Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở việt nam trong nền kinh tế mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 123 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN
THỌ Ở VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ MỞ


Sinh viên thực hiện :Tạ Thị Quỳnh Nhung
Lớp : Anh 5
Khóa : 41B
Giáo viên hướng dẫn: THS. Hoàng Xuân Bình






Hà Nội, 11/2006



Lời mở đầu
Năm 86 đã trở thành một mốc quan trọng với nền kinh tế Việt nam khi
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, “độ mở” của nền kinh tế đã dần được nới
rộng, nhiều thành phần tham gia vào nền kinh tế hơn. Nhưng với thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ thị mãi đến 1993 với nghị định 100 CP của chính
phủ về kinh doanh bảo hiểm, thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
mới có những biến đổi sâu sắc. Thị trường từ độc quyền chỉ có một công ty
nhà nước đến nay đã đa dạng hóa được thành phần sở hữu doanh nghiệp
đặc biệt là năm 1996 với sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, cơ cầu doanh nghiệp tham gia thị trường đã được hài hòa và sản
phẩm kinh doanh đa dạng hơn trước. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam đã phát triển nhanh và ổn định bắt kịp với tốc độ phát triển chung của
nền kinh tế, nâng cao dần vị thế của ngành trong cả ngành bảo hiểm nói
riêng và trong toàn nền kinh tế nói chung. Mặc dù đạt được những bước
phát triển quan trọng xong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lại đang phải
đối mặt với khó khăn không nhỏ trong một nền kinh tế ngày càng mở hơn.
Khóa luận “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
trong nền kinh tế mở” tập trung vào nghiên cứu về thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam, từ sự ra đời và phát triển cũng như thực trạng của thị
trường này trong một số năm gần đây, đến phân tích những thành tựu cũng
như những bất cập của thị trường trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm
phát triển thị trường một cách lành mạnh đáp ứng được nhu cầu của nền
kinh tế mở hiện nay.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục
bảng biểu, và tài liệu tham khảo thì khóa luận này được chia ra làm 3
chương:

- Chương I: Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ
- Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
một số năm trở lại đây
- Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam
Trong quá trình thức hiện khóa luận tốt nghiệp “Phát triển thị trường
bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở” em đã nhận được
sự động viên và giúp đỡ từ nhiều phía.
Trước hết em xin cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại Thương
Hà Nội, những người đã dạy dỗ em trong xuốt những năm học ở giảng
đường, và đặc biệt em xin vô cùng cảm ơn THS Hoàng Xuân Bình, người
đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn, PGS, TS Nguyễn Như Tiến, người
đã định hướng cho em qua các bài giảng rất hay và hấp dẫn của bộ môn Bảo
hiểm trong kinh doanh, Ông Đỗ Quốc Tuấn – Phòng Tổ chức tổng hợp
thuộc Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam đã tạo điều kiện để em hoàn
thành khóa luận này.
Do hạn chế về tài liệu, thời gian, kinh nghiệm và khả năng của bản
thân nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất
mong các thầy cô xem xét đánh giá để Khóa luận tốt nghiệp của em hoàn
thiện hơn.



Mục lục
Lời mở đầu i
Danh mục viết tắt ii
Danh mục bảng iii
Danh mục biểu iiii

Chương I: Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ 1
I. Bảo hiểm phi nhân thọ 1
1. Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ 1
1.1 Khái niệm về bảo hiểm 1
1.2 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ 1
2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ 2
2.1 Căn cứ vào phương thức triển khai 2
2.2 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm 2
3. Các đặc trưng cơ bảo của bảo hiểm phi nhân thọ 3
II. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 3
1. Các sản phẩm trên thị trường BHPNT 4
2. Các thành phần tham gia thi trường 4
2.1 Người mua bảo hiểm hay còn gọi là người được bảo hiểm 4
2.2 Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm 5
2.3 Tổ chức trung gian hay còn gọi là nhà môi giới, đại lý bảo hiểm là
cầu nối giữa người mua vào người bán bảo hiểm 5
3. Các đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 5
3.1 Đặc trưng chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 5
3.2 Đặc trưng riêng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 7


