Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.31 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

BÀI TẬP LỚN MÔN: PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG
GVHD: Ths. Lương Thị Ngọc Hà

Họ và tên: Vũ Thị Thu Chang
MSV: 17050111
Lớp: QH2017 E-KTPT

Hà Nội,2020

1


MỤC LỤC

2


BÀI LÀM
Câu 1. Chi tiêu công có những vai trò cơ bản nào. Hãy phân tích các quan điểm về
mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công
1.1. Chi tiêu công có những vai trò cơ bản:
a. Cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế

Vai trò thu hút đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
• Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hay cơ cấu ngành kinh tế nói riêng
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, để không ngừng tăng năng
suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và nâng cao đời sống của


nhân dân
• Khắc phục những khuyết tật của thị trường: Độc quyền, hàng hóa công, ngoại
ứng, thông tin không hoàn hảo, bất ổn định kinh tế, …
• Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu trình kinh tế: Chi tiêu công được coi là
công cụ quan trọng trong chính sách tài khóa ngăn ngừa biến động theo chu kì
• Việc tăng giảm mức độ chi tiêu công giúp nhà nước tác động quan hệ cung cầu
trên thị trường từ đó cân bằng lại thị trường hàng hóa khi bị mất cân đối
• Chi tiêu cho hàng hóa công: Đường, Bệnh viện, trường học,..
• Tăng trưởng khu vực cân bằng: Phân bổ nguồn lực đồng đều cho các khu vực đặc
biệt là các vùng kinh tế lạc hậu, kém phát triển nhằm duy trì sự hội nhấp phát triển
tiên tiến của đất nước
b. Vai trò phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
• Chi tiêu công mang lại phân phối công bằng trong thu nhập giữa người giàu và
người nghèo. Chính phủ có thể thực hiện vai trò này bằng cách thức trực tiếp như
đánh thuế trực tiếp: thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân, thuế gián thu
như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT thuế xuất khẩu và chi trợ cấp bằng tiền cho
các đối tượng cần thiết giảm bớt khó khăn cho người nghèo


1.2. Phân tích các quan điểm về mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả
a.Quan điểm 1: Hiệu quả công bằng có sự đánh đổi

3


Công bằng

Hiệu quả
Hình 1.1: Đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng
-


Theo quan điểm này muốn ưu tiên hiệu quả phải đánh đổi bất công và
ngược lại. Ví dụ việc chi ngân sách hỗ trợ người nghèo là việc phân phối
thu nhập của người giàu cho người nghèo. Theo quan điểm này nếu không
làm công việc này sẽ không phải mất chi phí để vận hành một bộ phận nhân
lực làm việc không phải tốn chi phí, ngân sách, thuế giảm đi. Nhưng nếu
đầu tư chi ngân sách hỗ trợ người nghèo thì có khả năng người giàu đóng
thuế nhiều hơn gây sự bất mãn và khiến họ làm việc ít đi. Hoặc ví dụ
trường hợp tăng trợ cấp xã hội lên có thể dẫn đến nghỉ hưu sớm và thuế cao
hơn gây mất hứng thú làm việc, tâm lí gây ỷ lại

b.Quan điểm 2: Hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi
- Có hiệu quả sẽ có công bằng và ngược lại. Ví dụ chi tiêu công cho giáo dục
bộ máy hoạt động minh bạch, chi tiêu cho đúng đối tượng, chi phí sẽ giảm
khả năng thất thoát ngân sách nhà nước, đối tượng sẽ hưởng chính sách tốt.
Trong tương lại nền giáo dục sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho xã hội.
- Trong trường hợp ví dụ cụ thể: chương trình vay vốn cho sinh viên nghèo.
Không có sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng vì việc cho vay vốn cho
sinh viên có cơ hội học tập nâng cao chất lượng nguồn lao động, giảm thất
nghiệp, giảm gánh nặng ngân sách cho nhà nước góp phần tăng ngân sách,
phát huy hiệu quả thu hồi vốn đã đầu tư vào đào tạo nghề trước đây.

