Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẬT CONG VẸO CỘT SỐNG Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƢỜNG TẠI QUẬN 7-TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  

LÊ THỊ PHƢƠNG DUNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẬT
CONG VẸO CỘT SỐNG Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƢỜNG
TẠI QUẬN 7-TPHCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  

LÊ THỊ PHƢƠNG DUNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẬT
CONG VẸO CỘT SỐNG Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƢỜNG
TẠI QUẬN 7-TPHCM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS.BS.VŨ THỊ QUẾ HƢƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Lê Thị Phƣơng Dung
Là học viên cao học lớp Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị Sức khỏe, khóa 2013-2015
của Khoa Kinh tế Phát triển, trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Lê Thị Phƣơng Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu: ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu tổng quát. ........................................................................... 4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................ 4
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................... 4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
1.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ............................................................ 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 7
2.1. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu ................................................... 7
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Quận 7 ............................................................ 7
2.1.2. Khái niệm về bệnh cong vẹo cột sống: ........................................... 10
2.1.3. Phân loại bệnh cong vẹo cột sống .................................................. ..12
2.1.4. Dấu hiệu bệnh cong vẹo cột sống: ................................................. 12
2.1.5. Tác hại của bệnh cong vẹo cột sống: ............................................... 13
2.1.6. Biện pháp phòng chống bệnh cong vẹo cột sống............................. 14
2.1.7. Ảnh hƣởng của các yếu tố nhân chủng học, hành vi đến tỉ lệ
mắc bệnh cong vẹo cột sống ...................................................................... 16
2.2. Lƣợc sử các nghiên cứu có liên quan.................................................... 22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 22


2.2.2. Nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống tại Việt Nam ............................. 24
2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu ........................................................ 26
2.3.1. Tìm hiểu về hành vi sức khoẻ .............................................................. 26
2.3.2..Mô hình niềm tin sức khoẻ-HBM ....................................................... 30
2.3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 32
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 33
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 33
3.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 35
3..3. Cách tính cỡ mẫu ................................................................................ 39
3.4. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu................................................ 40
3.4.1. Phƣơng pháp khám phát hiện bệnh cong vẹo cột sống .................. 42
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu phỏng vấn................................. 45

3.4.3. Phƣơng pháp điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp ............................ 46
3.4.4. Phƣơng pháp quan sát trực tiếp. ..................................................... 46
3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu. ............................................................ 46
3.5. Đánh giá về dị tật cong vẹo cột sống ................................................... 47
3.5.1. Khám, phát hiện các kiểu cong vẹo cột sống .................................. 47
3.5.2. So sánh các chỉ tiêu về cong vẹo cột sống ..................................... 47
3.5.3. Dị tật cong vẹo cột sống và một số yếu tố liên quan ...................... 47
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU- THẢO LUẬN ............................................. 48
4.1. Tỉ lệ cong vẹo cột sống........................................................................ 48
4.2. Mối quan hệ giữa tật cong vẹo cột sống và một số yếu tố
gây ảnh hƣởng .............................................................................................. 50
4.2.1. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và tƣ thế ngồi viết ............... 50
4.2.2. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và việc mang xách nặng ..... 51
4.2.3. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và các loại cặp học sinh ...... 52
4.2.4. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và các kiểu chữ viết ............ 53


4.2.5. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và việc luyện tập
thể dục thể thao ......................................................................................... 54
4.2.6. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và tƣ thế đọc sách ở nhà .... 55
4.2.7. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và các thói quen sai ............ 56
4.2.8. Mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và giới tính .......................... 57
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 58
5.1.

Kết luận: ............................................................................................ 58

5.2.

Kiến nghị: .......................................................................................... 59


5.3.

Hạn chế của đề tài ............................................................................. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng số trƣờng học, học sinh, giáo viên, cán bộ làm công tác y tế trong các
trƣờng học tại Q7
Bảng 4.1: Bảng tỷ lệ cong vẹo cột sống theo cấp học.
Bảng 4.2: Bảng tỉ lệ các kiểu cong vẹo cột sống.
Bảng 4.3: Bảng thể hiện quan hệ giữa tật cong vẹo cột sống và tƣ thế ngồi viết của học
sinh.
Bảng 4.4: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và việc mang xách nặng
Bảng 4.5: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và loại cặp học sinh.
Bảng 4.6 : Bảng thể hiện mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và kiểu chữ viết.
Bảng 4.7: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và việc luyện tập TDTT
Bảng 4.8: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và tƣ thế đọc sách ở nhà.
Bảng 4.9: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và các thói quen sai .
Bảng 4.10: Bảng thể hiện mối quan hệ giữa cong vẹo cột sống và giới tính


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ quy hoạch không gian Q7-TPHCM
Hình 2.2: Biểu đồ tình hình dân số tại Q7 năm 2011
Hình 2.3: Hai mô phỏng của tƣ thế ngồi thƣờng gặp
Hình 2.4:Hai loại hình thể thƣờng gặp của vẹo cột sống

Hình 2.5: Một số nguyên nhân cong vẹo cột sống
Hình 2.6: Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sức khoẻ
Hình 2.7: Mô hình niềm tin sức khỏe (Glanz , 2008)
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tật cong vẹo cột sống ở trẻ
học đƣờng đƣợc đề xuất


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KCX

Khu chế xuất

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

QLSK

Quản lý sức khoẻ

TTYTDPQ7 Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 7
UBNDQ7

Uỷ ban nhân dân Quận 7

YTTH


Y tế trƣờng học

YTHĐ

Y tế học đƣờng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

HS

Học sinh

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

CVCS

Cong vẹo cột sống


BDCS

Biến dạng cột sống

Ct

Cong hình chữ C thuận

Cn

Cong hình chữ C ngƣợc

St

Cong hình chữ S thuận

Sn

Cong hình chữ S ngƣợc

TDTT

Thể dục thể thao


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.


