Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn học nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thu Hằng

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN HỌC
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Thu Hằng

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN HỌC
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Khánh Nam

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
*
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
*
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 3

1.5 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 5
2.1 Khái niệm học nghề .................................................................................................. 5
2.2 Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục .............................................................................. 5
2.3 Thuyết hành vi dự định ............................................................................................. 7
2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ .............................. 9
2.5 Lược khảo nghiên cứu liên quan ............................................................................. 11

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 14
3.1 Mô hình phân tích ................................................................................................... 14


3.2 Thang đo đo lường thái độ đối với học nghề ........................................................ 15
3.3 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 17

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA
CHỌN HỌC NGHỀ ......................................................................................... 18
4.1 Tình hình học nghề ở Việt Nam và tỉnh Tây ninh .................................................. 18
4.1.1 Những điểm đổi mới của Luật giáo dục nghề nghiệp .......................................... 22
4.1.2 Tình hình học nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ................................................... 29
4.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn học nghề ở tỉnh Tây Ninh ................... 33
4.2.1 Thống kê mô tả bộ dữ liệu ................................................................................... 33
4.2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................... 33
4.2.1.2 Đặc điểm tâm lý ................................................................................................ 36
4.2.2 Kết quả hồi qui ..................................................................................................... 38

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................ 42
5.1 Kết luận nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề ........................................ 42
5.2 Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 42

5.3 Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
*


:

Cao đẳng

ĐH

:

Đại học

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:


Trung học phổ thông

TRA

:

(Theory of Reasoned Action) Thuyết hành động hợp lý

TPB

:

(Theory of Planned behavior) Thuyết hành vi dự định

UBND

:

Ủy ban nhân dân

LĐTBXH

:

Lao động thương binh xã hội


DANH MỤC BẢNG BIỂU
*
Bảng 1.1 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ

Bảng 3.2.1 Bảng phỏng vấn thử thang đo đo lường thái độ đối với học nghề
Bảng 3.2.2 Bảng thang đo đo lường thái độ đối với học nghề
Bảng 4.1.1 Tình hình tạo việc làm cho người lao động ở các Tỉnh ,Thành thuộc 4 vùng
kinh tế trọng điểm
Bảng 4.1.2 Tình hình xuất khẩu lao động ở một số địa phương
Bảng 4.1.3 Tình hình tuyển sinh trong dạy nghề
Bảng 4.1.4 Mạng lưới các cơ sở dạy nghề
Bảng 4.1.2.1 Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Bảng 4.1.2.2 Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề
Bảng 4.1.2.3 Kết quả khảo sát dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn năm
2010
Bảng 4.1.2.4 Kết quả khảo sát dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn phân
theo nhóm nghề
Bảng 4.2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ được phỏng vấn
Bảng 4.2.1.2.1 Thống kê mô tả thái độ đối với học nghề
Bảng 4.2.2.1 Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 4.2.2.2 Kết quả hồi qui
Bảng 4.2.2.3 Tác động biên


DANH MỤC HÌNH
*
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (TPB)
Hình 2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ
Hình 4.1.1.1 Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục 2005
Hình 4.1.1.2 Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp


DANH MỤC PHỤ LỤC
*


PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn học nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.


