Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.99 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Trọng Nhân

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Trọng Nhân

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014



1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Các nhà kinh tế học đã luôn cố gắng tìm lời giải cho câu trả lời cơ bản nhất của

kinh tế học là làm thế nào để đo lường tính hiệu quả của hệ thống kinh tế. từ
năm 1951 các nhà kinh tế đã giới thiệu một phương pháp đơn giản để đo lường

tính hiệu quả thông qua hệ số thỏa dụng nguồn lực. Từ đó về sau, việc sử dụng
hệ số thỏa dụng nguồn lực được dử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu có liên

quan đến đo lường hiệu quả của hệ thống kinh tế, ngân hàng hay một công ty,
tổ chức cụ thể (Chambers and Miller, 2011).


Hiệu quả kỹ thuật (technological efficiency): với mục tiêu tránh lãng phí,

bằng cách đạt được các đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng

việc cực tiểu hóa đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho. Trong trường

hợp này, đây là hiệu quả kỹ thuật (khả năng sử dụng cực tiểu hóa đầu vào
để sản xuất một vectơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực

đại từ một vectơ đầu vào cho trước), và mục tiêu tránh lãng phí của các nhà


sản xuất trở thành mục tiêu đạt được mức hiệu quả kỹ thuật cao.


Hiệu quả kinh tế (economical efficiency): mục tiêu của các nhà sản xuất có

thể đòi hỏi sản xuất các đầu ra đã cho với chi phí cực tiểu, hoặc sử dụng các
đầu vào đã cho sao cho cực đại hóa doanh thu, hoặc phân bổ các đầu vào

đầu ra sao cho cực đại hóa lợi nhuận. Trong các trường hợp này, đây là hiệu

quả kinh tế (khả năng cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối

thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một sản lượng nhất định), và mục tiêu của

các nhà sản xuất trở thành mục tiêu đạt mức hiệu quả kinh tế cao (tính theo

các chỉ tiêu như chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận).


2
Như vậy, hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và

phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản

lý… Nó phản ánh quan hệ so sánh được giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để

đạt đựợc kết quả đó. Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại (NHTM), thì

hiệu quả kinh doanh được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu


ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh

với các định chế tài chính khác.

1.1.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM thông thường nhất là phương

pháp tính toán và phân tích các chỉ số tài chính. Có nhiều chỉ tiêu dùng đo

lường hiệu quả kinh doanh của NHTM. Tùy theo mục tiêu cần phân tích, đánh

giá của người sử dụng mà sẽ lựa chọn bộ chỉ tiêu thích hợp. Các chỉ tiêu tài
chính cơ bản thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng bao gồm:


Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

+

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Cho biết cứ một đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc
vào quy mô và mức độ rủi ro của bản thân mỗi NHTM. Để so sánh chính

xác, cần so sánh tỷ số này của một NHTM với tỷ số bình quân của toàn


ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.

Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với cổ đông, nó đảm bảo mức thu nhập cho

cổ đông đã góp vốn cổ phần

ROE = (Lợi nhuận sau thuế ÷ Tổng vốn chủ sở hữu) × 100


3

+

Tỷ lệ thu nhập trên Tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM mà không quan tâm đến

cấu trúc tài chính. Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận từ một đồng tài sản, ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của

NHTM. Giá trị ROA càng cao chứng tỏ NHTM hoạt động càng hiệu quả và

ngược lại giá trị này càng thấp càng kém hiệu quả.
ROA = (Thu nhập ròng ÷ Tổng tài sản) × 100
Ngoài ra, cần lưu ý một vài điểm sau khi phân tích ROA:
ROA tăng là dấu hiệu tích cực nếu: NHTM tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ

vay làm giảm chi phí lãi vay nên lợi nhuận đạt được cao hơn. ROA tăng là


dấu hiệu tiêu cực nếu: doanh thu lợi nhuận giảm nhưng giảm thấp hơn tốc
độ giảm tổng tài sản.

ROA giảm không phải là dấu hiệu tồi nếu: việc giảm xuất phát từ việc tăng

vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng tổng tài sản tăng,
nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tăng tổng tài sản. ROA giảm là dấu

hiệu tồi nếu: vốn chủ sở hữu giảm do kinh doanh lỗ vốn, hoặc hoạt động

kinh doanh mở rộng những đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả nên

lợi nhuận không tăng, thậm chí còn giảm so với trước.
+

Hệ số sinh lời (Profit Margin, PM)

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Biên lợi
nhuận sẽ đóng vai trò là một vùng đệm giữa doanh thu và chi phí. Về lý

thuyết, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao có thể tồn tại vững vàng
trong bối cảnh chi phí leo thang. Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi

nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh doanh thu. Khi
gặp đợt gia tăng chi phí, những doanh nghiệp này sẽ rất khó khăn. Như vậy,


4


việc theo dõi biên lợi nhuận theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ
động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà còn giúp nhà đầu tư
tránh những nhận định cảm tính để nhận diện được những doanh nghiệp có
tiềm lực trong cơn bão giá.
Lợi nhuận biên = (Lợi nhuận ròng ÷ Tổng doanh thu) × 100
Nếu NHTM có nhiều sản phẩm hoặc kinh doanh nhiều hoạt động và mỗi
lĩnh vực có sổ sách kế toán riêng đầy đủ thì việc phân tích tỷ số của mỗi sản

phẩm, lĩnh vực sẽ cho một cái nhìn tổng thể về các lĩnh vực nào cho kết quả
kinh doanh tốt cần phát triển mạnh, các lĩnh vực nào kết quả kinh doanh

chưa tốt cần hạn chế hoặc chuyển hướng đầu tư.

