Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu về văn hóa trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.63 KB, 6 trang )

Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu văn hoá trong trường tiểu học
A. MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ
em từ 6 đến 14 tuổi. Giáo dục tiểu học nhằm giúp hình thành cho học sinh những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Giúp các em học tốt ở bậc trung học cơ sở.
Khi học xong chương trình tiểu học, các em cần đạt các yêu cầu cơ bản:
Đọc, viết, nghe, nói văn bản và thực hành một số kĩ năng tính toán.
Năm học 2008 - 2009 nhà trường đã được đầu tư CSVC hiện đại, đội ngũ
CBGV được bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ CMNV, địa phương và gia đình
có sự quan tâm đến công tác chất lượng trong nhà trường những vẫn còn rất nhiều
học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo, đáng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp
thu kiến thức. Đó là một vấn đề khó đặt ra đòi hỏi BGH, hội đồng sư phạm nhà
trường, hội cha mẹ học sinh, địa phương cần giải quyết.
- Có 25 em có danh sách phụ đạo đạt kết quả học tập ở mức trung bình, trung bình
khá.
- Vẫn còn 4 học sinh cần đặc biệt quan tâm:
Mức độ tiếp thu quá kém, chưa qua mẫu giáo, phụ huynh không quan tâm. Chưa
thuộc chữ cái và chữ ghép, gặp khó khăn trong đọc và viết, tính toán ở mức yếu.
Chưa thuộc các bảng cộng nhân,... làm toán ở mức trung bình yếu.
Để giúp các em tiếp thu tốt kiến thức, đọc thông viết thạo, bản thân tôi đã
cùng phối hợp với lãnh đạo nhà trường, GVCN bàn kế hoạch phụ đạo học sinh
yếu. Chính vì lí do đó nên tôi đã chọn đề tài: "Chỉ đạo công tác Phụ đạo học sinh
yếu văn hoá trong trường Tiểu học".
II. Phạm vi đề tài:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- 25 học sinh yếu, trung bình yếu 2 môn Toán, Tiếng Việt thuộc Trường Tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi.
Trong đó có 4 em quá yếu:


+ Lớp 1: có 2 em
. Em Nguyễn Phi Hùng, em Thái Xuân Danh mức độ tiếp thu quá kém, chưa qua
mẫu giáo, phụ huynh không quan tâm.
+ Lớp 2A: Em Phan Phước Dõng (lưu ban) chưa thuộc chữ cái và chữ ghép, gặp
khó khăn trong đọc và viết, tính toán ở mức yếu.
+ Lớp 3A: Em Nguyễn Thị Lài (lưu ban) làm Toán còn chậm, chưa thuộc các
bảng cộng nhân,... làm toán ở mức trung bình yếu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Tôi đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp kiểm tra, phương pháp
thống kê,...
Phó Hiệu trưởng: Hồ Thị Hải Thanh
Trang 1
Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu văn hoá trong trường tiểu học
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
I. Thực trạng, tình hình:
1. Thuận lợi:
- Phần đông các em chăm ngoan, hiếu học, gia đình quan tâm đến việc học hành
của các em.
- Giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, quan tâm đến học sinh.
- CSVC hiện đại, đội ngũ CBGV được bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ
CMNV, địa phương và gia đình có sự quan tâm đến công tác chất lượng.
2. Khó khăn:
- Một số em mức độ tiếp thu quá kém, chưa chịu khó học hỏi, thiếu đồ dùng học
tập, gia đình không quan tâm.
- Sức khoẻ một số em quá yếu.
- Một số giáo viên chưa làm tốt công tác cá biệt hoá đối tượng dạy học, chưa có
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy học sinh yếu.
II. Cơ sở nghiên cứu đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
a. Đối với lớp 1:

Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch bài văn đơn giản, tốc độ đọc (viết) khoảng
30 tiếng (chữ)/phút. Hiểu ý của câu đã đọc, viết đúng chữ thường, chép đúng
chính tả đoạn văn, trả lời câu hỏi dưới dạng đơn giản...
Biết đếm, đọc, viết, so sánh, cộng trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). Biết
giải bài toán có 1 phép tính cộng hoặc trừ.
b. Đối với lớp 2:
Đọc đúng và rành mạch bài văn, tốc độ đọc (viết) là 50 tiếng (chữ)/phút.
Viết đúng và đều các chữ thường, chữ hoa. Viết và tập chép đúng bài chính tả. Nói
câu rõ ý, trả lời đúng câu hỏi, kể lại 1 đoạn chuyện đã được học.
Biết đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 (không
nhớ). Bước đầu làm quen với phép tính nhân chia, nhận biết một số hình đơn giản.
Biết giải bài toán có 1 phép tính cộng hoặc trừ, nhân hoặc chia.
c. Đối với lớp 3:
Đọc đúng và rành mạch bài văn. Tốc độ đọc (viết) là 70 tiếng (chữ)/ phút,
nắm được ý chính của bài. Viết đúng chữ thường, chữ hoa, bài chính tả. Biết viết
thư ngắn theo mẫu, kể lại chuyện đã được học,...
Biết đọc, viết, so sánh; thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong
phạm vi 100 000 không nhớ. Thực hành tính và đo lường. Nhận biết một số yếu tố
về hình học, biết tính chu vi một số hình đơn giản, biết giải bài toán có 2 phép
tính...
d. Đối với lớp 4:
Đọc rành mạch, lưu loát, diễn cảm bài văn. Tốc độ đọc (viết) là 90 tiếng
(chữ)/phút, hiểu nội dung và ý nghĩa đoạn văn. Viết được một bài văn ngắn. Nghe,
hiểu và kể lại được câu chuyên đã được học,...
Phó Hiệu trưởng: Hồ Thị Hải Thanh
Trang 2
Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu văn hoá trong trường tiểu học
Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ, nhân chia số tự nhiên và
các phân số đơn giản. Biết sử dụng các đơn vị đã được học trong tính toán và đo
lường. Nhận biết một số yếu tố hình học và tính diện tích một số hình, giải toán có

