Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BAN QUẢN TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BẢNG THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HOSE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MINH TRANG

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BAN QUẢN TRỊ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÊN BẢNG THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(HOSE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MINH TRANG

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BAN QUẢN TRỊ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÊN BẢNG THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(HOSE)

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM CHÂU THÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được
sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được thống kê, tổng hợp và phân tích
từ kết quả khảo sát thực tiễn. Những kết luận của luận văn chưa được công bố tại
bất cứ công trình nào.

Tác giả

PHẠM THỊ MINH TRANG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................6
1.1.


Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................6

1.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam. ...............................................................10

1.3.

Điểm mới của nghiên cứu .....................................................................14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: .....................................................................15
2.1.

Thuyết minh Báo cáo tài chính .............................................................15

2.1.1. Khái niệm ..............................................................................................15
2.1.2. Nội dung thuyết minh Báo cáo tài chính. .............................................15
2.1.3. Phân loại thuyết minh Báo cáo tài chính. .............................................17
2.1.4. Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính ...18
2.1.5. Một số thay đổi về yêu cầu thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng theo
chế độ kế toán Thông tư 200/2014/TT-BTC. .......................................19
2.2.
Một vài điểm về doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................20
2.3.

Quản trị công ty ....................................................................................21

2.3.1. Khái niệm. .............................................................................................21
2.3.2. Quản trị công ty và công bố thông tin thuyết minh. .............................22

2.3.3. Ban quản trị công ty ..............................................................................22
2.4.
Các đặc điểm của ban quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. ..............................................23
2.4.1. Quy mô của Hội đồng quản trị (quy mô) ..............................................25
2.4.2. Tỷ lệ thành viên không điều hành của Hội đồng quản trị (không điều
hành) .....................................................................................................26


2.4.3. Tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị (tỷ lệ nữ) ..........................................27
2.4.4. Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc (vốn BGĐ) ..................................27
2.5.

Lý thuyết nền tảng. ...............................................................................28

2.5.1. Lý Thuyết đại diện. ...............................................................................28
2.5.2. Lý thuyết dấu hiệu. ...............................................................................29
2.5.3. Quan hệ lợi ích – chi phí .......................................................................30
2.5.4. Lý thuyết các bên liên quan ..................................................................31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. ...........................................................33
3.1.

Quy trình nghiên cứu. ...........................................................................33

3.1.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................33
3.1.2. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. ...............................................35
3.2.

Giả thuyết nghiên cứu. ..........................................................................36


3.2.1. Quy mô của Hội đồng quản trị .............................................................36
3.2.2. Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị ..................37
3.2.3. Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị. .......................................38
3.2.4. Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc. ....................................................39
3.3.

Mô hình nghiên cứu ..............................................................................40

3.4.1. Phương pháp chỉ số thuyết minh ..........................................................40
3.4.3. Cách thức đo lường các biến độc lập và nguồn dữ liệu ........................42
3.5.

Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................43

3.5.1. Thống kê mô tả .....................................................................................43
3.5.2. Phân tích tương quan. ...........................................................................43
3.5.3. Phân tích hồi quy đa biến......................................................................44
CHƯƠNG4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .................................................................45
4.1.
Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh của các Công ty niêm
yết hiện nay ............................................................................................................45
4.1.1. Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh của các Công ty niêm
yết hiện nay. ..........................................................................................45
4.1.2. Đánh giá về mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh ............46
4.2.

Kết quả nghiên cứu các biến độc lập ....................................................47


4.2.1. Thống kê các biên độc lập ....................................................................47

4.2.2. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình.......................................48
4.2.3. Kết quả hồi quy đa biến. .......................................................................50
4.3.

Bàn Luận về kết quả nghiên cứu. .........................................................51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................55
5.1.

Kết luận .................................................................................................55

5.2.