Vấn đề nghiên cứu:
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con ngƣời, có đầy đủ sức khoẻ, con ngƣời mới có
niềm vui và hạnh phúc thật sự, đặt biệt là ở xã hội văn minh thì vấn đề sức khoẻ càng
đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Đạt đƣợc sức khoẻ tốt là một trong những mục tiêu quan trọng
của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong trƣờng học các cấp. Chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục sức khỏe cho mọi ngƣời, đặc biệt học sinh tại các trƣờng học là mối quan
tâm lớn của mỗi gia đình và toàn xã hội. Học sinh nƣớc ta chiếm trên ¼ dân số, thuộc
lứa tuổi trẻ tƣơng lai của đất nƣớc. Vì thế sức khoẻ của học sinh hôm nay chính là sức
khoẻ của dân tộc mai sau. Trƣờng học là ngôi nhà chung của học sinh. Hằng ngày các
em học tập, rèn luyện vui chơi, giải trí ở đó. Do vậy, môi trƣờng học tập hết sức quan
trọng, nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và học tập, cũng nhƣ có
thể góp phần nâng cao hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ học sinh. Sức khỏe của trẻ em có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự bền vững của đất nƣớc và sự tồn vong của
dân tộc. Nếu trẻ em ngày hôm nay có sức khỏe không tốt, gầy gò, ốm yếu, bệnh tật... thì
đó sẽ là một dấu hiệu không tốt đẹp và ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực mai sau cho Quốc
gia và dân tộc. Học sinh ngồi trên ghế nhà trƣờng ngày hôm nay sẽ là những ông bố, bà
mẹ trong tƣơng lai. Những gì các em có đƣợc trong tƣơng lai về sức khỏe, tri thức, tình
cảm, đạo đức đều khởi hành từ ngày hôm nay.
Trong nhiều năm qua, vấn đề sức khoẻ học sinh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Công tác y tế trong các trƣờng học vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mạng lƣới
cán bộ y tế nhà trƣờng còn thiếu về số lƣợng, chƣa đảm bảo chất lƣợng, điều kiện giáo
dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh chƣa đảm bảo do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết
bị và kinh phí hoạt động. Các khó khăn, tồn tại nêu trên đã dẫn đến tình trạng sức khoẻ
học sinh có phần giảm sút, gia tăng một số bệnh, tật học đƣờng. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan làm cho học sinh phải dồn hết sức lực và


2


thời gian vào học tập, mất dần đi quyền đƣợc vui chơi, giải trí. Chính những điều này đã
ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khoẻ của học sinh. Vấn đề y tế học đƣờng tại các trƣờng
học và gia đình là những yếu tố có tác động rất to lớn và trực tiếp đến tình hình sức khỏe
học sinh, đặc biệt là các bệnh nhƣ cận thị và cong vẹo cột sống là hai bệnh chính trong
trƣờng học, chúng có mối liên quan chặt chẽ với quá trình học tập của học sinh. Áp lực
học tập đối với trẻ em ngày càng lớn, cơ sở vật chất các trƣờng học chƣa đảm bảo về
chất lƣợng và tiêu chuẩn, thiếu thốn (nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa), thời
gian học tập, nghỉ ngơi không hợp lý,... gây ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe, làm giảm khả
năng học tập của trẻ và là nguyên nhân ngày càng gia tăng các bệnh học đƣờng, nhất là
cận thị và cong vẹo cột sống. (Nguồn: Bộ Y tế, Vụ Y tế dự phòng, 1998)
Vẹo cột sống thƣờng xuất hiện ở tuổi học đƣờng và phát triển rất nhanh ở lứa tuổi
10-16 trong giai đoạn cột sống phát triển nhanh. Vẹo cột sống nếu không đƣợc phát hiện
và chữa trị ở tuổi đang phát triển có thể dẫn đến bị dị dạng trầm trọng, ảnh hƣởng xấu
đến thể hình và có thể làm giảm tuổi thọ. Ngoài nguyên nhân do bệnh tật, tai nạn, còi
xƣơng, suy dinh dƣỡng...chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nguyên nhân chủ yếu của cong vẹo
cột sống học sinh là do mắc phải trong quá trình học tập, sinh hoạt nhƣ bàn ghế thiếu,
kích thƣớc không phù hợp, sắp xếp không đúng quy cách, lao động nặng quá sớm, tƣ thế
bị gò bó nhƣ gánh vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ; đeo cặp sách quá nặng, không
đều 2 bên...; tƣ thế sai, nghiêng vẹo trong quá trình học tập, sinh hoạt, rèn luyện, lao
động...Thực trạng cong vẹo cột sống cũng đang có xu hƣớng gia tăng trong học sinh.
Nguyên nhân do độ cong cột sống của trẻ nhỏ hơn của ngƣời lớn. Độ mềm dẻo, linh hoạt
cột sống lớn hơn. Vì vậy, khi trẻ học tập, sinh hoạt, nếu tƣ thế không đúng, cột sống dễ
mắc các tật khó chữa nhƣ: Cong lƣng (đoạn cột sống ngực quá cong lồi); vẹo lƣng (đoạn
cột sống ngực cong sang hai bên) và ƣỡn lƣng (đoạn cột sống thắt lƣng ƣỡn ra trƣớc).
Cong vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể, ảnh hƣởng đến hoạt động của tim, phổi,
cũng có thể ảnh hƣởng đến sự phát triển của khung chậu... Nếu mắc bệnh nặng mà