Không phải việc tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu lúc nào cũng phản ánh

NHTM đang kinh doanh tốt và việc giảm tỷ suất lợi nhuận/doanh thu lúc

nào cũng phản ánh NHTM đang kinh doanh kèm hiệu quả mà việc xem xét
tăng/giảm tỷ suất sinh lời doanh thu là tốt hay xấu cũng cần phân tích rõ lý
do của việc tăng/giảm tỷ số.
Việc tăng tỷ suất lợi nhuận doanh thu là tốt nếu: Lợi nhuận và doanh thu

cùng tăng; doanh thu giảm do không tiếp tục vào lĩnh vực đầu tư không

hiệu quả. Lợi nhuận trong trường hợp này có thể giảm nhưng giảm ít hơn

doanh thu. Hoặc lợi nhuận lại tăng lên do giảm lĩnh vực đầu tư không hiệu
quả lên quản lý chi phí tốt hơn.

Việc tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là xấu nếu: việc tăng là do lợi nhuận

và doanh thu cùng giảm nhưng lợi nhuận giảm chậm hơn doanh thu với các
lý do giảm như sau: NHTM bị giảm năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất,
NHTM giảm lãi vay, tăng lãi suất huy động, giảm phí để chiếm lĩnh lại thị
phần,…Tuy nhiên do các NHTM này vẫn đang quản lý tốt chi phí quản lý,


5
chi phí tài chính …. nên tạm thời lợi nhuận có giảm nhưng tốc độ giảm
chậm hơn doanh thu.
Việc giảm tỷ suất lợi nhuận/doanh thu không phải là một dấu hiệu chứng tỏ
hiệu quả kinh doanh của một NHTM bị giảm sút nếu: lợi nhuận và doanh

thu đều tăng nhưng lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu. Trong trường hợp

doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không tăng thì cũng chưa hẳn là dấu hiệu

NHTM kinh doanh không hiệu quả. Để kết luận phải xem xét cơ cấu chi
phí và bản chất việc giảm lợi nhuận là do giá vốn tăng hay do NHTM quản

lý tài chính, quản lý hoạt động không tốt dẫn đến các chi phí hoạt động quá

cao so với quy mô tăng trưởng doanh thu. Ngay cả khi doanh thu và lợi
nhuận đều giảm cũng không phải là dấu hiệu kinh doanh của NHTM đang

xấu nếu do NHTM đang thu hẹp hoạt động, chuyển hướng đầu tư vào các

lĩnh vực hiệu quả, dừng hoạt động những lĩnh vực, mặt hàng kém hiệu quả.
+

Lãi suất biên tế (Net Interest Margin, NIM)

Lãi suất biên tế = (Tổng thu nhập lãi suất - Tổng chi phí lãi suất) ÷ Tài sản
sinh lợi bình quân

+

Thu nhập mỗi cổ phần (Earn per share, EPS)

EPS đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của NHTM. Khi
tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân

trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu

lưu hành có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu đôi
khi sẽ đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách dùng số lượng cổ phiếu

đang lưu hành vào cuối kỳ. EPS pha loãng khác EPS cơ bản ở chỗ EPS pha

loãng thường cộng thêm số lượng trái phiếu có thể chuyển đổi hay trái

quyền vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. EPS thường được xem là chỉ

số quan trọng nhất trong việc xác định giá của cổ phiếu. Đây cũng là thành


6
phần chính dùng để tính toán chỉ số P/E. Một điểm quan trọng nữa thường

bị bỏ qua là việc tính toán lượng vốn dùng để tạo ra lợi nhuận. Hai công ty
có thể có cùng EPS, nhưng một công ty có thể sử dụng vốn ít hơn- tức là
công ty đó có hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng vốn của mình để tạo ra


lợi nhuận và, nếu những yếu tố khác là tương thì đây là công ty tốt hơn.

EPS = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi) ÷ Số cổ phần thường bình quân

trong kỳ.


Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu suất sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu

+

Hệ số sử dụng tài sản (Asset Utilization)

Hệ số sử sụng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản

của NHTM. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một
đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số này càng cao
đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của NHTM vào các hoạt động kinh

doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ
hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một NHTM chúng ta cần so sánh hệ
số sử dụng tài sản của NHTM đó với hệ số bình quân của ngành.

Hệ số sử dụng tài sản = (Tổng doanh thu ÷ Tổng tài sản)
+

Hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu (Equity Utilization)

Hệ số sử sụng vốn chủ sở hữu dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng

vốn chủ sở hữu của NHTM. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được

với mỗi một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Hệ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng vốn chủ sở hữu của

NHTM vào các hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có

kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của


7
một NHTM chúng ta cần so sánh hệ số sử dụng vốn của NHTM đó với hệ
số bình quân của ngành.
Hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu = (Tổng doanh thu ÷ Tổng vốn chủ sở hữu)



Nhóm chỉ tiêu phản ánh triển vọng phát triển công ty:

+

Chỉ số giá trên thu nhập (Price per Earning Ratio, P/E)

P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cùa mỗi cổ

phiếu. Trong đó, giá thị trường của là giá mà tại đó cổ phiếu đang được
mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi

nhuận sau thuế mà NHTM đã chia cho các cổ đông thường trong năm tài
chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ


phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập
bao nhiêu..
P/E = (Thị giá ÷ Thu nhập mỗi cổ phần)

+

Chỉ số giá trên giá trị sổ sách (Price per Book Value, P/B)

