Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giáo án Tiếng Việt lớp 1_Tuần 7_Cánh Diều_Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.11 KB, 34 trang )

/>
TUẦN 7. MÔN TIẾNG VIỆT. SÁCH CÁNH DIỀU. DUNG
TUẦN 7 (12 tiết) - TIẾNG VIỆT – CÁNH DIỀU
Học vần
BÀI 34:

v y

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết âm và chữ v, y; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có v, y.
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có v, y.
- Đọc đúng bài Tập đọc: Dì Tư.
- Viết đúng các chữ v, y, tiếng ve, y tá (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
+ GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- Phiếu khổ to viết nội dung bài đọc hiểu.
+ HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Thỏ thua
- HS đọc lại bài: Thỏ thua rùa (2) trang
rùa (2) trang 61 (SGK Tiếng Việt 1, tập
61 (cá nhân, đồng thanh).
1).
1


/>- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài:
- GV gắn lên bảng tên bài: v, y; giới
thiệu bài: âm v và chữ v; âm y và chữ y.
- GV chỉ chữ v, nói v.
- GV chỉ chữ y, nói y.
- GV giới thiệu chữ V, Y in hoa dưới
chân trang 63.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen) (10 phút)
- GV giới thiệu chữ v, y in thường dưới
chân trang 62.
* Dạy âm v, chữ v :
- GV cho HS quan sát tranh con ve hỏi,
hỏi: Đây là con gì?
- GV: Trong tiếng ve, có âm nào đã học?
- GV nói: âm v chưa học, GV chỉ chữ ve.

- HS đọc (cá nhân, cả lớp): v.

- HS đọc (cá nhân, cả lớp): y.
- HS đọc: V, Y (in hoa).

- HS đọc: v, y (in thường).
- HS trả lời: Đây là con ve .
- HS trả lời: Âm e đã học.
- HS nhận biết v, e ; đọc: ve (đồng
thanh).
- HS phân tích tiếng ve: âm v đứng
trước, âm e đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: tổ
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
vờ - e – ve / ve.

- GV yc phân tích tiếng ve.

- GV chỉ mô hình tiếng ve trên bảng.
* Dạy âm y, chữ y:
- GV cho HS quan sát tranh y tá, hỏi:
Bức tranh vẽ gì?
- GV: Trong từ y tá, tiếng nào có âm y.
- GV nói: âm y chưa học, GV chỉ chữ y
tá.
- GV yc phân tích từ y tá.

- HS trả lời: Bức tranh vẽ chú y tá đang
khám bệnh cho em bé.
- HS trả lời: Tiếng y có âm y chưa học.
- HS đọc: y tá (đồng thanh).

- HS phân tích tiếng y tá: tiếng y đứng
trước, tiếng tá đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: thỏ.
- HS nhìn và đọc trơn: từ y tá.
- HS trả lời: chữ mới v, y; tiếng mới ve, y
tá.
- HS ghép trên thanh cài: v, y, ve, y tá.
Đọc (đồng thanh): v, y, ve, y tá.

- GV chỉ từ y tá trên bảng.
* Củng cố: các em vừa học chữ mới là
chữ gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- GV yc HS cài vào thanh cái các chữ và
tiếng mới học.
2


/>4. Luyện tập: (60 phút)
+ Mở rộng vốn từ (BT2): (15 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tìm từ ngữ ứng
với mỗi hình.
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- HS quan sát tranh BT2.
- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: Ví, vẽ, vở, võ,
y tế xã.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả:
(1) - ví, (2) - vẽ, (3) - vở, (4) - võ, (5) - y

tế xã
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.

- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

- GV nhận xét bài làm của HS.
+ Tập đọc: (BT4) (15 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh họa bài tập đọc, giới - 1 HS đọc tên bài: Dì Tư, cả lớp đọc lại.
thiệu nội dung bài: Bài đọc kể về dì Tư
của bạn Hà. Các em nghe bài để biết về
dì Tư: Dì làm nghề gì, dì đến nhà Hà, chỉ
cho Hà làm gì?
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu: - HS chỉ tay vào SGK đọc thầm theo GV.
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
Tiết 2
* Luyện đọc từ ngữ:
* GV chỉ từng chữ, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ bảng cho HS đọc.

- HS đọc nhẩm theo GV.
- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: dì
Tư, y tá, Hà vẽ, vẽ ve, bé Lê. (cá nhân, tổ,
cả lớp).

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc từng câu, từng lời dưới

tranh.
- GV chỉ từng câu cho HS đếm. GV đánh - HS đếm theo thước chỉ của GV.
số thứ tự từng câu trong bài trên bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS + HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
3


/>đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với các câu còn
lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

thanh).

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu, từng lời bên tranh.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- Đọc theo lời nhân vật:
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
* Ghép đúng?
- GV hướng dẫn HS đọc và nối ở phần a
và b với phần 1 và 2 để thành câu hoàn
chỉnh.
- GV yêu cầu HS đọc lại kết quả bài 2.