3


không đƣợc điều trị có thể dẫn đến rối loạn thể chất, các hội chứng viêm nhiễm, rối loạn
chức năng tuần hoàn, hô hấp. (Nguồn : Trần Thị Mùi, 2006. )
Tỷ lệ học sinh Việt Nam bị mắc bệnh cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15 đến
25%. Nguyên nhân là kích thƣớc bàn ghế không phù hợp với chiều cao học sinh, tƣ thế
ngồi, mang vác nặng. Tỷ lệ chung trong độ tuổi học sinh ở Hà Nội bị cong vẹo cột sống
năm 2004-2005 là 18,9%, đến nay đã tăng lên trên 20%. Đáng lƣu ý, học sinh càng lớp
trên càng bị cong vẹo cột sống nhiều hơn, cụ thể khối 1 là 17%, khối 5 là 17,6%, khối 9
là 22,2%. Hiện nay, học sinh tiểu học phải mang quá nhiều sách. Trong khi quy định với
40 kg trọng lƣợng cơ thể, thì chỉ nên mang tƣơng đƣơng 1/10, thì nhiều học sinh tiểu học
nặng 25kg phải đeo cặp tới 4kg. Ngoài ra, trẻ thƣờng thích xem tivi, chơi máy tính... sau
giờ học nên không có thời gian vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp, thể dục, thể thao, gây
quá tải cho hệ cơ xƣơng kéo dài dẫn đến cong vẹo cột sống. (Nguồn : Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2007 ; Chính phủ, 2009 )

Theo báo cáo thống kê hoạt động y tế học đƣờng năm học 2013-2014 tại Quận 7
cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh cong vẹo cột sống chung ở tuổi học đƣờng trong toàn Quận là
5158/33151= 15.56%, cụ thể: tỉ lệ trẻ mắc tậc cong vẹo cột sống ở bậc tiểu học là
2440/18111=13.47% ( trong 18 trƣờng), bậc THCS là 2204/10436=21.3% ( trong 9
trƣờng), bậc THPT là 514/4604=11.2% ( trong 3 trƣờng), theo tài liệu lƣu trữ thì con số
này đang có xu hƣớng gia tăng theo từng năm học. (Nguồn: Ban chỉ đạo Y tế trƣờng họcTTYTDP-UBNDQ7, Số 111/BC-YTDP, 2011-2014)

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? Những yếu tố nào tác động đến tật
cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đƣờng? Vai trò của giáo viên, nhân viên y tế trƣờng
học, bậc phụ huynh có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới tình trạng bệnh? Vấn đề tài chính từ
các hộ gia đình có ảnh hƣởng gì đến bệnh tật trẻ nhỏ? Để có đƣợc cơ sở trả lời cho
những câu hỏi trên nên tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài: ―Phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đƣờng tại Quận 7- TPHCM.‖


4


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1.

Mục tiêu tổng quát:

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đƣờng.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể:

- Khảo sát tỉ lệ trẻ mắc bệnh cong vẹo cột sống trong các trƣờng tiểu học, THCS, THPT
- Xác định các yếu tố độ tuổi, giới tính, tƣ thế ngồi viết, trình độ học vấn, tình trạng
mang xách nặng, loại cặp trẻ sử dụng, kiểu chữ viết, thói quen luyện tập TDTT, tƣ thể
học ở nhà, yếu tố di truyền có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới tình trạng cong vẹo cột sống.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Thu thập thông qua kết quả điều tra thực

1.3.

trạng các trƣờng học
Đối tƣợng: Học sinh trong các trƣờng tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn Q7;
Phụ huynh học sinh; Ban giám hiệu nhà trƣờng ; Giáo viên chủ nhiệm.; Cán bộ y tế học
đƣờng; Cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh trƣờng học: bảng, bàn ghế, ánh sáng...
Địa điểm: các trƣờng học trong địa phận Q7
Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.


