vào dấu … d ưới m ỗi hình.
Trường hợp các anh chị em nhiều hay ít thì có thể thêm hoặc xóa bớt hình.
- Vẽ bông hoa màu đỏ cạnh tên người thân đã mất.
- Các em có biết cô vừa giúp các em điều tra dân số của gia đình mình đ ấy.
Theo em sau 4 năm cây gia đình của em có thay đổi không? D ự đoán s ự thay
đổi đó?
Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
✔ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tháp tuổi
Bước 1: GV dẫn dắt vào câu hỏi
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng 1 tháp tuổi (Tháp dân số). V ậy
tháp tuổi có hình dạng như thế nào? Dựa vào tháp tuổi ta biết đ ược nh ững
thông tin gì về dân số?

Bước 2: GV giới thiệu tháp tuổi
- Tháp tuổi được cấu tạo bởi 2 trục đứng
- Giữa 2 trục dọc thể hiện nấc của từng nhóm độ tuổi
- Người ta gộp các nhóm nấc tuổi thành 3 nhóm

Trang 5


+ Nhóm dưới độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh lá cây): T ừ 014 tuổi
+ Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh n ước bi ển):
Từ 15-59 tuổi
+ Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu da cam): T ừ 60 tr ở
lên
- Mỗi nhóm tuổi có 2 trục ngang được thể hiện bằng đơn vị tri ệu ng ười
- Bên trái thể hiện số Nam. Bên phải thể hiện số Nữ
Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) để trả lời
các câu hỏi liên quan đến tháp tuổi
- Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành th ời gian đ ể h ọc sinh suy
nghĩ.
- Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, th ảo lu ận, phân lo ại.
- Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác.

Bước 4: HS hoạt động theo hướng dẫn của GV
Bước 5: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Gợi ý câu trả lời của học sinh
- Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể dân số của 1 địa phương…
Trang 6



- Tháp tuổi cho ta biết:
+ Tổng số dân
+ Tổng số Nam và Nữ phân theo từng nhóm tuổi
+ Số người dưới, trong, trên độ tuổi lao động
+ Cho biết nguồn lao động hiện tại và dự báo nguồn lao đ ộng trong
tương lai
+ Hình dạng tháp tuổi cho ta biết dân số trẻ hay già:
o Tháp có cơ cấu dân số trẻ: Chân tháp mở rộng, thân tháp thon d ần,
đỉnh tháp nhọn.
o Tháp có cơ cấu dân số già: Chân tháp bị thu hẹp, thân tháp và đ ỉnh tháp
ngày 1 phình ra.
Bước 6: Liên hệ tháp tuổi VN
GV đưa câu hỏi nhận định: Có ý kiến cho rằng “ Năm 2019 dân số Việt Nam
có cơ cấu dân số vàng rất thuận lợi cho phát triển kinh t ế, song dân s ố
Việt Nam sẽ già trước khi giàu” Em có suy nghĩ gì về nhận định trên? (GV làm
rõ khái niệm DS vàng/ có thể cho HS tìm hiểu qua Internet)

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số thế giới (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số th ế gi ới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
Trang 7


- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, tia chớp, khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp
✔ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến gia tăng dân s ố
Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số th ế gi ới t ừ đầu th ế k ỉ XIX
đến cuối thế kỉ XX?

⇨ Từ đầu Công nguyên chỉ có 0,3 tỉ người, tăng hết sức chậm ch ập. H ơn 1000 năm

sau mới tăng lên đến 0,4 tỉ người ( Tăng 0,1 tỉ người trong h ơn 1000 năm).
Nhưng sang đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX dân số thế giới tăng nhanh v ượt
bậc ( ước tính mỗi năm tăng gần 30,8 triệu người)
Bước 2: HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 bạn nhận xét sau đó chuẩn kiến th ức cho HS.
✔ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng dân số thế gi ới
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV đưa ra nội dung thảo luận: Tìm các nguyên nhân khiến dân số thế
tăng chậm trong nhiều thế kỉ trước thế kỉ XIX và những nguyên nhân
khiến dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (v ề ch ủ đ ề...).
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, th ảo lu ận và
thống nhất các câu trả lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn tr ải bàn (gi ấy
A2). Sau đó dán lên bảng phụ bên cạnh
- Thời gian hoàn thành là 3 phút

Trang 8


Bước 2: Các nhóm tiến hành hoạt động. GV đi xuống lớp hỗ tr ợ các nhóm.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 nhóm mang sản phẩm lên thuyết trình. Yêu c ầu

các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhóm bạn.
Bước 4: GV sử dụng 1 nhóm có đáp án đúng nhất kết h ợp tranh ảnh d ưới đây
để chuẩn xác kiến thức cho HS
Dịch bệnh, chiến tranh, đói nghèo khiến dân số thế giới tăng h ết s ức ch ậm
chạp qua nhiều thế kỉ.

Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng mạnh nhờ những tiến bộ trong
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật và nh ất là thành công v ượt b ậc
của ngành y tế.

Trang 9


✔ Nhiệm vụ 3: Phân loại gia tăng dân số

Bước 1: GV nêu vấn đề
- Dựa vào thông tin SGK trang 4, cho biết gia tăng dân s ố đ ược chia làm m ấy
loại?
- Công thức tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số c ơ gi ới?
Bước 2: GV phát phiếu học tập cho HS theo cặp
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền nội dung thích h ợp vào ô tr ống

Câu 2: Sắp xếp trật tự các thông tin dưới đây sao cho h ợp lí đ ể th ấy đ ược công
thức tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số c ơ gi ới

Câu 3: Từ những công thức tính trên việt hóa nó thành khái niệm

Bước 3: Các cặp làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 4: GV yêu cầu các cặp chuyển tráo bài của mình với bàn dưới đ ể chấm

chéo.
Bước 5: GV lấy 1 phiếu học tập của 1 cặp, sử dụng máy chiếu vật th ể và cùng
học sinh chấm chữa.
Trang 10


Hoạt động 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số (8 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số th ế gi ới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Đề xuất phương hướng giải quyết bùng nổ dân số.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp
✔ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp nh ằm h ạn
chế bùng nổ dân số
Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV cho HS hoạt động theo cặp.
Đọc thông tin SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân.
- Bùng nổ dân số xảy ra khi nào?
- Hậu quả của bùng nổ dân số?
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số?
( HS có thể vẽ nhanh sơ đồ ra giấy)
Bước 2: HS trả lời các câu hỏi của GV bằng cách xem những gợi ý sau:
GỢI Ý 2: Hậu quả
Bức hình
Đặt tên

Trang 11



Trang 12


GỢI Ý 1: Nguyên nhân

GV gợi ý cho HS

GỢI Ý 3: Giải pháp
GV cho HS nghe bài hát “ Vì tương lai dân số VN”
- Gạch chân những từ khóa nói về các biện pháp nh ằm nâng cao ch ất l ượng
dân số?

Trang 13


- Kể thêm những biện pháp khác mà em biết?
Bước 3: GV gọi đại diện 1 cặp lên trình bày sơ đồ tư duy c ủa nhóm mình. HS
dựa vào sơ đồ vẽ trên giấy rồi vẽ nhanh sơ đồ tư duy của c ặp mình lên b ảng
C. Hoạt động luyện tập/vận dụng (3 phút)
1. Mục tiêu: Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm
vững
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Trò chơi địa lí
3. Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm
Các bước tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn”
- GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 4 m ảnh ghép sau.
- Trong vòng 1 phút các đội thi xem đội nào ghép nhanh nh ất.

- Sau khi ghép xong yêu cầu các đội đặt tên cho bức ảnh. Nêu c ảm nghĩ nghĩ ng ắn
về bức hình trong 30 giây.

Trang 14


Bước 2: HS tiến hành chơi
Bước 3: GV giới thiệu về bức ảnh “ Kền kền chờ đợi”
/>D. Hoạt động mở rộng - hướng dẫn học tự học
1. Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải
quyết một số bài tập và hoàn thành 1 số sản phẩm GV giao cho
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, giao việc
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
4. Các bước tiến hành:
Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu.
Em có suy nghĩ gì khi xem 2 bức hình sau

Bước 2: GV giao việc cho HS. GV chia lớp thành 4 nhóm
- Nhóm 1,3: Giả định em là 1 công dân của Ai Cập. Em hãy vi ết th ư g ửi đ ến chính
phủ Ai Cập với tiêu đề “ Ước mơ chắp cánh” thể hiện mong muốn giảm thiểu
Trang 15


mức sinh vì 1 thế hệ tươi sáng hơn. Sưu tầm những câu ca dao tục ng ữ nói v ề
dân số.
- Nhóm 2,4: Vẽ tranh cổ động hưởng ứng ngày Dân s ố th ế gi ới. S ưu t ầm nh ững
câu ca dao tục ngữ nói về dân số.
Bước 3: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV.