3 bước tính,...
e. Đối với lớp 5:
Đọc rành mạch, lưu loát bài văn. Tốc độ đọc 120 tiếng/ phút, tốc độ viết là
khoảng 100 chữ/phút. Đọc diễn cảm và hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài văn,
viết được một bài văn...
Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ, nhân chia số thập phân.
Biết sử dụng các đơn vị đã học để thực hành tính toán và đo lường. Biết tính chu
vi và diện tích xung quanh của một số hình, biết giải toán có nội dung thực tế có 4
phép tính...
2. Cơ sở thực tiễn:
- Có 25 em có danh sách phụ đạo đạt kết quả học tập ở mức trung bình, trung bình
khá.
- Vẫn còn 4 học sinh cần đặc biệt quan tâm: em Phi Hùng, Xuân Danh (lớp 1); em
Phước Dõng (lớp 2A); em Lài (lớp 3A).
Mức độ tiếp thu của các em cá biệt quá kém, chưa qua mẫu giáo, phụ huynh không
quan tâm. Chưa thuộc chữ cái và chữ ghép, gặp khó khăn trong đọc và viết, tính
toán ở mức yếu. Chưa thuộc các bảng cộng nhân,... làm toán ở mức trung bình
yếu.
2. Kế hoạch và giải pháp thực hiện:
2.1. Kế hoạch và giải pháp:
a. Ban giám hiệu nhà trường:
- Cuối năm học trước, BGH trực tiếp tổ chức khảo sát chất lượng, có danh sách
bàn giao.
- Nhìn thẳng, nói thật về vấn đề học sinh yếu kém.
- Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận: HT phụ trách mảng HS giỏi, PHT phụ
trách mảng HS yếu, HS khuyết tật.
- Chọn giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lớp có học sinh yếu kém.
- Phát mẫu in sẵn về chất lượng học sinh yếu cho GVCN, báo cáo số liệu một cách
thực chất, phân loại học sinh yếu kém theo từng mức độ, hoàn cảnh gia đình,
khuyết tật,...

- Lên kế hoạch, tổ chức bàn giao chất lượng đầu năm, khoán chất lượng.
- Tổ chức Khảo sát chất lượng, bàn giao chất lượng lần 2, cam kết thực hiện nâng
cao chất lượng.
- Xây dựng quy chế chuyên môn về công tác soạn giảng, cá biệt hoá đối tượng dạy
học.
- Lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, tổ chức giảng dạy (không thu tiền).
- Tổ chức kiểm tra giữa kì, cuối kì: 2 lần/kì. Đối với những học sinh yếu: BGH
trực tiếp kiểm tra chất lượng.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thăm gia đình học sinh yếu, học sinh khó
khăn, phối hợp gia đình, địa phương để nâng cao chất lượng dạy học.
- Tuyên dương GV và HS đạt kết quả trong công tác phụ đạo học sinh yếu.
Phó Hiệu trưởng: Hồ Thị Hải Thanh
Trang 3
Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu văn hoá trong trường tiểu học
- Giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đồ dùng học tập, sách vở,
áo quần, tiền mặt để các em có điều kiện đến trường.
- Thường xuyên kiểm tra chuyên cần và có giải pháp kịp thời khi học sinh nghỉ
học.
- Xây dựng nguồn quỹ động viên giáo viên làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu.
- Có kế hoạch rèn luyện thêm trong hè cho học sinh yếu.
- Tham quan, học hỏi những kinh nghiệm về công tác phụ đạo học sinh yếu ở
trường bạn.
b. Đối với giáo viên:
- Có trách nhiệm cao đối với học sinh yếu mà lớp mình trực tiếp giảng dạy.
- Cá biệt hoá đối tượng dạy học, soạn giảng sát đối tượng, tổ chức dạy học hợp lí,
phát huy tính tích cực của học sinh.
- Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, nội dung phụ đạo sát đối tượng.
- Phụ đạo thêm buổi thứ 2, các tiết chuyên trách GVCN được nghỉ không thu tiền
học sinh.
- Làm tốt công tác Xã hội hoá giáo dục, thăm gia đình học sinh có hoàn cảnh khó