Nghiên cứu đƣợc tiến hành chủ yếu là phƣơng pháp thống kê mô tả từ dữ liệu sơ
cấp mà tác giả khảo sát, thông qua hai phƣơng pháp là nghiên cứu định tính và định
lƣợng.
Nghiên cứu định tính : tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ y tế trƣờng học. Thông
tin thu thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố
tác động đến hành vi quyết định tƣ thế ngồi của trẻ.
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp
thông qua bảng câu hỏi và đƣợc thực hiện tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: thống kê mô tả y sinh học, với sự trợ giúp


5

của phần mềm Excell 2003 trên máy vi tính. Các trị số so sánh bao gồm trị số trung bình
cộng ( X ), độ lệch chuẩn (∂)

1.5.

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu này đƣợc chia thành năm chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu: ở chƣơng này tác giả trình bày lý do và tính
cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng
pháp nghiên cứu chính mà tác giả trình bày
Chƣơng 2: Cơ sở lí luận và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý thuyết, tóm lƣợc
các nghiên cứu trƣớc, tổng quan về mô hình lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Trong phần cơ sở lý thuyết, tác giả trình bày sơ lƣợc về Quận 7, địa phƣơng mà tác giả
chọn để khảo sát, và tìm hiểu chính về bệnh cong vẹo cột sống, nghiên cứu ảnh hƣởng
của các yếu tố nhân chủng học, hành vi đến tỉ lệ mắc bệnh cong vẹo cột sống của học
sinh tại Quận 7. Trong phần tóm lƣợc nghiên cứu trƣớc, tác giả tóm lƣợc về tình hình
nghiên cứu trên thế giới và các công trình nghiên cứu cùng với các kết quả thu đƣợc tại

Việt Nam về bệnh cong vẹo cột sống. Trong phần tổng quan về mô hình lý thuyết, tác
giả trình bày về lý thuyết hành vi sức khoẻ và và mô niềm tin sức khoẻ HBM ( The
Health Belief Model -HBM) của Glanz, K., Rimer, B.K. & Lewis, F.M, năm 2008.
Trong phần đề xuất mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là hành vi tƣ thế ngồi học của
trẻ, tƣ thế đọc sách của trẻ có ảnh hƣởng tới bệnh cong vẹo cột sống
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết và mô hình đã đƣợc xây
dựng ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu chính và thiết kế
nghiên cứu đƣợc sử dụng, cách tính cỡ mẫu, phƣơng pháp khám lâm sàng để phát hiện
bệnh cong vẹo cột sống, mô tả về cách thu thập và xử lý dữ liệu kiểm định mô hình
nghiên cứu đề xuất.


6

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Tác giả trình bày về tất cả các kết quả
thu đƣợc sau khi tiến hành khảo sát và xử lý số liệu theo phƣơng pháp nghiên cứu đã
đƣợc trình bày trong chƣơng 3, tác giả báo cáo về kết quả tỉ lệ bệnh cong vẹo cột sống
sau khi khảo sát tại các trƣờng tiểu học, THCS, THPT ở Quận 7, đồng thời kiểm chứng
mối quan hệ giữa tật cong vẹo cột sống với một số yếu tố nhân chủng học, hành vi gây
ảnh hƣởng nhƣ: tuổi, giới tính, tƣ thế ngồi viết, việc mang xách nặng, loại cặp trẻ sử
dụng, kiểu chữ mà trẻ đang viết, thói quen luyện tập thể dục thể thao, tƣ thế trẻ đọc sách
ở nhà, các thói quen sai (mang xách một bên, bế em một bên, nằm nghiêng một bên, làm
việc ở tay thuận…)
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị: Từ những kết quả thu đƣợc ở chƣơng 4, trong
chƣơng 5 tác giả tóm lại kết quả thu đƣợc của toàn bộ quá trình nghiên cứu đồng thời
cũng nêu ra một số kiến nghị và hạn chế của đề tài.


7


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý thuyết, tóm lƣợc các nghiên cứu trƣớc, tổng quan về mô
hình lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.1.

Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Quận 7:

Hình 2.1: Sơ đồ quy hoạch không gian Q7-TPHCM
( Nguồn: Trung tâm văn hoá Q7, 2012 )


8

Quận 7 có 10 Phƣờng đƣợc hình thành từ 05 xã phía bắc và một phần thị trấn
huyện Nhà Bè cũ nằm về phía Đông Nam thành phố. Khí hậu trung bình năm: Nhiệt độ
trung bình hàng năm là: 27oC; lƣợng mƣa bình quân là 330 mm; độ ẩm trong năm 80%.
Phía Bắc giáp Quận 4 và Quận 2; ranh giới là Kênh tẻ và sông Sài Gòn. Phía Nam giáp
huyện Nhà Bè; ranh giới là sông Rạch Đỉa, sông Phú Xuân. Phía Đông giáp Quận 2,
Đồng Nai; ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Phía Tây giáp Quận 8 và huyện
Bình Chánh; ranh giới là sông Ông Lớn. Tổng diện tích tự nhiên là : 3.569 ha. Dân số
thời điểm thành lập quận là: 90.958 ngƣời. Đến 2014 dân số đã tăng lên là : 272.436
ngƣời; với 61.167 hộ ; trong đó, dân nhập cƣ tạm trú là: 37- 41 %. Dân số tăng bình
quân cơ học hàng năm 7 % . Sau hơn 15 năm dân số Quận 7 đã tăng gần 3 lần. Về dân
tộc: Dân tộc Kinh đông nhất chiếm 98,5%; Hoa chiếm 0,98%; Khơ me chiếm 0,34%; và
các dân tộc khác. Tôn giáo: Đạo phật: 12,58 %; Công giáo: 4,39%; Tin lành: 0,44%;
Cao đài : 0,33%. Không tôn giáo: 82%.

