Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Ôn tập văn biểu cảm (Thi GV giỏi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 22 trang )


Sở giáo dục và đào tạo Hải phòng
Phòng giáo dục huyện thủy nguyên
Giáo án ngữ văn 7
Tiết 62: ôn tập văn bản biểu cảm
Giáo viên: Nguyễn Hải Châu
Trường THCS Núi Đèo
Năm học 2008 2009

Kiểm tra bài cũ:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
B n trả lời sai rồi !
A. Kể chuyện chi tiết, tỉ mỉ.
B. Lập luận chặt chẽ.
C. Bộc lộ tình cảm mạnh mẽ.
1. Văn biểu cảm là loại văn có đặc điểm gì nổi bật ?
D. Miêu tả tinh tế, sinh động.
Chúc mừng bạn đã trả lời đúng !

Kiểm tra bài cũ:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Chúc mừng bạn đã trả lời đúng !
B n trả lời sai rồi !
A. Sau phút chia ly.
C. Qua Đèo Ngang.
B. Sông nước Cà Mau.
2. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản biểu cảm ?
D. Bạn đến chơi nhà.

Thứ bảy, ngày 13 tháng 12 năm 2008.
Bài 14: Tiết 62. Ôn tập văn bản biểu cảm.


I. Nội dung ôn tập:

Kẹo mầm
Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế
nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên dòn tay chỗ mái
hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo
vo giắt mái tóc rối lên chỗ ấy.
Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: Ai tóc rối đổi
kẹo không?. Một bên thúng là mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt,
tóc rối,còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái
ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng
phải mê.
Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật
khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng
nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại
nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.


Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ
đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với
tay lên chỗ mái hiênMẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm
cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả.
Những sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.
Mẹ tôi đã mất, chị tôi đi lấy chồng xa
Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: Ai đổi kẹo, tôi lại tưởng
như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược màu vàng
vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và
rồi mẹ vuốt cài lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà
Que kẹo mầm tuổi thơMẹ ơiCòn có bao giờ con được thấy
mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

( Theo Băng Sơn)

Biểu cảm Tự sự Miêu tả
Là kiểu văn bản
nhằm tái hiện đối
tượng (người, vật,
cảnh vật) sao cho
người ta cảm nhận
được nó.
Là kiểu văn bản
bày tỏ thái độ, tình
cảm sự đánh giá
của con người đối
với thiên nhiên và
cuộc sống.
Là kiểu văn bản
nhằm kể lại một câu
chuyện (sự việc) có
đầu, có cuối, có
nguyên nhân, diễn
biến, kết quả.

Hoa học trò
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng
rơi, bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh
sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chửa thấy,
chỉ thấy xa trường, rời bạn, buồn biết bao! Những cuộc tình
duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa
phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phư
ợng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người

sắp xa, còn đứng trước mặt Nhớ một trưa hè gà gáy khan Nhớ
một thành xưa son uể oải
..Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng
đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi
đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng
thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng
thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật
mình, một cơn hoa rụng.
Theo Xuân Diệu

×