P/B được dùng để so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của nó. P/B thường

là công cụ phân tích giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá rẻ mà

thị trường ít quan tâm. Khi P/B của một NHTM nhỏ hơn 1.0 có thể mang ý
nghĩa là: NHTM đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi số của

nó; giá trị tài sản của NHTM đã bị thổi phồng quá mức hoặc thu nhập trên

tài sản của NHTM là quá thấp. Nếu P/B của một NHTM lớn hơn 1.0 thì

chứng tỏ NHTM đang làm ăn khá tốt và thu nhập trên tài sản cao.
P/B = (Thị giá ÷ Giá trị sổ sách mỗi cổ phần)
1.1.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM
1.1.3.1. Các nhân tố bên trong


8




Vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài
sản của NHTM, tuy nhiên vai trò của vốn chủ sở hữu rất quan trọng, quy

mô vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng chịu đựng của NHTM trước những

rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ cũng như biến động xấu của nền kinh

tế. Do đó mà vốn tự có từ lâu luôn được quan tâm bởi các nhà lập pháp

nhằm đảm bảo NHTM hoạt động hiệu quả và an toàn. Khi NHTM mở rộng

kinh doanh thì rủi ro cũng tăng lên đòi hỏi khả năng phòng chống rủi ro của
NHTM phải tăng lên, vốn tự có là yếu tố then chốt trong phòng chống rủi

ro. Với nguồn vốn tự có cao và ổn định sẽ giúp NHTM ổn định hoạt động
của mình, tạo ra niềm tin trong khách hàng, giúp hoạt động của NHTM

hiệu quả hơn.


Quy mô tài sản, chất lượng tài sản: quy mô tài sản của NHTM tăng lên

thường đi kèm với việc mở rộng kinh donah của NHTM, khả năng tiếp cận

đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, mở rộng địa bàn hoạt động…giúp

NHTM tăng cường cung cấp các sản phẩm của mình đến với khách hàng

nhanh chóng và hiệu quả, từ đó thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của


NHTM, đồng thời làm gia tăng hình ảnh của NHTM với khách hàng khác.

Tuy nhiên, khi tài sản tăng lên cũng đồng thời đòi hỏi khả năng quản lý của
NHTM phải tốt hơn, nếu không rủi ro sẽ cao hơn và có ảnh hưởng xấu đến

chất lượng hoạt động của NHTM. Đơn cử như việc quản lý nguồn vốn huy
động từ tiền gửi, nếu NHTM không có kế hoạch sử dụng an toàn, hiệu quả,

sinh lời hợp lý, hoạt động cấp tín dụng không được quản lý hiệu quả thì sẽ
đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn. Do đó, chất lượng tài sản cũng là
yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.



Trình độ quản lý: hoạt động của NHTM có tính chất rất đặc biệt, NHTM

kinh doanh tiền tệ, là trung gian tài chính cho nên kinh tế. Do đặc trưng
công việc cần hợp tác kinh doanh, cấp vốn, hợp tác đầu tư trong nhiều


9
lĩnh vực nên việc am hiểu thị trường, có cái nhìn chiến lược và đặc biệt là

năng lực tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả là vấn đề cốt lõi trong hoạt

động ngân hàng. Do đó đòi hỏi khả năng quản lý tốt của bộ máy quản lý.
Hiện nay, đa phần các NHTM được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần

với Đại hội đồng cổ đông đứng đầu, tiếp đến là Hội đồng quản trị, Ban Tổng


giám đốc, Ban kiểm soát…Vai trò, vị trí của từng bộ phận có ảnh hưởng

đến chiến lược hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của NHTM theo

các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc thì một tổ chức chỉ có

thể kinh doanh hiệu quả khi năng lực và trình độ quản lý là tương xứng với

nhu cầu phát triển của thì trường. Khi mở rộng phạm vi kinh doanh, trình

độ quản lý cũng phải phát triển theo mới đáp ứng được những diễn biến của
thực tiễn. Hiện nay, khi nền kinh tế càng gia nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, nên việc hội nhập, mở cửa rộng hơn nữa lĩnh vực tài chính nói chung
và lĩnh vực ngân hàng nói riêng là điều tất yếu, do đó thách thức càng lớn
hơn cho bộ phận quản lý của NHTM.


Chiến lược hoạt động: chiến lược hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng

đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung và NHTM

nói riêng. Chiến lược hoạt động đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho

NHTM, chiến lược hoạt động có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho

NHTM kinh doanh đúng hướng. Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh

doanh, tổ chức nhờ có chiến lược hoạt động đúng đắn mà đạt được nhiều

thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương

trường.


Yếu tố khác: bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
NHTM trên, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng khác như: văn hóa công

ty, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ…cũng là những yếu tố có ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động của NHTM.


10

1.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài


Các biến số kinh tế vĩ mô: NHTM với vai trò là định chế tài chính trung

gian của nền kinh tế nên mọi hoạt động của NHTM đều chịu có tác động từ

nền kinh tế. Để đảm bảo định hướng kinh doanh theo đúng diễn biến thị
trường, NHTM phải thường xuyên quan tâm và đánh giá, cũng như đưa ra

dự đoán tương đối chính xác về môi trường kinh tế vĩ mô. Các biến số kinh

tế vĩ mô là những biến số đầu vào để NHTM hoạch định chiến lược hoạt

động. Các biến số quan trọng: tăng trưởng GDP, lãi suất, lạm phát, dân số,
thu nhập bình quân đầu người…đều có ảnh hưởng quyết định đến nhu cầu


sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

+

Tăng trưởng GDP: tăng trưởng kinh tế ổn định và cao là nhân tố tác động
mạnh mẽ đến nhu cầu của người dân với dịch vụ NHTM, thúc đẩy NHTM

mở rộng kinh doanh và phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ khác.