4. Một số quy luật của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 8
4.1 Quy luật về cung cầu 8
4.2 Quy luật giá cả 8
4.3 Quy luật cạnh tranh và liên kết 9
4.4 Quy luật số đông bù số ít 9
III. Quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam 10
1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước nghị định 100/CP 10

1.1 Giai đoạn từ năm 64 – 86 10
1.1.1 Bảo hiểm thân tàu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 11
1.1.2 Hàng hóa vận chuyển đường biển 11
1.1.3 Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí 12
1.2 Giai đoạn từ năm 86 – 93 (nghị định 100/CP) 13
2. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sau nghị định 100/CP 15
Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 19
I. Bối cảnh nền kinh tế mở của Việt Nam 19
II. Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 21
1. Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ phía người bán 22
1.1 Các doanh nghiệp kinh doanh BHPNT và thị phần của các doanh
nghiệp kinh doanh BHPNT 22
1.2 Sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 25
1.2.1 Bảo hiểm cháy 27
1.2.2 Bảo hiểm hàng hóa 30
1.2.3 Bảo hiểm kỹ thuật (bảo hiểm xây dựng và lắp đặt) 34
1.2.4 Bảo hiểm dầu khí 36


1.2.5 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P & I)
38
1.2.5.1 Bảo hiểm thân tàu 38
1.2.5.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu (P & I) 42
1.2.6 Bảo hiểm hàng không 42
1.2.7 Bảo hiểm xe cơ giới 43
1.2.8 Các loại hình bảo hiểm khác 44
1.2.9 Xu thế phát triển các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ 45
1.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường 46
1.3.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua phí bảo hiểm 46
1.3.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua chất lượng sản phẩm

47
1.3.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường qua dịch vụ sau bán hàng
47
2. Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ từ phía người mua 48
2.1 Nhận thức của người dân về bảo hiểm phi nhân thọ đang được cải
thiện 48
2.2 Dung lượng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 48
3. Môi trường pháp lý 50
3.1 Luật với người mua 51
3.2 Luật với người bán 52
4. Một số phân tích rút ra từ thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam hiện nay 55
4.1. Những thành tựu đã đạt được 55


4.2. Những vấn đề bất cập 57
4.2.1 Các quy định pháp luật vẫn còn thiếu, chồng chéo, mâu
thuẫn, chưa theo kịp tốc phát triển của ngành bảo hiểm 57
4.2.2 Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chưa có chiến lược
phát triển dài hạn, thiếu kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật chuyên
ngành lẫn khả năng ứng dụng thông tin 57
4.2.3 Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước chưa có
tiềm lực tài chính mạnh 59
4.2.4 Hiện tượng cạnh tranh dựa trên quan hệ, giảm phí còn phổ
biến 59
III. Cơ hội và thách thức đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam 60
1. Cơ hội đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 60
1.1 Một nền kinh tế tiếp tục phát triển tích cực và đạt mức tăng trưởng
kinh tế cao, cơ sở pháp lý đang dần hoàn thiện, xã hội ổn định đời sống

nhân dân được cải thiện là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị
trưởng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 60
1.2 Hợp tác quốc tế phát triển, mở của thị trường, đã tạo điều kiện lớn,
cơ hội lớn cho sự phát triển của thị trưởng bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam 62
1.3 Tự do hóa - động lực phát triển cho thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ. 63
1.4 Sự hoàn thiện dần của thị trường tài chính mở ra cơ hội mới cho thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ. 64


2 Thách thức đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 65
1.1 Nền kinh tế hoạt động chưa hiệu quả, hệ thống văn bản pháp lý
điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm chưa hoàn thiện. 66
1.2 Cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng. 66
1.3 Thách thức từ phía người tiêu dùng 68
1.4 Thách thức từ chính bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam 69

chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam 71
I. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 – 2010
trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ .71
II. Cầu về bảo hiểm phi nhân thọ trong xã hội 72
1. Khách hàng là người tiêu dùng cá nhân 72
2. Khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 73
III Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
trong thời gian tới. 76
1. Giải pháp từ phía nhà nước 76
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm 76