Kiến nghị...............................................................................................57

5.2.1. Các kiến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trên Bảng
thuyết minh Báo cáo tài chính. .............................................................57
5.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý........................................................62
5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................64

5.3.1. Hạn chế. ................................................................................................64
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Cách thức đo lường các biến độc lập và nguồn dữ liệu ........................... 45
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh
của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. .. 47
Bảng 4.2. Kết quả thống kê các biến độc lập ........................................................... 48
Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. ................... 51
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy đa biến ........................................................................... 52
Bảng 4.6. Kết quả phân tích phương sai ANOVA ................................................... 52
Bảng 4.7. Giả thuyết và kết quả nghiên cứu. .......................................................... 53


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 35
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sau khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài
vòng xoáy của cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế
chậm lại, kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường chứng khoán và bất động sản đóng
băng. Trong những năm gần đây, tuy có những dấu hiệu khởi sắc trong vấn đề khôi
phục kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn so với trước khi khủng hoảng
kinh tế xảy ra.
Một trong những đòn bẩy quan trọng để khôi phục nền kinh tế là thị trường
chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Những nhà đầu tư dường như vẫn chưa
tin tưởng vào các doanh nghiệp mà họ muốn đầu tư vốn. Lòng tin của nhà đầu tư

vẫn chưa được cải thiện, lý do của hiện tượng này phải chăng do chất lượng thông
tin trên thị trường còn chưa cao, lượng thông tin chưa đầy đủ và chính xác?
Thông tin về một doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, để minh bạch các
thông tin này nhà nước có những quy định về thông tin cần được công bố ra bên
ngoài. Là một phần không thể tách rời của Báo cáo tài chính, Bản thuyết minh báo
cáo tài chính cung cấp các thông tin bổ sung mà những phần còn lại của Báo cáo tài
chính không thể hiện. Tuy nhiên bản thân doanh nghiệp và người sử dụng thông tin
lại chưa mấy quan tâm đến những thông tin và nội dung củaBản thuyết minh báo
cáo tài chính. Điều này dẫn đến việc công bố thông tin thuyết minh của các doanh
nghiệp chưa đầy đủ và chính xác, khiến người dùng chưa tin tưởng vào thông tin
trên thuyết minh Báo cáo tài chính.
Trong thời gian gần đây các thông tin thuyết minh đang được cả người dùng và
người lập báo cáo quan tâm hơn vì những lợi ích của những thông tin được cung
cấp trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính đem lại cho cả nhà đầu tư, doanh nghiêp
và các cơ quan quản lý nhà nước và nền kinh tế.


2

Đối với nhà đầu tư: Bản thuyết minh báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác sẽ
giúp họ đưa ra các phân tích chính xác hơn, có những quyết định chính xác hơn
trong quá trình đầu tư.
Đối với doanh nghiệp báo cáo: Thuyết minh đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp có
được lòng tin của các bên sử dụng báo cáo tài chính. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp
cận vốn đầu tư, vốn vay, các đối tác lớn…
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước và thị trường: Khi các doanh nghiệp
công bố đầy đủ các thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giúp các cơ quan
quản lý nhà nước có được đầy đủ hơn các thông tin về doanh nghiệp. Đồng thời một
thuyết minh Báo cáo tài chính có đầy đủ thông tin giúp tạo nên một thị trường có
nhiều thông tin giảm sự mất cân xứng thông tin trên thị trường, giảm chi phí trong

việc tìm kiếm và sử dụng thông tin.
Bên cạnh đó tại Việt Nam cũng ít có nghiên cứu nào được thực hiện liên quan
đến vấn đề thông tin được trình bày trên thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Các nghiên cứu trước chủ yếu nghiên cứu về công bố thông tin, chủ yếu là
các thông tin công bố trên báo cáo thường niên, công bố thông tin tự nguyện
(Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014).Những nghiên cứu
được thực hiện có liên quan đến công bố thông tin cũng chỉ tập trung vào những đặc
điểm của doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, kiểm toán độc
lập (Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài, 2015).
Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: Các
đặc điểm của Ban quản trị ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Bảng
thuyết minh Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Đánh giá mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh trên Báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết.

-

Tìm được các đặc điểm của Ban quản trị ảnh hưởng đến mức độ thuyết của
doanh nghiệp.


3

-

Xây dựng mô hình và kiểm định mô hình những nhân tố thuộc đặc điểm của

Ban quản trị ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

-

Từ kết quả nghiên cứu đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao mức độ công bố
thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính tại Việt Nam và đề xuất
cho những nghiên cứu trong tương lai.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo
cáo tài chính (thuyết minh tự nguyện và thuyết minh bắt buộc) của các doanh
nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE)

-

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

-

Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiêm cứu được dự kiến thực hiện từ tháng
12/2014 đến tháng 11/2015.