TÓM TẮT
*
Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường lao động là hướng đi hiệu quả cho
các quốc gia phát triển ở vùng lân cận và trên thế giới. Trong quá trình quốc tế hóa,
mục tiêu định hướng Việt Nam vào năm 2020 trở thành nước công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng khả năng cạnh tranh
trong khu vực và trên thế giới cần được quan tâm. Trong đó đào tạo nghề đóng vai trò
trọng tâm để thực hiện mục tiêu này, trong khi công nhân lành nghề và kĩ thuật viên
được đào tạo thì vẫn còn thiếu. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu để tìm hiểu nhân tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
hay lựa chọn đi thi ĐH, CĐ.
Dựa vào những cơ sở lý thuyết trên, nghiên cứu xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ sẽ dựa trên 3 nhóm nhân tố: Thái độ, tiêu chuẩn
xã hội và các đặc điểm của cá nhân. Dựa vào lý thuyết hành vi dự kiến (TPB) để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn học nghề. Có 150 bảng phỏng vấn hộ gia
đình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, thu lại 119 bảng câu hỏi được sử dụng trong luận văn.
Kết quả hồi qui cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập của hộ gia đình
không ảnh hưởng đến lựa chọn học nghề, trong khi đó biến thái độ cũng không có ảnh
hưởng đến lựa chọn học nghề và cũng không có ý nghĩa thống kê. Các biến giới tính,
tuổi, kích thước hộ gia đình, số lượng thành viên trong gia đình còn đang đi học thì có
ảnh hưởng đến lựa chọn học nghề có ý nghĩa về mặt thống kê.


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Trong quá trình quốc tế hóa, mục tiêu định hướng Việt Nam vào năm 2020 trở thành
nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để đáp
ứng khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới cần được quan tâm. Trong đó
đào tạo nghề đóng vai trò trọng tâm để thực hiện mục tiêu này, trong khi công nhân
lành nghề và kĩ thuật viên được đào tạo thì vẫn còn thiếu. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và
xã hội năm 2015 “Việt Nam dẫn đầu trong Kỳ thi tay nghề ASEAN 2014 nhưng chất
lượng lao động của ta vẫn còn khoảng cách với các nước ASEAN. Điều này buộc
chúng ta phải phấn đấu đưa chất lượng nguồn nhân lực tiến tới thứ bậc giống như trong
thi tay nghề ASEAN, đây là nhiệm vụ dài hơi nhưng phải nỗ lực thực hiện”. 1
Theo báo cáo của UBND Tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh có 20 cụm công nghiệp với tổng
diện tích đất quy hoạch là 902,48 ha. Trong năm 2014, đã tạo điều kiện giải quyết việc
làm cho 21.500 lao động; trong đó có 85 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 57%. Giải quyết cho 9.939 lao động được
hưởng bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền là 73.500 triệu đồng. Sàn giao dịch Tỉnh
tổ chức định kỳ hàng tháng tại Trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh Tây Ninh và tại khu
công nghiệp Trảng Bàng, kết quả tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề cho 13.000
lao động. Công tác dạy nghề đã đào tạo mới cho 22.461 người. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề đạt 43,61%. Đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn 6.146 học viên, 199

Nguồn trích trong Báo Lao động và Xã hội (2015), “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đổi mới
toàn diện dạy nghề, đảm bảo an sinh xã hội”, truy cập ngày 24/3/2015 , tại địa chỉ
/>1


2


lớp.2 Qua đó nhận thấy, số lượng xuất khẩu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
là chưa cao. Trong khi tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường ĐH,
CĐ là không cao.
Bảng 1.1 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ
Năm
2013
2014

Tỷ lệ (%)
28
30,4

( Nguồn : Báo cáo của UBND Tỉnh Tây Ninh)
Tình hình tuyển sinh ở các trường nghề trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh thì luôn trong tình
trạng tuyển sinh thiếu chỉ tiêu, tỷ lệ học sinh bỏ học ở mức cao, một số ngành nghề
không có người học.3
Đào tạo ra nguồn lao động kĩ thuật tay nghề cao, phù hợp với sự phát triển hội nhập
trên thế giới giúp giải quyết được vấn đề việc làm với nguồn nhân lực trong độ tuổi lao
động ở tỉnh Tây Ninh trong khi tỷ lệ trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ trên địa bàn
Tỉnh Tây Ninh là chưa cao. Vì thế cần có nghiên cứu để tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hay
lựa chọn đi thi ĐH, CĐ từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ từ đó giúp cho việc đưa ra chính sách thúc
đẩy việc lựa chọn học nghề phù hợp với từng cá nhân cũng như tình hình chung của
Tỉnh Tây Ninh

UBND Tỉnh Tây Ninh (2014), báo cáo “Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015”