Hình 2.2: Biểu đồ tình hình dân số tại Q7 năm 2011

(Nguồn: Trung tâm văn hoá Q7, 2012 )


9

Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng, là cửa ngõ phía nam của thành phố. Với vị
trí chiến lƣợc có thể khai thác tốt về giao thông thủy và bộ, là cầu nối mở hƣớng phát
triển thành phố về phía biển đông. Các trục giao thông lớn đi qua quận nhƣ: Xa lộ Bắc –
Nam, đƣờng cao tốc Nguyễn Văn Linh, sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống
cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hóa đi nƣớc ngòai và ngƣợc lại, rất thuận lợi cho
việc phát triển thƣơng mại và vận tải hàng hóa cũng nhƣ hành khách đi các vùng lân cận.
Quận 7 có khu chế xuất Tân Thuận là KCX đƣợc thành lập đầu tiên trên phạm vi cả
nƣớc, khu đô thị Phú Mỹ Hƣng là khu đô thị kiểu mẫu của thành phố cũng nhƣ của toàn
quốc. Khi thành lập Quận, trên địa bàn Quận 7 có 31 trƣờng và 01 Trung tâm GDTX với
tổng số học sinh của các cấp học >15.000 HS. Với chủ trƣơng của quận tập trung đầu tƣ
cho giáo dục về cơ sở vật chất và trƣờng lớp, nâng chất lƣợng giáo dục ở các bậc học.
Đến năm học 2011 – 2012 toàn quận có 80 trƣờng ( bao gồm nhóm Mầm non ) và 01
Trung tâm GDTX với tổng số học sinh của các cấp học < 28.300 HS ( chƣa tính số sinh
viên các trƣờng Cao đẳng, Đại học và Trung học nghề). ( Nguồn: Trung tâm văn hoá Q7,
2012 )

Bảng 2.1: Tổng số trƣờng học, học sinh, giáo viên, cán bộ làm công tác y tế trong các
trƣờng học tại Q7
Tổng số Tổng số trƣờng có cán
số trƣờng có bộ y tế
phòng y Chuyên
Kiêm
tế
trách
nhiệm


Cấp học

Tổng số
Tổng số Tổng số giáo viên Tổng
trƣờng
lớp học

HS
CBCNV

Mầm non

60

387

1570

10242

36

50

12

Tiểu học

18


457

997

18449

13

12

6

THCS

9

204

522

10677

9

9

0

THPT


3

118

309

5063

3

3

0

Tổng số

90

1166

3398

44431

61

74

18


(Nguồn: TTYTDP Q7, 2011-2014 )


10

2.1.2. Khái niệm về bệnh cong vẹo cột sống
Cột sống là gì: Cột sống là trụ cột của cơ thể, nâng đỡ toàn bộ khối lƣợng của
đầu, chi trên và thân mình. Cột sống vừa là khung đỡ, vừa là cơ quan bảo vệ cho hệ thần
kinh trung ƣơng; ngoài ra trong cơ thể còn có những cơ quan khác liên quan tới cột sống
nhƣ cơ quan hô hấp. Cột sống đƣợc tạo thành từ 33->34 đốt sống liên kết với nhau bởi
khớp bán động. Các lỗ đốt tạo thành một cột sống chứa tủy sống. Cột sống gồm nhiều
đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lƣng, 5 đốt sống cùng, 4-5 đốt
sống cụt. Ở ngƣời trƣởng thành các đốt sống cùng và đốt sống cụt dính liền với nhau tạo
thành xƣơng cùng và xƣơng cụt. Cột sống có hình chữ S gồm 4 khúc uốn (ngực, thắt
lƣng và cùng) có tác dụng nhƣ một lò xo giảm bớt ảnh hƣởng của những va chạm cơ học
đối với cơ thể. Mỗi đốt sống đều có các phần: thân đốt, cung đốt và các gai đốt. Tại các
phần khác nhau của cột sống, hình dạng, cấu tạo của các đốt sống không giống nhau.
Cột sống không thẳng mà có các khúc uốn ở các vị trí: cổ, lƣng, mông, hông,… nhờ vậy
mà sự di chuyển của cột sống rất linh động, giúp cơ thể điều chỉnh đƣợc trọng tâm một
cách dễ dàng nên có thể giữ đƣợc thăng bằng ở mọi tƣ thế và sự uyển chuyển khi đi,
chạy nhảy, v.v…Mặt khác, những khúc uốn của cột sống có ý nghĩa rất quan trọng, vì
nhờ chúng mà cột sống có tác dụng nhƣ một lò xo làm giảm bớt ảnh hƣởng của những
va chạm cơ học đối với cơ thể.
Vai trò của cột sống: Trong giai đoạn phôi thai, cột sống ngƣời có hình vòm
cong. Sau khi sinh ra, khi trẻ đang còn nằm thì cột sống chuyển từ vòm cong sang thẳng,
đến khi trẻ biết ngẩng cao đầu và tập bò thì đoạn cổ bắt đầu cong ra phía trƣớc để nâng
đầu lên và tạo thành đoạn cong ở cổ. Đến tháng thứ 6, khi trẻ tập ngồi thì cột sống uốn
cong ra phía trƣớc ở vùng thắt lƣng và cong ra sau ở vùng cùng, cụt để giữ thân mình
thẳng đứng. Đến khi trƣởng thành, cột sống có 2 đoạn cong uốn về phía trƣớc là cổ và

