Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiết 25- Địa Lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.83 KB, 3 trang )

Tuần 13
Tiết: 25
Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ 16/11/2010
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: HS nhận biết và trình bày được:
- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của vùng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng BTB.
- Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và dân cư của vùng.
2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng
- Biết phân tích và trình bày 1 số vấn đề đặc điểm tự nhiên- dân cư- xã hội của vùng...
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Lược đồ các vùng kinh tế Việt Nam
Lược đồ tự nhiên của vùng BTB
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. ổn định
2. Bài cũ: - Nhận xét bài làm kiểm tra 15 phút
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
Hoạt động1: Cả lớp
GV:giới thiệu và xác định ranh giới của vùng trên
lược đồ treo bảng (HS: Đọc bảng khái quát chung)
- Vùng có tổng diện tích là bao nhiêu, chiếm bao
nhiêu diện tích của cả nước. Với bao nhiêu tỉnh
và đọc tên các tỉnh đó?.
- Quan sát lược đồ H/ 23.1 cho biết vùng tiếp giáp
của BTB?.GV kết hợp với lược đồ để xác định lại
- Với đặc điểm của vùng như thế thì vùng có
những ý nghĩa gì về vị trí địa lí và giới hạn lãnh
thổ?.
- Điểm đặc biệt của vùng về tiếp giáp so với các
vùng khác ở điểm nào?.
GV củng cố và chuyển ý
Hoạt động 2: Cặp/nhóm


-HS quan sát lược đồ H/ 23.1 sgk em rút ra nhận
xét chung gì về đặc điểm vùng Bắc Trung Bộ?
GV xác định dãy Hoành Sơn trên lược đồ
- Nêu các loại thiên tai xảy ra ở vùng? Biện pháp?
Ảnh: H 23.3 minh họa
Thảo luận: Dựa vào lược đồ H/ 23.1 và H/ 23.2
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
-Giới hạn: Lãnh thổ hẹp ngang, kéo
dài từ dãy Tam Điệp- dãy Bạch Mã.
-Có 6 tỉnh với diện tích: 51.513km
2

( chiếm 15,6% diện tích cả nước )
-Tiếp giáp:(Xem lược đồ H23.1 ở sgk)
* Ý nghĩa vị trí địa lí và giới hạn lãnh
thổ:
-Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam.
-Cửa ngõ của các nước láng giềng ra
biển Đông và ngược lại.
- Cửa ngõ hành lang Đông - Tây của
tiểu vùng sông Mê Công
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên:
1. Đặc điểm:
- Thiên nhiên có sự phân hoá giữa
phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn
- Từ tây sang đông tỉnh nào cũng có
núi, gò đồi, đồng bằng, biển.
- Thiên tai thường xảy ra gây khó
khăn cho vùng (bão, lũ, hạn hán, gió

nóng tây nam, cát bay).
1. Tài nguyên thiên nhiên:
em hãy rút ra tiềm năng khác nhau giữa phía Bắc
và phía Nam về:
+ Diện tích và tài nguyên rừng ?
+ Các loại khoáng sản ?
+ Các điểm du lịch ?
Hoạt động 3: Cả lớp
- Số dân bao nhiêu, chiếm bao nhiêu số dân cả
nước?.
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Sự phân bố
của các dân tộc đó ntn? Hoạt động kinh tế có sự
khác nhau giữa người Kinh với dân tộc ít người
ntn ? Vì sao?
- Ngưòi dân của vùng có truyền thống gì?.
-Đọc bảng 23.2 em rút ra nhận xét gỉ sự phát triển
dân cư và xã hội của vùng?.
- Chứng minh cụ thể trong thời gian gần đây?.
- Biện pháp khắc phục?.
GV giảng thêm và giới thiệu H 23.3 sgk
-Kể tên các điểm du lịch nổi bật của vùng?.
Ảnh: Minh họa
- Tài nguyên rừng, khoáng sản tập
trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn.
- Tài nguyên du lịch tập trung ở phía
nam dãy Hoành Sơn.
III. Đặc điểm dân cư và xã hội:
- Dân số: 10,3 triệu người (2002),
(chiếm 12,9% dân số cả nước )
- Là vùng cư trú của 25 dân tộc.

- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế
có sự khác biệt giữa phía Đông và
phía Tây của vùng.
* Thuận lợi: Lực lượng lao động dồi
dào, có truyền thống lao động cần cù,
giàu nghị lực và kinh nghiệm trong
đấu tranh với thiên nhiên.
* Khó khăn: Mức sống chưa cao, cơ
sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
4. Củng cố
* Điền vào chỗ trống .................... với những nội dung phù hợp sau:
a. BTB là..........................., kéo dài từ.......................................... ở phía Nam
b. BTB là cầu nối giữa...................................................., giữa........................ với Lào
* Đặc điểm nào sau đây vừa là thế mạnh, vừa là hạn chế của vùng Bắc Trung Bộ trong sự
phát triển KT- XH?:
a. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang
b. Đường biên giới dài
c. Giáp vùng biển rộng lớn
d. Các địa phương trong vùng đều có địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển
5. Dặn dò:
- Học bài cũ , làm bài tập ở TBĐ
-Nghiên cứu trước bài 24 về tình hình phát triển kinh tế của vùng BTB. Qua đó, nêu
những thành tựu và khó khăn trong sự phát triển KT của BTB.
6. Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×