Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 164 trang )

BỘ GIÓA DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ KIM DUNG

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - năm 2015


BỘ GIÓA DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ KIM DUNG

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. VÕ THANH THU

TP. Hồ Chí Minh - năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Thái Thị Kim Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN........................................ 1
1.1

Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 2

1.3


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3

1.4

Tổng quan và điểm mới của luận văn ............................................................ 3
1.4.1

Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................. 3

1.4.2

Điểm khác của luận văn .......................................................................... 5

1.5

Khung nghiên cứu .......................................................................................... 6

1.6

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6

1.7

Bố cục của bài nghiên cứu.............................................................................. 7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ FDI VÀ HOẠT ĐỘNG FDI
CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ........................................................................... 9
2.1


Tổng quan lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................... 9
2.1.1

Khái niệm, đặc điểm ................................................................................ 9

2.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................. 9
2.1.1.2 Đặc điểm .............................................................................................. 9
2.1.2

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................. 9

2.1.3

Tác động cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................. 10

2.1.3.1 Tác động tích cực ............................................................................... 10
2.1.3.2 Tác động tiêu cực ............................................................................... 11
2.2

Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài .............. 11
2.2.1

Lý thuyết chiết trung của Dunning ........................................................ 11


2.2.2

Lý luận về các nhân tố thúc đẩy họat động đầu tư nước ngoài ............. 13

2.2.3

Những nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài ............................................................................................. 14
2.3

Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ...................................... 19
2.3.1

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 19

2.3.1.1 Nhân tố môi trường kinh tế - chính trị .............................................. 19
2.3.1.2 Nhân tố thể chế Nhà nước .................................................................. 20
2.3.1.3 Nhân tố nguồn nhân lực ..................................................................... 20
2.3.1.4 Nhân tố cơ sở hạ tầng ......................................................................... 20
2.3.1.5 Nhân tố chi phí đầu vào ..................................................................... 21
2.3.1.6 Nhân tố chính sách của nhà nước ...................................................... 21
2.3.2
2.4

2.5

Mô hình nghiên cứu............................................................................... 22

Kinh nghiệm thu hút FDI cuả một số quốc gia ........................................... 22
2.4.1

Lý do nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan ...... 22

2.4.2

Kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia ................................................ 23


2.4.3

Kinh nghiệm thu hút FDI của Thái Lan ................................................ 24

2.4.4

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................... 25

Tổng quan thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ................ 26
2.5.1

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp vào Việt Nam .................................. 26

2.5.2
Một số tác động chủ yếu cuả FDI đối với phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam.............................................................................................................. 27
2.5.2.1 Những thành tựu ................................................................................ 27
2.5.2.2 Những hạn chế ................................................................................... 28
2.6

Tình hình, xu hướng FDI ra nước ngoài của Nhật Bản ............................... 28
2.6.1

Nguyên nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản .................. 28

2.6.2

Tình hình, xu hướng FDI cuả Nhật Bản trên thế giới ........................... 29


2.6.2.1 Theo khu vực...................................................................................... 29
2.6.2.2 Theo ngành ........................................................................................ 30
2.6.3
2.7

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Asean ............................................. 32

Thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam ............................. 34
2.7.1

Vai trò, xu hướng và cơ cấu FDI của Nhật Bản .................................... 34

2.7.1.1 Vai trò ................................................................................................ 34


2.7.1.2 Xu hướng đầu tư của Nhật tại Việt Nam ........................................... 35
2.7.1.3 Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam ........................ 36
2.7.2
Nam

Những kết quả đạt được trong thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt
............................................................................................................... 38

2.7.2.1 Những thành công .............................................................................. 38
2.7.2.2 Những hạn chế ................................................................................... 39
2.7.3

Những nhân tố ảnh hưởng đến FDI Nhật Bản vào Việt Nam .............. 40

2.7.3.1 Những nhân tố tác động thuận lợi đến thu hút FDI từ Nhật ............. 40

2.7.3.2 Những nhân tố tác động không thuận lợi đến thu hút FDI từ Nhật ... 41
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 52
3.1