thắt lƣng, 2 đoạn cong uốn về phía sau là ngực và cùng – cụt. Cột sống có vai trò hết sức
quan trọng trong mọi hoạt động sống của con ngƣời. Cột sống là trụ cột của cơ thể, là


11

chỗ dựa vững chắc cho các hệ thống cơ quan phát triển, bảo vệ tuỷ sống, giảm sóc cho
bộ não. Nhờ có cột sống mà cơ thể có thể vận động linh hoạt, quay sang trái, sang phải,
cúi hoặc ƣỡn, nhún nhảy một cách dễ dàng, tạo cho cơ thể có nhiều tƣ thế khác nhau.
Cong vẹo là gì: Cong vẹo là do vai, các cơ xƣơng bả vai và thân hình không cân
xứng.
Vẹo cột sống là gì : Vẹo cột sống là một hình dạng bất thƣờng về độ cong của
xƣơng sống. Ở một ngƣời bình thƣờng khi nhìn thấy từ phía sau, cột sống là một đƣờng
thẳng đứng từ một đỉnh của gáy xuống xƣơng cụt. Nếu nhìn nghiêng xƣơng sống sẽ hình
chữ S, cong ra phía trƣớc ở phần lƣng trên và cong về phía sau ở phần lƣng dƣới. Vẹo
cột sống là căn bệnh mà cột sống bị nghiêng sang một bên do các bất thƣờng bẩm sinh
hay mắc phải của các đốt sống, cơ và các dây thần kinh.
Cong vẹo cột sống là gì: Cong vẹo cột sống là bệnh xuất hiện ngay từ khi mới
sinh hoặc lúc còn thơ ấu do còi xƣơng, tập ngồi quá sớm hoặc sai lầm trong tƣ thế.

C thuận

C ngƣợc

S thuận

Hình 2.4: Hai loại hình thể thƣờng gặp của vẹo cột sống
(Nguồn : Đinh Thanh Huề, 2005 ; Hoàng Thị Hƣơng, 2006)

S ngƣợc



12

2.1.3. Phân loại bệnh cong vẹo cột sống
Tình trạng cong vẹo cột sống có thể ít hay nhiều, từ đó dẫn tới các dị tật ở mức độ
khác nhau, thông thƣờng đƣợc phân làm 3 loại: Vẹo độ 1: Khi đứng thẳng thì có xoáy
vặn cột sống nhƣng hình thể vẹo không thấy rõ ràng, khó phát hiện bằng mắt thƣờng.
Nói chung chƣa ảnh hƣởng tới chức năng hô hấp. Vẹo độ 2: Khi đứng thẳng, nhìn sau
lƣng cũng đã thấy đƣợc hình dáng cong vẹo cột sống, thấy đƣợc u lồi sƣờn do cột sống
bị xoáy vặn. Bắt đầu có ảnh hƣởng đến chức năng hô hấp. Vẹo độ 3: Nhìn thấy rõ tƣ thế
lệch, cột sống bị cong ảnh hƣởng tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu,
nếu là nữ thì ảnh hƣởng đến việc sinh con. Ở các trƣờng hợp nặng, bắp thịt bị kéo căng
và có hiện tƣợng đau, xƣơng ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí, chiều dài
lƣng bị ngắn lại, xƣơng chậu cũng có thể bị quay lệch, các cơ quan trong ổ bụng cũng có
thể dịch vị trí. (Nguồn : Đinh Thị Nga, 2004 ; Võ Văn Thành, 2014, sức khoẻ và đời sống,
caythuocquanhta.net.)

2.1.4. Dấu hiệu nhận biết bệnh cong vẹo cột sống
Khi bị vẹo cột sống, nhìn từ phía sau sẽ thấy cột sống có một độ cong không bình
thƣờng và có các dấu hiệu sau: Hai vai cao, thấp không đều nhau; Một xƣơng bả vai nhô
cao hơn bên đối diện; Eo bên cao bên thấp; Khi đứng hoặc đi lại, ngƣời nghiêng về một
phía. Trong trƣờng hợp bị vẹo cột sống, có thể nhìn thấy những bất thƣờng nhƣ: các gai
đốt sống không thẳng hàng; hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp; xƣơng bả vai nhô
ra, khoảng cách từ 2 mỏm xƣơng bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau; hai tam giác
eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên hẹp; mào chậu bên thấp
bên cao; hai thắt lƣng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn, xƣơng sƣờn lồi
lên. Nếu bị gù thì quan sát thấy lƣng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trƣớc. Nếu
bị ƣỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống. Có nhiều nguyên nhân
gây ra cong vẹo cột sống. Một số trẻ em sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh.