1.1.1 Điều chỉnh lại những quy định chưa hợp lý và chưa rõ ràng.
76
1.1.2 Bổ sung các quy định còn thiếu 78
1.2 Tăng cường năng lực làm luật và trình độ quản lý của các cán bộ
nhà nước 81
1.3 Tăng cường kiểm tra giám sát về hoạt động của thị trường 82


1.4 Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan đến thị trường tài
chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho toàn bộ nền kinh tế, bảo hiểm trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ
82
1.5 Đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao phục vụ ngành bảo hiểm
83
2. Giải pháp từ phía hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 84
2.1 Mạnh dạn cải tổ, giao chức quyền, đào tạo đội ngũ chuyền nghiệp
trong quản lý 85
2.2 Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm 85
3. Giải pháp từ phía các doanh ngiệp kinh doanh bảo hiểm 86
3.1 Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn 86
3.2 Xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng 87
3.3 Nâng cao kỹ năng quản lý 88
3.4 Nâng cao kỹ năng bảo hiểm rủi ro phức tạp 89
3.5 Xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý số liệu thông kê. 89
3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin 90
3.7 Phát triển mạng lưới khách hàng 90
3.8 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm
phi nhân thọ trên thị trường 91
3.9 Mở rộng hoạt động đầu tư để tăng tỷ xuất lợi nhuận của công ty, và
làm cho vốn nhàn rỗi hoạt động hiệu quả hơn .92

3.10 Tăng cường khả năng tài chính. 93
Kết luận 95
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Danh mục viết tắt

BHPNT: Bảo hiểm phi nhân thọ
BHNT: Bảo hiểm nhân thọ
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
WTO: Tổ chức thương mại quốc tế
BTA: Hiệp định thương mại Việt Mỹ
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á






















Danh mục bảng
Bảng 1: Số lượng các doanh nghiệp qua các năm 22
Bảng 2: Một số vụ tổn thất lớn trên thị trường bảo hiểm cháy nổ Việt Nam
01 – 6/06 29
Bảng 3: Tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm 31
Bảng 4: Số vụ tổn thất và mức bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm dầu
khí qua các năm 38
Bảng 5: Doanh thu và mức tăng trưởng của TTBHPNT qua các năm 49
Bảng 6: Xếp hạng về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của các nước 49
Bảng 7: Vốn đăng ký của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị
trường Việt Nam 2004. 59
Bảng 8: Sản phẩm BHPNT và tỷ lệ khai thác các sản phẩm này 75















Danh mục biểu
Biểu 1: Thị phần của các doanh nghiệp trong các khối kinh tế – 2004, 2005
23
Biểu 2: Thị phần của các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
2005 24
Biểu 3: Thị phần các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 2005
26
Biểu 4: Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy giai đoạn 1995 – 2005 27
Biểu 5: Tỷ lệ tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm cháy 01 – 05 29
Biểu 6: Số tiền tham gia bảo hiểm hàng hóa 01 – 05 32
Biểu 7: Biểu đồ phí bảo hiểm và tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hóa 00 – 05 32
Biểu 8: Doanh thu phí và tỷ lệ tăng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm kỹ
thuật 93 – 05 34
Biểu 9: Mức bồi thường và tỷ lệ tổn thất bảo hiểm kỹ thuật 93 – 05 35
Biểu 10: Doanh thu phí và tỷ lệ tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí
(96 - 05) 36
Biểu 11: Số tiền và tỷ lệ phí bảo hiểm thân tàu 96 – 05 40
Biểu 12: Tình hình kinh doanh bảo hiểm thân tàu 96 – 05 41
Biểu 13: Mức độ đánh giá của người dân với BHPNT 73
Biểu 14: Vai trò của bảo hiểm với hoạt động kinh doanh 74