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 52

3.2

Thiết kế thang đo .......................................................................................... 54
3.2.1

Thử nghiệm thí điểm ............................................................................. 54

3.2.1.1 Giai đoạn thứ nhất: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia ............... 55
3.2.1.2 Giai đoạn thứ hai: Khảo sát thí điểm ................................................. 56
3.2.2

Khảo sát chính ....................................................................................... 58

Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 58

3.3

3.3.1

Kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu ..................................... 58

3.3.2

Phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................................ 60


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 61
4.1
Nam

Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến FDI Nhật Bản vào Việt
...................................................................................................................... 61

4.1.1

Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................... 61

4.1.2

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.. 62

4.1.2.1 Hệ số Cronbach’s alpha các biến độc lập .......................................... 62
4.1.2.2 Hệ số Cronbach’s alpha biến phụ thuộc ............................................ 64
4.1.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................... 64

4.1.3.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư ................... 64
4.1.3.2 Phân tích nhân tố thang đo quyết định đầu tư .................................... 67
4.1.4

Phân tích mô hình hồi quy..................................................................... 67

4.1.4.1 Phân tích tương quan ......................................................................... 67
4.1.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ........................................................ 68



4.2
Đánh giá độ phù hợp, kiểm định độ phù hợp của mô hình và hiện tượng
đa cộng tuyến ............................................................................................................. 69
4.2.1

Kiểm định các giả định hồi quy............................................................. 70

4.2.2

Phương trình hồi quy tuyến tính bội...................................................... 71

Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................... 71

4.3

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TỪ NHẬT BẢN ... 74
Bối cảnh kinh tế và xu hướng FDI cuả Nhật Bản ........................................ 74

5.1

5.1.1

Bối cảnh kinh tế cuả Nhật Bản .............................................................. 74

5.1.2

Xu hướng FDI cuả Nhật Bản vào Việt Nam ......................................... 75


Quan điểm, định hướng thu hút FDI thế giới và Nhật Bản vào Việt Nam . 75

5.2

5.2.1

Quan điểm, định hướng thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam................... 75

5.2.1.1 Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngòai vào Việt Nam .......... 76
5.2.1.2 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ........ 76
5.2.2

Định hướng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam ................................ 77

5.3

Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................ 78

5.4
Nam

Giải pháp cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến FDI Nhật Bản vào Việt
...................................................................................................................... 78

5.4.1

Nhóm giải pháp về chính sách của nhà nước ....................................... 78

5.4.2


Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng .......................................................... 84

5.4.3

Nhóm giải pháp về môi trường kinh tế - chính trị................................ 86

5.4.4

Nhóm giải pháp về chi phí đầu vào ....................................................... 87

5.4.5

Nhóm giải pháp về thể chế nhà nước .................................................... 87

5.4.6

Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực....................................................... 89

KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

The Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


CPI

Corruption Perception Index
Chỉ số nhận thức tham nhũng

CJS.INAS

Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản - Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

DB

Doing Business
Xếp hạng môi trường kinh doanh tòan cầu

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngòai

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc dân

IMF

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

IPC


Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận

JETRO

Japan External Trade Organization
Cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại Nhật Bản

LPI

The Logistics Performance Index
Năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ Logistics

NXB

Nhà xuất bản

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TI-CPI

Transparency International - Corruption Perception Index
Tổ chức minh bạch quốc tế - chỉ số nhận thức tham nhũng


USD

Đôla Mỹ


UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development
Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển

WB

World Bank
Ngân hàng thế giới

WEF

World Economic Forum
Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1. Điểm số và xếp hạng GCI và các chỉ số thành phần 2008-2013


42

Bảng 2.2. Một số tiêu chí về tình hình kinh tế ( WEF)

43

Bảng 2.3. Một số tiêu chí về trục thể chế (WEF)

44

Bảng 2.4. Năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ Logistics Việt Nam ( WB)