Ngược lại, kinh tế không tăng trưởng, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh thấp dẫn đến tín dụng không tăng trưởng. Khi kinh tế đi vào

giai đoạn khó khăn, suy thoái sẽ làm giảm chất lượng tài sản của NHTM vì
chất lượng các khoản tín dụng giảm sút, các khoản vay không được thanh

toán đúng hạn sẽ chuyển nợ xấu, NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro cho

hoạt động tín dụng nhiều hơn, giá trị thị trường của tài tải cũng giảm sút
nhanh chóng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

+

Lãi suất: NHTM là nơi gặp nhau giũa chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu

vốn. Chính vì vậy, lãi suất có ảnh hưởng đến cả chi phí huy động đầu vào

lẫn nguồn thu đầu ra từ lãi vay tín dụng của NHTM. Lãi suất ảnh hưởng

đến lượng tiền gửi của khách hàng, đến dư nợ tín dụng và cả khả năng trả
nợ của khách hàng. Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, lạm phát cao dẫn


đến lãi suất huy động quá cao, tiền gửi sẽ nhiều nhưng khách hàng đi vay


11
phải chịu chi phí lãi vay quá cao, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay
của khách hàng, làm gia tăng rủi ro của NHTM. Ngược lại, nếu lãi suất quá

thấp, lượng tiền huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế sẽ hạn chế
trong khi nhu cầu vay vốn tăng cao dẫn đến tình trạng NHTM không đáp
ứng đủ nguồn vốn cho nền kinh tế, doanh thu của NHTM suy giảm do dư
nợ tín dụng tăng trưởng kém.
+

Lạm phát: cũng như lãi suất, lạm phát tác động gần như trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của NHTM thông qua tác động đến lượng tiền gửi và kỳ

hạn gửi tiền. Lãi suất thực sẽ được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm

phát là nhân tố quyết định nhất đến lượng tiền gửi và kỳ hạn gửi của khách

hàng. Nếu lạm phát cao sẽ làm mất giá đồng tiền, người dân có xu hướng

dự trữ các tài sản bảo toàn được giá trị hơn, làm đồng tiền ngày càng mất

giá, tăng rủi ro tỷ giá cho NHTM. Khi đó, NHTM rất khó khăn trong huy

động vốn, muốn huy động được vốn thì các NHTM phải cạnh tranh lãi suất,

thậm chí huy động vượt trần lãi suất để có thể huy động được vốn cho hoạt


động tín dụng. Tình trạng khó khăn cho hệ thống NHTM tất yếu xảy ra khi

tình trạng các NHTM nhỏ, không thể huy động được vốn cho hoạt động, rủi

ro thanh khoản gia tăng, lãi suất liên ngân hàng gia tăng đột biến. Với lãi
suất huy động tăng cao, bắt buộc lãi suất cho vay phải tăng cao tương ứng

sau khi cộng vào các chi phí hoạt động và trích lập dự phòng, chính điều
này lại làm cho giá thành sản xuất gia tăng làm tăng áp lực lạm phát.



Môi trường pháp lý: hoạt động của doanh nghiệp nói chung hay NHTM nói
riêng đều có sự chi phối của quy định pháp luật. Sự thay đổi luật pháp luôn

ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân

kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh

của NHTM. Ngoài việc chịu chi phối bởi pháp luật áp dụng chung cho tất


12
cả các lĩnh vực, NHTM còn hoạt động theo luật pháp và các thông lệ quốc

tế về tạp quán thương mại, luật pháp trong nước. Môi trường pháp lý có ảnh

hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Một sự thay đổi 1%
trong dự trữ bắt buộc có thể thay đổi mạnh mẽ nguồn vốn và chiến lược cấp


tín dụng của NHTM, hay thay đổi quy định về phân loại nợ và trích lập dự
phòng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.



Các yếu tố khác: do đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM liên quan

đến nhiều chủ thể, phạm vi hoạt động kinh doanh có mối liên hệ rộng khắp

toàn cầu nên ngoài các yếu tố kể trên, còn nhiều yếu tố ngoại sinh khác ảnh

hưởng đến hoạt động của NHTM như tình hình kinh tế thế giới, áp lực cạnh

tranh, thị phần cung ứng dịch vụ,…

1.2. Tổng quan về mô hình định lượng đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân
hàng thương mại
1.2.1. Mô hình phân tích bao dữ liệu (Data envelopment analysis, DEA)
1.2.1.1. Giới thiệu mô hình DEA

Mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phi tham số dùng để đo

lường tính hiệu quả giữa các công ty với nhau. Phương pháp này giúp tạo ra
một tập hợp biên các công ty hiệu quả và so sánh nó với các công ty không hiệu

quả để đo lường được mức hiệu quả. Theo DEA thì một công ty hoạt động tốt

nhất sẽ có chỉ số hiệu quả là 1, Ngược lại công ty hoạt động kém hiệu quả sẽ có


giá trị nhỏ hơn 1 (Berger and Humphrey, 1997).

