Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tác động của cấu trúc sở hữu lên tỷ lệ tái bảo hiểm và lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐÀI

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU LÊN TỶ LỆ TÁI BẢO
HIỂM VÀ LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài viết “Tác động của cấu trúc sở hữu lên tỷ lệ tái bảo hiểm và lãi
từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở
Việt Nam” là bài nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác trước đây. Các số liệu được sử
dụng có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, không chỉnh
sửa. Tất cả những tài liệu sử dụng để tham khảo được trích dẫn đầy đủ và đúng quy
định.
TP. Hồ Chí Minh, 2019
Tác giả khóa luận


Nguyễn Thị Phương Đài


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................3

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4

1.4.


Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của nghiên cứu ...................................4

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ....................................................................................4

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................5

1.6.

Kết cấu luận văn ............................................................................................5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
..........................................................................................................6
2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết .............................................................................6
2.1.1.

Tái bảo hiểm ...........................................................................................6

2.1.2.

Lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm .......................................................7


2.1.3.

Cấu trúc sở hữu .......................................................................................9

2.2.

Các nghiên cứu trước đây ..............................................................................9

2.3.

Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................12

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................13
3.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................13
3.2.

Mô tả biến ....................................................................................................14

3.2.1.

Biến phụ thuộc ......................................................................................14

3.2.2.

Biến độc lập ..........................................................................................15


3.3.


Dữ liệu .........................................................................................................21

3.4.

Phương pháp ước lượng và kiểm định ........................................................21

3.4.1.

Thống kê mô tả .....................................................................................21

3.4.2.

Phân tích tương quan giữa các biến ......................................................22

3.4.3.

Kiểm định các, khuyết tật của, mô hình ...............................................22

3.4.3.1. Giả định mô hình không tồn tại đa cộng tuyến .............................22
3.4.3.2. Giả định phương sai không đổi .....................................................23
3.4.3.3. Giả định mô hình nghiên cứu không tồn tại tự tương quan...........24
3.4.4.

Kiểm tra hiện tượng nội sinh ................................................................24

3.4.5.

Phương pháp hồi quy ước lượng ..........................................................24

3.4.5.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình tác động cố định hay tác động

ngẫu nhiên .....................................................................................................24
3.4.5.2. Phương pháp bình, phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) .................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................26
4.1. Tình hình thực tế tái bảo hiểm ở Việt Nam .................................................26
4.2.

Phân tích thống kê mô tả .............................................................................29

4.3.

Kết quả kiểm định các khuyết tật mô hình ..................................................30
4.3.1.1. Kiểm định mô hình không tồn tại đa cộng tuyến ..........................30
4.3.1.2. Kiểm định phương sai thay đổi .....................................................32
4.3.1.3. Kiểm định mô hình không tồn tại tự tương quan ..........................33

4.4.

Kết quả hồi quy và phân tích .......................................................................33

4.4.1.

Tác, động của cấu, trúc sở hữu đối với tỷ lệ tái bảo hiểm ....................33

4.4.2. Tìm hiểu tác động kết hợp của cấu trúc sở hữu và các yếu tố có ảnh
hưởng khác đối với tỷ lệ tái bảo hiểm ................................................................37
4.4.3.
thu
4.5.

Tác, động của cấu, trúc sở hữu đến tỷ suất lợi nhuận nghiệp vụ trên doanh

40

Dự báo và đề xuất ........................................................................................44

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ...................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GLS Bình phương nhỏ nhất (Generalized Least Square)
WLS Bình phương nhỏ nhất có trọng số (Weighted Least Squares)
FE

Tác động cố định (Fixed Effect)

RE

Tác động ngẫu nhiên (Random Effect)

VIF

Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)

OLS Bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares)
LM

Nhân tử Lagrange (Lagrange multipliers)

ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets)

WTO Tổ chức thương mại Quốc tế (World Trade Organization)
CIRC Ủy ban quản lý bảo hiểm Trung Quốc (China Insurance Regulatory
Commission)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp biến, định nghĩa và nguồn thu thập dữ liệu ...............................18
Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu ..............................................................................30
Bảng 4.2 Hệ số tương quan Pearson .........................................................................31
Bảng 4.3 Kết quả hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF .....................................31
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình tác động đối với tỷ lệ tái bảo hiểm theo mô hình
FE và mô hình RE .....................................................................................................34
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình tác động đối với tỷ lệ tái bảo hiểm theo phương
pháp GLS ..................................................................................................................35
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình tác động kết hợp đối với tỷ lệ tái bảo hiểm theo
mô hình FE và mô hình RE .......................................................................................38
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình tác động kết hợp đối với tỷ lệ tái bảo hiểm theo
phương pháp GLS .....................................................................................................39
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình tác động đối với tỷ suất lợi nhuận nghiệp vụ trên
doanh thu theo mô hình FE và mô hình RE ..............................................................40
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình tác động đối với tỷ suất lợi nhuận nghiệp vụ trên
doanh thu theo phương pháp GLS ............................................................................41