49

Bảng 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu

61

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s alpha biến độc lập

63

Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s alpha biến phụ thuôc

64

Bảng 4.4. Ma trận xoay nhân tố

66


Bảng 4.5. Ma trận tương quan Pearon

68

Bảng 4.6. Kết quả hồi qui

69

Bảng 4.7. Anova

69

Bảng 4.8. Model Summary

70

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định giả thuyết

72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Biểu đồ, đồ thị
Biểu đồ 2.1. FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư đến tháng 12/2014

26


Biểu đồ 2.2. FDI của Nhật ra nước ngòai theo khu vực từ năm 2004 đến năm 2014 30
Biểu đồ 2.3. FDI của Nhật ra nước ngòai theo ngành (sản xuất) từ 2005 đến tháng
9/2014

31

Biểu đồ 2.4. FDI của Nhật ra nước ngòai theo ngành ( phi sản xuất) từ 2005 đến
tháng 9/2014

32

Biểu đồ 2.5. FDI của Nhật vào Châu Á từ năm 2004 đến năm 2014

34

Biểu đồ 2.6. FDI của Nhật vào Việt Nam theo ngành đến tháng 12/2014

37

Biểu đồ 2.7. FDI của Nhật vào Vịêt Nam theo địa phương đến tháng 12/2014

38

Biểu đồ 2.8. FDI của Nhật vào Việt Nam theo hình thức đến tháng 3/2014

38

Biểu đồ 2.9. Năm hạng mục rủi ro khi đầu tư vào Viêt Nam

42


Đồ thị 4.1. Biểu đồ tần số Histogram

71

Sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu

6

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu

22

Sơ đồ 3.1. Qui trình nghiên cứu

54

Hình 4.1. Biểu đồ phân tán phần dư

70


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả thảo luận chuyên gia
Phụ lục 2. Danh sách chuyên gia
Phụ lục 3. Bảng khảo sát
Phụ lục 4. Phân tích khảo sát
Phụ lục 5. FDI ra nước ngòai của Nhật Bản theo quốc gia /vùng từ năm 2004 đến 2014
Phụ lục 6. FDI ra nước ngòai của Nhật Bản theo ngành từ năm 2005 đến tháng 9/2014

Phụ lục 7. Biểu đồ về đầu tư FDI vào Việt Nam đến tháng 12/2014
Phụ lục 8. Số liệu về đầu tư FDI vào Việt Nam đến tháng 12/2014
Phụ lục 9. Thứ hạng môi trường kinh doanh của Vịêt Nam (DB 2014 – WB)
Phụ lục 10. Chỉ số năng lực cạnh tranh tòan cầu của Việt Nam 2013-2014
Phụ lục 11. Danh sách các doanh nghiệp


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào một thời kỳ chiến lược mới với mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được
mục tiêu đó, đòi hỏi vừa phải phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực cho
đầu tư phát triển, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng với
nền kinh tế Việt Nam.
Trên thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho mức tổng cầu FDI tăng
nhanh, khiến cho cuộc cạnh tranh về chính sách nhằm thu hút FDI ngày càng gay
gắt giữa các quốc gia và trong khu vực. Dưới góc nhìn cuả các nhà đầu tư nước
ngoài môi trường đầu tư của Việt Nam đã từng bước cải thiện nhưng vẫn còn
chậm và còn nhiều rủi ro.
Nhật Bản là quốc gia phát triển khoa học cơng nghệ hàng đầu thế giới. Hiện nay
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh
thổ có đầu tư tại Việt Nam. Tính đến 15 tháng12 năm 2014, các nhà đầu tư Nhật
Bản có 2.477 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 36,89 tỷ USD. Qui mô bình
quân một dự án của Nhật là gần 15 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình
quân chung một dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (là 14,32 triệu USD/dự
án), (nguồn FIA).
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước Châu Á có nhiều nét tương đồng về đòa lý

tự nhiên và đời sống văn hóa - xã hội, có mối quan hệ giao lưu, phát triển trên
nhiều lónh vực. Hai nước đã nâng cấp quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên tầm cao
mới: Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hoà bình và phồn vinh ở châu Á, tiếp
tục triển khai Giai đoạn V cuả Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản về cải