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).

- HS đọc và ghép thành câu hoàn chỉnh.

- HS đọc lại câu vừa ghép: (cá nhân,
đồng thanh).
+ Dì Tư - chỉ cho Hà vẽ.
+ Hà - vẽ lá, vẽ ve, vẽ bé Lê.
* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
62, 63 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).

- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.

* Tập viết (Bảng con – BT5). (15 phút)

- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Viết chữ v, ve:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Chữ v: cao 2 li; gồm 1 nét móc hai
đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành
vòng xoắn nhỏ. Cách viết: Đặt bút ở
khoảng giữa ĐK 2 và đường kẻ 3. Viết
nét móc hai đầu, cuối nét được kéo dài
tới gần ĐK 3 thì lượn sang trái. Tiếp tục

- HS đọc bài trên bảng lớp: v, ve, y, y tá.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ v. (theo
lời GV)

4


/>rê bút tới ĐK 3 thì lượn bút trở lại sang
phải, tạo vòng xoắn nhỏ cuối nét. Dừng
bút gần ĐK 3.
- GV yêu cầu HS viết chữ v vào bảng
con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng ve: Viết chữ v trước, chữ e sau.
- GV yêu cầu HS viết ve vào bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Viết chữ y, y tá:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình

viết:
+ Chữ y: cao 5 li (gồm có 6 ĐK ngang: 2
ly nằm phía trên và 2 li ở dưới); viết 1
nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét khuyết
ngược. Cách viết: Nét 1: Đặt bút ngay ở
ĐK2 (phía bên trên), tiếp theo viết nét
hất. Đến ĐK3 (ở phía trên) thì dừng lại.
Nét 2: Từ nơi điểm dừng của bút ở nét 1,
chuyển hướng bút để viết nét móc ngược
(bên phải). Nét 3: Từ chỗ điểm dừng của
bút ở nét 2. Rê bút thẳng lên ĐK(ở bên
trên) rồi chuyển hướng ngược lại. Từ đây
viết tiếp nét khuyết ngược ( đồng thời
kéo dài xuống đến ĐK4 ở phía dưới).
Dừng bút tại ĐK2 ( ở trên).
- GV yêu cầu HS viết chữ y vào bảng
con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Từ y tá: Viết chữ y trước, chữ tá sau.
- GV yêu cầu HS viết y tá vào bảng con.

- HS viết bảng con chữ v. (3 lần), giơ
bảng đọc: v.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ ve.
- HS viết chữ ve vào bảng con (2 lần).
- HS giơ bảng đọc: ve

- HS nhắc lại quy trình viết chữ y. (theo
lời GV)


- HS viết bảng con lần lượt các chữ y. (3
lần), giơ bảng đọc: y.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ y tá.
- HS viết chữ y tá vào bảng con (2 lần).
Giơ bảng đọc: y tá
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
5. Củng cố - dặn dò: (5 phút)
- Bài hôm nay các em học được chữ gì?
Tiếng gì?
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết chữ
v, y, ve, y tá vào bảng con; đọc bài 35:
Chữ hoa trang 64 trong SGK. Đọc bài

- HS trả lời: Chữ v, y; tiếng v, y.
- HS ghi nhớ.

5


/>“Chia quà” cho người thân nghe.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.

BÀI 35:

Học vần
CHỮ HOA (2 tiết)


I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết chữ in hoa trong câu; bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
- Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng; ghi nhớ quy tắc viết hoa
chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chia quà. Tìm được trong bài chữ hoa đứng đầu bài,
đầu câu, chữ hoa ghi tên riêng.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- Bảng nhỏ viết 2 điều cần ghi nhớ về quy tắc viết hoa.
- Bảng chữ thường - chữ hoa phóng to.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài trang 62, 63 - HS đọc lại bài ôn tập trang 62, 63 (cá
(SGK Tiếng Việt 1, tập 1).
nhân, đồng thanh).

- GV yc HS viết bảng con chữ ve, y tá.
6


/>- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài: Kết thúc bài 34, các em
đã học xong các âm và chữ tiếng Việt.
Bài Chữ hoa sẽ giúp các em làm quen
với chữ hoa (chữ in hoa và chữ viết hoa),
nắm được quy tắc viết hoa.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Tìm
chữ hoa trong câu) (10 phút)
- GV viết lên bảng câu “Dì Tư là y tá.”,
chỉ bảng cho HS đọc.
- GV giải thích: Đây là 1 câu văn, đầu
câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm những
chữ được viết hoa trong câu.
- GV: Vì sao chữ D trong tiếng Dì viết
hoa?
- GV: Chữ đứng đầu câu phải viết hoa.
- GV: Vì sao chữ T trong tiếng Tư viết
hoa?
- GV: Khi viết tên riêng phải viết hoa.
- GV mời HS nói tên mình, đầy đủ họ,
tên.
- GV nhắc HS: Khi viết tên riêng của
mình, của mọi người, các em cần viết
hoa. Viết hoa tên riêng, viết hoa cả họ và
tên đệm. Không viết hoa tên riêng là viết

sai chính tả.
* Ghi nhớ (BT 2):
- GV gắn lên bảng quy tắc viết hoa; đọc
quy tắc cho HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc
lại.
- GV: Dặn HS ghi nhớ 2 quy tắc vừa học
để viết hoa đúng chính tả.
+ Tập đọc: (BT4) (15 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh họa, hỏi: Tranh vẽ
gì?