-


Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên của 107 doanh
nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) năm
2014

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm dựa trên áp
dụng phương pháp chỉ số thuyết minh và lý thuyết thống kê về thống kê mô tả, kiểm
định tương quan và hồi quy đa biến trên nền tảng cơ sở dữ liệu năm 2014 của
107công ty niêm yết.
Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt khoa học: Nghiên cứu tổng hợp và bổ sung cơ sở lý thuyết về các nhân
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết.


4

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là căn cứu khoa học để các doanh nghiệp
cung cấp thông tin trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính, giúp các đối tượng sử
dụng Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hiểu rõ hơn các thông tin được cung
cấp trên thuyết minh báo cáo tài chính cũng như nhận diện được các đặc điểm ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Bên
cạnh đó các kiến nghị được đưa ra trong nghiên cứu góp phần giúp doanh nghiệp
cải thiện mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, giúp
các cơ quan quản lý nhà nước có những đổi mới giúp cải thiện mức độ công bố
thông tin trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Cấu trúc của luận văn
Với nội dung và phương pháp nghiên cứu được đưa ra ở trên, tôi xây dựng luận
văn thành 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước:

Trong chương này, tôi trình bày nội dung, phương pháp, kết quả và khoảng
trống của các nghiên cứu được thực hiện trước đây liên quan đến vấn đề công bố
thông tin trong nước và nước ngoài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Nội dung chính của chương này là các lý thuyết nền tảng có liên quan đến nội
dung nghiên cứu và các khái niệm liên quan đến thuyết minh Báo cáo tài chính, đặc
điểm của Ban quản trị công ty.
Chương 3: Thiết ké nghiên cứu.
Trong phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày các nội dung về quy trình thực hiện
nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp thực hiện nghiên cứu, thu thập và
phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu thực hiện: Mức độ công bố
thông tin trên Bảng thuyết minh của các công ty, kết quả hồi quy và phân tích, bàn
luận về kết quả định lượng đã thực hiện.
Chương 5: Kết luận


5

Nội dung thể hiện trong chương này là kết luận về kết quả mà nghiên cứu đã đạt
được, đưa ra những kiến nghị và gợi ý góp phần cải thiện mức độ công bố thông tin
trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh đó cũng chỉ ra các hạn chế của
nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các nghiên cứu về vấn đề thuyết minh Báo cáo tài chính, công bố thông tin tài

chính và phi tài chính được thưc hiện trên thế giới là khá phổ biến. Từ các nghiên
cứu xây dựng nền tảng lý thuyết, mô hình đến những nghiên cứu chuyên sâu chỉ
phân tích đánh giá một nội dung cụ thể có được công bố hay không. Tại Việt Nam,
các nghiên cứu liên quan đến vấn đề công bố thông tin và thuyết minh Báo cáo tài
chính mới chỉ có những nghiên cứu ban đầu về mặt tổng quan nhưng cũng đã tiếp
cận được phần lớn các kết quả nghiên cứu trước đó của các tác giả trên thế giới.
Với nghiên cứu thực hiện về các đặc điểm của Ban quản trị có tác động đến
mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã thực
hiện tìm hiểu các nghiên cứu trước về các vấn đề có liên quan được thực hiện tại
Việt Nam và các nước. Việc tìm hiểu các nghiên cứu trước được tập trung vào các
nghiên cứu có các đặc điểm tương đồng với nghiên cứu mà tôi dự định sẽ thực hiện:
có mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tương tự, các nghiên cứu thực
hiện khảo sát các nhân tố tác động đến thuyết minh Báo cáo tài chính, công bố
thông tin là các nhân tố có liên quan đến quản trị công ty, Ban giám đốc, Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát …. Và từ đó tìm ra khoảng trống trong các nghiên cứu.
Dưới đây là một số các nghiên cứu tiêu biểu mà tôi sử dụng làm tài liệu tham
khảovà cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình.
1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp khoa học để đo lường chất lượng

thuyết minh được thực hiện bởi Cerf ở Mỹ từ năm 1961 trong nghiên cứu
“Corporate reporting and investment decisions”. Ông là người khởi xướng sử dụng
phương pháp chỉ số (the index methodology) trong đo lường mức độ công bố thông
tin trên Bảng thuyết minh. Trong nghiên cứu ban đầu này tác giả đã tìm hiểu ảnh