Một số trẻ em bị cong vẹo cột sống do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về


13

thần kinh, bệnh cơ, bị chấn thƣơng, thể trạng kém vì ít hoạt động thể thao, suy dinh
dƣỡng (còi xƣơng), cƣờng độ lao động không thích hợp với lứa tuổi. Nhiều trƣờng hợp
không xác định đƣợc nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống. Cong vẹo cột sống ở tuổi
học sinh có thể phát sinh do ngồi sai tƣ thế vì bàn ghế không phù hợp với chiều cao của
học sinh, chiếu sáng bàn học kém, mang cặp sách quá nặng về một bên vai.
(Nguồn : Chu Trọng Trang, 2004, TTYTDP Nghệ An)

2.1.5. Tác hại của bệnh cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống mức nhẹ thƣờng ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy
nhiên, nếu không đƣợc điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh
hƣởng đến sức khỏe cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống sau này. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lƣng, hạn chế vận động của hệ thống cơ
xƣơng. Trƣờng hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tƣ thế, dị dạng thân hình, tác động xấu
đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hƣởng đến chức năng của
tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xƣơng chậu, ảnh hƣởng đến sức
khỏe sinh sản của trẻ em nữ khi trƣởng thành. Chi phí điều trị cho các bệnh nhân bị cong
vẹo cột sống rất tốn kém, đặc biệt là những bệnh nhân cần phải phẫu thuật chỉnh hình.
Sức khỏe : cong vẹo cột sống ảnh hƣởng đến hoạt động của tim, phổi, ảnh hƣởng
đến sự phát triển khung chậu do đó cản trở việc sinh nở sau này của học sinh nữ. Nếu
bệnh không đƣợc phát hiện sớm nhƣ nhiều trƣờng hợp học sinh tại một số địa phƣơng đã
để lại những di chứng nặng nề ảnh hƣởng đến sức khỏe phát triển thể chất và tinh thần.
Khi cột sống vẹo nhiều sẽ gây tổn thƣơng cho tim, phổi, đau lƣng,…gây khó khăn cho
sự hô hấp và bơm máu từ tim. Khi cột sống vẹo nhiều, xƣơng sƣờn lồng ngực nhô về
phía trƣớc gây khó khăn cho việc hô hấp và gây đau lƣng. Khi vẹo cột sống đến mức độ
nặng xƣơng sƣờn cứng và lệch mạch máu, rất nguy hiểm. Vẹo cột sống ngoài việc gây



14

mất thẩm mĩ, giảm chiều cao, lệch vai, suy tim, suy hô hấp, ngƣời bệnh còn cảm thấy
không tự tin sinh hoạt khó khăn và giảm tuổi thọ…
Học tập : cong vẹo cột sống ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì vậy kéo theo
ảnh hƣởng không tốt đến học tập ,vì vậy sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong quá
trình học tập. Khi cột sống vẹo nhiều gây tổn thƣơng tim, cơ quan hô hấp và nhiều cơ
quan khác, đau lƣng làm cho học sinh không thể học tập tốt trong tình trạng sức khỏe
kém nhƣ vậy khiến học sinh không thể tập trung tốt vào việc học tập, thƣờng khó thở.
Nếu cong vẹo cột sống gây biến dạng khung ngực, khung chậu. Rối loạn chức năng của
hệ cơ quan trong cơ thể, thể trạng yếu dẫn đến học tập sa sút kém hiệu quả.
Sinh hoạt: Khi cơ thể có tƣ thế không bình thƣờng do cong vẹo cột sống sẽ ảnh
hƣởng không tốt đến các hoạt động của các cơ quan, gây trở ngại cho quá trình trao đổi
chất hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, biếng ăn… cơ thể uể oải không thích vận động.
Đến giai đoạn nặng gây biến dạng cột sống khó khăn cho quá trình vận động, khiến đi
lại khó khăn. Do cong vẹo cột sống ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên cũng ảnh
hƣởng đáng kể đến việc vận động vì cơ thể sẽ hoạt động không tốt nếu tình trạng sức
khỏe kém. Nếu bị nặng, không những ngƣời bị cong vẹo cột sống không thể tham gia
vào các hoạt động đòi hỏi sự vận động nhƣ thể dục thể thao mà ngay cả việc đi lại cũng
gặp nhiều khó khăn. (Nguồn: Bùi Đại, 2000, NXB Thanh Niên)

2.1.6. Biện pháp phòng chống bệnh cong vẹo cột sống
Để phòng tránh cong vẹo cột sống cho học sinh, cần thực hiện các biện pháp sau:
Chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng, tƣ thế ngồi phải ngay ngắn; Bàn ghế học sinh phải phù
hợp với lứa tuổi: chiều rộng của mặt ghế phải rộng hơn xƣơng chậu 10 cm; chiều sâu
của mặt ghế phải bằng 2/3 chiều dài của đùi; chiều cao của mặt ghế phải bằng chiều cao
của cẳng chân cộng với chiều cao của bàn chân và của dép; Chiều cao của mặt bàn so