khăn, học sinh yếu để bàn kế hoạch thực hiện.
c. Đối với các đoàn thể:
- Nhận đỡ đầu, xây dựng nguồn quỹ để giúp học sinh nghèo vượt khó.
- Phát huy hiệu quả phong trào "Đôi bạn cùng tiến".
2.2. Nội dung thực hiện:
+ Đối với học sinh lớp 1:
- Học kì 1: giúp HS nhớ, đọc và viết được chữ cái, vần, dấu thanh, đọc một đoạn
văn bản ngắn. Rèn kĩ năng làm tính.
- Học kì 2: ôn chữ cái, vần, dấu thanh, giúp HS đọc văn bản trôi chảy. Học thuộc
bảng cộng, trừ. Rèn kĩ năng làm tính và giải toán ở mức đơn giản.
Nếu học sinh chưa biết đọc trơn thì giáo viên hướng dẫn đánh vần để biết đánh
vần, tiến tới đọc trơn. Nếu viết chưa đúng sẽ được hướng dẫn tập viết đúng các
vần và từ ngữ; số dòng, số chữ và tốc độ viết nên hướng dẫn theo khả năng của
học sinh.
+ Đối với học sinh lớp 2:
- Học kì 1: ôn chữ cái, vần, dấu thanh, đọc và viết văn bản ngắn. Ôn bảng cộng
trừ. Rèn kĩ năng làm tính và giải toán ở mức đơn giản.
- Cuối kì 1: giúp HS đọc, viết văn bản ngắn, làm tính và giải toán chương trình lớp
2 nhưng ở mức đơn giản.
- Học kì 2: hướng dẫn HS học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.
+ Đối với lớp 3:
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán. Giúp học sinh hệ thống bảng cộng, trừ, nhân,
chia.
- Rèn kĩ năng đọc, viết và đọc hiểu.
+ Đối với lớp 4, 5: giúp học sinh hệ thống kiến thức đã được học theo chuẩn kiến
thức và kĩ năng.
Phó Hiệu trưởng: Hồ Thị Hải Thanh
Trang 4
Chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu văn hoá trong trường tiểu học
3. Kết quả đạt được:

* Có 21 em tiến bộ nhanh, giáo viên hoàn thành kế hoạch cũng như chất lượng
phụ đạo học sinh yếu được nâng cao.
* Còn 4 em ở mức trung bình:
+ Lớp 1:
- Em Phi Hùng: Có sự tiến bộ rõ rệt. Đọc viết ở mức độ trung bình.
- Em Xuân Danh: Có sự tiến bộ rõ rệt. Đọc viết ở mức độ trung bình. Làm toán ở
mức khá.
+ Lớp 2A:
- Em Dõng: biết đọc và viết ở mức trung bình, tốt độ đọc có nhiều tiến bộ. Nghe
viết đúng, đẹp, tốc độ viết trung bình. Làm tính và giải toán ở mức khá.
+ Lớp 3A:
- Em Lài: có tiến bộ rõ rệt, làm tính cộng, trừ, nhân, chia ở dạng tính nhẩm, bước
đầu đã đặt tính và thực hiện phép tính ở mức TB khá.
C. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
- Duy trì tốt số lượng, nhất là khâu chuyên cần.
- Cần có lòng thương yếu học sinh, nhất là những học sinh yếu, học sinh khuyết
tật.
- Yêu nghề, thực sự tâm huyết với nghề, tận tâm.
- Không chạy theo bệnh thành tích, đánh giá đúng chất lượng dạy học, thực hiện
nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.
- Có trách nhiệm với học sinh, chất lượng của lớp mình phụ trách.
- Chọn những giáo viên có kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu trực tiếp giảng dạy
lớp có học sinh yếu.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trường, xã hội.
- Tổ chức các giờ học, hoạt động NGLL bổ ích để các em hứng thú đến trường,
ham học, vượt khó vươn lên.
2. Kiến nghị, đề xuất:
- Đối với giáo viên:

+ Làm tốt công tác chủ nhiệm.
+ Đối với học sinh đại trà: GV cần cá biệt hoá đối tượng dạy học.
+ Đối với học sinh cần đặc biệt quan tâm: Cần có sự phối hợp giữa giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên dạy thay, giáo viên phụ đạo học sinh yếu. Cá biệt hoá đối
tượng dạy học.
- Thể hiện rõ nội dung cá biệt hoá dạy học trong các tiết Toán, Luyện Toán, Tiếng
Việt, Luyện Tiếng Việt.
- Soạn giảng cần đảm bảo 2 phần: củng cố kiến thức, phụ đạo học sinh yếu, BD
học sinh giỏi.
+ Làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hoá giáo dục.
Phó Hiệu trưởng: Hồ Thị Hải Thanh
Trang 5

×