2

Việt Đông (2013), “Trường nghề vẫn …chật vật”, truy cập ngày 28/3/2015, tại địa chỉ
/>3


3

Mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích tình hình học nghề ở tỉnh Tây Ninh.
- Phân tích các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học
ĐH, CĐ.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ý định lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ của học
sinh đã tốt nghiệp THPT trong tỉnh Tây Ninh. Đây là đối tượng đang đứng trước bước
ngoặc của sự lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ nên việc phân tích các yếu tố ảnh
hưởng sẽ mang tính thực tiễn cao hơn.
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài nghiên cứu tiến hành khảo sát giới hạn trên địa
bàn Thành phố Tây Ninh của tỉnh Tây Ninh, là khu vực trung tâm của tỉnh – nơi tập
trung các trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề trong đó một số
cơ sở không thuộc địa bàn Thành phố Tây Ninh nhưng khoảng cách về địa lý không
xa. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trên địa bàn Thành phố Tây Ninh
của tỉnh Tây Ninh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đối với phân tích tình hình học nghề ở tỉnh Tây Ninh, đề tài nghiên cứu dùng phương
pháp thống kê mô tả.
Đối với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học
ĐH, CĐ đề tài nghiên cứu dùng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi
qui binary logistic với biến phụ thuộc là sự lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ (voc);
biến độc lập là các biến giới tính (male), tuổi (age), trình độ học vấn của cha mẹ (edu),

thu nhập gia đình (inc), số lượng thành viên trong gia đình (family), số lượng thành
viên trong gia đình còn đi học (school), thái độ đối với học nghề (vocatt).
Nguồn dữ liệu sử dung:


4

- Dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Tây Ninh.
- Dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn 150 cá nhân thuộc các hộ gia đình của
tỉnh Tây Ninh.
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn chia làm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về bối cảnh và vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học
ĐH, CĐ.
Chương 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp chính sách.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN

2.1 Khái niệm học Nghề (Vocational education)
Theo Điều 3, Chương 1, Luật Giáo dục nghề nghiệp: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt
động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá
học hoặc nâng cao trình độ nghề nghiệp.” 4

Theo đó, học nghề được đề cập trong luận văn là giáo dục đào tạo kĩ năng, kĩ thuật
chuyên môn thuộc nhóm ngành kỹ thuật cụ thể, tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật trực
tiếp sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
Học nghề được đề cập trong luận văn khác với hệ thống giáo dục trong lĩnh vực khoa
học với đặc trưng thường tập trung vào lý thuyết và khái niệm khoa học trừu tượng.
2.2 Lý thuyết về đầu tư cho giáo dục
Theo Mincer (1974) sự đầu tư của cá nhân thì tiêu tốn nhiều thời gian.
Mỗi khoản thời gian cộng thêm cho việc đi học tại trường lớp hay đào tạo nghề sẽ làm
chậm lại khoản thời gian mà cá nhân tạo ra thu nhập và làm giảm thời gian làm việc
trong đời nếu tuổi nghỉ hưu là cố định. Sự trì hoãn tạo ra thu nhập và giảm khoản thời
gian kiếm tiền là chi phí. Chi phí thời gian cộng với số tiền chi trực tiếp trong thời gian
này cho việc đi học được xem là tổng chi phí đầu tư. Vì những chi phí đầu tư này sẽ
không diễn ra nếu như không có khả năng đem lại những khoản thu nhập lớn hơn trong
tương lai. Tỉ lệ này là tỉ suất thu hồi nội bộ (Internal Rate of Return – IRR) của đầu tư.

Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014
4


6

Trong bước đầu tiên là phân tích hiệu quả của đầu tư vào việc đi học, Mincer giả định
rằng không có một khoản đầu tư nào thêm sau khi hoàn tất việc học và đồng thời
nguồn thu nhập là cố định trong suốt thời gian làm việc. Vì những thay đổi trong thu
nhập được quyết định bởi khoản đầu tư ròng trong tổng vốn của cá nhân, do đó khái
niệm “ròng” được dùng trong mọi phân tích. Trong phần này, khấu hao được giả định
là bằng không trong suốt cả thời gian đi học và đầu tư ròng bằng không trong suốt
quãng đời làm việc.
Thông qua phương trình Mincer


Trong đó:
là thu nhập.
là thu nhập của một người nào đó không có giáo dục và không có kinh
nghiệm.
là năm học.
là năm kinh nghiệm về tiềm năng thị trường lao động.
Mincer sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để ước lượng hàm hồi qui tuyến
tính, trong đó sử dụng logarithm tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc và số năm
đi học, số năm kinh nghiệm và bình phương của nó làm các biến độc lập. Hệ số ước
lượng cho số năm đi học cho ta biết phần trăm gia tăng của tiền lương khi thời gian đi
học tăng thêm một năm. Thông qua giả định rằng các cá nhân không khác nhau về
năng lực bẩm sinh. Từ đó, hệ số ước lượng cho số năm đi học có thể được lý giải là
suất sinh lợi của việc đi học. Hệ số ước lượng cho số năm công tác xác định tác động
ước tính của kinh nghiệm tích lũy theo thời gian đối với tiền lương. Hệ số dương của
biến số năm kinh nghiệm và hệ số âm của biến số năm kinh nghiệm bình phương có
nghĩa là gia tăng kinh nghiệm giúp làm tăng tiền lương nhưng với tốc độ giảm dần.


7

Trong nghiên cứu của Mincer cho ta thấy việc đầu tư cho giáo dục là có tác động đến
thu nhập, tạo ra kì vọng trong tương lai. Qua đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
cho việc học để có thu nhập kì vọng trong tương lai. Vì sự đầu tư này là bao gồm cả
chi phí trực tiếp trong khoảng thời gian học, thời gian cho việc học và việc mất cơ hội
kiếm thu nhập trong thời gian đi học.
Vũ Trọng Anh (2008) đã ứng dụng hàm thu nhập Mincer để ước lượng suất sinh lợi
cho giáo dục ở Việt Nam; Bùi Quang Bình (2008) cũng ứng dụng hàm Mincer xem xét
tình hình thu nhập và vai trò của vốn con người đối với thu nhập của hộ sản xuất cà
phê của hộ gia đình. Nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của vốn con người tới

thu nhập của lao động. Yếu tố vốn con người cũng ảnh hưởng tích cực tới thu nhập của
hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên.
2.3 Thuyết hành vi dự định
Thuyết hành vi dự định là sự mở rộng của thuyết hành vi hợp lý TRA. Thuyết hành vi
hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm
1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein,
1975) cho rằng hành vi của con người thì được quyết định bới ý định thực hiện hành
vi đó. Ý định đó bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Thái độ của một cá nhân đối với hành vi
và tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi (sự đánh giá của những người xung
quanh đối với việc thực hiện hành vi).
Trong mô hình TRA, thái độ (Attitude) được đo lường bằng niềm tin của cá nhân về
kết quả của hành vi (tác động tốt hay xấu) và tầm quan trọng của hành vi. Mức độ tác
động của yếu tố chuẩn chủ quan (Subjective Norms) đến xu hướng hành vi của cá
nhân được đo lường thông qua niềm tin của cá nhân về quan điểm những người xung
quanh có liên quan đến hành vi của cá nhân (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…);
động lực thúc đẩy cá nhân làm theo quan điểm những người xung quanh.


8

Lý thuyết về hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự mở rộng của TRA khắc phục hạn chế
trong việc giải thích những hành vi nằm ngoài kiểm soát. Lý thuyết TPB (Theory of
Planned Behavior) bổ sung thêm nhân tố khả năng thực hiện (kiểm soát nhận thức đối
với hành vi – Perceived Behavioral Control). Yếu tố này xuất phát từ bên trong từng
cá nhân (năng lực, quyết tâm…) hay từ bên ngoài từng cá nhân (cơ hội, điều kiện về
kinh tế, thời gian…). Nguồn lực và cơ hội càng nhiều thì cá nhân càng có ít cản trở và
việc kiểm soát nhận thức đối với hành vi càng lớn. Lý thuyết TPB được thể hiện ở
hình 2.3.

Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (TPB)


Thái độ

Tiêu chuẩn
chủ quan

Ý định

Hành vi

Kiểm soát nhận
thức đối với
hành vi
( Nguồn : Ajzen, I., The theory of planned behaviour, 1991)
Trần Thị Lam Phương, Phạm Ngọc Thúy (2011) đã ứng dụng thuyết hành vi dự định
nghiên cứu yếu tố nào tác động đến ý định chia sẻ tri thức của các bác sĩ trong bệnh
viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động mạnh nhất đến ý định chia sẻ tri thức là
thái độ, kế đến là kiểm soát hành vi, hai yếu tố chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của lãnh
đạo và ảnh hưởng của đồng nghiệp; Ming-Shan Hsu (2012) sử dụng các lý thuyết về
hành vi dự định để khám phá mối quan hệ kế hoạch nghề nghiệp cho sinh viên cao


9

đẳng học nghề khách sạn tại Đài Loan. Nghiên cứu cho thấy thái độ có ảnh hưởng tích
cực đến ý định; các chỉ tiêu chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định; nhận thức
kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định; ý định có ảnh hưởng tích cực đến
hành vi; và kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến hành vi; Nguyễn Xuân
Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2014) cũng đã ứng dụng lý thuyết về hành vi
dự định phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội

tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Nghệ An.
2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học ĐH,CĐ
Dựa vào những lý thuyết trên, khung phân tích nhằm xác định những nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ sẽ dựa trên 3 nhóm nhân tố: Thái độ,
tiêu chuẩn xã hội và các đặc điểm của cá nhân.
Hình 2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ

Thái độ

Tiêu chuẩn xã hội

Lựa chọn
học nghề

Đặc điểm cá nhân
( Nguồn : Tác giả )
2.4.1 Thái độ
Theo lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) thì thái độ dẫn đến hành vi là mức độ
nhận thức của cá nhân về hành vi đó mà cá nhân đánh giá là tích cực hay tiêu cực. Vậy
thái độ đối với việc học nghề chính là nhận thức, quan điểm, đánh giá của cá nhân đó
đối với việc học nghề. Đối với từng cá nhân thì nhận thức, đánh giá đối với việc học


10

nghề là khác nhau về lợi ích mà việc học nghề mang lại. Nhận thức và đánh giá đó tạo
ra động lực để cá nhân lựa chọn học nghề, một số nghiên cứu cho thấy thái độ có ảnh
hưởng tích cực đến ý định.
2.4.2 Tiêu chuẩn xã hội
Theo lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) thì yếu tố tiêu chuẩn xã hội bị ảnh

hưởng bởi quan điểm hay áp lực từ những người xung quanh có liên quan đến hành vi
của cá nhân. Động lực để cá nhân lựa chọn học nghề phụ thuộc ít nhiều bởi quan
điểm những người xung quanh có liên quan đến việc lựa chọn học nghề. Nếu như
quan điểm của những người xung quanh là ủng hộ đối với việc học nghề thì khả năng
cá nhân chọn học nghề là rất lớn, tiêu chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến ý
định.
2.4.3 Đặc điểm cá nhân
Những biến đặc điểm cá nhân được khảo sát trong luận văn là: Khả năng thực hiện và
những biến số về kinh tế xã hội.
Khả năng thực hiện
Biến khả năng thực hiện là nhân tố bổ sung vào lý thuyết hành vi dự định, là cảm nhận
của cá nhân về khả năng bản thân kiểm soát và thực hiện hành vi cho trước. Khả năng
thực hiện đối với từng cá nhân là khác nhau. Đây là biến số ảnh hưởng đến động lực
chọn học nghề hay học ĐH, CĐ.
Biến số kinh tế xã hội
Lựa chọn học nghề hay học ĐH, CĐ có liên quan đến đặc điểm kinh tế của hộ gia đình
như thu nhập, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, kích thước hộ…Thực tế thì hoàn
cảnh gia đình có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của cá nhân (Mei Tang, Nadya A.Fouad,
Philip L. Smith, 1999).