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



1
Chƣơng I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ

TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
I. Bảo hiểm phi nhân thọ
1. Khái niệm về bảo hiểm phi nhân thọ
1.1 Khái niệm về bảo hiểm
Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với
người được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát, của đối tượng bảo hiểm
do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra với những điều kiện người được bảo
hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm
(1)
.
1.2 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ
Trong bảo hiểm nếu căn cứ vào tính chất thì bảo hiểm được chia ra làm
2 loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Nếu như bảo hiểm
nhân thọ được định nghĩa là bảo hiểm liên quan đến tính mạng hoặc tuổi tác
nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết hạn bảo
hiểm hoặc khi người bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn, thì bảo
hiểm phi nhân thọ lại được đinh nghĩa ngược lại. Vì vậy ta có thể đưa ra
một khái niệm chung về bảo hiểm phi nhân thọ:
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm tất cả các nghiệp vụ không liên quan
đến tính mạng hoặc tuổi tác của con người.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



2
(1) GS. TS Hoàng Văn Châu (2002), Bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội
2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ
Căn cứ vào từng cách tiếp cận và từng góc nhìn mà bảo hiểm phi nhân
thọ được chia làm nhiều loại.
2.1 Căn cứ vào phương thức triển khai
Căn cứ vào phương thức triển khai thì ta phân các nghiệp vụ của
BHPNT ra làm 2 nhóm
- Hình thức bảo hiểm tự nguyện: bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm
mà hợp đồng bảo hiểm được ký kết theo ý nguyện của bên được bảo hiểm
và hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc thoả thuận. Phần lớn các nghiệp vụ
BHPNT là bảo hiểm tự nguyện. Ví dụ: bảo hiểm vật chất thân xe, bảo hiểm
y tế …
- Hình thức bảo hiểm bắt buộc: bao gồm những nghiệp vụ triển khai
theo quy định của pháp luật và các bên buộc phải tham gia thực hiện những
nghĩa vụ nhất định liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Trong luật Kinh
doanh bảo hiểm 2000 có quy định rõ về các loại nghiệp vụ nào là bắt buộc.
Ví dụ: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách
nhiệm người vận chuyển hàng không…
2.2 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm phi nhân thọ được chia làm 3
nhóm:
+ Bảo hiểm tài sản
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



3
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
+ Bảo hiểm con người

- Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm bao gồm những nghiệp vụ có
đối tượng là tài sản có thể tính được bằng tiền.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát
sinh do vi phạm trách nhiệm dân sự với một bên thứ 3 nào đó.
- Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích thanh toán những
khoản trợ cấp, hoặc số tiền nhất định cho người được bảo hiểm hoặc người
được hưởng quyền lợi trong trường hợp xảy ra rủi ro hoặc sự kiện tác động
tới chính bản thân người được bảo hiểm.
3. Các đặc trƣng cơ bảo của bảo hiểm phi nhân thọ:
Ngoài những đặc trưng chung của bảo hiểm trong bảo hiểm còn có
những đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất: Hợp đồng BHPNT là một hợp đồng ngắn hạn, thời gian
bảo hiểm ngắn thường là một năm hoặc ngắn hơn.
- Thứ hai: Hợp đồng BHPNT chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm
khi có rủi ro được bảo hiểm phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết xảy
ra.
- Thứ ba: Phí BHPNT được tính cho thời hạn bảo hiểm, thông thường
phí tính cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến.
II. Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ
Cũng giống như tất cả các ngành khác muốn cho bảo hiểm phi nhân thọ
phát triển thì chúng cũng cần có thị trường.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



4
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ được hiểu là nơi diễn ra các hoạt
động mua bán các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.


1. Các sản phẩm trên thị trƣờng BHPNT
- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm các thiệt hại khác
- Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm cháy
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
- Bảo hiểm nông nghiệp
- Bảo hiểm kỹ thuật
(1)

2. Các thành phần tham gia thi trƣờng
Tham gia vào thì trường BHPNT cũng gồm có người mua (khách hàng
- insured) người bán (các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm – insurers) và
các tổ chức trung gian (người môi giới bảo hiểm – brokers).
2.1 Người mua bảo hiểm hay còn gọi là người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm là người mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm, là người có lợi ích bảo hiểm, là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và
được người bảo hiểm bồi thường. Người được bảo hiểm là người có tên
trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm.
2.2 Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



5
Là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, họ là người ký hợp đồng
bảo hiểm và cam kết bồi thường cho người mua bảo hiểm tất cả những tổn
thất, thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây nên.