- HS chăm chú lắng nghe.

- HS đọc câu văn (cá nhân, đồng thanh).
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS trả lời: Chữ D trong tiếng Dì viết
hoa, chữ T trong tiếng Tư viết hoa.
- Vì Dì đứng đầu câu.
- HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- Vì Tư là tên riêng của dì.
- HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
- HS nói tên mình
-HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.

- HS đọc quy tắc theo lời GV.

- HS quan sát tranh, nói những gì các em

quan sát được.
7


/>- GV chỉ tranh giới thiệu: GV đưa lên
bảng lớp hình minh hoạ bài Chia quà;
giới thiệu: Trong hình là gia đình Hà: có
bà, có ba má, có Hà và bé Lê. Má đang
chia quà cho cả nhà. Bài Tập đọc sẽ cho
các em biết má của Hà chia quà thế nào?
Quà dành cho má là thứ quà đặc biệt
quý. Đó là quà gì? Bài đọc cũng giúp các
em luyện tập, củng cố những điều vừa
học về quy tắc viết hoa. Chúng mình
cùng tìm hiểu bài đọc nhé.
- GV chỉ tên bài tập đọc.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
* Luyện đọc từ ngữ:
* GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ bảng cho HS đọc từ khó.

- HS chăm chú lắng nghe.

- 1 HS đọc tên bài: Chia quà, cả lớp đọc
lại.

- HS chỉ tay vào SGK đọc thầm theo GV.
- HS đọc nhẩm theo GV.

- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: chia
quà, thị xã, nho, trà, mía, sữa, của, quà
quý.(cá nhân, tổ, cả lớp).

- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm. GV đánh
số thứ tự từng câu trong bài trên bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.


- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1 + HS lắng nghe, ghi nhớ.
(câu 1, 2, 3, 4, 5, 6); đoạn 2 (câu 7, 8)
8


/>+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV: Đi thị xã về, má chia quà cho cả
nhà. Má không chia quà cho má vì má đã
có quà quý. Quà quý đó là gì?
- GV: Quà quý của má là bé Lê và bé Hà.
Con cái luôn là món quà quý giá nhất
của cha mẹ.
- GV yêu cầu HS đọc bài Chia quà.
+ Tìm trong bài đọc những chữ hoa
(BT 4)
- Cho cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả
viết hoa.
- GV nêu yêu cầu BT:

+ Những chữ hoa đứng đầu tên bài, đứng
đầu câu?
+ Những chữ hoa ghi tên riêng?
- GV yêu cầu từng cặp HS đọc bài trong
SGK, tìm chữ hoa đứng đầu tên bài,
đứng đầu câu.
- GV yêu cầu 4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau
báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu):
+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.

+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS trả lời: Quà quý của má là bé Lê và
bé Hà.

- HS đọc bài (đồng thanh).

- Hs nhắc lại quy tắc (cá nhân, đồng
thanh).
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm, nói cho bạn nghe
và cùng báo cáo kết quả.
- HS nối tiếp trả lời:
+ 1HS nói: Tiếng Chia viết hoa chữ C vì

đó là chữ đầu của tên bài.
+ 1 HS nói: viết hoa chữ M trong tiếng
Má vì đó là chữ đầu câu.
+ 1 HS nói: 3viết hoa chữ B trong tiếng
Bà vì đó là chữ đầu câu.
+ 1 HS nói: viết hoa chữ B trong tiếng
Ba vì đó là chữ đầu câu.

+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.
+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.
+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.
9


/>+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.

+ 1 HS nói: viết hoa chữ H trong tiếng
Hà vì Hà đứng đầu câu,
+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.
riêng.
+ 1 HS nói: viết hoa chữ B trong tiếng
+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.
Bé vì nó đứng đầu câu;
hoa
chữ L
+ GV nhận xét, yc cả lớp nhắc lại.
+ 1 HS nói: viết hoa chừ Ơ vì Ơ là chữ
đầu câu.
+ 1 HS nói: viết hoa À vì À là chữ đầu
- GV yêu cầu HS nói lại những chữ hoa câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê, chữ