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm của toàn thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 .........................................27
Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu và phí nhượng tái của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2007 – 2018) (%) ......................................................28
Biểu đồ 4.3 Lãi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm của thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ Việt Nam (2007 – 2018) ......................................................................29


TÓM TẮT
Luận văn thực hiện kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đối với tỷ lệ tái bảo hiểm
và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ ở Việt Nam. Tác giả áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát
(GLS) để thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu của 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2018
Kết quả thực nghiệm cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có tỷ
lệ tái bảo hiểm cao hơn các doanh nghiệp trong nước, tỷ suất lợi nhuận đạt được từ
hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo doanh thu cũng đạt cao hơn. Nghiên cứu cũng
tìm thấy rằng tỷ lệ tổn thất có tương quan dương với tỷ lệ tái bảo hiểm. Ngoài ra, kết
quả nghiên cứu còn cho thấy hiệu quả từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tương quan
âm với tỷ lệ tái bảo hiểm, tỷ lệ tổn thất và tuổi của doanh nghiệp nhưng có tương
quan dương với đòn bẩy tài chính và ROA.
Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, tái bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm, lãi nghiệp vụ bảo hiểm


ABSTRACT
This study examines the impact of ownership structure on reinsurance ratio and
professional income from Insurance business of Non-life Insurance companies in
Viet Nam. The author applied Generalized Least Square method (GLS) to do the
analysis on data of 30 Non-life Insurance companies in Viet Nam from 2007 to 2018.
The evidence shows that the Insurance companies having foreign factor have higher
reinsurance ratio as well as the ratio of professional income from Insurance business
divided by total premium than domestic companies. This study also finds that loss
ratio has positive correlation with the reinsurance ratio. Besides, the result also shows
that the Insurance business efficient has negative correlation with reinsurance ratio,
loss ratio and age of company but it has positive correlation with financial leverage

and ROA.
Keywords: Ownership structure, reinsurance, reinsurance ratio, professional income.


1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nước có đường bờ biển dài 3,260 km từ Bắc xuống Nam không
kể các đảo, đây là một lợi thế và đầy tiềm năng to lớn đối với nền kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam hàng năm phải hứng chịu tác
động của nhiều loại thiên tai từ biển. Theo thống kê trong năm 2017 có 16 cơn bão
và bốn áp thấp thấp đã xảy ra tại Biển Đông, làm cho 386 người ở Việt Nam thiệt
mạng, phá hủy hơn 600,000 ngôi nhà và gây thiệt hại kinh tế khoảng 60 nghìn tỷ
đồng (2.6 tỷ đô la Mỹ). Không chỉ có thiên tai từ biển, Viêt Nam còn là một trong
những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan với tần số xuất
hiện cao như lũ lụt, ngập úng, hạn hán, lũ quét, lốc xoáy; các hiểm họa xuất hiện với
tần suất trung bình và thấp như mưa đá, sạt lở đất, cháy rừng, xâm ngập mặn, động
đất, sương muối, sóng thần,… Ngoài những rủi ro nặng nề trên, trong bản thân mỗi
sự vật vẫn luôn còn tồn tại rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khác. Các rủi ro này vẫn đang
không ngừng gia tăng, phát triển cùng với sự phát triển của đất nước. Có nhiều cách
để chống chọi lại với các rủi ro như: né tránh rủi ro, tự chấp nhận rủi ro, phân tán rủi
ro, chia sẻ hay chuyển giao rủi ro. Tuy nhiên có rất nhiều rủi ro mà con người không
thể né tránh được hoặc vượt ngoài khả năng chịu đựng. Vì vậy, phương pháp thông
dụng, bảo vệ được con người trước nhiều rủi ro nhất đó là “Chuyển giao rủi ro”, mà
tiêu biểu trong phương pháp này chính là bảo hiểm.
Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ kéo theo sự

nâng cao về chất lượng đời sống của người dân, thì ngành bảo hiểm trong nước cũng
được dự kiến tăng trưởng không ngừng trong tương lai. Đây là một ngành quan trọng,
bảo vệ rủi ro cho tất cả các ngành kinh tế cũng như của từng cá nhân của một đất
nước. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành Bảo hiểm trong những năm gần đây
luôn đạt mức trên 20%. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý giám sát bảo hiểm
(9/2017), tổng phí bảo hiểm toàn thị tường 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 47,937 tỷ
đồng, tăng 22.43% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi
nhân thọ ước đạt 19,738 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến năm