2

thiện môi trường đầu tư cuả Việt Nam nhằm thúc đẩy đầu tư từ Nhật Bản vào
Việt Nam.
Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam, tuy nhiên dòng
vốn đầu tư này tiếp tục phát triển mạnh hay yếu còn phụ thuộc rất nhiều vào sự
nỗ lực cuả Việt Nam, vì Việt Nam không phải là đòa điểm đầu tư duy nhất, trong
khu vực có Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar, v.v… cũng đang là những
đòa điểm đầu tư hấp dẫn. Nhà đầu tư tiềm năng luôn cân nhắc, so sánh khi tìm
điểm đến đầu tư. Do đó Việt Nam cần hoàn thiện hơn nưã để giảm chênh lệch
giưã các quốc gia nhằm tránh tụt hậu và nâng cao hiệu quả thu hút dòng vốn này
để khu vực FDI có thể đóng góp nhiều hơn và có hiệu quả hơn trong những năm
tiếp theo.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp
cuả Nhật Bản vào Việt Nam “ với mong muốn nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp có
tính thực tiễn nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực thu hút FDI
từ Nhật Bản cũng như các quốc gia khác vào Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt
Nam
- Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư FDI Nhật Bản vào
Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực thu hút
FDI của Nhật Bản vào Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu mơ hình những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một quốc


3

gia
- Phân tích tình hình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam xây dựng mơ hình, đo
lường các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI từ Nhật.
- Khảo sát, đánh giá các nhân tố trọng yếu tác động đến quyết định đầu tư của
nhà đầu tư Nhật.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thu hút vốn FDI từ Nhật Bản.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp cuả Nhật Bản vào Việt Nam.
Khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại các tỉnh thành Vịêt Nam
Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: FDI của Nhật Bản trên cả nước, trong đó khảo sát tập
trung chủ yếu các doanh nghiệp Nhật Bản đang họat động và đầu tư ở tỉnh Long
An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải
Phòng, Hưng n, Hà Nội, v.v.
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu FDI từ năm 1988 đến nay. Thời gian khảo sát
từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2014
1.4 Tổng quan và điểm mới của luận văn
1.4.1 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Một số nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam có liên quan tác
giả đã tiếp cận để làm tiền đề cho luận văn của mình như:
Nguyễn Thị Ái Liên (2011), “ Mơi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam “, luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân.
Luận án nhấn mạnh ảnh hưởng của mơi trường đầu tư đến cả chu kỳ dự án đầu
tư, từ khi chuẩn bị đầu tư đến q trình triển khai thực hiện đầu tư, vận hành đầu tư
và chấm dứt dự án. Năm đặc điểm cuả mơi trường đầu tư được luận án rút ra và


4

phân tích gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính động, tính mở và tính hệ thống.
Phân tích cơ chế tác động cuả môi trường đầu tư đến thu hút vốn FDI qua 3 khía
cạnh: chi phí đầu tư, rủi ro đầu tư và rào cản cạnh tranh. Tác giả vận dụng phương
pháp Patero vào phân tích để phát hiện những yếu tố cuả môi trường đầu tư gây trở
ngại lớn nhất đến hoạt động thu hút FDI, từ đó đề xuất qui trình đánh giá, cải thiện
môi trường đầu tư. Hạn chế cuả luận án là chỉ thực hiện được 4 bước đầu tiên cuả
qui qui trình đánh giá môi trường đầu tư theo phương pháp Patero.
Phan Văn Tâm (2011), “ Đầu tư trực tiếp cuả Nhật Bản vào Việt Nam “ , luận
án tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Luận án nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI cuả Nhật Bản vào Việt Nam,
áp dụng phương pháp mô hình lực hấp dẫn xác định các nhân tố thu hút FDI. Đề
xuất các định hướng thu hút FDI của Nhật Bản tại Việt Nam nên chuyển theo
hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ thu hút các dự án thâm dụng lao động sang
các dự án thâm dụng vốn. Tác giả khuyến nghị 5 nhóm giải pháp thu hút FDI:
khuôn khổ pháp lý và chính sách, vai trò điều tiết kinh tế vi mô cuả Chính phủ, xúc
tiến thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực,
phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp Nhật Bản trả lời câu hỏi
không nhiều, bộ dữ liệu sử dụng để phân tích và ước lượng mô hình ngắn.
Trần Thanh Hậu (2010), “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài cuả Nhật Bản ở Thành
phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI”, luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và
nhân văn.
Đề tài nghiên cứu đầu tư trực tiếp cuả Nhật Bản ở TP. Hồ Chí Minh từ năm