1.2.1.2. Thống kê kết quả ứng dụng mô hình DEA để đo lường hiệu quả kinh doanh
của Ngân hàng thương mại trên thế giới
Có khá nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả kinh doanh của NHTM tại các nước

phát triển nhưng số lượng nghiên cứu về đề tài này tại các nước đang phát triển
còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, tài liệu về tái cơ cấu và phát triển khu vực tài


13
chính ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và nền kinh tế mới nổi thì rất phong

phú. Vấn đề chủ sở hữu, tác động cạnh tranh từ hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến

hiệu quả kinh doanh của NHTM là các tài liệu nghiên cứu phổ biến nhất. các

nghiên cứu này đa số đều chỉ ra các bằng chứng thực nghiệm về vấn đề quyền

sở hữu ngân hàng (Dash and Charles, 2009). Một số nghiên cứu đã sử dụng mô

hình DEA để đo lường hiệu quả kinh doanh của NHTM trên thế giới:


Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Grigorian và Manole về yếu tố quyết
định đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại tại 17 nền kinh tế đang

chuyển đổi trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1998. Một lưu ý của

nghiên cứu là trong quá trình chuyển đối, trong khi một số nền kinh tế đã

tái cơ cấu thành công thì một số nước vẫn có nền tài chính kém phát triển
với tỷ lệ các trung gian tài chính là thấp. Kết quả nghiên cứu của Grigorian

và Manole cũng được tiếp tục mở rộng khi giải thích về sự khác biệt về tính
hiệu quả giữa các tổ chức, các quốc gia khi xem xét một loạt các biến kinh

tề vĩ mô, an ninh và thể chế chính trị. Với việc đưa ra các kết luận về các
yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả kiểm định

Tobit cho rằng: (1) yếu tố sở hữu nước ngoài với sức mạnh kiểm soát và tái

cấu trúc tổ chức đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả kinh

doanh của NHTM. (2) tác động từ chính sách thắt chặt các tiêu chuẩn an

toàn hoạt động là rất khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu chí an toàn, (3) hoạt

động hợp nhất có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM (Grigorian
and Manole, 2002).



Kết quả nghiên cứu của tác giả Fiorentino và cộng sự về hiệu quả kinh

doanh theo yếu tố chi phí của các NHTM tại Đức bằng phương pháp của

hai phương pháp DEA và SFA. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu
từ 34.192 quan sát tại tất cả các NHTM chính của Đức trong giai đoạn từ



14
năm 1993 đến 2004. Kết quả nghiên cứu của Fiorentino và cộng sự chỉ ra

rằng kết quả từ mô hình phi tham số (DEA) đặc biệt rất nhạy cảm với sai số
đo lường và sự chênh lệch, biến thiên của mẫu nghiên cứu. Kết quả cũng

chỉ ra rằng cần phân biệt mẫu nghiên cứu giữa các loại hình là NHTM, quỹ
tiết kiệm, tổ hợp tác tín dụng vì có sự khác biệt trong hệ thống kế toán giữa

các tổ chức này để tránh hiểu sai, giải thích sai về tính hiệu quả tổng thể

của toàn bộ ngành ngân hàng. Cuối cùng, mặc dầu đang diễn ra những thay
đổi căn bản tại các NHTM lớn của Châu Âu nhưng hiệu quả kinh doanh hệ

thống NHTM thì rất ổn định trong ngắn hạn. Bên cách đó, kết quả cũng chỉ
ra rằng điểm số ước tính chỉ số hiệu quả hằng năm theo phương pháp tham

số (SFA) là kém ổn định cho cả giai đoạn 12 năm. Như vậy, kết quả nghiên

cứu về tính hiệu quả kinh doanh giữa hai phương pháp DEA và SFA phụ

thuộc rất lớn vào giả định ban đầu về tính độc lập giữa các biến trong hàm

sản xuất của NHTM (Fiorentino et al., 2006).


Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Hermes và Vu Thi Hong Nhung tác
động của qua trình từ do hóa tài chính lên hiệu quả kinh doanh của NHTM

với bằng chứng thực nghiệm tại khu vực Châu Mỹ La tinh và Châu Á.


Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu từ 4.000 NHTM tại các nền
kinh tế mới nổi trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2000. Mô hình DEA được

áp dụng để tính toán mức độ hiệu quả tại từng NHTM. Sau đó, mức độ hiệu

quả của từng NHTM được tổng hợp với từng quốc gia để tìm tra mối liên
hệ giữa tự do hóa tài chính và tính hiệu quả của ngành ngân hàng bằng

phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp bình phương bé nhất
với hiệu ứng cố định. Kết quả nghiên cứu tổng thề cho thấy sự hỗ trợ tích

cực của quá trình tự do hóa tài chính lên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
của ngành ngân hàng (Hermes and Vu Thi Hong Nhung, 2007).


15
1.2.1.3. Ưu nhược điểm của mô hình DEA

Mô hình DEA có các ưu, nhược điểm cơ bản (Bauer et al., 1998).


+

Ưu điểm mô hình DEA

Không yêu cầu phải xác định một dạng hàm cụ thể khi xây dựng biên sản

xuất.
+


Đường giới hạn biên sản xuất được xây dựng trực tiếp từ dữ liệu quan sát
thông qua hệ thống phương trình tuyến tính.

+

Có thể sử dụng trong trường hợp nhiều sản phẩm đầu ra và nhiều yếu tố

+

Có thể sử dụng để ước lượng riêng biệt các loại hiệu quả sản xuất như hiệu

đầu vào.

quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí và
hiệu quả theo quy mô sản xuất.

+
+

Áp dụng được cả với biến định tính.

Cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra trong việc tính các độ đo

hiệu quả.

+
+

Nhược điểm mô hình DEA


Đòi hỏi nguồn số liệu lớn.

Kết quả nghiên cứu phụ thuộc (rất nhạy cảm) với việc xác định chính xác

đầu vào và đầu ra. Do đó, viếc xác định chính xác biến đầu vào, biến đầu ra
là rất quan trọng.

+
+

Không có cách kiểm định sự phù hợp của kết quả từ mô hình trong trường

hợp xác định không chính xác biến đầu vào, biến đầu ra.

