Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN
CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN
CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH SÀI GÒN

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS TRẦN HUY HOÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế“ Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn” này là do
chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013

Nguyễn Thị Khánh Hòa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục bảng số liệu.
Danh mục hình vẽ.
Lời nói đầu.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

Tình hình nghiên cứu ................................................................................................ 1
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
Kết cấu của luận án ................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................... 4
1.1 Hoạt động huy động vốn dân cƣ của NHTM ............................................... 4
1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn huy động dân cư của NHTM ................................ 4
1.1.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn trong dân cư ........................................ 5
1.1.4 Nguyên tắc huy động vốn từ dân cư .............................................................. 6
1.1.5 Các hình thức huy động vốn dân cư .............................................................. 7
1.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn dân cƣ ............................... 9
1.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động ................................................................. 9
1.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của
ngân hàng....................................................................................................... 9
1.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............................................ 9


1.2.4 Thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn ................................................. 10
1.2.5

Chênh lệch lãi suất bính quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............ 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn dân cư ........................... 12
1.3.1 Nhân tố khách quan ..................................................................................... 12
1.3.2 Nhân tố chủ quan ......................................................................................... 13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 17
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN DÂN

CƢ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỐ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN ..................................... 18
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn ...................................................................................... 18
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn ................................................................... 18
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn từ năm 2009 đến 30/6/2013 .............. 18
2.2

Phân tích thực trạng huy động vốn trong dân cƣ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Sài Gòn 2009
đến 30/06/2013 ............................................................................................. 21

2.2.1 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gòn giai đoạn
2009 đến 30/6/2013 ...................................................................................... 21
2.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng ... 25
2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn .......................................... 29
2.2.4 Thu nhập ròng từ huy động vốn dân cư....................................................... 33
2.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............. 43
2.3

Đánh giá hoạt động huy động vốn dân cƣ của Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn ................. 45

2.3.1 Những kết quả đạt được .............................................................................. 45


2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ................................................ 46
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –CHI NHÁNH SÀI GÒN ........................ 51
3.1

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ..................................................... 51

3.1.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 51
3.1.2 Giả thuyết .................................................................................................... 52
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động
huy động vốn dân cƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn .................................................................. 52
3.2.1 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin ................................... 52
3.2.2 Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................... 53
3.2.3 Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 53
3.2.4 Phân tích độ tin cậy của các thang đo.......................................................... 55
3.2.5

Phân tích độ tin cây của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động huy động vốn dân cư tại BIDV Sài Gòn ............................................ 55

3.2.6 Phân tích độ tin cậy của thang đo huy động vốn dân cư của Chi nhánh ..... 57
3.2.7 Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo ............................................... 57
3.2.8 Kiểm định mô hình và giả thuyết ................................................................ 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................... 63
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH SÀI GÒN................................................................................................ 64
4.1

Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát


triển Việt Nam đến năm 2015 .............................................................................. 64


4.2

Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn đến năm 2015 .................................. 65

4.2.1 Mục tiêu định hướng ................................................................................... 65
4.2.2 Mục tiêu kế hoạch kinh doanh..................................................................... 66
4.2.3 Mục tiêu khách hàng ................................................................................... 66
4.2.4 Nhiệm vụ trọng tâm ..................................................................................... 66
4.3

Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn trong dân cƣ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Sài Gòn ......................................................................................................... 67

4.3.1 Kiến nghị đối với BIDV Trung Ương ......................................................... 67
4.3.2 Kiến nghị đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn ............................................................................... 79
4.4

Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................... 88

4.4.1 Từ phía NHNN ............................................................................................. 88
4.4.2 Từ phía Chính phủ ....................................................................................... 91
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ..................................................................................... 94
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Alco
Asset/Liability Management
Committee
AMC
Asset Management Company
ANOVA
ANZ
ATM
BIDV
CB CNV
CN
EFA
FTP
HĐV
HSBC
HSC
IBMB
KMO
LNTT
NHBL
NHNN
NHTM

NIM
NPL
POS
PR
QĐ-HĐQT
RMB
Sig
SPSS
TCKT
TCTD
TMCP
VIF
XHCN

Analysis of Variance
Australia and New Zealand
Banking Group Limited
Automated teller machine
Bank for Investment and
Development of Vietnam

Exploratory Factor Analysis
Fund Transfer Pricing
Hongkong and Shanghai
Banking Corporation
Internet banking and
Mobibanking
Kaiser – Mayer – Alkin

Net Interest Margin

Non-Performing Loan
Point of Sale
Public Relations
Renminbi
Significance level
Statistical Package for Social
Sciences