(1) Điều 7 – Luật kinh doanh Bảo Hiểm 2000
2.3 Tổ chức trung gian hay còn gọi là nhà môi giới, đại lý bảo hiểm là
cầu nối giữa người mua vào người bán bảo hiểm
+ Môi giới bảo hiểm: có thể là các công ty hoặc cá nhân đứng ra thu
xếp bảo hiểm với các công ty bảo hiểm . Họ có thể tư vấn về các vấn đề như
là nhu cầu bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, loại hình bảo
hiểm, khiếu nại và kiện tụng… Môi giới có thể đại diện cho cả doanh
nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm: có thể là một tổ chức hay cá nhân được doanh
nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đại lý bảo hiểm thay
mặt doanh nghiệp bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp
đó và được hưởng lương hoặc hoa hồng theo thỏa thuận. Như vậy đại lý
thường là đại lý cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
3. Các đặc trƣng của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ
3.1 Đặc trưng chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Cũng giống như các thị trường khác, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
cũng có những đặc trưng chung của một thị trường
 Trên thị trường BHPNT cung cầu luôn biến động.
Cung trên thị trường BHPNT là các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
mà các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cung cấp để phục vụ khách
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



6
hàng. Tùy theo mức độ phát triển và mức cạnh tranh trên thị trường mà số
lượng các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là tăng hay giảm, kéo theo đó
là sự biến động của các sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm phi nhân
thọ ngày ngày càng phong phú, đa dạng và được cải tiến để phù hợp với sự

phát triển của khoa, học kỹ thuật cũng như kinh tế, xã hội.
Cầu của thị trường BHPNT chính là nhu cầu về loại bảo hiểm này trong
dân cư, trong doanh nghiệp, tổ chức xã hội… ngày càng tăng. Khi kinh tế
xã hội phát triển, việc làm ăn buôn bán của các công ty thuận lợi, cuộc sống
người dân cũng không ngừng được nâng cao, do đó mà nhu cầu về dịch vụ
bảo hiểm mà đặc biệt là BHPNT thì càng tăng.
(1)
.
Cho nên trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cung và cầu là hai yếu tố
chủ chốt phát triển song hành gắn bó với nhau, cầu tăng thì cung tăng và
ngược lại.
 Giá cả của các sản phẩm BHPNT luôn luôn biến động và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố.
Trên thị trường giá cả của các sản phẩm BHPNT chính là phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm (premium) là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm
phải nộp cho người bảo hiểm để nhận được bồi thường. Mức phí bảo hiểm
thường do người bảo hiểm định ra trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi
ro, hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu về đủ để bồi
thường và bù đắp các chi phí khác, đồng thời có lãi. Doanh thu phí bảo
hiểm trong khi chưa bồi thường là một nguồn vốn quan trọng để công ty
bảo hiểm tái đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác. Vì phí bảo hiểm hay giá
cả bảo hiểm phụ thuộc chủ yếu vào xác suất xảy ra rủi ro nên nếu xác xuất
xảy ra rủi ro càng lớn thì phí bảo hiểm càng cao. Ngoài ra mức phí bảo
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



7
hiểm còn luốn biến động phụ thuộc vào trình độ quản lý rủi ro, cung cầu

trên thị trường, và mức độ cạnh tranh trên thị trường.