đứng đầu bài, đầu câu
H trong tiếng Hà vì đó là các tên riêng.
- GV yêu cầu HS nói lại những chữ hoa - HS nhắc lại: chữ hoa đứng đầu bài, đầu
ghi tên riêng trong bài.
câu là: Chia, Má, Bà, Ba, Hà, Bé, Ơ, À.
+ Giới thiệu bảng chữ in thường - in
- HS nhắc lại: lại những chữ hoa ghi tên
hoa, viết thường - viết hoa
riêng trong bài là: Lê, Hà.
- GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa (trên
bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in
thường - in hoa, viết thường - viết hoa); - HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
giải thích: chữ viết là chữ viết bằng tay.
- GV chỉ từng chữ in thường, in hoa, yc
cả lớp đọc.
- GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. - HS đọc theo thước chỉ của GV.
Cả lớp đọc.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc cho HS chỉ - HS đọc theo thước chỉ của GV.
chữ in thường, chữ chữ in hoa.
- GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ
- HS đọc theo bạn chỉ.
chữ viết thường, chữ viết hoa.
- GV chỉ câu “Dì Tư là y tá.”, hỏi đó là - HS đọc theo bạn chỉ.
kiểu chữ gì?
- HS trả lời: D trong tiếng Dì, T trong
- GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ tiếng Tư là chữ in hoa, các chữ khác là
thường, chữ hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in thường.
chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay - HS thực hiện theo yc của GV.
chữ viết thường.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV: Chữ hoa nào gần giống chữ
thường nhưng kích thước lớn hơn
- HS trả lời: Đó là chữ in hoa - gần giống
- GV: Chữ hoa nào không giống chữ chữ in thường nhưng kích thước chữ in
10


/>thường và kích thước lớn hơn?

hoa lớn hơn.
- HS trả lời: Đó là chữ viết hoa - không
giống chữ viết thường và kích thước chữ
viết hoa lớn hơn.

- GV nhận xét, kết luận.
5. Củng cố - dặn dò: (5 phút)
- GV yc HS nhắc lại quy tắc viết hoa.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà
đọc lại bài Tập đọc cho nguời thân nghe;
quan sát kĩ bảng mẫu chữ hoa trong
trường tiểu học (in trong vở Luyện viết
1, tập một).

- HS nhắc lại quy tắc viết hoa (cá nhân,
đồng thanh).
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Tập viết
(1 tiết – sau bài 34, 35)
I. MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Tô, viết đúng các chữ v, ve, y, y tá (chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đúng
khoảng cách giữa các con chữ) theo mẫu chữ vở luyện viết 1, tập 1.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Chữ mẫu: v, ve, y, y tá đặt trong khung chữ.
HS: - Bảng con, vở luyện viết 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (2 phút)
- GV chỉ bảng, yêu cầu HS nhắc lại chữ, - HS nhắc lại các chữ, từ và các chữ số
từ đã học.
đã học ở bài 34: v, ve, y, y tá.
- GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập: (35 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- HS đọc trên bảng: v, ve, y, y tá.
11


/>* Tập tô, tập viết: v, ve, y, y tá:
- GV yc HS nhớ lại cách viết và độ cao

các chữ: v, ve, y, y tá.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV vừa viết, vừa nêu quy trình lần lượt
từng chữ:
* Viết chữ v, ve:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Chữ v: cao 2 li; gồm 1 nét móc hai
đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành
vòng xoắn nhỏ. Cách viết: Đặt bút ở
khoảng giữa ĐK 2 và đường kẻ 3. Viết
nét móc hai đầu, cuối nét được kéo dài
tới gần ĐK 3 thì lượn sang trái. Tiếp tục
rê bút tới ĐK 3 thì lượn bút trở lại sang
phải, tạo vòng xoắn nhỏ cuối nét. Dừng
bút gần ĐK 3.
- GV yêu cầu HS viết chữ v vào bảng
con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng ve: Viết chữ v trước, chữ e sau.
- GV yêu cầu HS viết ve vào bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Viết chữ y, y tá:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Chữ y: cao 5 li (gồm có 6 ĐK ngang: 2
ly nằm phía trên và 2 li ở dưới); viết 1
nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét khuyết
ngược. Cách viết: Nét 1: Đặt bút ngay ở
ĐK2 (phía bên trên), tiếp theo viết nét

hất. Đến ĐK3 (ở phía trên) thì dừng lại.
Nét 2: Từ nơi điểm dừng của bút ở nét 1,
chuyển hướng bút để viết nét móc ngược
(bên phải). Nét 3: Từ chỗ điểm dừng của
bút ở nét 2. Rê bút thẳng lên ĐK(ở bên
trên) rồi chuyển hướng ngược lại. Từ đây
viết tiếp nét khuyết ngược ( đồng thời

- HS đọc: v, ve, y, y tá, nói cách viết, độ
cao lần lượt các chữ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ t. (theo
lời GV)
- HS nhắc lại quy trình viết chữ v. (theo
lời GV)

- HS viết bảng con chữ v. (3 lần), giơ
bảng đọc: v.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ ve.
- HS viết chữ ve vào bảng con (2 lần).
- HS giơ bảng đọc: ve

- HS nhắc lại quy trình viết chữ y. (theo
lời GV)
- HS viết bài theo yêu cầu của GV.