Kết quả số lượng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả (nằm trên đường

biên hiệu quả) có xu hướng tăng lên khi tăng số lượng biến đầu vào và biến

đầu ra.
+

Trong trường hợp không có mối quan hệ giữa các biến giải thích (nội bộ


16
các biến đầu vào, biến đầu ra) thì mô hình DEA xem xét mỗi doanh nghiệp

như một mẫu riêng biệt và hoạt động hiệu quả với điểm hiệu quả rất gần
với mức 1.


+
+

Không tính đến yếu tố sai số hay nhiễu.

Mô hình đo lường hiệu quả tương đối giữa các công ty với nhau, do đó nếu

một công ty có chỉ số hiệu quả là 1 thì không có nghĩa là công ty đó đã tối

ưu trên thực tế, mà nó chỉ hơn các công ty khác trong phạm vi nghiên cứu.
1.2.2. Mô hình Cobb - Douglas
1.2.2.1. Giới thiệu hàm sản xuất Cobb – Douglas

Hàm sản xuất Cobb – Douglas dùng đánh giá sự phụ thuộc của sản lượng vào

các yếu tố đầu vào. Hàm sản xuất Cobb-Douglas được biểu diễn như sau:
α

Trong đó:

Y = AL K

β

Y = sản lượng
L = số lượng lao động
K = lượng vốn
A = năng suất toàn bộ nhân tố
α và β là các hệ số co dãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn; chúng

cố định và do công nghệ quyết định. Nếu:

α + β = 1, thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo quy mô;
α + β < 1, thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mô;
α + β > 1, thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô.

1.2.2.2.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Cobb – Douglas

Mô hình Cobb – Douglas có các ưu điểm, nhược điểm (Bhanumurthy, 2002)


17


+

Ưu điểm mô hình Cobb – Douglas

Mô hình nghiên cứu đơn giản, dễ dàng đánh giá và giải thích kết quả
nghiên cứu;

+

Chỉ cần ước lượng một vài thông số đầu vào (dựa trên những điều kiện hạn
chế);

+


Mô hình có thể xử lý cùng lúc nhiều yếu tố đầu vào ngay cả khi tồn tại
những bất hoàn hảo trên thị trường;

+

Hàm Cobb – Douglas không bị giới hạn về khả năng mở rộng xử lý cho các
quy mô sản xuất khác nhau;

+

Mô hình có thể xử lý dễ dàng và triệt để các vấn đề về ước lượng trong kinh

tế lượng như tương quan chuỗi, phương sai thay đổi và đa cộng tuyến.



Nhược điểm mô hình Cobb – Douglas

+

Mô hình kém linh hoạt;

+

Ngoại trừ một giả định cụ thể, các giả định khác có thể được nới lỏng
(không bắt buộc);

+

Mô hình dựa trên giả định hạn chế về thị trường cạnh tranh hoàn hảo về thị


+

Giả định tất cả công ty có suất sinh lợi không đổi theo quy mô (constant

trường đầu vào và đầu ra;

returns to scale – CRS).
1.3. Một số nghiên cứu sử dụng mô hình Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Nghiên cứu của Cavallo và Rossi
Mô tả dữ liệu: trong giai đoạn 1980 – 2000, với xu thế hòa nhập làm gia tăng
cạnh tranh trong hệ thống NHTM Châu Âu đã diễn ra một làn sóng sáp nhập –

hợp nhất (M&A) mạnh mẽ. Các NHTM nhỏ hơn và cạnh tranh kém bị thâu tóm


18
và sáp nhập tạo thành các NHTM với quy mô hoạt động rộng lớn hơn. Tác giả

đã vận dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để kiểm chứng tính hiệu quả kinh

doanh của hệ thống NHTM trong giai đoạn từ năm 1992 đến 1997. Mẫu
nghiên cứu gồm 442 ngân hàng tại 6 quốc gia thuộc Châu Âu (2.516 quan sát),
dữ liệu được điều chỉnh theo giá cả năm 1997. Việc thu thập dữ liệu được chọn

lọc theo chín loại tổ chức tín dung khác nhau như: ngân hàng thương mại cổ
phần, ngân hàng đầu tư, quỹ hợp tác, quỹ tiết kiệm và cho vay (Cavallo and
Rossi, 2001).

Mô hình nghiên cứu: tác giả sử dụng mô hình chi phí (cost function
specification). Trong mô hình chi phí, các nhà kinh tế sử dụng nhiều định nghĩa

khác nhau về đầu vào và đầu ra. Ví dụ: khoản mục “tiền gửi” có thể được xem

là đầu vào hoặc như một là đầu ra (Berger and Humphrey, 1997). Một cách tiếp

cận khác được xem xét là cách tiếp cận kép. Trong đó xem xét khoản mục “tiền

gửi” cả trên hai góc độ như là yếu tố đầu vào và đầu ra (Bauer et al., 1993).

Theo phương pháp này, khoản tiền lãi phải trả cho tiền gửi được xem là yếu tố
đầu vào và số lượng tiền gửi là yếu tố đầu ra. Trong bài nghiên cứu, hai tác giả
sử sụng cách tiếp cận thứ 2. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả sử dụng ba

biến đầu vào và ba biến đầu ra. Biến đầu ra bao gồm: các khoản cho vay, tiền

gửi và đầu tư tài chính. Dư nợ bao gồm cá nợ đủ tiêu chuẩn và nợ xấu. Biến

tiền gửi bao gồm toàn bộ khoản tiền gửi từ khách hàng cá nhân. Đầu tư tài
chính bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn, mua bán chứng khoán đầu tư, đầu tư

trái phiếu, mua cổ phiếu. Biến đầu vào bao gồm: Tiền gửi, nhân công và vốn

chủ sở hữu. Tác giả sử dụng kỹ thuật translog (lấy logarit 2 vế phương trình).