(1) PGS, TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo
hiểm Việt Nam
Phí bảo hiểm trên thị trường luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào mức độ
rủi ro nhiều hay ít, mức độ nguy hiểm cao hay thấp, trình độ quản lý rủi ro,
mức độ thiệt hại khi xảy ra rủi ro, điều kiện bảo hiểm… Ngoài ra phí bảo
hiểm còn phụ thuộc vào quy luật cung cầu, thị trường, cạnh tranh… diễn ra
trên thị trường bảo hiểm.
Vậy nên giá cả bảo hiểm luôn luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
 Cạnh tranh trên thị trường BHPNT cũng diễn ra hết sức quyết liệt.
Cạnh tranh là một yếu tố cần thiết để thị trường phát triển, để các doanh
nghiệp đưa ra các sản phẩm tốt hơn, phù hợp với khách hàng hơn. Cũng
giống như các thị trường khác trên thị trường BHPNT thì sự cạnh tranh
luôn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
 Thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm luốn thay đổi.
Vì các yếu tố thay đổi về cung cầu, về giá cả sản phẩm và tình hình
cạnh tranh trên thị trường mà đã làm cho thị phần của doanh nghiệp cũng
luôn thay đổi theo.
3.2 Đặc trưng riêng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



8
Ngoài những đặc trưng chung của một thị trường thì thì trường bảo
hiểm phi nhân thọ cũng có những đặc trưng nổi bật của mình.
 Đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ là rất rộng, bao gồm tài sản, trách

nhiệm dân sự, sức khỏe con người vì thế mà sản phẩm bảo hiểm phi nhân
thọ là rất phong phú đa dạng, thị trường có dung lượng lớn.
 Sự phát triển của thị trường BHPNT phụ thuộc trực tiếp vào mức độ
phát triển của nền kinh tế.
 Đối tượng kinh doanh là rủi ro nên sản phẩm BHPNT cũng là các
sản phẩm đặc biệt, vô hình người mua nó không muốn nó xảy ra.
 Chỉ có ở thị trường BHPNT thì mới có hình thức bắt buộc người
tiêu dùng phái tiêu dùng các sản phẩm của nó.
 Hơn nữa do là một thị trường đặc biệt với dung lượng thị trường
lớn, và đối tượng khách hàng rộng khắp, có tác động sâu sắc đến đời sống
kinh tế xã hội, vì thể mà thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chịu sự tác động
sâu, quản lý chặt chẽ bởi nhà nước.
4. Một số quy luật của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ

Cũng như các thị trường khác thị trường bảo hiểm bảo hiểm phi nhân
thọ cũng bị chi phối bởi các quy luật chung của thị trường và quy luật đặc
trưng của BHPNT.
4.1 Quy luật về cung cầu
Trên thị trường cung và cầu là hai yếu tố song hành cấu thành thị
trường, cung phát triển trên cơ sở cầu, cầu dựa vào khả năng của cung để
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



9
thỏa mãn. Sự phát triển của yếu tố này kéo theo sự phát triển của yếu tố kia,
và cả hai đều dựa trên nền tảng là sự phát triển xã hội
(1)
.

4.2 Quy luật giá cả
Cung, cầu trên thị trường luôn luôn biến đổi, ảnh hưởng trực tiếp tới giá
cả của sản phẩm trên thị trường. Trong lĩnh vực BHPNT giá cả của sản
phẩm lại là phí bảo hiểm, từ trên cho thấy, tùy vào sự biến đồng, thay đổi
của cung, cầu về BHPNT mà phí bảo hiểm cũng thay đổi theo. Nhưng khi
(1) PGS, TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo
hiểm Việt Nam
thay đổi đến một mức nào đó thì phí bảo hiểm lại quay trở lại để tác động
lên cung cầu chi phối cung cầu về BHPNT.
4.3 Quy luật cạnh tranh và liên kết
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế thì sự cạnh tranh để thu hút khách
hàng, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần … giữa các doanh nghiệp là
không thể tránh khỏi và đó là quy luật vốn có của thị trường. Khi cạnh tranh
diễn ra thì đồng hành với nó là sự sát nhập liên kết của các công ty trong và
ngoài nước, để tránh làm thiệt hại cho nhau và các bên cùng có lợi. Vì thế
cạnh tranh và liên kết là quy luật vốn có của thị trường.
4.4 Quy luật số đông bù số ít
Đây là quy luật đặc trưng của thị trường bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm
phi nhân thọ. Vì bảo hiểm chính là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất của
một hay một số người cho nhiều người cùng gánh chụi. Tức là lấy số đông
để bù đắp thiệt hại cho một số ít. Một người không thể gánh vác thiệt hại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