12



/>kéo dài xuống đến ĐK4 ở phía dưới).
Dừng bút tại ĐK2 ( ở trên).
- GV yêu cầu HS viết chữ y vào bảng
con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Từ y tá: Viết chữ y trước, chữ tá sau.
- GV yêu cầu HS viết y tá vào bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Hướng dẫn viết vở luyện viết.
- GV yêu cầu HS viết bài vào vở luyện
viết.
- GV nhận xét chữ viết của HS.
* GV cho HS bình bầu ra những bạn có
bài viết đẹp.
3. Củng cố - dặn dò: (3 phút)
- GV: Hôm nay các em được tập tô, tập
viết những chữ nào?
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện viết
các chữ: v, ve, y, y tá vào vở ô li ở nhà.
- GV nhận xét, nhắc nhở chung.

- HS viết bảng con lần lượt các chữ y. (3
lần), giơ bảng đọc: y.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ y tá.
- HS viết chữ y tá vào bảng con (2 lần).
Giơ bảng đọc: y tá

- HS viết bài theo hướng dẫn của GV.
- HS đổi vở, chia sẻ.

- HS đi tham quan vở của các bạn, bình
bầu ra những bài viết đẹp, nhanh và đúng
nhất.
- HS trả lời: Chữ v, ve, y, y tá.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Học vần
BÀI 36:

am

ap

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình
“âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc:Ve và gà (1).
- Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
13



/>GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- Tranh, ảnh, mẫu vật, bảng cài.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Chia quà
- HS đọc lại bài: Chia quà (1) trang 64
(1) trang 64 (SGK Tiếng Việt 1, tập 1).
(cá nhân, đồng thanh).
- GV yc HS nói những chữ hoa đứng đầu - HS nói những chữ hoa đứng đầu bài,
bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên
đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng
riêng.
trong bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài: Các em đã học hết các
chữ ghi âm tiếng Việt. Từ bài hôm nay,
các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai
vần đầu tiên các em sẽ học là vần am,
vần ap.
- GV chỉ tên bài.
- HS nhắc lại tên bài: am, ap.

2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen - dạy kĩ, chắc chắn). (10 phút)
a. Dạy vần am:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã
- HS đọc: a- mờ - am/ am. (cá nhân, đồng
học).
thanh)
* Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh quả cam hỏi, - HS trả lời: Đây là quả cam.
hỏi: Đây là quả gì?
- GV: Trong từ quả cam, tiếng nào có
- HS trả lời: Tiếng cam có vần am.
vần am?
- GV chỉ tiếng cam.
- HS nhận biết âm c, vần am ; đọc: cam
(đồng thanh).
- GV yc phân tích tiếng cam.
- HS phân tích tiếng cam: âm c đứng
trước, vần am đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: cam
14


/>- GV chỉ mô hình vần am trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng cam trên bảng,
giới thiệu.
b. Dạy vần ap:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, p (đã học).

* Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh xe đạp hỏi,
hỏi: Đây là gì?
- GV: Trong từ xe đạp, tiếng nào có vần
ap?
- GV chỉ tiếng đạp.
- GV yc phân tích tiếng đạp.

- GV chỉ mô hình vần ap trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng đạp trên bảng,
giới thiệu.
*So sánh:
- GV yc HS so sánh điểm giống nhau và
khác nhau giữ 2 vần am – ap.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là
vần gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3. Luyện tập:
+ Mở rộng vốn từ (BT3): (10 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có vần
am? Tiếng nào có vần ap.
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
a – mờ – am / am.

- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
cờ - am – cam/ cam.
- HS đọc: a- pờ - ap/ ap. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS trả lời: Đây là xe đạp.
- HS trả lời: Tiếng đap có vần ap.
- HS nhận biết âm đ, vần ap; đọc: đạp
(đồng thanh).
- HS phân tích tiếng đạp: âm đ đứng
trước, vần ap đứng sau, dấu sắc ghi trên
âm a. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: đạp
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
a – pờ – ap / ap.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
đờ - ap – đáp – nặng – đạp/ đạp.
- HS trả lời:
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng âm a.
+ Khác nhau: vần am có âm cuối là m,
vần ap có âm cuối là p.
- HS trả lời: Vần mới: am, ap; Tiếng
mới: cam, đạp.
- HS nhìn mô hình đánh vần, đọc trơn.