2000 đến 2010, so sánh, đánh giá với các địa phương khác làm nổi bật vai trò, vị trí
TP. Hồ Chí Minh trong việc thu hút FDI nói chung mà trọng tâm là FDI từ Nhật
Bản. Tác giả nêu lên triển vọng FDI cuả Nhật ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí
Minh nói riêng, đồng thời đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm : hệ thống luật và các thủ
tục hành chính, cơ sở hạ tầng, hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, nhân lực và
công nghệ. Tuy nhiên cơ sở lý luận còn sơ sài, các nhân tố tác động đến tăng trưởng
FDI cuả Nhật Bản chỉ trình bày chung chung.


5

Nguyễn Huy Hoàng (2012), “ FDI cuả Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập WTO “ , luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Luận văn phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI cuả
Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, trên cơ sở đó đánh giá
những ưu nhược điểm, tìm ra các nguyên nhân tồn tại. Tác giả chưa phân tích định
lượng để làm rõ các yếu tố chính tác động đến FDI cuả Nhật Bản để có thể ưu tiên
những giải pháp cần thiết và tối ưu trước.
1.4.2 Điểm khác của luận văn
Về mặt học thuật: đề tài trình bày hệ thống lý thuyết về đầu tư trực tiếp từ một
quốc gia đến một quốc gia và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Về bình diện các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư: mở rộng hơn với các
nhân tố chưa đề cập hoặc ít đề cập trong những nghiên cứu trước đây như: tình hình
chính trị, lãi suất và xuất nhập khẩu, v.v.
Về phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để
tìm các nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến FDI cuả Nhật Bản bằng cách kiểm định độ
tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố khám phá EFA, xây dựng ma trận
nhân tố xoay và phân tích hồi qui.
Về qui mô mẫu nghiên cứu: số lượng các doanh nghiệp khảo sát nhiều và phân
bổ mở rộng ở nhiều tỉnh thành hơn.

Về thời gian nghiên cứu: dữ liệu thu thập được cập nhật mới nhất do đó phản ánh
tình hình đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam thực tế và đương thời hơn.
Về kết quả nghiên cứu: là cơ sở giúp các nhà điều hành cấp quốc gia và quản lý
điều hành có cái nhìn toàn diện và thực tiễn nhằm đề ra hướng phát triển chiến lược
trong thời gian tới để củng cố, tăng cường và phát huy làn sóng đầu tư quan trọng từ
Nhật Bản phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước, tình hình kinh tế xã hội
trong nước và xu hướng khu vực.


6

1.5 Khung nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI

- Lý thuyết chiết trung
cuả J.H. Dunning
- Lý luận về động lực thúc
đẩy đầu tư nước ngoài
- Những nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng
đến FDI

Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI
- Mơi trường kinh tế - chính trị
- Thể chế nhà nước
- Nguồn nhân lực
- Cơ sở hạ tầng
- Chi phí đầu vào
- Chính sách của nhà nước


Thiết lập
thang đo các
nhân tố và
xây dựng mô
hình phân
tích các nhân
tố

Trực trạng các nhân tố ảnh
hưởng đến FDI Nhật Bản vào
Việt Nam

Đánh giá, phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến FDI của
Nhật Bản vào Việt Nam

Giải pháp cải thiện các nhân tố
ảnh hưởng môi trường đầu tư,
nâng cao năng lực thu hút FDI
từ Nhật Bản

Xác đònh các nhân tố trọng
yếu tác động đến FDI Nhật
Bản vào Việt Nam

Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu

1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Phương pháp thống kê, so sánh nhằm tìm ra những điểm nổi bật. Phương pháp