11

2.5 Lược khảo nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu liên quan đến giáo dục nghề như Jin Yang (1998) đã xem xét các mối
quan hệ giữa bối cảnh giáo dục người lao động và hiệu suất của họ tại nơi làm việc
cũng như thu nhập của họ dựa trên một cuộc khảo sát của 1433 nhân viên tại hai thành
phố ở Trung Quốc. Dữ liệu thu thập các cuộc khảo sát bao gồm tổng cộng 38 doanh
nghiệp. Kết luận rằng giáo dục trước khi làm việc cho hiệu suất làm việc tốt hơn,
nhưng giáo dục nghề không dẫn đến hiệu suất tốt hơn là giáo dục chung. Kết quả

nghiên cứu cho thấy nhân viên có trình độ giáo dục trước khi làm việc ở mức cao hơn
làm việc tốt hơn; nhân viên theo giáo dục nghề ở cấp trung học không làm việc tốt hơn
nhân viên theo nền giáo dục học thuật; nhân viên qua giáo dục tại chức làm việc tốt
hơn nhân viên không qua giáo dục tại chức; Bên cạnh đó, nhân viên có trình độ giáo
dục cao hơn không kiếm được nhiều hơn so với những người trình độ học vấn thấp
hơn; nhân viên theo giáo dục nghề ở cấp trung học không kiếm được nhiều hơn nhân
viên theo nền giáo dục học thuật; nhân viên qua giáo dục tại chức kiếm nhiều hơn nhân
viên không qua giáo dục tại chức. Bài nghiên cứu phân tích cho thấy, giáo dục cao hơn
cung cấp một hiệu suất làm việc tốt hơn, nhưng không phải là giáo dục nghề tốt hơn
hơn là giáo dục học thuật nói chung. Với nguồn lực hạn chế Trung Quốc có khả năng
chi để phát triển giáo dục. Tổng thể thì đầu tư cho giáo dục nghề cao hơn đầu tư cho
giáo dục học thuật, để tăng hiệu quả đầu tư cho giáo dục có thể chuyển các nguồn lực
từ giáo dục nghề sang giáo dục học thuật nói chung. Tuy nhiên, không phải là một giải
pháp hợp lý dẫn đến tiến thoái lưỡng nan. Thứ nhất, nguồn lực trí tuệ của sinh viên là
không đồng nhất, sinh viên ghi danh vào trường dạy nghề ở Trung Quốc có nguồn lực
trí tuệ thấp. Thực tế, giáo dục chung có một địa vị xã hội cao hơn và danh tiếng hơn so
với các trường dạy nghề, quan điểm của sinh viên và cha mẹ mình rất hạn chế. Vì hầu
hết phụ huynh bây giờ chỉ có một đứa con duy nhất, sự phổ biến của trường dạy nghề
mà không cung cấp viễn cảnh thấp của giáo dục đại học, khả quan hơn của giáo dục
nghề. Thứ hai, vấn đề chính của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là sự phát triển


12

nhanh chóng công nghệ, cơ cấu hành chính và cơ cấu kinh tế các doanh nghiệp. Điều
này đòi hỏi một sự nhấn mạnh cả hai vào khả năng nói chung và kỹ năng nghề cốt lõi
có thể phát triển với công nghệ và thay đổi xã hội, những thay đổi này đặc biệt khó dự
báo nếu sự phân biệt truyền thống giữa giáo dục học thuật nói chung và giáo dục nghề
nghiệp được giữ nguyên. Nghiên cứu kết luận rằng giáo dục nghề nghiệp không cung
cấp hiệu quả cao hơn so với giáo dục đại học nói chung có thể quá hẹp trong bối cảnh