10
khi tổn thất xảy ra những với nhiều người cùng san sẻ thì sẽ vượt qua được.
Từ quy luật này cho thấy trên lĩnh vực bảo hiểm nếu thu hút được nhiều

khách hàng tham gia thị trường thì doanh thu phí bảo hiểm thu được càng
lớn, tỷ lệ phí đóng sẽ càng giảm và khả năng bồi thường khi có sự cố xảy ra
càng cao. Quy luật này được các doanh nghiếp bảo hiểm sử dụng nó rất
hiệu quả và triệt để vì nó là cơ sở cho sự ra đời của bảo hiểm.
III Quá trình phát triển của thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt
Nam.
Theo quy luật, ở bất kỳ một quốc gia nào sự phát triển của bảo hiểm phi
nhân thọ mở đầu cho phát triển của toàn thị trường bảo hiểm của quốc gia
đó. Cũng như vậy, ở Việt Nam thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng
chính là nhân tố mở đầu cho thị trường bảo hiểm hiện tại. Nhưng so với
hàng trăm năm phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thế giới, lịch
sử phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất mới mẻ. Những hoạt
động đầu tiên ở thị trường BHPNT Việt Nam là của Pháp và Mỹ mang tới
và chủ yếu là bảo hiểm cho hoạt động khai thác thuộc địa. Sau khi kháng
chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc chỉ có một tổ chức duy nhất hoạt động
với tư cách là đại lý cho Công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc – tiền thân
của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ngày nay. Còn ở miền Nam
thời kỳ Mỹ – Ngụy cũng đã có tới hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm khác nhau hoạt động. Tuy nhiên, năm 1964 vẫn được coi là cột mốc
đầu tiên đánh dấu sự ra đời chính thức của Ngành bảo hiểm Việt Nam với
quyết định thành lập ngành bảo hiểm Việt Nam số 179/CP ngày 17/12/1964
của Thủ tướng chính phủ. Cùng với mốc mở cửa nền kinh tế vào năm 86 thì
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



11
sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam được chia làm các giai đoạn
sau.

1. Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trƣớc nghị định 100/CP
Sự ra đời của bảo hiểm Việt nam chính là sự ra đời của bảo hiểm phi
nhân thọ, so với thế giới là khá muộn. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc,
ngày 17/12/1964 Công ty bảo hiểm Việt Nam mới được Thủ tướng thành
lập, kể từ đó đến năm 93 thì ở Việt nam chỉ có một công ty duy nhất hoạt
động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Vì thế sự phát triển của thị
trường BHPNT giai đoạn này là sự phát triển của toàn thị trường và cũng là
sự phát triển của Bảo Việt.
1.1 Giai đoạn từ năm 64 - 86
Sau khi ký quyết định thành lập thì ngày 15/1/1965, Bảo Việt chính
thức đi vào hoạt động. Với trụ sở chính ở Hà Nội và có một chi nhánh là
Bảo Việt Hải Phòng và số vốn ban đầu được cấp là 1 triệu đồng và chỉ với
20 nhân viên vì thế mà khởi đầu của thị trường bảo hiểm Việt Nam và
BHPNT Việt Nam là rất khiếm tốn. Tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm nhà
nước đối với tàu bè trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu và đến năm 79
là bảo hiểm thăm dò dầu khí cùng một số sản phẩm khác.
1.1.1 Bảo hiểm thân tàu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Trong giai đoạn mới thành lập, khi đất nước còn nằm trong thời kỳ kế
hoạch, tập trung và bao cấp, tất cả các nghiệp vụ mà Bảo Biệt triển khai chủ
yếu phục vụ cho sự phát triển trao đổi thương mại với các nước xã hội chủ
nghĩa. Năm 1965, khi mới ra đời do đội ngũ cán bộ với trình độ còn hạn chế
cho nên Bảo Việt chỉ nhận bảo hiểm thân tàu cho đội tàu Việt Nam và sau
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