2

2017, Việt Nam có tổng cộng 30 công ty, chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Ngành bảo hiểm, một khía cạnh quan trọng
cần nhắc đến chính là Tái bảo hiểm. Đây là một nghiệp vụ quan trọng không thể
không có của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nào, là công cụ chuyển giao
rủi ro giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thị trường. Trong thực tế,
các doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải nhận trách nhiệm bảo hiểm cho những rủi ro
vượt quá khả năng tài chính của mình như bảo hiểm xây dựng cho những công trình
lớn, bảo hiểm hàng không, tàu biển… Lúc đó, các doanh nghiệp này phải chia sẻ
những rủi ro trên cho các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm khác cùng gánh vác.
Tuy nhiên, nhu cầu tái bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như độ lớn của rủi ro, khả năng tài chính, và các yếu tố khác của cá nhân
mỗi doanh nghiệp.
Tái bảo hiểm đã xuất hiện đầu tiên ở các nước châu Âu từ thế kỉ thứ 15 nhưng mãi
đến trước năm 1994 tái bảo hiểm vẫn còn là một khái niệm xa lạ với thị trường bảo
hiểm Việt Nam. Sự xuất hiện của công ty tái bảo hiểm Quốc gia vào năm 1994 mới
giúp cho ngành bảo hiểm của Việt Nam tiếp cận với nghiệp vụ tái bảo hiểm, đồng
thời cũng bắt đầu giao lưu với thị trường bảo hiểm quốc tế. Như vậy, có thể dễ dàng
nhận thấy kinh nghiệm và chuyên môn về tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo

hiểm phi nhân thọ ở thị trường Việt Nam phần lớn là kế thừa và vẫn đang trong giai
đoạn hoàn thiện, cần trau dồi và học hỏi thêm nhiều từ các doanh nghiệp đứng đầu
trên thế giới. Hơn nữa, lý thuyết được đúc kết từ kinh nghiệm hoạt động thực tế của
các doanh nghiệp lâu năm trên thế giới cho thấy tái bảo hiểm đã mang lại nhiều lợi
ích thực tế cho họ. Do đó, việc một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
có sự tham gia vào kinh doanh, quản lý từ một doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài,
hay nói đơn giản là cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài được dự
kiến là có tác động đến tỷ lệ tái bảo hiểm của doanh nghiệp. Đặc biệt là sau khi Việt
Nam chính thức gia nhập WTO và thực hiện mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam
theo cam kết.


3

Có nhiều nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về mối quan hệ của
cấu trúc sở hữu với tỷ lệ tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm có rất ít. Một
nghiên cứu của Chia-Ling Ho (2016) đã tìm hiểu tác động của cấu trúc sở hữu đối
với tỷ lệ tái bảo hiểm của ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Trung Quốc. Lịch sử phát
triển của ngành bảo hiểm ở Trung Quốc có nét tương đồng so với Việt Nam. Chia đã
tìm ra rằng các công ty bảo hiểm có yếu tố nước ngoài có tỷ lệ tái bảo hiểm cao hơn
các công ty trong nước. Ngoài ra, Chia cũng tìm thấy rằng ROA của các công ty tỷ
lệ thuận với tỷ lệ tái bảo hiểm, trong khi đó quy mô công ty và tấm chắn thuế tỷ lệ
nghịch với tỷ lệ tái bảo hiểm. Kết quả tổng thể của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cấu
trúc sở hữu (có yếu tố nước ngoài hay không) và các đặc điểm khác của một công ty
bảo hiểm có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tái bảo hiểm.
Luận văn này sẽ nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu lên tỷ lệ tái bảo hiểm và lãi
từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở
Việt Nam.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn nhằm kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đối với tỷ lệ tái
bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở thị trường bảo hiểm Việt
Nam, đồng thời kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến lãi từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp này.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu cần nghiên cứu nêu trên, luận văn cần giải quyết các câu
hỏi:
-

Cấu trúc sở hữu có tác động đến tỷ lệ tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam hay không và tác động như
thế nào?


4

-

Cấu trúc sở hữu có tác động đến lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam hay
không? Tác động như thế nào?

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng cần được nghiên cứu của đề tài là tỷ lệ tái bảo hiểm và lãi nghiệp vụ của
30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, được lấy từ Số
liệu thị trường bảo hiểm của Cục quản lý giám sát bảo hiểm trong giai đoạn từ năm
2007 đến năm 2018.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được tiến hành bằng cách phân tích trên tập hợp dữ liệu gồm 30 doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 20072018. Tác giả sử dụng excel để thực hiện tính toán giá trị của các biến từ nguồn dữ
liệu thô ban đầu, chi tiết cách tính toán được trình bày ở chương 3.
Do dữ liệu được dùng cho nghiên cứu là dữ liệu dạng bảng, tuy nhiên mô hình hồi
quy Pooled OLS không đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả và độ tin cậy cho mô hình
cần nghiên cứu, do đó mô hình nghiên cứu của luận văn sẽ được hồi quy bằng mô
hình hồi quy tác động cố định hoặc tác động ngẫu nhiên. Kiểm định Hausman được
dùng để xác định mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên hay cố định sẽ phù hợp với
dữ liệu nghiên cứu của luận văn. Cuối cùng, nếu mô hình nghiên cứu bị tồn tại hiện
tượng phương sai thay đổi hay tự tương quan thì người viết sẽ dùng phương pháp hồi
quy GLS (Generalized Least Squares) để khắc phục nhằm đạt được tính hiệu quả cho
mô hình. Phần mềm công cụ Stata 14 được sử dụng để thực hiện nghiên cứu.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của nghiên cứu

1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kiểm tra bằng nghiên cứu định lượng tác động của yếu tố nước ngoài trong cấu trúc
sở hữu đến tỷ lệ tái bảo hiểm và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam.