7


hưởng của quy mô công ty, số lượng cổ đông và tỷ lệ lợi nhuận đến mức độ công bố
thông tin của doanh nghiệp. Tuy là nghiên cứu ban đầu về công bố thông tin nhưng
nghiên cứu là nền tảng, cơ sở khoa học quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo sau
này.Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chỉ số thuyết minh được sử dụng trong
nhiều nghiên cứu sau này có liên quan đến đánh giá mức độ công bố thông tin trên
Bảng thuyết minh hay công bố thông tin của doanh nghiệp. Vì là nghiên cứu ban
đầu về đánh giá mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh nên tác giả chưa
tìm hiểu hết các nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Tác giả
cũng chưa có nhận định về việc các đặc điểm của Ban giám đốc hay Hội đồng quản
trị có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin hay không.
Năm 2002, Haniffa and Cooke thực hiện nghiên cứu về các nhân tố thuộc đặc
điểm quản trị công ty và văn hóa ảnh hưởng đến công bố thông tin tại các công ty
niêm yết của Malaysia. Tác giả đã sử dụng phương pháp chỉ số công bố để tìm ra
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc văn hóa, quản trị công ty, những thành viên
gia đình thuộc hội đồng quản trị, và Chủ tịch không tham gia quản lý đến mức độ
công bố thông tin trên báo cáo thường niên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Đối
với các nhân tố thuộc đặc điểm quản trị công ty thì biến chủ tịch là CEO có tác
động tiêu cực đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh tự nguyện và là
biến có ảnh hưởng lớn nhất, đối với biến có thành viên gia đình trong ban quản trị
cũng làm giảm mức độ công bố thông tin. Các biến liên quan đến văn hóa không
gây ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu này mở ra một hướng
nghiên cứu mới về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các
doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin không chỉ đơn
thuần là đặc điểm của doanh nghiệp mà còn là đặc điểm của thành phần ban quản trị
công ty, Ban giám đốc, những người chịu trách nhiệm điều hành và cung cấp các
thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đánh giá về
mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp, không tìm hiểu về mức độ
công bố thông tin bắt buộc. từ đó chưa đánh giá được mức công bố thông tin chung
của doanh nghiệp một cách tổng quát nhất.



8

Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm của quản trị công ty và công
bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên tại Kenya của D. G. Barako, P.
Hancock and H.Y. Izan năm 2006, tác giả đã sử dụng lý thuyết đại diện để kiểm tra
mối quan hệ giữa hoạt động quản trị công ty với những thông tin được công bố tự
nguyện trên Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp tại Kenya. Kết quả của
nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của ủy ban kiểm toán là một yếu tố quan
trọng liên quan đến mức độ công bố thông tin tự nguyện; tỷ lệ thành viên của hội
đồng quản trị không tham gia điều hành doanh nghiệp có tác động tăng mức độ
công bố thông tin tự nguyên. Đối với nhân tố cơ cấu lãnh đạo của doanh nghiệp lại
không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của công ty. Bên
cạnh đó quy mô của hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố
thông tin tự nguyện của doanh nghiệp. Đây là một nghiên cứu tiêu biểu về ảnh
hưởng của quản trị công ty đến công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp,
nhưng tác giả mới chỉ tập trung vào mức độ công bố thông tin tự nguyện mà bỏ qua
mức độ công bố thông tin bắt buộc, mức độ công bố thông tin tổng quan của doanh
nghiệp.
Lin Liao, Le Luo, Qingliang Tang (2014), trong nghiên cứu về mối quan hệ
giữa sự đa dạng giới tính, hội đồng quản trị, ủy ban môi trường và các công bố về
hiệu ứng nhà kính tại Anh đã chỉ ra rằng, tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị, Hội đồng
quản trị độc lập cao, ủy ban môi trường làm tăng mức độ công bố các thông tin về
tác động của hoạt động doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường. Đây là một trong
ít những nghiên cứu việc ảnh hưởng của giới tính của các thành viên ban điều hành
đến hoạt động và công bố thông tin của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu đã
đưa ra được những nhân tố mới ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ tập trung vào một mục công bố
thông tin mà chưa bao quát được các mục công bố thông tin khác mà doanh nghiệp

cần cung cấp cho thị trường.