12
đó là tái nhượng lại cho các nhà bảo hiểm nhân dân Trung Quốc. Sang năm
1966, Bảo Việt mới bước đầu độc lập trong bảo hiểm thân tàu và đến năm

1967, mới tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ tầu. Năm 1979,
Bảo Việt hình thành văn bản toàn thuận về một số quy định trong việc thực
hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu, quy định cụ thể về vận dụng nội dung
điều khoản bảo hiểm ITC vào Việt Nam.
1.1.2 Hàng hóa vận chuyển đường biển
Đối với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, ngoài việc giành quyền bảo
hiểm cho các hàng hóa xuất từ Việt Nam (số lượng này là rất hạn chế) thì
đến năm 75 tức là sau khi đất nước giành độc lập thì Bảo Việt mới giành
được quyền bảo hiểm hàng nhập từ Trung Quốc. Cũng từ đây trở đi, doanh
thu phí bảo hiểm của toàn thị trường - Bảo Việt được nâng cao và đến năm
1979 thì có 39 công ty nước ngoài có quan hệ với Bảo Việt.
Để phát triển thị trường, phục vụ đường lối phát triển kinh tế của Đảng
và Nhà nước, công ty bảo hiểm Việt Nam đã mở thêm các chi nhánh ở một
số tỉnh thành phố có cảng biển để phát triển bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu và bảo hiểm thân tầu, như chi nhánh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình
Định và Vũng Tàu. Việc mở chi nhánh Vũng Tàu còn có mục đích đón bắt
cơ hội bảo hiểm trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí vào năm 79.
1.1.3 Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí.
Bảo hiểm dầu khí là một loại hình bảo hiểm phức tạp. Các điều kiện
bảo hiểm đều từ thị trường London, Bảo Việt đã chọn 2 môi giới bảo hiểm
nổi tiếng và Sedgwich và Willis Feber để thu xếp dịch vụ. Kết quả năm
1979 chỉ riêng trong lĩnh vực bảo hiểm thăm dò, khai thác dầu khí, phí bảo
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5
K41B



13
hiểm mà Bảo Việt thu được là 2,1 triệu USD trên tổng mức trách nhiểm là
365,406,654 USD

(1)
. Doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Vũng Tàu thời
điểm ấy được coi là bước nhảy vọt, và là con số nằm mơ của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu khác.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm mới trong giai đoạn này: bảo hiểm
dàn khoan, bảo hiểm trách nhiệm nhà thầu khoán, bảo hiểm kiểm soát
giếng, bảo hiểm tài sản, trách nhiệm cho nhà thầu phụ, bảo hiểm xe ô tô,
bảo hiểm trách nhiệm cho người lao động, bảo hiểm trộm cắp, hỏa hoạn …
(1) PGS, TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo
hiểm Việt Nam
Nói chung là trong gia đoạn này tuy phát triển rất chậm nhưng thị
trường BHPNT cũng đã có những bước tiến về sản phẩm dịch vụ và doanh
thu.
1.2 Giai đoạn từ năm 86 – 93 (nghị định 100/CP)
Năm 86 là năm mở của nền kinh tế và cũng là năm mà Bảo Việt được
phép tự hạch toán ngoại tệ, đây có thể coi như là một bước đột phá quan
trọng cần thiết và hợp lý trong nền kinh tế thị trường. Điều này đã tạo thêm
cơ hội cho Bảo Việt phát triển mạnh hơn nữa các dịch vụ bảo hiểm đối
ngoại. Từ chỗ Bảo Việt gặp khó khăn về tài chính, nợ nước ngoài là 2,5
triệu USD nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã trả hết nợ và có tích lũy
ngoại tệ.
Có thể khẳng định rằng sau 1986 Bảo Việt lại càng phát triển hơn có
các chi nhánh ở khắp các thành phố và tỉnh thành, doanh thu phí tăng cao so
với giai đoạn 20 năm trước ( 65-85), doanh thu đã tăng lên 1,1 tỷ VNĐ vào

×