5

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể giúp các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
nhận định đúng lợi ích (hoặc nguy cơ) mà yếu tố sở hữu nước ngoài mang lại đối với
lợi ích của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra định hướng cơ cấu sở hữu phù hợp cho doanh
nghiệp trong tương lai.
Kết quả từ nghiên cứu cũng có thể giúp các nhà, quản trị có cái nhìn thực tế về tình
hình thị trường nhằm đưa ra phương hướng quản lý, phát triển và mở rộng thị trường
tái bảo hiểm nói riêng và cả thị trường bảo hiểm nói chung trong giai đoạn Việt Nam
đang trên tiến trình hội nhập sắp tới
1.6.

Kết cấu luận văn

Luận văn được trình bày bao gồm các chương như sau:
Chương 1, tác giả đề cập đến vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ lệ tái bảo hiểm và lãi
hoạt động nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
Chương 2, tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.
Chương 3, giới thiệu mô hình đo lường các biến, phương pháp nghiên cứu và cách
thu thập xử lý dữ liệu.
Chương 4, trình bày tình hình thực tế, các kiểm định, các kết quả thực nghiệm qua đó
đánh giá và đưa ra dự báo, đề xuất.
Chương 5, kết luận và trình bày những hạn chế của đề tài, đề xuất các hướng nghiên
cứu cho các nghiên cứu tiếp theo.


6


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
2.1.

Tổng quan cơ sở lý thuyết

2.1.1. Tái bảo hiểm
Trong cuộc sống luôn có những rủi ro tiềm ẩn và để hạn chế thiệt hại khi xảy ra tổn
thất người ta đã tìm đến với bảo hiểm. Sau đó, chính các công ty bảo hiểm lại là đối
tượng mang nhiều rủi ro. Vì vậy, họ tìm cách chia sẻ rủi ro mà mình đã nhận cho
nhiều công ty khác để dàn trải rủi ro. Đó chính là nguyên nhân hình thành tái bảo
hiểm.
Trong cuốn sách “Tái bảo hiểm trong thực tiễn” xuất bản năm 1981, ông Robert Kiln
đã mô tả tái bảo hiểm là dịch vụ bảo hiểm cho công ty bảo hiểm đối với việc phải
gánh chịu một tổn thất quá lớn từ các hoạt động bảo hiểm của họ, và giúp công ty bảo
hiểm chuyển một phần trách nhiện của họ cho một người bảo hiểm khác trong một
dịch vụ bảo hiểm nhất định mà họ đã chấp nhận.
Tóm lại, tái bảo hiểm có thể được định nghĩa là: bảo hiểm lại cho công ty bảo hiểm
về một rủi ro đã được bảo hiểm. Hay Tái bảo hiểm là bảo hiểm của bảo hiểm.
Mục đích của tái bảo hiểm là một trong những phương pháp chính nhằm kiểm soát
rủi ro và vốn cho các công ty kinh doanh bảo hiểm gốc. Hay hiểu cách khác, tái bảo
hiểm chính là phương pháp để chuyển giao rủi ro mà các công ty bảo hiểm gốc đã
nhận cho một hoặc nhiều nhà bảo hiểm khác.
Tái bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho cả công ty bảo hiểm gốc và người tham gia
bảo hiểm. Thứ nhất, phân tán rủi ro: Tái bảo hiểm kế thừa nguyên tắc số đông hoạt
động bảo hiểm để phân chia rủi ro đã nhận của công ty bảo hiểm gốc. Một thỏa thuận
bảo hiểm gốc có thể được san sẻ trách nhiệm với nhiều nhà tái khác nhau. Sau đó,
những nhà tái này lại tiếp tục tái cho những công ty nhận tái khác nữa ở phạm vi cả
trong và ngoài nước. Như vậy, với một rủi ro ban đầu đã được chia sẻ đi nhiều nơi.
Nếu có xảy ra tổn thất thì mỗi công ty bảo hiểm sẽ chỉ chịu bồi thường một phần.