đối chiếu, tổng hợp các cơ sở dữ liệu làm nền tảng để phân tích nội dung và đánh
giá tìm hiểu nguyên nhân tác động. Từ cơ sở lý thuyết, các tài liệu và các nghiên
cứu đã tìm hiểu tác giả lập mô hình nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát. Phương


7

pháp chuyên gia thảo luận với các chuyên gia để tham khảo ý kiến và chọn lọc
các nhân tố, các biến (phụ lục 1 và 2).
Nghiên cứu định lượng
Các nhân tố được thiết lập từ phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được đo
lường bằng các biến đo lường với thang đo likert - 5 điểm. Tác giả xây dựng bảng
câu hỏi khảo sát, tiến hành gởi đến các doanh nghiệp Nhật Bản thu thập dữ liệu
(phụ lục 11).
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích
nhân tố EFA để kiểm định thang đo, rút trích nhân tố, và áp dụng mơ hình hồi quy
tuyến tính bình phương nhỏ nhất OLS để phân tích tác động của các nhân tố xây
dựng đến việc thu hút FDI của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo, tổng kết từ Cục đầu tư nước ngoài, Sở kế hoạch
đầu tư, Tổng cục thống kê, JETRO, UNCTAD, WEF, WB, … số liệu từ các nghiên
cứu, các bài báo khoa học, tạp chí, hội thảo, v.v.
Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu được tập hợp từ bảng khảo sát các doanh nghiệp Nhật
Bản tại Việt Nam trong năm 2014. (phụ lục 11)
1.7 Bố cục của bài nghiên cứu
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu luận văn
Nêu bật ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu,
tổng quan và điểm khác của luận văn, khung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận về đầu tư FDI và hoạt động FDI của Nhật Bản vào Việt

Nam
Trình bày cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp, các nhân tố ảnh hưởng đến FDI
Nhật Bản vào Việt Nam và xây dựng giả thuyết nghiên cứu, thực trạng hoạt động
FDI của Nhật Bản trên thế giới và Việt Nam.


8

Chương 3. Thiết kế nghiên cứu
Trình bày chi tiết thiết kế nghiên cứu, cách thu thập dữ liêu, mã hố dữ liệu, cơ
sở của phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả phân tích định lượng. Đưa ra kết luận về việc bác bỏ hay
chấp nhận giả thuyết.
Chương 5. Các giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản
Từ kết quả nghiên cứu, thực trạng phân tích ở chương 2 và bài học kinh
nghiệm ở các nước, đònh hướng của nhà nước, tác giả đề xuất giải pháp cải thiện
các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Kết luận
Chương 1 trình bày tổng qt sự cần thiết và lí do chọn đề tài, nội dung, mục
tiêu, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ngồi ra, tác giả trình bày
những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và rút ra những điểm mới trong
nghiên cứu riêng biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản
vào Việt Nam. Phần tiếp theo tác giả giả trình bày cơ sở lý thuyết và thực trạng thu
hút FDI Nhật Bản tại Việt Nam để xây dựng giả thuyết nghiên cứu.


9

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ FDI
VÀ HOẠT ĐỘNG FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
2.1 Tổng quan lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm
2.1.1.1 Khái niệm
Theo IMF, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu
lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động ở một số nền kinh tế khác với nền kinh
tế cuả nhà đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn giành
được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
Theo UNCTAD (1999), FDI là hoạt động đầu tư có mối liên hệ dài hạn, phản
ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài cuả nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ đối
với doanh nghiệp cuả mình ở một nền kinh tế khác.
Theo Luật đầu tư cuả Việt Nam năm 2005 (điều 3), đầu tư nước ngoài là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp
khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo qui định của Luật
2.1.1.2 Đặc điểm
- Các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tùy theo quy
định của luật đầu tư từng nước.
- Quyền điều hành phụ thuộc độ góp vốn cuả chủ đầu tư trong vốn pháp định.
- Lợi nhuận mà các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định cuả doanh nghiệp [43].
2.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hình thức liên doanh: Doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của
các bên thuộc nước đầu tư và nước nhận đầu tư, có tư cách pháp nhân trong phạm
vi luật pháp cuả nước chủ nhà,các bên cùng nhau quản lý, chia sẻ lợi nhuận và rủi
ro trên tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là loại hình doanh nghiệp do các