V. RÚT KINH NGHIỆM

Trang 16


Tuần 1 - Ngày soạn:
PPCT: 2

Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân c ư không đồng
đều trên thế giới.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-ít và
Ơ-rô-pê-ô-ít về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu, da, tóc, m ắt, mũi) và n ơi
sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc lược đồ phân bố dân cư trên thế giới, xác định được một số
vùng đông dân, thưa dân trên bản đồ dân cư thế giới.
- Kĩ năng tính mật độ dân số
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu đất nước.
- Có ý thức tôn trọng đoàn kết các dân tộc, chủng tộc.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin t ừ d ữ li ệu GV đ ưa cho v ề
dân cư và các chủng tộc trên thế giới.
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát tri ển các kĩ năng
làm việc với lược đồ và tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ý t ưởng
hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nh ỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Máy tính, máy chiếu.
- Giáo án. Phiếu học tập.
- Tư liệu bài dạy.
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về sự phân bố dân cư và các chủng tộc lớn trên th ế gi ới.
Trang 17


III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội
Nhận
Thông
Vận dụng
Vận dụng
Dung
biết
hiểu
thấp
cao
Sự phân
Biết được
Giải thích ở
Phân
biệt

Tạo
sản
bố dân cư. dân cư trên mức độ đơn được sự khác phẩm
liên
Các chủng thế
giới giản sự phân nhau giữa các quan đến chủ
tộc
lớn phân
bố bố dân cư chủng tộc
đề bài học:
trên thế không đồng không đồng
Ảnh,
làm
giới
đều
đều trên thế
thiệp, tranh...
giới.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (3 phút)
GV cho HS quan sát 2 bức hình sau:

- Em biết gì về người 2 phụ nữ mặc đầm dạ hội màu trắng?
+ Hoa Hậu hoàn vũ Nam Phi năm 2019 – Zozibini Tunzi.
+ Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2018 – Hoàng Thùy
=> Cùng tham gia cuộc thi sắc đẹp Hoa h ậu hoàn vũ th ế gi ới 2019 s ắp t ới.
- Theo em, điểm khác biệt rõ nét nhất về ngoại hình của 2 nàng h ậu là gì? K ể tên
ít nhất 2 điểm khác biệt mà em thấy?
Từ phần trả lời của HS, GV dẫn dắt nội dung bài mới.


Trang 18


B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế gi ới (15 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân c ư không đồng
đều trên thế giới.
- Hình thành khái niệm MĐDS. Tính MĐDS ở 1 số quốc gia.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: động não, trò chơi
3. Phương tiện: Thẻ ghi tên các khu vực trên thế giới
4. Tiến trình hoạt động
✔ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư
Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “ Cuộc đua kì thú”
- GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ nhận được những th ẻ ghi tên các khu
vực trên thế giới.
- Nhiệm vụ: Trong vòng 1 phút, các đội nhanh chóng tìm th ẻ ghi tên các khu
vực đông dân và dán vào lược đồ trống thế giới sau

Bước 2: các nhóm hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS kể tên các khu vực đông dân trên thế giới. 2 khu v ực đông dân
là khu vực nào? Nhận xét sự phân bố dân cư trên th ế giới?
Bước 4: Theo em, căn cứ vào yếu tố nào người ta biết được nơi nào th ưa
dân, nơi nào đông dân? ( Căn cứ vào MĐDS)
✔ Nhiệm vụ 2: Hình thành khái niệm mật độ dân số
Trang 19



GV giảng: Đặc điểm dân cư được thể hiện rõ nhất qua mật độ dân số.
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo cặp hoàn thành phiếu học tập sau
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Điền nội dung thích hợp vào dấu ...

Bước 2: GV cùng HS phân tích công thức tính MĐDS để ra khái niệm m ật đ ộ
dân số

⇨ Khái niệm mật độ dân số: Là tổng số người sinh sống trên 1 đ ơn v ị di ện tích

lãnh thổ. Đơn vị tính là người/km2
Bước 3: Tính MĐDS một số quốc gia trên thế giới ( Hoàn thành bài tập
2/SGK-trang 9)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Quốc gia
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
MĐDS
✔ Nhiệm vụ 3: Giải thích nguyên nhân của sự phân bố dân c ư không đ ồng
đều trên thế giới
Bước 1: GV chia lớp thành 4 đội chơi trò chơi “ Tiếp sức”
- Đội lẻ: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung đông ở 1 khu
vực?
- Đội chẵn: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung th ưa th ớt ở 1
khu vực?
⇨ Lần lượt thành viên các đội lên viết các đáp án lên bảng