7

Điều này không chỉ có ý nghĩa với công ty bảo hiểm gốc mà còn cho khách hàng của
chính các công ty này, giúp họ được đảm bảo các quyền lợi của mình.
Thứ hai, nâng cao năng lực kinh doanh bảo hiểm: Với năng lực có hạn của mình, các
công ty bảo hiểm sẽ khai thác rất hạn chế vì có những hợp đồng quá lớn (như các
công trình xây dựng lớn, dầu khí,…) hoặc để tránh nguy cơ tích tụ khi nhận nhiều rủi
ro tuy nhỏ nhưng có liên hệ với nhau. Điều này sẽ làm các công ty bảo hiểm bỏ lỡ
nhiều cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, khi có tái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm gốc chỉ
cần xác định mức trách nhiệm có thể giữ lại theo năng lực của mình, phần vượt khả
năng giữ lại sẽ được nhượng cho nhà tái. Nhờ đó, công ty bảo hiểm gốc có thể khai
thác những hợp đồng vượt ngoài giới hạn của mình và nhiều sản phẩm phức tạp.
Thứ ba, tạo ra sự ổn định và gia tăng khả năng tài chính: Công ty bảo hiểm gốc có
thể tránh được sự biến động về các khoản chi bồi thường của mình nhờ các hợp đồng
tái bảo hiểm. Đồng thời, khi nhượng tái thì nhà tái sẽ trả lại cho công ty gốc một
khoản phí hoa hồng xem như bù đắp một phần chi phí khai thác và quản lý dịch vụ
gốc. Đây là một khoản thu an toàn và chắc chắn hơn.
Bên cạnh đó tái bảo hiểm còn giúp tăng biên khả năng thanh toán của công ty bảo
hiểm gốc, làm tăng khả năng chi trả bồi thường cho khách hàng.
Theo Các yếu tố quyết định của tái bảo hiểm ở thị trường bảo hiểm cháy nổ tài sản
Thụy Điển trong những năm chiến tranh, 1919-39, Hale Abdul Kader, Michael
Adams, Lars Fredrik Andersson và Magnus Lindmark (2010) đã tìm thấy rằng tái bảo
hiểm đã làm giảm thiểu rủi ro nghiệp vụ và khả năng thanh toán cho các công ty bảo
hiểm cháy nổ ở Thụy Điển, do đó làm tăng khả năng khai thác dịch vụ mới.
2.1.2. Lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm (hay còn gọi là lãi nghiệp vụ bảo hiểm) là phần
thu nhập được tạo ra từ phần chênh lệch giữa số phí thu được với các nghĩa vụ trả
tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.



8

Lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một chỉ số quan trọng của bất kỳ một doanh
nghiệp bảo hiểm. Đây là nguồn lãi chính, quyết định kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra, đây còn là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất tình trạng hoạt động, phát triển
của doanh nghiệp đó.
Lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn cho thấy khả năng đánh giá, quản lý rủi ro
của doanh nghiệp. Lãi càng cao thì khả năng quản lý rủi ro của doanh nghiệp càng
tốt. Nếu lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bị âm hoặc bằng 0 thì
doanh nghiệp hoàn toàn không kiểm soát rủi ro dịch vụ và chất lượng dịch vụ được
bảo hiểm rất xấu, hay cũng có thể là doanh nghiệp hoàn toàn ngừng tham gia dịch vụ
mới.
Do điều kiện kinh doanh, đối tượng khách hàng, thời điểm kinh doanh khác nhau làm
lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp tại mỗi thời điểm cũng khác
nhau. Ngoài ra quy mô của doanh nghiệp khác nhau thì lãi nghiệp vụ thu được cũng
khác nhau. Do vậy để đánh giá một cách đầy đủ lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm
của doanh nghiệp thì phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc tổng
tài sản của doanh nghiệp, vì thể hiện trình độ kinh doanh của doanh nghiệp trong việc
sử dụng các yếu tố đó.
-

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo doanh thu:

Là chỉ số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp theo
doanh thu, được tính bằng công thức:
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ả𝑜 ℎ𝑖ể𝑚 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
=


𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ả𝑜 ℎ𝑖ể𝑚
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
-

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo tổng tài sản :


9

Là chỉ số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp theo
tổng tài sản, được tính bằng công thức:
𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ả𝑜 ℎ𝑖ể𝑚 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
=

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ả𝑜 ℎ𝑖ể𝑚
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
2.1.3. Cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp là cơ cấu vốn góp của doanh nghiệp, tỷ lệ với số
vốn chủ sở hữu cùng với quyền và nghĩa vụ tương ứng. Cấu trúc sở hữu có tác động
lớn và mang ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh, phát triển và lợi ích đem
lại cho doanh nghiệp cũng như các quyết định điều hành của nhà quản lý.
Căn cứ theo quyền kiểm soát, cấu trúc sở hữu chia thành hai loại đó là sở hữu phân
tán và sở hữu tập trung. Ngoài ra, căn cứ theo mối quan hệ liên quan, liên kết giữa
các nhóm sở hữu thì được chia thành cấu trúc kim tự tháp và cấu trúc sở hữu chéo.

Loại hình cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp sẽ quyết định cấu trúc điều hành, kiểm
soát của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cấu trúc sở hữu còn có thể được phân loại dựa vào đối tượng sở hữu như sở
hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài… Mỗi đối tượng sở hữu có hành
vi và thái độ khác nhau đối với việc hoạch định chiến lược quản trị, kinh doanh cho
doanh nghiệp, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh khác nhau.
2.2.

Các nghiên cứu trước đây

Có nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới nghiên cứu về các yếu tố có thể ảnh
hưởng đến tỷ lệ tái bảo hiểm của một doanh nghiệp bảo hiểm. Như nghiên cứu của
David M. và Clifford W. S. (1990) chỉ ra rằng cơ cấu tổ chức có liên quan đến nhu
cầu tái bảo hiểm và các công ty bảo hiểm tương hỗ tham gia tái bảo hiểm nhiều hơn
các công ty cổ phần. Hay nghiên cứu của Yung M. S. (2011) tìm thấy rằng tồn tại