10


nhà đầu tư nước ngoài bỏ toàn bộ vốn thành lập, quản lý và điều hành, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động cuả mình. Có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà, tự do
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật nước nhận đầu tư.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà
đầu tư trong và ngoài nước nhằm hợp tác kinh doanh trên cơ sở quy định trách
nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên trong các văn bản ký kết mà
không thành lập pháp nhân.
Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT: Các hình thức này phù hợp với các
nước đang phát triển nơi cơ sở hạ tầng còn yếu kém và không có đủ vốn để xây
dựng. Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng.
Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A): Là hình thức đầu tư mà các
chủ đầu tư tiến hành thông qua việc sáp nhập và mua lại các doanh nghiệp hiện có ở
nước ngoài hoặc mua cổ phần của các công ty cổ phần.
2.1.3 Tác động cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.3.1 Tác động tích cực
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Góp phần tăng năng lực sản xuất,
tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường.
- Góp phần vào sự phát triển công nghệ tiên tiến, kỹ thuật mới, cải thiện cơ sở hạ
tầng, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cuả nền kinh tế.
- Chuyển giao kỹ năng điều hành, quản trị doanh nghiệp tiên tiến, góp phần giải
quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và đổi mới tư duy phát triển
kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Tác động lan toả đến các thành phần kinh tế
khác.
- Góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường quan hệ hợp
tác với các nước, các tập đoàn và các tổ chức trên thế giới.
- Góp phần cải cách thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch cho môi trường đầu
tư.



11

2.1.3.2 Tác động tiêu cực
- Mất cân đối trong đầu tư, mất cân đối giưã các ngành, vùng kinh tế.
-

Hiện tượng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia, nguy cơ rửa

tiền, giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa, thâm hụt cán cân thương mại.
- Khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai,…làm
cạn kiệt tài nguyên, chuyển giao công nghệ lạc hậu trên thế giới và gây ô nhiễm môi
trường
- Làm tăng nguy cơ phá sản của những cơ sở kinh tế trong nước và các ngành
nghề truyền thống, mất bình đẳng trong cạnh tranh.
- Mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đúng mức về đào tạo lao
động.
- Gây nên những tiêu cực, tranh chấp về lao động, không đáp ứng các điều kiện
sinh hoạt và làm việc cho người lao động, gây những bức xúc về văn hóa xã hội.
Mặc dù FDI có những mặt tích cực và tiêu cực nhưng nhìn chung những lợi ích
kinh tế mà FDI mang lại cho các nước phát triển, thì tác động tích cực cuả FDI đang
nổi trội hơn và đóng vai trò ngày càng tăng trong phát triển kinh tế cuả các quốc gia
[33].
2.2 Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.1

Lý thuyết chiết trung của Dunning

Lý thuyết chiết trung bao gồm 3 điều kiện chủ yếu: lợi thế về vị trí, lợi thế về sở

hữu, và lợi thế về nội bộ hoá của doanh nghiệp [30], [48], [49].
Lợi thế về vị trí ( L )
Theo Dunning việc thu hút vốn đầu tư FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố
và đặc tính của nước sở tại. Lợi thế về vị trí là lợi thế mà quốc gia nhận đầu tư có
thể chủ động thay đổi để thu hút được nhiều FDI, gồm các nhân tố kinh tế, chính trị,
xã hội.
- Thị trường
-

Nguồn tài nguyên tự nhiên.


12

-

Nguồn lao động.

