Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chọn mua camera số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.48 KB, 5 trang )

Chọn mua camera số

Muốn tạo ra bức ảnh đẹp không chỉ căn cứ vào chỉ số pixel cao mà cần
phải xét đến nhiều các thông số khác nữa. Ví dụ, một camera xử lý chậm khi
chụp có thể làm lỡ mất nhiều khoảnh khắc quan trọng cần ghi lại, còn một
camera cồng kềnh và nặng nề có thể làm khó khăn khi di chuyển và thao tác.
Một camera khi không điều chỉnh yêu cầu phải chụp được ảnh ngay dưới ánh
nắng mặt trời chói chang, và yêu cầu này vẫn còn là một thách thức với nhiều
camera hiện tại.

Độ phân giải: Nếu chỉ cần chụp ảnh để gửi e-mail cho bạn bè ở xa hoặc in
ra theo đúng kích cỡ được chụp thì bất kỳ máy ảnh ở độ phân giải nào cũng có thể
thực hiện được. Nhưng với máy ảnh có độ phân giải cao, bạn có thể in ảnh khổ
lớn, hoặc cũng có thể thu nhỏ hoặc chỉ in một phần mà ảnh vẫn sắc nét. Một máy
ảnh 2 Megapixel thường tạo ảnh in đẹp kích thước tối đa là 5x7, 3 Megapixel cho
ảnh 8x10 và 4 Megapixel trở lên cho ảnh 11x17.
Kích thước, trọng lượng và thiết kế: Có người thích loại nhỏ gọn để bỏ
túi thì coi trọng tính năng này hơn độ phân giải. Thông thường máy ảnh có trọng
lượng từ 0,25 pound đến 2,6 pound (1 pound tương đương với 450 g). Camera nhỏ
là cần thiết, nhưng việc điều khiển nút bấm, các chức năng điều chỉnh xoay dù sao
cũng khó khăn hơn.
Độ “zoom” của các thấu kính: Camera giá thành thấp thường thiếu các
thấu kính zoom quang. Nếu phải lựa chọn giữa một máy có chức năng zoom
quang tốt hơn và một camera có độ phân giải cao hơn thì nên chọn cái đầu tiên.
Máy có zoom quang tốt thì bạn không cần phải phóng to chi tiết và sử dụng phần
mềm để cắt phần ảnh mình cần (và trong trường hợp này việc bỏ qua yếu tố độ
phân giải là tất yếu). Một vài loại camera đã cho phép zoom ảnh lên tới 10 lần
(10X). Độ zoom này càng lớn càng cho ảnh tự nhiên và sống động, nhưng bạn
phải cứng tay khi chụp hoặc cần có một giá đỡ 3 chân (tripod) để tránh hiện tượng
ảnh thu được mờ nhạt khi mục tiêu ở quá xa.
Hãy cẩn thận phân biệt chỉ số zoom này, bởi vì các nhà quảng cáo sản


phẩm thường kết hợp độ zoom quang (có được do di chuyển khoảng cách các thấu
kính để phóng to vật thể) với độ zoom số, đạt được chỉ đơn thuần do việc giảm độ
phân giải và phóng to ảnh cần chụp. Độ zoom quang cho bạn ưu điểm ảnh thu
được có độ phân giải tối đa, kết hợp với việc chụp ở vị trí gần nhất có thể.
Điều chỉnh tiêu cự thủ công: Vì khoảng cách từ người chụp có thể thay
đổi và muốn chụp ảnh nét thì cần phải thay đổi tiêu cự của thấu kính để ảnh thu
được sắc nét bằng thao tác thủ công. Các camera thế hệ cũ thường không có chức
năng này hoặc chỉ điều chỉnh tiêu cự theo từng nấc, điều này làm hạn chế khả
năng mặc định khoảng cách.