9

Shazrul Ekhmar Abdul Razaka, Mazlina Mustaphab, 2013. Trong bài viết
“Corporate Social Responsibility Disclosures and Board Structure”, nghiên cứu về
cấu trúc của ban điều hành doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đã thực hiện tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố tỷ
lệ sở hữu của ban giám đốc, CEO kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên
độc lập của Hội đồng quản trị, quy mô của Hội đồng quản trị đến việc công bố
thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc có ảnh hưởng tiêu cực; các nhân tố việc kiêm nhiệm
của CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị, và tỷ lệ thành
viên độc lập của Hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đây là một nghiên cứu mới được công bố gần đây và cũng là một nghiên cứu
khá đặc biệt khi chỉ tập trung vào tìm hiểu ảnh hưởng của các đặc điểm của ban
điều hành, quản trị công ty đến việc công bố thông tin mà hầu hết các nghiên cứu
trước chưa đề cập tới. Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu này cũng là chỉ tập
trung vào một mục công bố thông tin mà không đề cập đến toàn bộ các nội dung mà
doanh nghiệp cần cung cấp cho thị trường.
Từ những nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới liên
quan đến vấn đề công bố thông tin và thuyết minh rất đa dạng và được kế thừa và
phát triển qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Có một điểm chung đối với các nghiên
cứu liên quan đến vấn đề công bố thông tin là đối tượng nghiên cứu thường là mức
độ công bố thông tin, thuyết minh tự nguyện hay một mục thuyết minh tự nguyện
nào đó được khuyến kích, mà không đánh giá mức độ công bố thông tin, thuyết
minh bắt buộc hoặc mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh tổng quan
gồm thuyết minh tự nguyện và bắt buộc. Nên khi áp dụng vào môi trường kinh

doanh đang phát triển tại Việt Nam cần phải điều chỉnh cho phù hợp vì việc tuân
thủ các quy định pháp luật của các doanh nghiệp Việt là chưa hoàn hảo nên cần
đánh giá cả vấn đề thuyết minh bắt buộc và tự nguyện.


10

1.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam.
Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế và văn hóa, xã hội, ngành khoa

học nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh tế cũng đang dần tiếp cận với nền khoa
học kinh tế trên thế giới. Các công trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam cũng
đang hội nhập về phương pháp và quan điểm nghiên cứu được thực hiện tại các
nước phát triển theo cả hai hướng hàn lâm và thực tiễn. Chính điều này đã giúp nền
tảng lý thuyết có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kế toán – kiểm toán, mà cụ thể là
vấn đề nghiên cứu về công bố thông tin, thuyết minh Báo cáo tài chính ngày một
phát triển hơn. Dưới đây là một số các nghiên cứu về vấn đề công bố thông tin của
các doanh nghiệp được thực hiện trong thời gian gần đây.
Nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) về
“Mức độ công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết” đã tìm hiểu thực
trạng công bố thông tin (CBTT) tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Tác giả sử dụng các chỉ số đo lường mức độ CBTT và mô hình hồi quy để đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong báo cáo tài chính (BCTC) của 99
công ty niêm yết trên HOSE. Kết quả phân tích cho thấy: (i) Mức độ CBTT trong
BCTC của các công ty niêm yết không cao; và (ii) Các yếu tố quy mô, tỉ lệ sở hữu
của cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, mức độ sinh lời và thời gian niêm yết
của doanh nghiệp tác động đến mức độ công bố. Bên cạnh đó, một số yếu tố có ý

nghĩa trong các nghiên cứu trước đây trên thế giới như tỉ lệ sở hữu của nhà nước,
đòn bẩy tài chính, quản trị công ty, số công ty con, lĩnh vực hoạt động, khả năng
thanh toán, thị trường niêm yết và tính phức tạp của hoạt động kinh doanh không
ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty nghiên cứu.Trong nghiên cứu này tác
giả đã khảo sát các nhân tố là đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tác động đến mức
độ công bố thông tin trong Báo cáo tài chính nhưng lại không đề cập đến các nhân
tố liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc.