4


Câu 2. Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các chính phủ có xu hướng
ngày càng gia tăng quy mô chi tiêu công


Do xã hội ngày càng phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, và trong thời kì hội

nhập thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại pháp lý trong nền kinh tế
ngày càng trở nên phức tạp hơn. Khi đó dẫn đến sự gia tăng nhanh và mở rộng chi
tiêu công và chính phủ gánh vác thêm những nhiệm vụ mới. Vì vậy chính phủ phải
có xu hướng tăng quy mô chi tiêu công để có vị thế mạnh thiết lập và vận hành
những mối quan hệ đó

Ví dụ: Hiện nay nước ta đang trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa do đó có những người đã nhanh chóng tiếp thu những tri thức,
khoa học tiến bộ, họ thích ứng nhanh chóng với sản xuất kinh doanh và các ngành
dịch vụ. Vì vậy thu nhập của họ ngày càng cao. Còn một số bộ phận không chạy theo
được sự thay đổi của xã hội. Gây nên chênh lệch giữa người giàu và nghèo. Vì vậy
cần sự gia tăng quy mô chi tiêu công của chính phủ để tối ưu hóa phúc lợi xã hội giảm
thiểu sự bất bình đẳng




Sự phát triển của nền kinh tế sẽ có nhu cầu mới xuất hiện mà khi khu vực tư sẽ
không tham gia vì có thể không mang lại lợi ích sinh lời hoặc không đủ nguồn lực
để thực hiện hoạt động sản xuất vì vậy chính phủ can thiệp và tham gia sản xuất
những loại hàng đó
Do sự xã hội hóa các rủi ro. Vì đáng lý ra mỗi cá nhân trong xã hội phải cố gắng
đối phó với mọi rủi ro bằng cách phòng ngừa riêng của mình nhưng do không đủ
khả năng hoặc nhận thức được đầy đủ trách nhiệm nên dần đã chuyển sang nhà
nước. Nghĩa là chính phủ phải đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân phối
các gánh nặng đó cho đoàn thể xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu cho mỗi
công dân. Vì vậy chính phủ ngày càng có xu hướng gia tăng chi tiêu công

Câu 3. Phân tích tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018


Danh mục Bảng:
Bảng 1: Tình hình tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018( Tỷ
đồng)……………………………………………………………………………………7
Bảng 2.1: Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2016(Tỷ
đồng) ……………………………………………………………………………………8

5


Bảng 2.2: Tình hình chi đầu tư và phát triển giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ
đồng) ……………………………………………………………………………………9
Bảng 2.3: Tình hình chi thường xuyên giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ Đồng)..
………………………………………………………………………………………….10
Bảng 2.4: Tình hình chi tiêu một số lĩnh vực trong cơ cấu chi thường xuyên của tỉnh Sơn
La giai đoạn 2015-2018( Tỷ đồng)………………………………………………………11

Danh mục hình:
Hình 3.1: Tình hình chi tiêu ngân sách nhà nước các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc (Tỷ
đồng) ……………………………………………………………………………………12

GIỚI THIỆU
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc khó khăn có nhiều dân tộc thiểu số, điểm xuất
phát kinh tế ở mức thấp so với cả nước, nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn hẹp chủ
yếu phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương thì vấn đề chi tiêu ngân sách cần phải
chặt chẽ và tiết kiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đây thực sự là một trong những nhu
cầu cấp bách và cần thiết đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Việc chi tiêu ngân sách địa phương có vai trò quan trọng trong một nền kinh tế bởi một
mặt, các khoản chi này nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước trong việc
cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế- xã hội cho cộng đồng. Mặt khác, thông
qua chi ngân sách địa phương, chính phủ cũng có thể khuyến khích hoặc kìm hãm,

nghiêm cấm phát triển hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đặc biệt trong bối cảnh thực hiện nghị quyết số: 117/2015/NQ- HĐND năm 2015 về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, bên cạnh những chuyển biến tích
cực về tình hình kinh tế - xã hội thì tỉnh Sơn La cũng đối mặt với không ít khó khăn: Cơ
sở hạ tầng thiếu và yếu, quy mô và sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực kinh tế được
cải thiện song còn chậm; năng suất lao động chưa cao; nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế,
đảm bảo an sinh xã hội lớn trong khi nguồn lực hạn hẹp; bên cạnh đó tình hình thời tiết
và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống
của nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới và vùng tái định
cư.