- HS quan sát tranh BT2.
- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: khám, Tháp
Rùa, quả trám, vạm vỡ, múa sạp, sáp nẻ.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả:
Những tiếng có vần am: khám, (quả)

15


/>trám, vạm (vỡ); tiếng có vần ap: Tháp
(Rùa), (múa) sạp, sáp (nẻ).
- GV nhận xét bài làm của HS.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.
- Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa - HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm
thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp
dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm
chống nứt nẻ).
* Tìm tiếng có âm t, th: (nói to tiếng có
vần am, nói thầm tiếng có vần ap).
- GV chỉ vào từ khám.
- HS nói to: khám. (vì tô có vần am).
- GV chỉ vào từ Tháp Rùa.
- HS nói thầm Tháp Rùa. (vì Tháp Rùa
có vần ap).
- GV hướng dẫn thực hiện tương tự với
- HS thực hiện tương tự với các từ còn
các từ còn lại.
lại.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Tập viết (Bảng con – BT4). (15 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- HS đọc: am, quả cam, ap, xe đạp.
* Viết vần am, ap:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:

+ Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối - HS nhắc lại cách viết vần am.
nét giữa a và m.
+ Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối
- HS nhắc lại cách viết vần ap.
nét giữa a và p.
- GV yêu cầu HS viết vần am, ap vào
- HS viết bảng con vần am, ap. (mỗi vần
bảng con.
viết 3 lần), giơ bảng đọc: am, ap.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
* Viết từ quả cam, xe đạp:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng
- HS cách viết từ: quả cam.
cam sau. Trong tiếng cam: viết c trước,
am sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng
cam).
+ xe đạp: viết xe trước (x nối sang e),
- HS cách viết từ: xa đạp.
đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt
dưới a).
- GV yc viết quả cam, xe đạp vào bảng
- HS viết: quả cam, xe đạp (2 lần)
16


/>con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- HS đổi bảng, chia sẻ.

Tiết 2
* GV giới thiệu: (2 phút)
Từ phần Học vần, nội dung Tập viết
được chuyển lên tiết 1, dành trọn tiết 2
cho bài Tập đọc.
+ Tập đọc: (BT4) (30 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh họa bài tập đọc, giới
thiệu nội dung bài: Đây là phần 1 của
truyện Ve và gà. Truyện có hai nhân vật
là ve sầu và gà mái. Ve sầu là loài côn
trùng đầu to, hai cánh trong, có khả năng
tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè.
Các em hãy lắng nghe để biết chuyện gì
đã xảy ra giữa ve và gà nhé.
- GV chỉ tên bài.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. Chú ý đọc
phân biệt rõ lời nhân vật.
* Luyện đọc từ ngữ:
* GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ bảng cho HS đọc các từ khó.


- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc tên bài: Ve và gà.
- HS đọc nhẩm theo GV.

- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: mùa
hè, ham múa ca, đạp đạp, giũ giũ lúa,
thỏ thẻ, thú vị, gà, đáp, lũ nhỏ. (cá nhân,
tổ, cả lớp).

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
17


/>cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.

- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
+ GV nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt
hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc
được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp
đánh vần giúp bạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1
(câu 1, 2); đoạn 2 (câu 3, 4, 5).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Thi đọc theo vai:
- Làm mẫu: GV (người dẫn chuyện)
cùng 2 HS (vai ve sầu, gà) đọc mẫu.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.
- GV khen cá nhân, nhóm đọc đúng vai,
đúng lượt lời, biểu cảm.
- Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV nêu yêu cầu: Thay hình ảnh bằng từ
ngữ thích hợp và nói lại câu hoàn chỉnh.

- GV hỏi:
+ Hình ảnh trong câu a là gì?
+ Hình ảnh trong câu b là gì?

+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.

+ HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS quan sát, ghi nhớ lời nhân vật.
- HS đọc theo nhóm rồi trình bày trước
lớp.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS HS đọc từng ý a, b của BT.

- HS trả lời: Là con ve.
- HS trả lời : Là lũ gà con lông vàng/ lũ
gà bé/ lũ gà nhỏ…
18



/>- GV chỉ hình và chữ trong ý a, b.

- HS nhìn nói thành câu hoàn chỉnh. (cá
nhân, đồng thanh)
- HS nói hoàn chỉnh 2 câu văn. (cá nhân,
đồng thanh)
- HS trả lời: Ve chê bai, coi thường gà
mẹ, cho là làm thì chả có gì thú vị, phải
múa ca như ve mới là hay.
* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
66, 67 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).

- GV yêu cầu HS nói hoàn chỉnh 2 câu
văn.
* GV: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và
gà mẹ, em nghĩ gì về ve?
- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.

5. Củng cố - dặn dò: 3 phút)
- Bài hôm nay các em học được vần gì?
Từ gì?
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết vần
am, ap; từ quả cam, xe đạp vào bảng
con; đọc trước bài 37: ăm, ăp trang 68,
69 trong SGK.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.