Mô hình translog là một trong những mô hình lý thuyết được áp dụng rộng rãi

để kiểm định tính hiệu quả của ngân hàng.
Mô hình:



19



ln(TC) = [αo + ∑ଷ௧ୀଵ ߙ݅ . ln yis + ∑ଷ௞ୀଵ ߚ݅ . ln pks + ∑ଷ௜ୀଵ ∑ଷ௝ୀଵ ߙ݅ ݆. ln yis . ln yjs
+






∑ଷ௞ୀଵ ∑ଷ௛ୀଵ ߚ݄݇. ln pks . ln phs + ∑ଷ௜ୀଵ ∑ଷ௞ୀଵ ߜ݅ ݇ . ln yis . ln pksሿ

Trong đó, TC là tổng chi phí, yi là đầu ra thứ i và pk là giá cả của đầu vào thứ k.


Kết quả nghiên cứu:

+

Có sự gia tăng các yếu tố không hiệu quả trong hệ thống NHTM Châu Âu

trong giai đoạn 1992 – 1997, đặc biệt là ở các NHTM tập trung vào các

hoạt động truyền thống như cho vay thương mại, huy động vốn qua tiền
gửi, cho vay cho các doanh nghiệp.
+


Hiệu quả kinh doanh hiện hữu ở hầu hết các NHTM được kiểm chứng trong

giai đoạn này. Đặc biệt các NHTM nhỏ có tính hiệu quả theo kinh doanh

cao hơn, còn các NHTM lớn có tính hiệu quả khi NHTM lớn phát triển các
dòng sản phẩm dịch vụ mới.
1.3.1.2. Nghiên cứu của Limi
Mô tả dữ liệu: tác giả tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của hệ thống NHTM

tại Pakistan cho giai đoạn 1998 – 2001 (giai đoạn hệ thống NHTM được tiến
hành tái cấu trúc mạnh mẽ). Hệ thống NHTM tại Paskistan đồng thời mở rộng

hoạt động, chuyên mô hóa vào các lĩnh vực, đa dạng hóa các hoạt động. Dữ liệu

được thu thập tại 41 tổ chức tín dụng, bao gồm: 4 ngân hàng thương mại quốc

doanh, 3 ngân hàng chuyên dụng, 3 tổ chức tài chính phát triển, 2 ngân hàng
cấp tỉnh, 12 ngân hàng tư nhân và 15 ngân hàng nước ngoài (Limi, 2004).
Mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng mô hình chi phí (cost function

specification). Tác giả sử dụng các tiếp cận trung gian, theo đó thì chi phí bao

gồm toàn bộ cho phí vận hành và cho phí lãi vay, đầu ra được đo lường thông

qua tài khoản giao dịch trung gian bằng đồng đô la. Đầu vào gồm nhân công,

vốn chủ sở hữu và tiền lãi cho khoản tiền gửi huy động. Mô hình giả định rằng



20
ngân hàng cung cấp sáu dịch vụ khi sử dụng ba yếu tố đầu vào, đầu ra bao gồm
bốn loại cho vay: cho vay thương mại và công nghiệp, cho vay nông nghiệp,
cho vay lĩnh vực công, bảo lãnh và cho thuê tài chính và 2 loại sản phẩm tiền
gửi: tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
Trong mô hình chi phí, tác giả sử dụng kỹ thuật translog (lấy logarit 2 vế

phương trình). Mô hình translog là một trong những mô hình lý thuyết được áp
dụng rộng rãi để kiểm định tính hiệu quả của ngân hàng.
Mô hình:
ln C = f (Y, W, D’TYPE, NPL;β) + ε

= βo + ∑௜ ߚܻ݅ . ln Yi + ∑௜ ߚ‫݆ݓ‬. ln Wj + ∑௜ ∑௞ ߚܻܻ݅݇ . ln Yi . ln Yk
+







∑௝ ∑௜ ߚܹ݆ܹ݅. ln Wj.lnWi + ∑௜ ∑௝ ߚܻܹ݆݅. ln Yi . ln Wj + D’TYPE βTYPE +

βNPLNPL + ε

Trong đó, C là tổng chi phí, Yi là đầu ra thứ i và Wj là giá cả của đầu vào thứ j.
Biến giả Dummy được sử dụng cho loại ngân hàng D’TYPE bởi vì có nhiều
hình thức ngân hàng trong mẫu nên dẫn đến khả năng sẽ tồn tại các các mô hình

sản xuất khác nhau. Có 7 hình thức khác nhau được xem xét trong mẫu nghiên


cứu bao gồm: tổ chức phát triển tài chính, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
thương mại cổ phần nhà nước, ngân hàng thương mại tư nhân hóa một phần,
ngân hàng tư nhân, ngân hàng cấp tỉnh, vá các ngân hàng chuyên doanh. Nợ

quá hạn (nợ dưới chuẩn) được đánh giá là sẽ làm gia tăng chi phí của ngân
hàng.


Kết quả nghiên cứu:

+

Hiệu quả kinh doanh tồn tại trong hệ thống NHTM của Paskistan

+

Việc đa dạng hóa danh mục kinh doanh làm tăng lợi nhuận của NHTM tại

Paskistan


21

+

Các NHTM tư nhân có tính hiệu quả theo quy mô cao nhất, tiếp theo là các
NHTM nước ngoài và NHTM nhà nước.