6


Từ những lí do trên việc phân tích tình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn
2015-2018 để đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị giải pháp phù hợp thực sự
rất cần thiết.
Bố cục nội dung:
1. Tình hình tổng chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
2. Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
3. So sánh chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La với các tỉnh vùng núi Tây Bắc giai

đoạn 2015-2018
4. Mục tiêu và giải pháp cho chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La

NỘI DUNG
1.Thực trạng tổng chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018

Trong giai đoạn này tình hình tổng chi tiêu ngân sách cùng với đó là bội chi ngân sách
của tỉnh Sơn La có xu hướng không ổn định. Năm 2016 mức chi tiêu ngân sách là

20105.5 tỷ đồng giảm 0.23% so với năm 2015. Năm 2017 có sự tăng đáng kể lên đến
24046.9 tỷ đồng tăng 19.6% so với năm trước. Năm 2018 có xu hướng giảm nhẹ còn
23273.2 tỷ đồng giảm 3.32% so với năm 2017. Tuy nhiên đều vượt chỉ tiêu dự toán của
tỉnh qua các năm và đều nằm trong ngưỡng cho phép. Trong giai đoạn này việc chi tiêu
ngân sách chưa ổn định và phù hợp dẫn đến hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh còn
nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn
cao so với cả nước; các lĩnh vực y tế, giáo dục vẫn còn nhiều yếu kém; công tác đào tạo
nghề, giải quyết việc làm còn nhiều bất cập; ô nhiễm môi trường, di dịch cư tự do, tệ nạn
ma túy, tham nhũng, lãng phí; thiên tai, dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh
hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Thì việc chi ngân sách tập trung bố trí
phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn, thực hiện triệt để tiết kiệm
trong chi dùng ngân sách, mua sắm tài sản, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ an sinh xã hội,
thực hiện các chế độ, chính sách, phòng chống và cứu trợ thiên tai của tỉnh là vấn đề cấp
thiết.

Chi ngân sách nhà nước

2015

2016

2017

2018

20151.8

20105.5

24046.9


23273.2

7


Bội chi ngân sách

389.9

151.6

402.7

2223.1

Bảng 1: Tình hình tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh Sơn La giai đoạn 20152018( Tỷ đồng)
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

2.Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
Trong giai đoạn 2015-2016, tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La có xu hướng
tăng dần và vượt so với dự toán đã đề ra. Năm 2016 chi cân đối ngân sách bằng 127.94%
mức dự toán, tăng 0.79% so với cùng kì năm 2015. Năm 2017 chi cân đối ngân sách bằng
137.05% mức dự toán, tăng 25.66% so với cùng kì năm trước. Năm 2018 bằng 126.84 %
mức dự toán và tăng 4.59% so với năm 2017.

Dự toán chi cân đối ngân sách
Chi cân đối ngân sách

2015


2016

2017

2018

9323

9886.2

11597.5

13106.6

12548.7

12648.8

15894.9

16624.3

Bảng 2.1: Tình hình chi cân đối ngân sách của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2016(Tỷ
đồng)
( Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn này tỉnh Sơn La đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách hợp lý, phù
hợp với thực tiễn của địa phương và thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong
quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước phân bổ hợp lí cân đối ngân sách cho những

khía cạnh chính là: Chi đầu tư phát triển và Chi thường xuyên. Điều chỉnh chi cân đối
ngân sách từng bước giảm dần các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự
nghiệp công lập, để tăng chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước; đáp ứng yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý; đảm bảo các cân đối
lớn của nền kinh tế, tăng chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, an sinh xã hội.
2.1. Tình hình Chi đầu tư phát triển của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
Giai đoạn từ năm 2015-2018, Chi đầu tư và phát triển có xu hướng tăng dần năm 2016
chi đầu tư phát triển là 1329.59 tỷ đồng bằng 117.5% so với cùng kì năm 2015. Từ năm
2017 có dấu hiệu tăng nhanh lên đến 1740.8 tỷ đồng bằng 130.92 % so với cùng kì, đặc
biệt năm 2018 tăng lên đến 4635.2 tỷ đồng bằng 266.2% so với cùng kì năm trước.
8