- HS trả lời: Vần am, ap; từ quả cam, xe

đạp.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Học vần
BÀI 37:

ăm

ăp

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần ăm, ăp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăm, ăp; với mô
hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăm, vần ăp.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc:Ve và gà (2).
- Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- Tranh, ảnh, mẫu vật, bảng cài.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
19



/>2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài: Ve và gà (1) - HS đọc lại bài: Ve và gà (1) trang 67 (cá
trang 67 (SGK Tiếng Việt 1, tập 1).
nhân, đồng thanh).
- GV hỏi: Qua cuộc nói chuyện giữa ve
- HS trả lời.
và gà mẹ, em nghĩ gì về ve?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giới
thiệu với các em 2 vần mới: vần ăm, ăp.
- GV chỉ tên bài.
- HS đọc tên bài: ăm, ăp
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen - dạy kĩ, chắc chắn). (10 phút)
- HS nhắc lại tên bài: am, ap.
a. Dạy vần ăm:
* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ă, m.
- HS đọc: ă- mờ - ăm/ ăm. (cá nhân, đồng
thanh)
* Khám phá:
- GV chỉ hình, hỏi:

- HS trả lời:
+ Em bé đang làm gì?
+ Em bé đang quét sân.
+ Em bé thế nào?
+ Em rất chăm chỉ.
- GV: Trong từ chăm chỉ, tiếng nào có
- HS trả lời: Tiếng chăm có vần ăm.
vần ăm?
- GV chỉ tiếng chăm.
- HS nhận biết âm ch, vần ăm; đọc:
chăm (đồng thanh).
- GV yc phân tích tiếng chăm.
- HS phân tích tiếng chăm: âm ch đứng
trước, vần ăm đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại:
chăm.
- GV chỉ mô hình vần ăm trên bảng, giới - HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
thiệu.
ă – mờ – ăm / ăm.
- GV chỉ mô hình tiếng chăm trên bảng, - HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
giới thiệu.
chờ - ăm – chăm/ chăm.
b. Dạy vần ăp:
20


/>* Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ă, p.
* Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh cặp da hỏi,

hỏi: Đây là cái gì?
- GV: Trong từ cặp da, tiếng nào có vần
ăp?
- GV chỉ tiếng cặp.
- GV yc phân tích tiếng cặp.

- GV chỉ mô hình vần ăp trên bảng, giới
thiệu.
- GV chỉ mô hình tiếng cặp trên bảng,
giới thiệu.
*So sánh:
- GV yc HS so sánh điểm giống nhau và
khác nhau giữ 2 vần ăm – ăp.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là
vần gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- GV chỉ mô hình từng vần, tiếng.
3. Luyện tập:
+ Mở rộng vốn từ (BT3): (10 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có vần
ăm? Tiếng nào có vần ăp.
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- HS đọc: ă- pờ - ăp/ ăp. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS trả lời: Đây là cái cặp da.
- HS trả lời: Tiếng cặp có vần ăp.
- HS nhận biết âm c, vần ăp; đọc: cặp
(đồng thanh).

- HS phân tích tiếng cặp: âm c đứng
trước, vần ăp đứng sau, dấu nặng ghi
dưới âm ă. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: cặp
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
ă – pờ – ăp / ăp.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
cờ - ăp – cắp – nặng – cặp/ cặp.
- HS trả lời:
+ Giống nhau: đều bắt đầu bằng âm ă.
+ Khác nhau: vần ăm có âm cuối là m,
vần ăp có âm cuối là p.
- HS trả lời: Vần mới: ăm, ăp; Tiếng
mới: chăm, cặp.
- HS nhìn mô hình đánh vần, đọc trơn.

- HS quan sát tranh BT2.

- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: thắp, bắp
ngô, tằm, tắm, nằm, gắp.
- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả:
Những tiếng có vần ăm: tằm, tắm, nằm;
tiếng có vần ăp: bắp (ngô), thắp, gắp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.
- Giải nghĩa từ: tằm (loài sâu ăn lá dâu, lá - HS lắng nghe, ghi nhớ.
sắn, nuôi để lấy tơ dệt vải).
21



/>* Tìm tiếng có âm t, th: (nói to tiếng có
vần ăm, nói thầm tiếng có vần ăp).
- GV chỉ vào từ bắp ngô.
- GV chỉ vào từ khắp.
- GV hướng dẫn thực hiện tương tự với
các từ còn lại.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Tập viết (Bảng con – BT4). (15 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Viết vần ăm, ăp:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Vần ăm: viết ă trước, m sau; chú ý nối
nét giữa ă và m.
+ Vần ăp: viết ă trước, p sau; chú ý nối
nét giữa ă và p.
- GV yêu cầu HS viết vần ăm, ăp vào
bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Viết từ chăm chỉ, cặp da:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ chăm chỉ: viết tiếng chăm trước, tiếng
chỉ sau. Trong tiếng chăm: viết ch trước,
ăm sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng
chăm).
+ cặp da: viết cặp trước (viết c gần vần
ăp), da sau (d nối với a).

- GV yc viết chăm chỉ, cặp da vào bảng
con.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

- HS nói to: bắp ngô. (vì bắp có vần ăm).
- HS nói thầm khắp. (vì khắp có vần ăp).
- HS thực hiện tương tự với các từ còn
lại.