Trang 20



HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các chủng tộc lớn trên th ế gi ới (15 phút)
1. Mục tiêu: Phân biệt được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-ít,
Nê-grô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít về hình thái bên ngoài của cơ th ể (màu, da, tóc, m ắt,
mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Động não, chia sẻ nhóm đôi.
3. Phương tiện
- Phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động
✔ Nhiệm vụ 1: Phân biệt các chủng tộc l ớn
Bước 1: GV cho HS quan sát 3 bức hình sau.
3 quý ông sau là ai? Đến từ quốc gia nào?
Kể 3 thông tin về 3 quý ông này mà em biết?

Bước 2: Dự đoán xem, 3 người trong 3 bức hình trên là 1 trong nh ững
chủng tộc nào sau đây ( Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it)
Trang 21


-

Bước 3: GV đặt câu hỏi
+ Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết trên thế giới này có m ấy ch ủng
tộc?
+ Căn cứ vào đâu, người ta chia thành 3 chủng tộc lớn trên thế gi ới? ( Hình
thái bên ngoài cơ thể)
Bước 4: Phân biệt 3 chủng tộc lớn trên thế giới
GV yêu cầu HS quan sát 2.2 SGK.

GV sử dụng kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) để hoàn thành
phiếu học tập dưới đây.
Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành th ời gian 1 phút đ ể h ọc sinh
suy nghĩ.
Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý t ưởng, th ảo lu ận, phân lo ại.
Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác. Sau đó kết nhóm để hoàn
thành phiếu học tập.
Học sinh làm việc theo hướng dẫn sau

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Môn-gô-lô-it
Nê-grô-it

Chủng tộc
Ơ-rô-pê-ô-it
Màu da
Tóc
Mắt
Mũi
Môi
Phân bố chủ
yế u
- Theo em, Việt Nam thuộc chủng tộc nào?
- Có bao giờ bạn đi ngoài đường và bắt gặp thấy người da tr ắng và ng ười da
Trang 22


đen sinh sống và làm việc ở Việt Nam chưa? Điều đó nói lên điều gì?
Bước 5: GV cho HS quan sát bức hình sau. Cho biết cô gái trong b ức hình
thuộc chủng tộc nào?


Huỳnh Thị Cẩm Tiên (24 tuổi, quê An Giang)
⇨ Cô gái trong bức hình là người lai. Mẹ là người Việt Nam, cha đến từ
Cameroon. cô thường xuyên bị người khác nhầm là người nước ngoài. Cô yêu
màu da của mình và cho rằng mỗi người đều mang vẻ đẹp, s ự khác bi ệt
riêng.
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu
Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa vững
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: động não
3. Phương tiện: Hình ảnh, tư liệu
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV cho HS quan sát bức hình sau.
Em biết gì về ảnh hưởng của Nelson Mandela trong việc chống ch ủ
nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid trên thế giới? Hiện nay, tình trạng
kì thị, phân biệt chủng tộc còn hay hết? Em sẽ làm gì đ ể góp ph ần gi ảm
thiểu vấn đề này?
Trang 23


Bước 2: HS động não suy nghĩ và trả lời câu hỏi của HS.
Bước 3: GV giới thiệu về Nelson Mandela
Bước 4: GV chốt ý về vấn đề
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (10 phút)
1. Mục tiêu
Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số
bài tập
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Động não, giao việc
3. Phương tiện: Maket ý tưởng
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
GV Chia lớp làm 4 nhóm
+ Nhóm 1: Hãy là “Nhà nhiếp ảnh tài ba”, các bạn hãy chụp l ại nh ững
khoảnh khắc đẹp cùng các du khách nước ngoài khi đến Vi ệt Nam du l ịch.
+ Nhóm 2: Làm thiệp với tựa đề “Cảm ơn” đến Nelson Mandela – Người
xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc Apartheid.
+ Nhóm 3: Vẽ tranh chủ đề “Các chủng tộc sinh sống bình đẳng, đoàn k ết
trong xã hội ngày nay”
+ Nhóm 4: Hiện nay, sự phân bố dân cư không đồng đều là bài toán nan gi ải
của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhóm hãy lên ý tưởng b ản gi ấy v ề
việc phân bố lại dân cư sao cho hợp lí ở nước ta.
Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV.

Trang 24


V. RÚT KINH NGHIỆM

TƯ LIỆU
1/ />2/ />3/ />
Trang 25


×