Năm

2015

2016

2017

2018

Chi đầu tư phát triển

1131.44

1329.5
9


1740.
8

4635.2

Tỉ lệ Chi đầu tư phát triển/ Chi cân đối
ngân sách(%)

9.2

10.5

10.95

27.88

Trong đó: Chi đầu tư XDCB

1129.94

1328.08

1637.8

4633.7

Bảng 2.2: Tình hình chi đầu tư và phát triển giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La
(Tỷ đồng) Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê
Chi đầu tư phát triển mặc dù chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi cân đối ngân sách của tỉnh
Sơn La nhưng ngày càng có xu hướng tăng cho thấy đầu tư của tỉnh vào hạ tầng công

cộng vẫn tiếp tục được duy trì trong thời gian qua, chủ yếu do cơ sở hạ tầng của tỉnh còn
thiếu và yếu đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm, dịch vụ công
Chi đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế góp phần hoàn thiện cơ sở
hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, do đó trong giai đoạn này tỉnh đã tiếp tục gia tăng chi ngân
sách cho hạng mục này. Về lâu dài ban lãnh đạo tỉnh vẫn cần những biện pháp mới mang
tính bền vững và hiệu quả tích cực hơn trong chi tiêu công.
Chi cho xây dựng cơ bản chiếm 94-99 % trong tổng chi đầu tư phát triển của tỉnh, tập
trung đối ứng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA; dự án điện nông thôn, miền núi; đầu tư
xây dựng trụ sở xã; đầu tư các tuyến đường giao thông đến xã; thực hiện chương trình
nông thôn mới; trả nợ nguồn vốn ứng trước ngân sách Trung ương và các công trình
trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Điều này là tín hiệu tích
cực trong tình hình điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La mặc dù còn nhiều khó khăn
thách thức.
2.2. Tình hình Chi thường xuyên của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2018
Cơ cấu chi cân đối ngân sách của tỉnh có xu hướng thiên về chi thường xuyên chiếm tỷ
trọng lớn từ 55.67% - 64.29%. Chi thường xuyên của tỉnh Sơn La có xu hướng tăng đều
qua các năm, năm 2016 là 8132 tỷ đồng bằng 104.97 % so với cùng kì năm 2015. Năm
9


2017 là 8848.5 tỷ đồng bằng 108.8% so với cùng kì năm 2016. Năm 2018 có sự tăng
vượt trội so với các năm trước là 9896.5 tỷ đồng bằng 111.84% so với cùng kì năm 2017.
Năm

2015

2016

2017


2018

Chi thường xuyên

7746.9

8132

8848.5 9896.5

Tỷ lệ chi Thường xuyên/ Chi cân đối ngân
sách(%)

61.73

64.29

55.67

59.53

Bảng 2.3: Tình hình chi thường xuyên giai đoạn 2015-2018 của tỉnh Sơn La (Tỷ Đồng)
Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

Chi thường xuyên tăng lên và cao hơn mức tăng thu chủ yếu là do tăng chi để thực hiện
các chính sách mới về an sinh xã hội, đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội theo
nghị quyết số: 117/2015/NQ- HĐND năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016 – 2020 hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIII, kỳ họp thứ 11 đã đạt được
nhiều kết quả tích cực. Tỷ trọng của chi thường xuyên cao hơn chi đầu tư phát triển cho

thấy tỉnh đang chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các ưu tiên của địa phương như y tế,
giáo dục, quản lí hành chính,...Điều này đã tạo động lực phát triển cho các địa phương
trong địa bàn của tỉnh Sơn La đồng thời giải quyết các vấn đề cơ bản về hạ tầng nông
thôn, như giao thông, nước sạch, y tế, giáo dục và xóa đói giảm nghèo.
Năm

2015

2016

2017

2018

Chi an ninh quốc phòng

337.8

378.9

418.1

484.2

Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo nghề

3582.
3

3760.

