PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CAO LÃNH
Trêng TiĨu häc Phong Mü 3
Lớp: Năm/3
Năm học: 2010 – 2011
Gvcn: Trần Hải Trường
KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU (ĐỌC, VIẾT VÀ LÀM TÍNH)
----- o0o -----
Lớp: Năm/3 Năm học: 2010 - 2011
Nhằm khắc phục và giải quyết việc học sinh đọc, viết và làm tính yếu trong năm học.
Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường tiểu học Phong Mỹ 3, Tổ lớp 5, giáo viên chủ nhiệm
lớp năm/3 đã đề ra một số việc trọng tâm để khắc phục và giải quyết việc học sinh đọc, viết và
làm tính yếu trong năm học 2010 – 2011 cụ thể như sau:
1/ Đặc điểm, tình hình:
* Thuận lợi và khó khăn:
a) Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của các đồng nghiệp trong tổ,
trong đơn vị.
+ Một số phụ huynh học sinh đồng tình, quan tâm hợp tác với giáo viên hướng dẫn và dạy dỗ
cho con em mình học ở nhà.
+ Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần và trách nhiệm cao, hết lòng thương yêu học sinh, nhiệt
tình giúp đỡ các em học sinh còn yếu kém.
b) Khó khăn:
+ Đầu năm khảo sát vẫn còn một số học sinh yếu kém.
+ Tổng số học sinh được khảo sát là: 13/11 nữ, cụ thể như sau:
Môn TSHS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
Đọc 13/11
Viết 13/11
Toán 13/11
+ Đa số học sinh có học lực yếu kém là con của các gia đình nghèo, cận nghèo, cha mẹ không
quan tâm, nhắc nhở, thường trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước.
+ Ý thức về việc học tập của các em còn hạn chế, thiếu chuyên cần và ít tập chung vào việc
học tập.
+ Một số em thuộc thành phần chậm tiến, hoạt động rất chậm; chậm nhớ lại mau quên, học
sau quên trước nên kĩ năng thực hành kém.
2/ Chỉ tiêu phấn đấu:
- Phấn đấu đến cuối năm học học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100% theo chỉ tiêu
của nhà trường.
3/ Biện pháp thực hiện:
- Đầu năm học, sau khi ổn định lớp, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổ khối theo chương
trình họp ban đại diện cha mẹ học sinh của ban giám hiệu tiến hành họp phụ huynh đầu năm
để thông báo tình hình lớp cho phụ huynh nắm, quy định về sách vở, đồ dùng học tập cần thiết
đồng thời tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em. (Đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, mồ côi, … ) để có hướng giúp đỡ và động viên kịp thời.
- Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh, xem xét hoàn cảnh gia đình
học sinh để xác định nguyên nhân các em học yếu để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và có
kế hoạch phụ đạo cho phù hợp.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp như: Học sinh yếu ngồi gần bàn của giáo viên để giáo viên dễ
theo dõi, kềm cặp và giúp đỡ thường xuyên; gần học sinh khá, giỏi, viết chữ đẹp để học sinh
học tập điểm tốt của bạn đồng thời phân công học sinh khá, giỏi kiểm tra, giúp đỡ bạn đầu
buổi học.
- Tìm hiểu và liên hệ với một số phụ huynh để đề nghị động viên họ tiếp tay với giáo viên chủ
nhiệm hướng dẫn và nhắc nhở các em học tập ở nhà để các em tiến bộ theo kịp các bạn trong
lớp.
- Có kế hoạch phụ đạo ở lớp:
+ Chú ý quan tâm học sinh yếu nhiều hơn ở mỗi tiết học.
+ Phụ đạo học sinh yếu những kiến thức mà các em chưa lĩnh hội được và chú trọng rèn
luyện kĩ năng thực hành.
+ Nhác lại những kiến thức cơ bản để các em ghi nhớ. vận dụng các biện pháp kích thích sự
hứng thú học tập của các em học sinh. Khuyến khích, động viên các em mỗi khi các em có
tiến bộ.
+ Hàng tháng khảo sát lại đọc, viết và làm tính để đánh giá sự tiến bộ của học sinh, đồng thời
để giáo viên điều chỉnh nội dung, biện pháp phụ đạo cho thích hợp theo từng đối tượng học
sinh.
Duyệt Ban giám hiệu Phong Mỹ, ngày 25 tháng 8 năm 2010
Giáo viên chủ nhiệm
Trần Hải Trường
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
----- o0o -----
Lớp: Năm/4 Năm học: 2010 - 2011
STT Họ và tên học sinh Nữ Toán
Tiếng Việt
Ghi chú
Đọc Viết
1 Võ Thị Mãi x x
2 Lê Thị Nở x x
3 Lê Đình Văn x
Phong Mỹ, ngày ..... tháng ..... năm 2010
Giáo viên chủ nhiệm
Trần Hải Trường