1.3.1.3. Nghiên cứu của Mertens và Urga


Mô tả dữ liệu: nghiên cứu được thực hiện để kiểm định tính hiệu quả của hệ
thống NHTM tại Ukraina trong năm 1998. Dữ liệu được thu thập tại 79 tổ chức

tín dụng trên tổng số 170 tổ chức tín dụng tại thời điểm này, chiếm 76% tổng
tài sản ròng của toàn hệ thống ngân hàng. Mẫu bao gồm: ngân hàng quốc doanh
(Oshchadbank và Ukreximbank), ngân hàng thương mại quốc doanh cũ, ngân
hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài (Mertens and Urga, 2001).
Mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng mô hình chi phí (cost function
specification)
Trong mô hình chi phí, tác giả sử dụng kỹ thuật translog (lấy logarit 2 vế

phương trình). Mô hình translog là một trong những mô hình lý thuyết được áp
dụng rộng rãi để kiểm định tính hiệu quả của ngân hàng.



Kết quả nghiên cứu:

+

NHTM nhỏ có tính hiệu quả kinh doanh cao hơn trong việc tiết kiệm chi
phí, nhưng mang tính hiệu quả ít hơn trong hàm lợi nhuận.

+

Có sự khác biệt trong tính hiệu quả kinh doanh giữa nhóm NHTM nhỏ và
NHTM lớn, NHTM lớn không có tính hiệu quả kinh doanh.



22

1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Các tác giả trong nước không chỉ thực hiện việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
(hiệu quả về mặt tài chính) của các NHTM mà còn thực hiện trên phạm vi rộng

hơn là xem xét tổng thể về hiệu quả hoạt động. Tiêu biểu là nghiên cứu của
Nguyễn Việt Hùng. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy Logarit hai vế hàm lợi

nhuận dựa trên hàm Cobb – Douglas để kiểm định tính hiệu quả của của các

NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005. Dữ liệu được thu thập từ 32

NHTM ở Việt nam bao gồm 5 NHTM nhà nước, 23 NHTM cổ phần, 4 NHTM
liên doanh (Nguyễn Việt Hùng, 2008).

+

Kết quả nghiên cứu

Trong giai đoạn 2001 – 2005: các NHTM Việt Nam đã sử dụng lãng phí

các đầu vào (lao động, vốn, kỹ thuật…). Trong đó, NHTM CP thời kỳ này
sử dụng hiệu quả các nguồn lực hơn các NHTM NN. Còn Ngân hàng liên
doanh theo thời gian đã sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.

+

Các NHTM NN khi mở rộng kinh doanh thì gây lãng phí các yếu tố đầu

vào nhiều hơn. Và ngày càng nhiều NHTM phải đối mặt với hiện tượng

giảm hiệu quả khi mở rộng kinh kinh doanh trong giai đoạn này. Nhiều
NHTM vẫn nghiêng về sử dụng nhiều lao động qua các năm.

+

Hiệu quả hoạt động của khối NHTM nhà nước có tác động lớn đến hiệu quả

+

Thị phần cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.

hoạt động của toàn ngành.

Tác giả Nguyễn Phúc Cảnh cũng thực hiện nghiên cứu về tính hiệu quả theo

quy mô của 6 TCTD được niêm yết trên HOSE và HNX trong thời kỳ từ năm

2009 đến năm 2011. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng, tác giả

sử dụng phương pháp translog nhưng mở rộng thêm hàm doanh thu, chi phí, và

lợi nhuận dựa trên hàm Cobb – Douglas để kiểm định tính hiệu quả 9Nguye64n


23

Phúc Cảnh, 2012) Kết quả nghiên cứu:
+


Hiệu quả hoạt động của nhóm 6 NHTM trong giại đoạn 2009 – 2011 không

ổn định khi gia tăng quy mô hoạt động. Trong đó yếu tố đầu vào khi mở
rộng có tác động tích cực lên doanh thu của nhóm NHTM còn yếu tố đầu ra

khi mở rộng cũng giúp tăng doanh thu cho các NHTM nhưng không đạt
hiệu quả cao.

+

Nhóm NHTM NN có doanh thu tăng cao hơn khi các yếu tố đầu vào được

mở rộng vì sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn, nhưng chi phí cũng tăng cao

khi mở rộng các yếu tố đầu vào và đầu ra, đồng thời rủi ro tài chính cao
hơn so với nhóm NHTM CP.

+

Nhóm NHTM CP hoạt động có tính ổn định và sử dụng nhiều vốn chủ sở
hữu hơn so với nhóm NHTM NN do đó thu nhập và các chỉ tiêu tài chính

ổn định theo thời gian.

1.3.3. Điểm khác biệt của nghiên cứu so với các công trình nghiên cứu khác

So với các nghiên cứu đã thực hiện trước đây nhằm đánh giá hiệu quả kinh

doanh của NHTM, nghiên cứu lần này có các điểm khác biệt cơ bản sau đây:


Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tham số theo mô hình SFA. Như
trình bày mục phương pháp nghiên cứu, có hai mô hình phổ biến được sử dụng
rộng rãi là là DEA và SFA (Berger and Humphrey, 1997). Đa số các nghiên

cứu về hiệu quả kinh doanh của các TCTD trên thế giới đều áp dụng mô hình

DEA. Tuy nhiên, với cách tiếp cận phi tham số bằng mô hình DEA thì hai
nhược điểm lớn nhất là mô hình đòi hỏi nguồn số liệu lớn và kết quả nghiên

cứu phụ thuộc (rất nhạy cảm) với việc xác định chính xác đầu vào và đầu ra cho

mô hình. Các nghiên cứu tại Việt Nam sẽ gặp trở ngại và độ tin cậy sẽ không
cao khi áp dụng DEA vì hạn chế trong dữ liệu đầu vào và các biến nghiên cứu

chưa thể xác định rõ ràng là biến đầu vào hay biến đầu ra cho ngành ngân hàng


×