1

4144.7 4320.7

Chi sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch hóa gia
đình

1060.
1

955.8

1045.8 1166.4

Chi sự nghiệp khoa học và môi trường

84.9

71.3

116.8

145.9

Chi văn hóa thông tin, truyền hình

195.6

192.7


173.0

203.3

Chi sự nghiệp và đảm bảo xã hội

298.9

431.0

388.4

662.3

Chi sự nghiệp kinh tế

600.1

662.4

738.3

952.0

10


Chi quản lí hành chính, Đảng đoàn thể

1541.

0

1627.
8

Chi khác

46.2

52.1

1759.2 1934.9
61.6

26.9

Bảng 2.4: Tình hình chi tiêu một số lĩnh vực trong cơ cấu chi thường xuyên của tỉnh Sơn
La giai đoạn 2015-2018( Tỷ đồng)
Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

Tốc độ tăng chi cho một số lĩnh vực không đồng đều. Chi tiêu cho giáo dục và y tế và
quản lí hành chính đoàn thể tăng cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng chi bình quân trong
giai đoạn qua, nâng tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục, y tế và quản lí hành chính lên mức lần
lượt là 43.65%, 11.78%, 19.55% tổng chi ngân sách thường xuyên (năm 2018). Kết quả
thực hiện được trong lĩnh vực giáo dục triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 –
2019 theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La năm 2018 về giáo dục. Toàn
tỉnh có 466 trường học phổ thông các cấp; 258.814 học sinh và 12.918 giáo viên. Toàn
tỉnh huy động được 20,6% số trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ; 97,0% số trẻ trong độ tuổi mẫu
giáo ra lớp và huy động hầu hết học sinh trong độ tuổi vào lớp 1, lớp 6. Các trường Đại
học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề và Trung cấp chuyên nghiệp tuyển mới 3.325 sinh viên,

trong đó: Hệ đại học chính quy 494 sinh viên; hệ cao đẳng 937 sinh viên; hệ trung cấp
1.104 sinh viên. Chi cho lĩnh vực khoa học và công nghệ tăng với tốc độ hàng năm 3,7%,
thấp hơn tốc độ tăng chi bình quân.
Xu hướng trên phần nào phản ánh mục tiêu từng bước chuyển đổi cơ cấu chi NSNN
từ phát triển hạ tầng sang phát triển nguồn nhân lực, với kỳ vọng của tỉnh cho rằng lộ
trình xã hội hóa (huy động đầu tư tư nhân) cho các lĩnh vực hạ tầng sẽ tiến triển nhanh
hơn so với các lĩnh vực xã hội.

11


3. So sánh tình hình chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La với các tỉnh vùng núi Tây
Bắc

Nguồn Số liệu: Tổng cục thống kê

Trong 6 tỉnh miền núi khu vực phía Bắc, tỉnh Sơn La dẫn đầu về tổng Chi ngân sách,
đứng tiếp theo lần lượt là Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình và Lai Châu. Mức tăng
chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La khá đồng đều so với các tỉnh còn lại và đều có xu
hướng đi lên. Bên cạnh tổng chi tiêu ngân sách thì quy mô nền kinh tế của Sơn La tăng
mạnh, năm 2018 ước đạt 47.150 tỷ đồng, tăng gấp 1,37 lần so với năm 2015, đứng thứ
4/14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và cao nhất so với 6 tỉnh vùng Tây Bắc theo báo
cáo phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La năm 2018. Các ngành, lĩnh vực, các vùng,
các thành phần kinh tế của địa phương đều có bước phát triển tiến bộ; kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội được đầu tư, mở rộng. Cho thấy hiệu quả trong quản lí chi tiêu ngân sách
tập trung bố trí phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn, thực hiện triệt
để tiết kiệm trong chi dùng ngân sách, mua sắm tài sản, đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội, sớm đạt mục tiêu “sớm đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá
trong khu vực miền núi phía Bắc