10

mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và tỷ lệ tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, theo
đó một công ty bảo hiểm sử dụng nhiều đòn bẩy sẽ mua tái bảo hiểm nhiều hơn và
ngược lại. Cassandra R. C. và Kathleen A. M. (2006) lại chứng minh tình hình thị
trường tái bảo hiểm ở Mỹ có tác động đáng kể đến nhu cầu tái bảo hiểm của các
doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu xem xét về cấu trúc, sở hữu và tỷ lệ tái bảo hiểm. Hai
nghiên cứu của Wu L. C., Shen S. G., Wang L. (2010) và Zhao G. Q., Wu H. (2010)
tìm ra rằng không tồn tại mối quan hệ giữa hình thức sở hữu (công ty bảo hiểm trong
nước hay nước ngoài) và tỷ lệ tái bảo hiểm. Tuy nhiên, Skipper (1997) đã chỉ ra rằng
các công ty bảo hiểm nước ngoài có vai trò đóng góp tích cực vào thị trường bảo
hiểm của các nước trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế và các nước đang phát

triển. Bởi vì các công ty bảo hiểm nước ngoài thường là một thành phần của các tập
đoàn bảo hiểm chuyên nghiệp quốc tế lớn, các hoạt động gom nhận rủi ro của họ là
hữu ích, đặc biệt cho phép họ đưa ra mức giá tốt. Hơn nữa, Skipper (1997) cũng lập
luận rằng trong một thế giới lý tưởng, tự do hoàn toàn được mở rộng cho các công ty
cung cấp dịch vụ bảo hiểm xuyên biên giới. Một nghiên cứu của Chia L. H. (2016)
đã chứng minh được công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Trung Quốc có yếu tố nước
ngoài có tác động đến tỷ lệ tái bảo hiểm của doanh nghiệp đó.
Chia L. H. (2016) đã chứng minh ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với tỷ lệ tái bảo
hiểm của ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Trung Quốc. Ngành bảo hiểm Trung Quốc
có nét tương đồng trong quá trình xây dựng, phát triển so với Việt Nam. Chia đã tìm
ra rằng các công ty bảo hiểm có thành phần nước ngoài có tỷ lệ tái bảo hiểm cao hơn
các công ty trong nước. Chia cũng tìm thấy rằng ROA của các công ty tỷ lệ thuận với
tỷ lệ tái bảo hiểm, trong khi đó quy mô công ty và tấm chắn thuế tỷ lệ nghịch với tỷ
lệ tái bảo hiểm. Ngoài ra, việc thực hiện tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc ở thị trường bảo
hiểm Trung Quốc trước 2006 không có hiệu quả. Kết quả tổng thể của nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu (có yếu tố nước ngoài hay không) và các đặc điểm
khác của một công ty bảo hiểm có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tái bảo hiểm.


11

Bên cạnh đó, tác giả có tìm được một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của
cấu trúc sở hữu đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Zuobao W., Feixue X.
và Shaorong Z. (2005) đã nghiên cứu trên mẫu 5,284 công ty của Trung Quốc trong
giai đoạn 1991 – 2001 và thấy rằng yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng tốt và đáng kể
lên giá trị của doanh nghiệp, trong khi cổ phần nhà nước có tác động tiêu cực và tồn
tại mối quan hệ xấu giữa thành phần nhà nước và giá trị doanh nghiệp. Một nghiên
cứu khác của Saul E., Jan H., Evzen K. và Jan S. đã tìm thấy rằng trong quá trình tư
nhân hóa ở các quốc gia giai đoạn 1990-2006 việc tư nhân hóa cho các chủ sở hữu
nước ngoài đem lại kết quả tích cực trong khi tư nhân hóa cho các chủ sở hữu trong

nước tạo ra một tác động tiêu cực đến kết quả tăng trưởng chung.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu xem xét về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến
kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Ví dụ, nghiên cứu
về Tác động của Cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt
Nam, Lê Đức Hoàng (2015) đã chứng minh cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp có ảnh
hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó yếu tố sở hữu của Nhà nước
có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, ngược lại, sở hữu
của nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên
cứu về Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Huệ, Đặng Tùng Lâm
(2017) cũng cho kết quả tương tự đó là tồn tại mối liên hệ giữa kết quả hoạt động của
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và cấu trúc sở hữu. Cụ thể, thành phần
sở hữu nước ngoài có liên hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp
được niêm yết, trong khi thanh phần sở hữu nhà nước lại có liên hệ ngược chiều. Các
kết quả nghiên cứu này đã củng cố thêm kỳ vọng của tác giả đối với giả thuyết của
luận văn.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về mối quan hệ giữa, cấu trúc, sở hữu đối với tỷ lệ tái
bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở thị trường bảo hiểm Việt


12

Nam, cũng như tác, động của cấu, trúc sở hữu lên lãi từ hoạt động kinh doanh bảo
hiểm của các doanh nghiệp này.
2.3.