- Chi phí nguyên vật liệu, các chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển giữa các nước.
- Chính sách thu hút cuả chính phủ nước nhận đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thương mại và luật pháp.
- Ngôn ngữ, văn hóa và tập quán hoặc khoảng cách về mặt tinh thần.
Đặc biệt ở các nước đang phát triển là giá cả các yếu tố đầu vào như nguyên
nhiên vật liệu, lao động rẻ. Theo Dunning, để hấp dẫn các công ty đầu tư ra nước
ngoài, nước chủ nhà phải có ít nhất một trong các yếu tố đầu vào rẻ hơn so với yếu
tố cùng loại.
Lợi thế về nội bộ hóa ( I )
-

Giảm chi phí trong nghiên cứu , đàm phán và kiểm soát chi phí.


-

Tránh được các chi phí liên quan đến luật bản quyền.

-

Tránh được qui định về các loại giá.

-

Giữ quyền kiểm soát đối với tài sản và bảo vệ sản phẩm cuả doanh nghiệp.

-

Tránh được hàng rào thuế quan.
Lợi thế về sở hữu ( O )

- Qui mô của doanh nghiệp.
- Nhãn hiệu về công nghệ và thương mại.
- Hệ thống tổ chức và quản lý.
- Năng lực tham gia cung ứng.
- Năng lực tiếp cận thị trường và bí quyết công nghệ.
- Các cơ hội về tham gia thị trường quốc tế như đa dạng hoá rủi ro.
Trong đó chủ yếu về công nghệ, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy công ty đầu tư
ra nước ngoài. Các công ty có công nghệ hiện đại (ở các nước phát triển) sẽ có
nhiều cơ hội chiến thắng các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài (các nước đang phát
triển) kém về khả năng công nghệ. Vì thế họ đã tích cực đầu tư ra nước ngoài để
khai thác lợi thế này
Lý thuyết này là cơ sở giúp giúp cho các công ty đưa ra những quyết định đầu tư

và địa điểm đầu tư phù hợp với năng lực kinh doanh cuả công ty. Trả lời cho 3 câu


13

hỏi: tại sao MNEs muốn đầu tư ra nước ngoài, địa điểm nào được MNEs lựa chọn
đầu tư và MNEs thực hiện đầu tư như thế nào?
2.2.2 Lý luận về các nhân tố thúc đẩy họat động đầu tư nước ngoài
Lý thuyết về động cơ đầu tư ra nước ngoài được xây dựng và phát triển bởi rất
nhiều nhà kinh tế học như Hymer, Kindleger, Heckscher, Ohlin, Casson, Vernon và
Dunning. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Dunning đã tổng kết thành 4 động lực
thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài. Đó là sự tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị
trường, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm tài sản chiến lược [16] , [30].
Tìm kiếm tài nguyên
Mục đích của các nhà đầu tư thực hiện đầu tư nước ngoài là muốn tìm kiếm các
nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất kinh doanh với chi phí rẻ hơn so với trong nước
để thu được lợi nhuận lớn hơn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường đang cung cấp sản phẩm và thị trường mới trong tương lai. Có 3 loại tài
nguyên:
- Tài nguyên thiên nhiên như là khoáng sản, nguyên vật liệu thô, sản phẩm nông
nghiệp và những tài nguyên có hạn nhằm giảm tối thiểu chi phí sản xuất đồng thời
đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất.
- MNEs tìm kiếm các nguồn cung cấp dồi dào với giá rẻ cũng như nguồn lao
đông lành nghề và không lành nghề.
- Nguồn tài nguyên được các nhà đầu tư tìm kiếm là năng lực về kỹ thuật, quản
lý doanh nghiệp, chuyên gia maketing hoặc kỹ năng tổ chức quản lý.
Tìm kiếm thị trường
Tìm kiếm, mở rộng thị trường và tận dụng các điều kiện tự do về thương mại và
thuế quan là động lực phổ biến thúc đẩy các công ty thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Việc tìm kiếm thị trường để đầu tư gồm cả những thị trường đã có hàng hoá cuả

doanh nghiệp và những thị trường mới. Dung lượng thị trường tiềm năng và xu
hướng phát triển tương lai cuả thị trường cũng là một lý do thúc đẩy các công ty
thưc hiện đầu tư.


×