15

với mặt ghế phải phù hợp để các em có thể ngồi đặt tay lên bàn thoải mái, không bị nhô
vai lên hay hạ vai xuống. Khoảng cách từ lƣng ghế đến mép bàn phải lớn hơn đƣờng
kính trƣớc sau của lồng ngực 3-5 cm để có thể tựa lƣng vào ghế; Nên đeo cặp bằng hai
quai sau lƣng, không nên đeo hay xách cặp một bên vai; Ngoài ra cũng cần đảm bảo chế
độ dinh dƣỡng hợp lý; lao động và tập luyện vừa sức. Để phòng ngừa cong vẹo cột sống
trƣớc hết cần phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể
thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai
bền bỉ và phát triển cân đối. Cần phòng chống suy dinh dƣỡng, còi xƣơng ở trẻ nhỏ. Chế
độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin. Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa
tuổi và tƣ thế ngồi học phải đúng. Nơi học tập ở trƣờng phải đảm bảo chiếu sáng tự
nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng
cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn. Cần
thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học. Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng
lƣợng cặp sách không nên vƣợt quá 15% trọng lƣợng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi
sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía. Học sinh cần đƣợc khám
cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trƣờng hợp cong vẹo cột sống để có thể có
cách xử trí và điều trị kịp thời.
Hiện nay, việc trang bị bàn ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh chƣa đƣợc
ngành chức năng quan tâm đúng mức; nhà trƣờng và phụ huynh cũng chƣa chú trọng
việc giáo dục học sinh phòng các bệnh tật học đƣờng nói chung, trong đó có bệnh cong
vẹo cột sống. Do đó, để thực hiện các biện pháp phòng bệnh cong vẹo cột sống hiệu quả,
đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, của các bậc phụ huynh và của các bạn học sinh:
Ngành giáo dục cần có kế hoạch trang bị bàn ghế đúng quy cách, phù hợp với chiều cao
cơ thể của học sinh; trang bị đủ ánh sáng trong các lớp học; thực hiện các khuyến nghị
của ngành Y tế; thầy cô cần hƣớng dẫn học sinh có tƣ thế ngồi học đúng;… Tại các hộ
gia đình, phụ huynh cần chuẩn bị chỗ ngồi học tập, bàn ghế phù hợp, đủ ánh sáng cho
các em, giảm áp lực mang cặp sách nặng khi trẻ đến trƣờng... Các bạn học sinh cần ngồi



16

học đúng tƣ thế ở nơi đủ ánh sáng, đeo xách cặp, lao động, tập luyện hợp lý. (Nguồn: Bộ
Y tế, Vụ Y tế dự phòng, 1998; Lỗ Văn Tùng, 2014, Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi
trƣờng; Nguyễn Huy Nga, 2003)

2.1.7. Ảnh hƣởng của các yếu tố nhân chủng học, hành vi đến tỉ lệ cong vẹo cột
sống:
Cong vẹo bẩm sinh: Vẹo cột sống là tật có thể xảy ra ở học sinh có tƣ thế ngồi
không đúng cách, nhƣng cũng dễ dàng phòng ngừa. Riêng vẹo cột sống cấu trúc là dạng
dị tật cột sống bẩm sinh, không thể phòng ngừa và việc điều trị cũng rất phức tạp. Vẹo
cột sống bẩm sinh đƣợc xác định do rối loạn sự hình thành và phát triển cột sống từ
trong phôi thai. Gần đây, những nghiên cứu cho thấy dị tật này có liên quan đến gen và
do yếu tố di truyền.
Các tuyến nội tiết: các tuyến nội tiết đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự
sinh trƣởng và phát triển của cơ thể, sự hoạt động không bình thƣờng của các tuyến này
có thể gây nên những rối loạn hoạt động của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn thiểu
năng hoặc ƣu năng tuyến yên có thể làm cho trẻ trở nên thấp bé hoặc cao quá mức bình
thƣờng so với trẻ cùng tuổi. Tuyến giáp trạng hoạt động không bình thƣờng làm cho trẻ
ngẩn ngơ, giảm sức đề kháng với bệnh tật hoặc gây nên bệnh tim. Sự rối loạn hoạt động
của tuyến cận giáp, tuyến thƣợng thận làm giảm khả năng hấp thụ canxi gây nên bệnh
còi xƣơng, cao huyết áp, sự hoạt động không bình thƣờng của các tuyến sinh dục gây rối
loạn sự hình thành các đặc điểm về giới tính và cũng làm cho hình thể của trẻ không
bình thƣờng
Cong vẹo theo lứa tuổi: Ở trẻ xƣơng cột sống chƣa ổn định. Lúc sơ sinh cột sống
gần nhƣ thẳng. Khi trẻ biết đi: Khi 2-3 tháng tuổi (biết ngẩng đầu) cột sống (vùng cổ) cong
về trƣớc; Trẻ 6 tháng (khi biết ngồi) cột sống cong về phía sau; Trẻ 1 năm ( khi biết đi)
cột sống vùng lƣng cong về phía trƣớc; Trẻ 7 tuổi: cột sống có 2 đoạn uốn cong vĩnh

viễn ở cổ và ngực. Ở lứa tuổi mầm non, sự sai tƣ thế thƣờng hay gặp ở trẻ có thể lực


×