- HS đọc: ăm, chăm chỉ, ăp, cặp da.

- HS nhắc lại cách viết vần ăm.
- HS nhắc lại cách viết vần ăp.
- HS viết bảng con vần ăm, ăp. (mỗi vần
viết 3 lần), giơ bảng đọc: ăm, ăp.
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS cách viết từ: chăm chỉ.

- HS cách viết từ: cặp da.
- HS viết: chăm chỉ, cặp da (2 lần)
- HS đổi bảng, chia sẻ.

Tiết 2
+ Tập đọc: (BT4) (30 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- Giờ trước các em đã được học đoạn 1


- HS quan sát, lắng nghe.
22


/>bài Ve và gà. Bài đọc hôm nay cô tiếp tục
giới thiệu đến các em đoạn 2 của bài Ve
và gà. Để biết câu chuyện của Ve và gà
diễn ra tiếp theo như thế nào, cô cùng
các em cùng tìm hiểu bài đọc nhé.
- GV chỉ tên bài.
- HS đọc tên bài: Ve và gà.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu: - HS đọc nhẩm theo GV.
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. Chú ý đọc
phân biệt rõ lời nhân vật.
* Luyện đọc từ ngữ:
- GV chỉ bảng cho HS đọc các từ khó.
- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: mùa
thu, lá khô, gặp, thủ thỉ, chăm múa,
chăm làm, chả lo gì. (cá nhân, tổ, cả lớp)
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
- HS đếm theo thước chỉ của GV.
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
cho HS cả lớp đọc thầm.

+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS + HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả thanh).
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. + Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.
+ GV nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt
hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc
được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp
đánh vần giúp bạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1 + HS lắng nghe, ghi nhớ.
(câu 1, 2, 3, 4, 5); đoạn 2 (câu 6, 7).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
23


/>- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Thi đọc theo vai:
- Làm mẫu: GV (người dẫn chuyện)
cùng 2 HS (vai ve sầu, gà) đọc mẫu.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.

- GV khen cá nhân, nhóm đọc đúng vai,
đúng lượt lời, biểu cảm.
- Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV nêu yêu cầu: gà nói gì với ve?
Ghép đúng:
- GV chỉ từng vế cho HS đọc.

- GV hỏi: Theo các em ý nào đúng?
- GV yc HS nhắc lại ý đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều
gì?

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS quan sát, ghi nhớ lời nhân vật.
- HS đọc theo nhóm rồi trình bày trước
lớp.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS HS đọc từng ý a, b của BT.
- HS đọc theo thước chỉ của GV. (cá
nhân, đồng thanh):

+ Vừa chăm múa vừa chăm làm thì chả
lo gì.
+ Vừa chăm múa vừa chăm làm thì chả
có gì.
- HS trả lời: (a) – (1). Vừa chăm múa vừa
chăm làm thì chả lo gì.
- HS nhắc lại (cá nhân, đồng thanh).
- HS có thể trả lời:
+ Ve lười biếng, chỉ thích chơi nên có lúc
chả có gì ăn.
+ Gà chăm chỉ làm nên nuôi được đàn
con, còn giúp được ve.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- GV: Câu chuyện là lời khuyên: Phải
chăm chỉ lao động. Vừa biết vui chơi vừa
chăm chỉ lao động thì cuộc sống sẽ tốt
đẹp, không phải lo lắng gì.
- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.
* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
68, 69 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).
5. Củng cố - dặn dò: 3 phút)
24


/>- Bài hôm nay các em học được vần gì?
Từ gì?
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết vần
ăm, ăp; từ chăm chỉ, cặp da vào bảng

con; đọc trước bài 39: ôn tập trang 71
trong SGK.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.

- HS trả lời: Vần ăm, ăp; từ chăm chỉ,
cặp da.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Tập viết
(1 tiết – sau bài 36, 37)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Tô, viết đúng các chữ am, ap, ăm, ăp, quả cam, xe đạp, chăm chỉ, cặp da (chữ
thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dần đúng khoảng cách giữa các con chữ).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV - Chữ mẫu: am, ap, ăm, ăp, quả cam, xe đạp, chăm chỉ, cặp da; đặt trong khung
chữ.
HS - Bảng con, vở luyện viết 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Khởi động: (2 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại các chữ và
- HS nhắc lại các chữ đã học ở bài 36,
tiếng và số đã học ở bài 36, 37.
37: am, ap, ăm, ăp, quả cam, xe đạp,
- GV nêu mục tiêu của bài học.
chăm chỉ, cặp da.
2. Luyện tập: (35 phút)
* Tập tô, tập viết: am, ap, quả cam, xe
đạp.
- GV yêu cầu HS nêu cách viết lần lượt
- HS đọc: am, ap, quả cam, xe đạp, nói
các chữ: am, ap, quả cam, xe đạp.
cách viết lần lượt các chữ.
25


×