Variance Inflation Factor

Tiếng Việt
Hội đồng Quản lý tài sản Nợ Có
Công ty Quản lý nợ và Khai thác
tài sản
Phân tích phương sai
Máy rút tiền tự động
Ngân hang TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Cán bộ Công nhân viên
Chi nhánh
Phân tích nhân tố khám phá
Cơ chế quản lý vốn tập trung
Huy động vốn
Tập đoàn Ngân hang Hồng Kông
và Thượng Hải
Hội sở chính
Dịch vụ ngân hang điện tử
Chỉ số xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố
Lợi nhuận trước thuế

Ngân hang bán lẻ
NgânhàngNhànước
Ngân hang Thương mại
Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên
Nợ xấu
Máy chấp nhận thanh toán thẻ
Quan hệ công chúng
Quyết định – Hội đồng Quản trị
Nhân dân tệ
Mức ý nghĩa
Phần mềm xử lý thống kê dung
trong các ngành khoa học xã hội
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Nhân tử phóng đại phương sai
Xã hội Chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
STT

Thứ tự bảng

Tên bảng

Trang

1


Bảng 2.1

Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Sài
Gòn từ năm 2009 đến 30/6/2013

19

2

Bảng 2.2

Tổng nguồn vốn huy động của BIDV Sài Gòn giai
đoạn 2009 - 30/6/2013

22

3

Bảng 2.3

Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Sài Gòn từ
2009 – 30/6/2013

26

4

Bảng 2.4

Cơ cấu dư nợ tại BIDV Sài Gòn từ 2009 –

30/6/2013

27

5

Bảng 2.5

Sự phù hợp giữa tổng nguồn huy động và tổng
nguồn sử dụng

29

6

Bảng 2.6

Cơ cấu loại tiền tệ trong nguồn vốn huy động tại
BIDV Sài Gòn từ 2009 – 30/6/2013

30

7

Bảng 2.7

Tình hình nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn
theo loại tiền tệ

32


8

Bảng 2.8

Thu ròng hoạt động tại BIDV Sài Gòn từ 2009 –
30/6/2013

34

9

Bảng 2.9

Thu ròng từ hoạt động huy động vốn dân cư và
TCKT từ 2009 – 30/6/2013

36

10

Bảng 2.10

Thu ròng từ hoạt động Huy động vốn dân cư từ
2009 – 30/6/2013

39

11


Bảng 2.11

Lãi suất huy động vốn bình quân từ 200930/6/2013

42

12

Bảng 2.12

Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn
và sử dụng vốn từ 2009 – 30/6/2013

44

13

Bảng 3.1

Kết quả phân tích hồi quy bội

59

14

Bảng 3.2

Phân tích ANOVA

60


15

Bảng 3.3

Kết quả hồi quy bội

60


DANH MỤC HÌNH VẼ

1

Thứ tự
hình
Hình 1.1

2

Hình 3.1

3

Hình 4.1

STT

Tên hình
Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn
dân cư tại BIDV Sài Gòn
Mô hình kim tự tháp phân đoạn khách hàng

Trang
10
51
73


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang phát triển mạnh mẽ trong thị
trường tài chính hết sức sôi động cùng với sự cạnh tranh không kém phần gay gắt và
quyết liệt về vốn nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng
hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn đề đặt ra đối với
các ngân hàng thương mại là muốn tồn tại bền vững và phát triển thì hoạt động kinh
doanh đòi hỏi phải đạt đến mục tiêu là cắt giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận.
Huy động vốn luôn là một trong những vấn đề quan trọng thiết yếu, là sự sống còn
trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Trong tình hình hoạt động cạnh tranh gay
gắt như hiện nay, cộng thêm lãi suất ngày một giảm theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà
nước, thì vấn đề huy động và chi phí huy động càng được chú trọng khi mọi chi phí
đều có giới hạn. Làm sao để mở rộng huy động vốn với tối thiểu hóa chi phí bỏ ra,
đạt lợi nhuận tối đa luôn là mục tiêu của các Ngân hàng Thương mại nói chung và
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn nói riêng và
đây cũng chính là vấn đề thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Sài Gòn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng huy
động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Sài Gòn” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện đề tài, Tôi cũng đã nghiên cứu
tham khảo một số đề tài có nội dung liên quan đến huy động vốn tại các Ngân hàng
TMCP như:
-

Đỗ Thị Ngọc Trang, Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà
Nội – Habubank, 2011;

-

Nguyễn Thị Hường, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn
tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn, 2012.