11

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của
các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM” của Nguyễn Thị
Thu Hảo (2014), thực hiện phân tích mối quan hệ của 09 (chín) nhân tố được xem là
ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin doanh nghiệp đến mức độ công bố thông
tin tự nguyện của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đòn bẩy, thành
phần Hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu nước ngoài làm tăng mức độ công bố thông tin
và biến tính thanh khoản có ảnh hưởng làm giảm mức độ công bố thông tin tự
nguyện của doanh nghiệp.
Đây là một nghiên cứu có ưu điểm là thực hiện thử nghiệm với hầu hết các biến
độc lập đã được thực hiện trong các nghiên cứu trước. Hạn chế chính của nghiên
cứu là chỉ xem xét về mức độ công bố thông tin tự nguyện mà chưa bao quát hết
mức độ công bố thông tin chung của doanh nghiệp, bên cạnh đó các nhân tố liên
quan đến quản trị công ty chưa được khai thác hết đặc biệt là đặc điểm của Ban
quản trị.
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn và Hoàng thị Hoài Thu (2015) về “Ảnh
hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin trên trị trường
chứng khoán Hồ Chí Minh” đã đã phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm doanh
nghiệp (DN) và mức độ công bố thông tin (CBTT) nhằm đưa ra các kiến nghị nâng
cao mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán

TP.HCM (HOSE). Tác giả sử dụng phương pháp chỉ số CBTT đo lường mức độ
CBTT và mô hình hồi quy để đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm DN đến mức độ
CBTT trong báo cáo thường niên (BCTN) của 100 công ty niêm yết trên sàn HOSE.
Các đặc điểm DN được đưa vào nghiên cứu là loại ngành, công ty kiểm toán, tính
thanh khoản, lợi nhuận, thành phần hội đồng quản trị (HĐQT), tỉ lệ sở hữu vốn của
HĐQT, quy mô, đòn bẩy, và tỉ lệ sở hữu nước ngoài. Kết quả phân tích cho thấy: (i)
Mức độ CBTT trong BCTN của các công ty niêm yết chưa thật sự cao (72,85%); và
(ii) Các yếu tố thành phần HĐQT, tỉ lệ sở hữu vốn của HĐQT, đòn bẩy, tỉ lệ sở hữu
nước ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ lên mức độ CBTT, các biến khác dường như


12

không có ảnh hưởng. Nghiên cứu chỉ tập trung vào các thông tin dược công bố trên
Báo cáo thường niên mà không đề cập đến các thông tin thuyết minh trên Báo cáo
tài chính. Các biến độc lập được nghiên cứu tuy có lưu ý đến quản trị công ty nhưng
lại chỉ đề cập đến hai đặc điểm được đề cập phổ biến trong các nghiên cứu trước
đây.
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công
ty niêm yết tại Việt Nam” của Phan Quốc Quỳnh Như (2015) thực hiện tìm hiểu ảnh
hưởng của 08 (tám) đặc điểm của doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin của
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô công ty, độ tuổi công ty,
thành viên Hội đồng quản trị và mức độ phức tạp trong cấu trúc doanh nghiệp ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết. Đây là một nghiên
cứu mới về mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết với số lượng mẫu
chọn khá lớn (133 doanh nghiệp), xem xét cả nội dung công bố thông tin tự nguyện
và bắt buộc, tuy nhiên các nhân tố ảnh hưởng lại không phải là các nhân tố mới, các
nhân tố này đã được thực hiện bởi các nghiên cứu trước. Và không đề cập đến ảnh
hưởng của đặc điểm Ban quản trị đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu về vấn đề công bố thông tin và thuyết minh Báo cáo tài chính

được thực hiện tại Việt Nam đã thừa hưởng kết quả nghiên cứu đã được thực hiện
tại nước ngoài. Với môi trường kinh doanh đặc thù tại Việt Nam mà mỗi tác giả đã
tìm kiếm những phương pháp cũng như cách tiếp cận khác nhau của các nhân tố
khác nhau ảnh hưởng đến công bố thông tin. Riêng đối với đối tượng nghiên cứu là
mức độ công bố thông tin cũng rất đa dạng như: công bố tự nguyện, thông tin tài
chính, thông tin trên Báo cáo thường niên….Nhưng đối với các nhân tố tác động thì
các tác giả mới chỉ tập trung vào đặc điểm chung của doanh nghiệp như quy mô,
hiệu quả kinh doanh, cơ cấu vốn … mà không đề cập đến vấn đề quản trị công ty
đặc biệt là các đặc điểm có liên quan đến Ban quản trị doanh nghiệp, những người
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật và cổ đông.