Giả thuyết nghiên cứu

Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng quan trọng đến công việc kinh doanh, phát triển và lợi
ích đem lại cho doanh nghiệp. Skipper (1997) đã tìm thấy rằng các doanh nghiệp bảo

hiểm đóng góp thị phần vào thị trường các nước khác thường là một thành phần của
các tập đoàn chuyên nghiệp quốc tế lớn, chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động qua
hàng thế kỷ của họ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định và chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, thành phần sở hữu trong nước cũng đang dần
chứng tỏ khả năng điều hành, quản trị, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bằng hiệu quả kinh doanh qua từng năm. Một số nghiên cứu trước đây đã tìm
thấy rằng thành phần khác nhau của cấu trúc sở hữu mà cơ bản là thành phần nước
ngoài hay trong nước sẽ có tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp ở Việt Nam. Riêng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, trên cơ sở lý thuyết
đã trình bày, có thể thấy tái bảo hiểm là một nghiệp vụ quan trọng, có liên quan chặt
chẽ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết kỳ vọng của luận
văn là cấu trúc sở hữu của mỗi doanh nghiệp có tác động khác nhau đến tỷ lệ tái bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bên cạnh đó, lợi nhuận nghiệp vụ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng là một chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động trên các thị trường có quy mô và văn hóa khác
nhau của từng thành phần trong cấu trúc sở hữu, tác giả kỳ vọng cấu trúc sở hữu sẽ
có tác động khác nhau đến hiệu quả kinh doanh đặc biệt là lợi nhuận nghiệp vụ của
doanh nghiệp bảo hiểm.


13

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu lên tỷ lệ tái bảo hiểm và lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, luận văn áp dụng phương pháp mô hình
hồi quy để thực hiện phân tích dữ liệu. Mô hình thực nghiệm và các mô tả biến được
trình bày bên dưới.
3.1.


Mô hình nghiên cứu

Cấu trúc sở hữu, cụ thể là cấu trúc sở hữu có thành phần nước ngoài hay không được
dự đoán là có tác động đến nhu cầu tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ. Nghiên cứu của Chia-Ling Ho (2016) đã tìm ra rằng đối với ngành bảo hiểm phi
nhân thọ ở Trung Quốc, các công ty bảo hiểm nước ngoài có tỷ lệ tái bảo hiểm cao
hơn các công ty trong nước. Để kiểm tra tác động ở thị trường Việt Nam, bài viết sẽ
sử dụng phương pháp tiếp cận của Chia.
Ngoài ra, nghiên cứu của Chia có tìm hiểu cả ảnh hưởng của cấu trúc sở, hữu đến tỷ
lệ tái bảo hiểm tự nguyện và tái bảo hiểm bắt buộc, tái tạm thời và tái cố định. Tuy
nhiên, do khác biệt về quy định, cụ thể là ở thị trường Trung Quốc kể từ 2008, Ủy
ban quản lý bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) đã yêu cầu các công ty kinh doanh bảo
hiểm phải liệt kê thông tin về nhượng tái bảo hiểm tạm thời và nhượng tái cố định
trên báo cáo tài chính. Trong khi ở Việt Nam chỉ số này không được công bố nên
luận văn sẽ không phân tích tác động.
Thay vào đó, các biến yếu tố doanh nghiệp sau sẽ được đưa vào danh sách biến độc
lập của mô hình để phân tích:
-

Grow: Tốc độ tăng trưởng, được tính bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng
năm của doanh nghiệp. Việc tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp bảo
hiểm tương đương với việc rủi ro doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm càng
tăng, do đó tốc độ tăng trưởng được dự kiến có thể làm tăng nhu cầu tái bảo
hiểm nhằm san sẻ bớt rủi do cho doanh nghiệp. Lê Đức Hoàng (2015) chứng
minh rằng tốc độ tăng trưởng có tương quan dương với kết quả quả hoạt, động
của doanh, nghiệp.


14


-

Age: Tuổi doanh nghiệp, được tính bằng giá trị logarit tự nhiên của số năm
hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm thì
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tích lũy được càng cao, do đó tuổi của
doanh nghiệp cũng được dự kiến có tác động đến tỷ lệ tái bảo hiểm của doanh
nghiệp. Lê Đức Hoàng (2015) đã chứng minh rằng tuổi doanh nghiệp có tương
quan âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, mô hình nghiên cứu của luận văn như sau:
𝑅𝑒𝑖𝑛𝑠_𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛼1 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎ𝑖𝑝𝑖𝑡 + 𝛼2 𝑅𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡 + 𝛼3 𝐺𝑟𝑜𝑤𝑖𝑡 +
𝛼4 𝐹𝑖𝑛_𝑙𝑒𝑣𝑒𝑟𝑎𝑔𝑒𝑖𝑡 + 𝛼5 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 + 𝛼6 𝐿𝑛(𝑛𝑎)𝑖𝑡 + 𝛼7 𝐴𝑔𝑒𝑖𝑡 + 𝑢𝑖𝑡
(Mô hình 1)
Trong đó i và t là biểu thị cho doanh nghiệp bảo, hiểm phi nhân thọ i tại thời điểm t.
Biến phụ thuộc là tỷ lệ tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Như đã đề cập, luận văn còn tìm hiểu tác, động của cấu trúc sở hữu lên lãi từ hoạt
động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp. Tái bảo hiểm dự kiến có tác động đến
lãi hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gốc (hay còn gọi là
doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm). Để tìm hiểu tác động, luận văn sử dụng mô hình
nghiên cứu như sau:
𝑈𝑊𝑝𝑟𝑜𝑓𝑖𝑡𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛼1 𝑅𝑒𝑖𝑛𝑠_𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜𝑖𝑡 + 𝛼2 𝑂𝑤𝑛𝑒𝑟𝑠ℎ𝑖𝑝𝑖𝑡 + 𝛼3 𝑅𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡 +
𝛼4 𝐺𝑟𝑜𝑤𝑖𝑡 + 𝛼5 𝐹𝑖𝑛_𝑙𝑒𝑣𝑒𝑟𝑎𝑔𝑒𝑖𝑡 + 𝛼6 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 + 𝛼7 𝐿𝑛(𝑛𝑎)𝑖𝑡 +
𝛼8 𝐴𝑔𝑒𝑖𝑡 + 𝑢𝑖𝑡
(Mô hình 2)
3.2.