4.Mục tiêu và giải pháp hợp lý trong chi tiêu ngân sách của tỉnh Sơn La
4.1. Mục tiêu định hướng





Chi ngân sách triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quản lý hệ thống tài
chính - tiền tệ, huy động tăng trưởng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay phát triển
kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Bố trí dự toán chi đầu tư phát triển phải phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020
Tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập tăng cường tự chủ tài chính trên cơ sở
điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình và cơ cấu chi NSNN để giảm chi NSNN
cấp trực tiếp cho các đơn vị như y tế, giáo dục; dành nguồn hỗ trợ trực tiếp cho các
đối tượng chính sách để tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công, thực
hiện các chương trình, đề án và mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực, thực hiện cải
cách tiền lương, tăng chi mua sắm, sửa chữa và chi đầu tư phát triển, trên cơ sở đó
12


cơ cấu lại trong từng lĩnh vực cho thường xuyên, từng bước cơ cấu lại chi ngân
sách nhà nước của tỉnh
4.2. Giải pháp








Thực hiện tốt công khai minh bạch quản lí chi ngân sách địa phương: Công khai
ngân sách đơn vị dự toán, tổ chức được đơn vị nhà nước hỗ trợ kịp thời, chính xác
qua các hình thức công khai: văn kiện, cuộc họp
Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực cho chi tiêu ngân sách
Xây dựng dự toán theo từng lĩnh vực, đúng chế độ, chính sách hiện hành của nhà
nước và đảm bảo khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh
hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, nguồn lực thực hiện các chế
độ, chính sách theo quy định của Chính phủ, Nghị quyết HĐND tỉnh
Thực hiện chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí qua việc tăng cường các biện pháp
nâng cao quy hoạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đối với các
khâu trong quá trình đầu tư, đảm bảo công khai minh bạch

KẾT LUẬN
Giai đoạn 2015-2018, tình hình chi tiêu ngân sách tỉnh Sơn La có xu hướng tích
cực tăng dần đều qua các năm. Việc phân bổ cơ cấu chi hợp lí kết hợp biện pháp
tăng cường tiết kiệm và cải thiện hiệu suất trong chi tiêu công đã từng bước giảm
dần các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập, để
tăng chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu kiểm soát lạm phát ở mức
hợp lý; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng chi cho lĩnh vực giáo dục
đào tạo, an sinh xã hội. Điều này rất quan trọng và cấp thiết đối với một tỉnh miền
núi như Sơn La còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đặt ra. Trong thời gian tới, cần
sự kết hợp của các sở, ngành, cơ quan đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiến trình
tiếp tục đổi mới và cải cách chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả. Tiến trình đó sẽ
góp phần giúp tỉnh Sơn La hoàn thành tốt Nghị quyết số: 117/2015/NQ- HĐND về
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016- 2020 đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội; ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho nhân dân
13



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Sơn La( 2015,2016,2017,2018) Những kết quả nổi bật trên các

2.

3.
4.

5.
6.
7.

8.

lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh năm 2015-2016-20172018,
Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ( 2015), Nghị quyết số 120/2015/NQHĐND về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm
2016
Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ( 2017), Nghị quyết 62/NQ-HĐND năm
2017 về dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2018
Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La (2015), Nghị quyết số: 117/2015/NQHĐND xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016
- 2020
Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La(2014), Nghị quyết 96/2014/ NQ- HĐND về
phân bổ dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2015
PGS.TS. Nguyễn Thị Bất(2014), Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục – đào tạo tại tỉnh Sơn La
Ths. Phan Thị Phương Thảo(2018), Thực trạng trong chi tiêu công hiện nay
và giải pháp cải thiện hiệu suất trong chi tiêu công Việt Nam, Khoa Kinh
tế- Quản trị kinh doanh, Đại học Hà Tĩnh
Tổng cục Thống kê( 2020), Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương


14



×