Khả năng trữ ảnh: Với các camera có độ phân giải cao nhất, điển hình với
một camera 2 Megapixel cần lưu từ 8-10 bức ảnh trên một thẻ nhớ tối thiểu là 8
MB. Các nhà sản xuất thường bán kèm máy một thẻ nhớ có dung lượng 16-32 MB
và người sử dụng phải trả tiền thêm để có được dung lượng lưu trữ lớn hơn,
thường là từ 128 MB trở lên. Hiện nay có các loại thẻ nhớ dung lượng tới vài GB.
Thẻ nhớ có nhiều loại, CompactFlash (CF), Secure Digital (SD),
SmartMedia, Multimedia Card (MMC)... Các hãng sản xuất thường hỗ trợ những
loại thẻ khác nhau. Riêng Sony chơi nổi, một mình sử dụng thẻ Memory Stick.
Pin: Các camera thường sử dụng một hoặc nhiều loại nguồn pin như: Pin
AA pin kiềm không nạp lại được, pin NiMH có thể sạc, pin CRV3 dung lượng cao
dùng một lần hoặc các nguồn pin có thể nạp lại kèm theo camera.
Hình ảnh và âm thanh: Nhiều camera có thể lưu lại được nội dung video
clip (gồm cả hình ảnh và âm thanh) có độ dài, ngắn tuỳ thuộc vào dung lượng thẻ
nhớ, độ phân giải …cũng như chủng loại máy được thiết kế. Ví dụ, với máy ảnh số
không chuyên, người dùng chỉ có thể lưu các bức hình hay các video clip ngắn tuỳ
thuộc vào thẻ nhớ chứ không phải một đĩa hoặc bộ đĩa dài như với một camcorder
(máy quay kỹ thuật số).

Thiết lập chế độ phơi sáng: Tất cả các camera số thông thường luôn luôn
được mặc định ở chế độ tự động hoàn toàn, bạn chỉ cần bấm nút chụp có một bức

ảnh. Các camera loại tốt phải có thêm chế độ mở thấu kính và chế độ chớp sáng ưu
tiên, khi đó bạn điều chỉnh nới khoảng cách các thấu kính hoặc khống chế thời
gian mở tấm chắn sáng bao lâu, và điều chỉnh tự động camera để có được độ phơi
sáng thích hợp nhất.
Khi muốn làm mờ nền (hậu cảnh), bạn dùng chế độ chỉnh góc mở ưu tiên
để duy trì độ sâu của ảnh nhưng cận cảnh phải nét và dùng chế độ ưu tiên phơi
sáng khi muốn giữ lại hình ảnh các vật khi đang chuyển động nhanh. Một camera
mà chỉ dùng duy nhất chức năng thiết lập phơi sáng tự động hoàn toàn thường tạo
các ảnh thể hiện nền và vật thể cận cảnh đều gần về phía trước tức là không có
chiều sâu của ảnh, giống như với các camera trước đây, không thể thể hiện rõ
những vật đang di chuyển và ảnh thường bị nhòe, có vết.
Thông thường các camera yêu cầu thiết lập theo các chế độ phơi sáng ưu
tiên (như với các camera số SLR) cũng có thể điều khiển phơi sáng hoàn toàn thủ
công trong trường hợp kết hợp. Các chế độ thiết lập này giúp camera thích hợp với
hầu hết vị trí nào.
Trình đơn (menu): Khi đánh giá camera, cũng cần quan tâm đến các chức
năng thiết lập: độ phân giải, chế độ macro, flash, điều chỉnh phơi sáng và xem lại
hình ảnh được chụp có dễ dàng hay không. Có quá nhiều nút chức năng và rất mất
thời gian nếu máy có trình đơn quá rườm rà khó nhớ khó tìm. Vì vậy, việc camera
có menu thân thiện, dễ sử dụng cũng là một điều kiện ưu tiên khi chọn lựa.
Cân bằng trắng (White balance): Hầu hết các camera số đều cho phép lựa
chọn thiết lập cân bằng trắng theo các chế độ thiết lập có sẵn. Chức năng thiết lập
này giúp camera thể hiện sự tương phản sắc màu sáng tối của ảnh chân thực hơn
dưới các điều kiện chụp khác nhau. Nếu bạn vốn rất “kỹ tính” về độ chính xác của
màu sắc, bạn cần thực hiện điều chỉnh cân bằng trắng bằng nút hiệu chỉnh thủ
công để thể hiện màu sắc vật thể như mong muốn.
Hiển thị LCD: Kể cả các camera giá thành thấp cũng có màn hình hiển thị
LCD, rất cần thiết cho việc xem lại ảnh vừa được chụp. Một màn hình LCD đạt
yêu cầu là phải thể hiện trung thực bức ảnh vừa chụp được để người chụp có thể
đánh giá và phải thể hiện được chế độ phơi sáng thiết lập đã thích hợp hay chưa.

Chất lượng màn hình có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện như màu sắc sẽ bị
mờ dưới ánh nắng mặt trời, nổi hạt dưới ánh sáng yếu hoặc ảnh có thể thay đổi khi
xoay nghiêng camera một góc nhỏ. Nếu có thể, hãy thử máy ngoài trời trước khi
mua.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×