Mô tả biến

3.2.1. Biến phụ thuộc
Reins_ratio: Tỷ lệ tái bảo hiểm, được tính bằng tỷ lệ tổng phí nhượng tái bảo hiểm

chia cho tổng phí bảo hiểm gốc cộng với phí nhận tái bảo hiểm.


15

UWprofit: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm (lãi nghiệp vụ) trên
doanh thu, được tính bằng công thức:
𝑈𝑊𝑝𝑟𝑜𝑓𝑖𝑡 =

𝐼𝑛𝑝𝑢𝑡 – 𝑂𝑢𝑡𝑝𝑢𝑡
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Trong đó:
-

Input: là dòng tiền vào của doanh nghiệp bảo hiểm, được tính bằng tổng doanh
thu phí bảo hiểm gốc + doanh thu phí nhận tái + thu đòi bồi thường nhượng
tái + thu đòi người thứ ba

-

Output: là dòng tiền chi ra của doanh nghiệp bảo hiểm, được tính bằng tổng
phí nhượng tái bảo hiểm + chi bồi thường gốc + chi bồi thường nhận tái bảo
hiểm

-

Tổng doanh thu: được tính bằng tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc + doanh thu
phí nhận tái
3.2.2. Biến độc lập


Ownership: Cấu trúc sở hữu, là một biến nhị phân, có giá trị là 1 nếu cấu trúc sở hữu
của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và 0 nếu ngược lại.
Với nhiều lợi ích mà tái bảo hiểm mang lại, cùng với kinh nghiệm hoạt động lâu năm
trên thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tác giả kỳ vọng cấu trúc
sở hữu có tác động cùng chiều tới tỷ lệ tái bảo hiểm.
Skipper (1997) đã chỉ ra rằng các công ty bảo hiểm nước ngoài có vai trò đóng góp
tích cực vào thị trường bảo hiểm của các nước đang phát triển, bởi vì các công ty này
thường là một thành phần của các tập đoàn bảo hiểm chuyên nghiệp quốc tế lớn, trình
độ chuyên môn cao, kinh nghiệm và phạm vi hoạt động lớn. Do đó, cấu trúc tái bảo
hiểm cũng được kỳ vọng có tác động dương với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
bảo hiểm của doanh nghiệp.
Risk: Tỷ lệ tổn thất, được tính bằng tỷ lệ của chi trả bồi thường tổn thất gốc chia cho
phí bảo, hiểm gốc.


16

Tỷ lệ tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm càng cao thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng
tìm biện pháp để cắt giảm rủi ro, khi đó tái bảo hiểm là công cụ chia sẻ rủi ro tối ưu
của doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ tổn thất được kỳ vọng có tác động cùng chiều với tỷ
lệ tái bảo hiểm.
Trong khi đó, tỷ lệ tổn thất càng cao sẽ dẫn đến lợi nhuận đạt được giảm đi, do đó hệ
số tác động của tỷ lệ tổn thất đối với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
được kỳ vọng mang dấu âm.
Grow: Tốc độ tăng trưởng, được tính bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm
hàng năm của doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên về biến tốc độ tăng trưởng, tác giả kỳ vọng dấu của biến tốc
độ tăng trưởng đối với cả tỷ lệ tái bảo hiểm và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo
hiểm là dấu dương.

Fin_Leverage: Đòn bẩy tài chính, được tính bằng tỷ lệ của nợ chia cho tổng tài sản.
Tác giả kỳ vọng đòn bẩy tài chính có tác động âm đối với tỷ lệ tái bảo hiểm và tác
động dương đối với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
ROA: Tỷ số lợi nhuận trên tài sản, được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế chia tổng
tài sản của doanh nghiệp. Đây là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một công ty so với
chính tài sản của công ty đó, cho biết một công ty sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu
quả như thế nào.
Theo kết quả nghiên cứu của Chia (2016), doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở thị
trường Trung Quốc có tỷ lệ ROA cao thường tương ứng với tỷ lệ tái bảo hiểm cao.
Do đó, kỳ vọng dấu của hệ số tác động của ROA đối với tỷ lệ tái bảo hiểm là dấu
dương.
Đồng thời, ROA cũng được kỳ vọng có tác động dương tới lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.


×