chính sách giáo dục trong tương lai; giáo dục đại học nói chung mà không cung cấp
các kỹ năng nghề thích hợp sẽ đặt gánh nặng cho giáo dục lao động tại chức.
Ming-Shan Hsu (2012) sử dụng các lý thuyết về hành vi sửa đổi kế hoạch như là một
khuôn khổ khái niệm để khám phá mối quan hệ với kế hoạch nghề nghiệp cho sinh
viên đại học dạy nghề tại khách sạn Đài Loan. Mẫu nghiên cứu bao gồm các sinh viên
quản lý khách sạn trong một trường đại học Đài Loan. Các bảng câu hỏi điều tra được
gửi đến 300 sinh viên quản lý khách sạn từ hai trường đại học Đài Loan, 231 bảng câu
hỏi được thu lại đạt tỷ lệ 77%. Những người trả lời bao gồm một quần thể đa dạng.
Nữ giới chiếm 54% người được hỏi; hơn 40% số mẫu bao gồm sinh viên năm thứ hai
(40,3%), sinh viên năm cuối (41,6%). 73,6% số người được hỏi đã có kinh nghiệm
trong công việc bán thời gian có liên quan đến khách sạn. Nghiên cứu cho thấy thái độ
có ảnh hưởng tích cực đến ý định; các chỉ tiêu chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến ý
định; nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định; mục đích có ảnh
hưởng tích cực đến hành vi; và kiểm soát hành vi có một tích cực ảnh hưởng đến hành
vi. Sinh viên thu thập thông tin từ nhiều nguồn nên không còn mù quáng, tự nâng cao
nhận thức, kết quả cho thấy các chỉ tiêu chủ quan không ảnh hưởng đến nhận thức thái
độ của sinh viên quản lý khách sạn.
N. Pimpa, S. Suwannapirom (2007) có bài nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn giáo dục nghề của sinh viên Thái. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
định lượng hay chứng thực, thu thập dữ liệu từ 2.215 sinh viên năm đầu tiên thuộc tám


13

cơ sở dạy nghề của chính phủ và thu nhận 412 bảng câu hỏi hoàn chỉnh và được sử
dụng trong phân tích. Nghiên cứu cho thấy có năm yếu tố ảnh hưởng chính: Thái độ cá
nhân, chương trình giảng dạy, việc làm tiềm năng, sức hấp dẫn của nhà trường và học
phí, học bổng. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng giáo viên của trường trung
học, và các bậc cha mẹ có thể tạo một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với việc ra quyết định
của sinh viên.

Bằng chứng mới cho các cuộc tranh luận về những lợi ích tương đối của giáo dục nghề
ở phổ thông và các giáo dục phổ thông cùng cấp. Thammarak Moenjak, Christopher
Worswick (2001) có bài nghiên cứu mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng sự lựa
chọn của một cá nhân giữa giáo dục nghề và giáo dục chung ở Thái Lan cũng như thu
nhập tương đối giữa hai loại giáo dục ở cấp trung học phổ thông. Nghiên cứu sử dụng
mô hình lựa chọn probit và phương trình thu nhập, tài liệu sử dụng dữ liệu năm 1989 1995. Cuộc khảo sát được tiến hành hàng năm của Văn phòng thống kê quốc gia của
Thái Lan. Các mẫu cho mỗi khảo sát được rút ngẫu nhiên từ các hộ gia đình khác nhau
trong cả nước. Nghiên cứu cũng cho thấy một cá nhân trong gia đình giàu có nhiều khả
năng để thực hiện giáo dục nghề. Sau khi hiệu chỉnh khả năng tự lựa chọn, và các yếu
tố khác như kinh nghiệm, hôn nhân và tình trạng di cư nghiên cứu này cũng cho thấy
giáo dục nghề theo thống kê cho thu nhập lợi nhuận cao hơn so với giáo dục phổ
thông. Những phát hiện này tin rằng giáo dục nghề nghiệp đã được định giá quá cao và
lực lượng lao động đào tạo nghề sẽ cung cấp nhiều lợi ích hơn giáo dục chung. Kết
quả hàm ý việc đầu tư giáo dục nghề nghiệp ở Thái Lan chưa đủ, nghiên cứu này cho
thấy một sự đầu tư để cải thiện việc tiếp cận giáo dục nghề nghiệp có thể chứng minh
có lợi hơn.