13

Trong suốt hơn 50 năm qua, nghiên cứu về thuyết minh thông tin đã được thực
hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều đất nước khác nhau. Kết quả của các
nghiên cứu rất khác biệt. Sự khác nhau đó xuất phát từ những nguyên nhân khách
quan và chủ quan như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu ở những nước khác nhau thì khác nhau do những khác biệt
về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế đặc biệt là giữa những nước phát triển là
đang phát triển hoặc trong cùng một nước nhưng ở thời điểm khác nhau thì cũng
khác nhau.
Thứ hai, sự khác biệt về thời gian nghiên cứu. Điều này dẫn đến một số khác
biệt về kiến thức hoặc về trình độ kỹ thuật phân tích. Càng về sau những kiến thức
mới của ngành khoa học kinh tế nói riêng và các ngành khoa học có liên quan đã bổ
sung để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu trong khía cạnh này. Đặc biệt là sự phát
triển của những công cụ kỹ thuật phân tích mới đảm bảo tính càng ngày càng hợp lý
và chính xác của kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu sau còn nhờ kế thừa kinh
nghiệm của các nghiên cứu trước nên khắc phục được những hạn chế của các
nghiên cứu trước đó.

Thứ ba, sự khác biệt xuất phát từ việc lựa chọn mẫu nghiên cứu, lựa chọn mục
thuyết minh. Tùy mục tiêu, phạm vi nghiên cứu mà nhà nghiên cứu sẽ có những
quyết định về cách thức lựa chọn mục thuyết minh, số mục thuyết minh và lựa chọn
những mục nào. Và tùy vào khả năng có được dữ liệu của người nghiên cứu mà các
mẫu nghiên cứu có thể khác nhau. Việc tìm hiểu các nghiên cứu trước đây là một cơ
sở quan trọng trong việc phát triển các giả thiết, mô hình và phương pháp nghiên
cứu sẽ được trình bày tiếp theo đây. Tuy nhiên do những khác biệt nói trên, việc so
sánh cũng như sử dụng các nghiên cứu trước đây được tiến hành thận trọng để tránh
sự khập khiễng.


14

1.3.

Điểm mới của nghiên cứu
Phần nội dung một số nghiên cứu trước được trình bày ở trên đã cho thấy rằng

các nghiên cứu về công bố thông tin của các doanh nghiệp là vô cùng đa dạng và
phong phú. Từ đó tôi nhận thấy rằng các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam và
các nước khác đều chỉ tập trung vào việc công bố thông tin nói chung, hay cụ thể thì
là các nghiên cứu về công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên. Mà một
nội dung quan trọng và cơ bản nhất của công bố thông tin mà các doanh nghiệp
thực hiện là các thông tin được công bố trong Thuyết minh báo cáo tài chính lại
không được quan tâm. Đây là một khoảng trống mà các nghiên cứu trước chưa tìm
hiểu trong vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại Việt Nam đã thực hiện trước đây chủ yếu đánh
giá mối tương quan giữa đặc điểm của doanh nghiệp như: Quy mô công ty, loại
hình kinh doanh, tỷ suất đòn bẩy, cơ cấu tổ chức hay công ty kiểm toán… đến mức
độ công bố thông tin. Đây cũng là các nhân tố đã được thực hiện khá phổ biến tại

các nghiên cứu được thực hiện ở nước ngoài. Việc tìm hiểu tương quan giữa đặc
điểm của ban quản trị công ty (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc) lại chưa được chú
ý trong khi đây là những cá nhân có tác động đến việc nội dung thông tin của doanh
nghiệp công bố ra bên ngoài.
Từ hai khoảng trống trên mà tôi thực hiện nghiên cứu về tác động của các đặc
điểm của ban quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh
báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Theo cá nhân tôi, đây sẽ
là một nghiên cứu tìm ra được những nhân tố mới tác động đến mức độ công bố
thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính. Cùng với đó là việc tìm hiểu thêm về
mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính mà trước đây
chưa được các nhà nghiên cứu và người dùng báo cáo tài chính quan tâm.
Tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp bổ sung vào dữ liệu khoa học về
vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp hiện nay và trong tương lai.


15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
2.1.

Thuyết minh Báo cáo tài chính

2.1.1.

Khái niệm

Thuyết minh Báo cáo tài chính là trình bày, công bố các thông tin tài chính, phi
tài chính, các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính và tất cả
các thông tin khác liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên Báo cáo
tài chính.