14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình phân tích
Việc lựa chọn học nghề là hành vi lựa chọn tự nguyện của cá nhân nên luận văn áp
dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) để phân tích các nhân tố quyết định lựa chọn
học nghề hay học ĐH, CĐ. Đối với biến số khả năng thực hiện thì sẽ được đo bằng
trình độ học vấn chủ hộ gia đình và trình độ học vấn của cha, mẹ của cá nhân. Mô
hình kinh tế lượng được áp dụng trong luận văn là hàm binary logistic có dạng:
Ln [P(voc=1/voc=0)] = f(male, age, edu, inc, family, school, vocatt)
Biến phụ thuộc voc trong mô hình trên là biến giả thể hiện việc chọn học nghề hay

chọn học ĐH, CĐ. Biến voc nhận giá trị 1 nếu cá nhân chọn học nghề và nhận giá trị 0
nếu cá nhân không chọn học nghề (chọn học ĐH, CĐ).
Các biến độc lập:
Biến male là biến giả thể hiện giới tính của người trả lời. Biến nhận giá trị 1 là
nam, nhận giá trị 0 là nữ. Hệ số hồi qui dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện giới tính
có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học nghề theo tỉ lệ nam sẽ chọn học nghề cao
hơn.
Biến age thể hiện tuổi của người trả lời. Hệ số hồi qui dự kiến sẽ có giá trị dương,
thể hiện tuổi có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học nghề theo hướng tuổi càng cao
sẽ chọn học nghề cao hơn.
Biến edu, inc, family, school thể hiện trình độ học vấn của cha mẹ, tổng thu nhập
hàng tháng của gia đình, số lượng thành viên trong gia đình, số lượng thành viên trong
gia đình còn đang đi học. Hệ số hồi qui dự kiến sẽ có giá trị âm, thể trình độ học vấn
của cha mẹ càng cao, tổng thu nhập hàng tháng của gia đình càng cao, số lượng thành


15

viên trong gia đình càng đông, số lượng thành viên trong gia đình còn đang đi học càng
cao thì quyết định lựa chọn học nghề càng thấp.
Các biến tâm lý cá nhân được đo lường thông qua thang đo, biến vocatt thể hiện thái
độ của người trả lời đối với việc học nghề. Hệ số hồi qui dự kiến có giá trị dương.
3.2 Thang đo đo lường thái độ đối với học nghề
Thang đo đo lường thái độ đối với học nghề (biến vocatt) để nhận định được thái độ
của cá nhân có ảnh hưởng đối với ý định lựa chọn học nghề. Trước khi đưa vào thang
đo chính thức đã tiến hành phỏng vấn thử 20 hộ.
Bảng 3.2.1 Bảng phỏng vấn thử thang đo đo lường thái độ đối với học nghề
Nhận thức về hành vi
1. Lựa chọn học nghề là theo sở thích
2. Lựa chọn học nghề giúp giảm chi phí cho gia đình

3. Cảm thấy tự tin khi thạo 1 nghề
Đánh giá kết quả
1. Lựa chọn học nghề giải quyết tình trạng thất nghiệp
2. Lựa chọn học nghề giải quyết tình hình thừa thầy thiếu thợ
3. Lựa chọn học nghề không được xem trọng
Thái độ nhóm ảnh hưởng
1. Đối với việc lựa chọn học nghề, thái độ của cha ,mẹ là
2. Đối với việc lựa chọn học nghề, thái độ của bạn bè là
3. Đối với việc lựa chọn học nghề, thái độ của láng giềng là
( Nguồn: Tác giả )


×