Theo nghĩa hẹp, Thuyết minh báo cáo tài chính là Bản thuyết minh báo cáo tài
chính, một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, trình bày những nội dung cơ
bản như đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, các chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán áp dụng, giải thích các phương pháp kế toán được sử dụng để lập Báo cáo tài
chính. Thuyết minh báo cáo tài chính còn bổ sung các thông tin chi tiết cho các chỉ
tiêu trong các bản Báo cáo tài chính, và giải thích tình hình, kết quả hoạt động
kinhdoanh của doanh nghiệp (chuẩn mực kế toán số 21).
Trong nghiên cứu này, Thuyết minh báo cáo tài chính được hiểu theo nghĩa
rộng. Các mục nội dung sẽ được thu thập dựa trên Bảng thuyết minh báo cáo tài
chính và phần giải trình của Ban giám đốc được công bố vào thời điểm cuối năm tài
chính của doanh nghiệp trong Báo cáo tài chính.
2.1.2.

Nội dung thuyết minh Báo cáo tài chính.

Nội dung cơ bản của thuyết minh Báo cáo tài chính gồm có Bản thuyết minh báo
cáo tài chính và phần giải thích của Ban giám đốc.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp các số liệu kế toán, bổ sung các
thuyết minh, ghi chú, các báo cáo nhỏ hay các tính toán giải thích cụ thể của thông
tin. Thông qua Bản thuyết minh báo cáo tài chính, người dung biết được chế độ kế
toán đang áp dụng tại doanh nghiệp từ đó kiểm tra việc chấp hành các qui định, chế


16

độ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đăng ký áp dụng cũng như những kiến
nghị đề xuất của doanh nghiệp.Thuyết minh Báo cáo tài chính được lập để giải thích
và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động,tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ báo cáo mà các bản báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.
Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình hoạt độngthực tế của doanh nghiệp, có

thể đưa ra các phân tích, đánh giá cho quyết định đầu tư.
Nội dung của Bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm có các nội dung chi tiết
sau (chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21):
-

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực kinh
doanh, chu kỳ kinh doanh thông thường, đặc điểm hoạt động của donh
nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp.

-

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán.

-

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.

-

Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả
định hoạt động liên tục.

-

Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đáp
ứng giả định hoạt động liên tục.

-

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán.


-

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.

-

Thông tin bổ sung cho Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

-

Những thông tin khác.

Phần giải thích của Ban giám đốc (Báo cáo của ban giám đốc), trình bày các
thông tin cơ bản của doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà quản lý, công khai các
thông tin tổng thể hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp các dữ liệu lịch sử và triển
vọng tương lai cho phép người sử dụng đánhgiá thay đổi trong tình trạng tài chính
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cung cấpcác thông tin về rủi ro đối với các


17

khoản thu nhập, dòng tiền và hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phần giải
thích của Ban giám đốc còn cung cấp các sự kiện trọng yếu có thể ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phần giải trình của Ban giám đốc
còn bao gồm các thuyết minh thừa nhận trách nhiệm của Ban giám đốc trong việc
lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực vàchế
độ kế toán hiện hành. Các thông tin trong phần này hữu ích cho mục đích dự đoán
đầu tư trong tương lai và phụ thuộc vào chính sách thuyết minh chủ quan của nhà

quản lý
2.1.3.

Phân loại thuyết minh Báo cáo tài chính.

Cũng tương tự như vấn đề công bố thông tin của doanh nghiệp, dưới góc độ
pháp lý, Thuyết minh Báo cáo tài chính được chia làm hai dạng chính là thuyết
minh bắt buộc và thuyết minh tự nguyện.
Thuyết minh bắt buộc
Thuyết minh bắt buộc là những thông tin được trình bày theo yêu cầu của luật
định. Tại Việt Nam, Thuyết minh bắt buộc đề cập đến những khía cạnh và mục
thông tin được yêu cầu trong luật kế toán, chuẩn mực, chế độ kế toán, các thông tư
hướng dẫn…. Các nội dung thuyết minh mà chuẩn mực kế toán quy định thường là
những thông tin tối thiểu mà các doanh nghiệp cần cung cấp, nhưng cũng không
cấm việc cung cấp thêm thông tin. Các thông tin thuyết minh bắt buộc thường là các
thông tin về tài chính.
Thuyết minh tự nguyện
Thuyết minh tự nguyện là các thông tin nằm ngoài vi phạm quy định của các
văn bản pháp luật quy định doanh nghiệp công bố trên thuyết minh Báo cáo tài
chính. Thuyết minh tự nguyện chủ yếu là các thuyết minh bổsung không liên quan
đến tình hình tài chính, nhưng lại có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của


×