2

-

Vũ Thu Giang, Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, 2008;
Các đề tài trên đều nêu được vai trò quan trọng của vấn đề huy động vốn và

thực trạng huy động vốn tại các Ngân hàng như trên. Nhưng hầu như các đề tài đều
chưa làm rõ sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng huy động vốn
như thế nào.
Chính vì vậy, ngoài sự tham khảo các đề tài trên, dưới sự hướng dẫn cụ thể
của Giáo viên hướng dẫn luận văn này có thể làm rõ hơn các yếu tố nào và có ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi và các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi của các NHTM hiện nay.
Đánh giá tình hình thực tế công tác huy động vốn dân cư của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn, cùng các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn. Rút ra những đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
trong hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Sài Gòn.
Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế hiện có nhằm mở
rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác huy động nguồn vốn dân cư của
ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.


3

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp mô tả- giải thích, đối chiếu – so sánh, phân
tích – tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn thu thập thêm thông tin và số liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, tạp chí, báo điện tử, các quy định liên
quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Luận văn chia thành 4 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Lý luận về hoạt động huy động vốn dân cư của các ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng tình hình huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân
cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.
Chương 4: Giải pháp mở rộng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.


4

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Hoạt động huy động vốn dân cƣ của NHTM
1.1.1 Khái niệm
Dân cư là khu vực giàu tiềm năng nhất, là đối tượng huy động vốn của
NHTM. Dân cư với tư cách là chủ thể của những nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi
và NHTM với vai trò là trung gian tài chính có quan hệ với dân cư như là người đi
vay và người cho vay. Vậy “ huy động tiền gửi dân cƣ là quá trình các NHTM
tìm đến nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cƣ bằng nhiều cách thức khác nhau với cam
kết nắm giữ an toàn và hoàn trả đủ gốc và lãi đúng thời hạn”.
1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn huy động dân cƣ của NHTM
Nguồn vốn huy động từ dân cư cũng có đặc điểm chung của nguồn tiền gửi đó
là phải thanh toán ngay theo yêu cầu của khách hàng ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ
hạn. Đặc biệt đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn, sự thay đổi của nó dễ dẫn đến
thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng, có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
ngân hàng.
Tiền gửi dân cư là nguồn có quy mô lớn trong tổng nguồn huy động của

NHTM. Đặc điểm này là do bản chất những khoản huy động từ dân cư chính là
những khoản nhàn rỗi tạm thời trong xã hội và được người dân tích trữ lại như một
khoản tiết kiệm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai. Dân cư cũng đồng
thời là thành phần chính của nền kinh tế nên xét về tổng thể nếu nguồn tiền gửi dân
cư được tập trung sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho ngân hàng. Và chi phí huy động
từ dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí huy động chung của tổng nguồn huy động và
là một trong những chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng quyết định lãi suất cho vay.
Như vậy, tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư có vai trò quan trọng trong
việc các NHTM quyết định khối lượng nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế, giúp các
doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn mạnh đầu tư để sản xuất, cạnh tranh với các


5

doanh nghiệp nước ngoài, tăng thu nhập trong nền kinh tế.
1.1.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn trong dân cƣ
Đối với nền kinh tế
Huy động từ dân cư của NHTM được sử dụng để bổ sung lượng vốn cho nền
kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân thay vì sử dụng nguồn vốn đó vào việc
chi tiêu khác. Nhờ việc tiết kiệm chi tiêu đã tăng cường các hoạt động sản xuất kinh
doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho các tổ chức
kinh tế có thể tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thông qua việc huy động tiền gửi dân cư sẽ góp phần phát triển tài khoản tiền gửi
thanh toán cá nhân từ đó phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt,
tiết kiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế.
Đối với ngân hàng
Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực
hiện các hoạt động kinh doanh khác. Không có hoạt động huy động vốn, ngân hàng
thường mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Có thể nói
hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng .

Thông qua hoạt động huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường
được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân
hàng có thể đánh giá và đưa ra các chính sách huy động vốn ngày càng hiệu quả để
giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.
Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
(chiếm từ 70% - 80% tổng nguồn vốn). Chính vì vậy nguồn vốn huy động quyết định
một phần đến lợi nhuận thu được của ngân hàng bởi vì khi huy động vốn ngân hàng
phải trả phí huy động. Muốn kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng phải có những biện
pháp nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí của việc huy động, chú ý đến nguyên tắc
quản lý vốn trong ngân hàng.
Thông qua công tác huy động vốn NHTM sẽ thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng.


6

Đối với ngƣời gửi tiền
Cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư và tiết kiệm nhằm làm cho tiền của
họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
Khi gửi tiền vào ngân hàng, ngoài tính chất an toàn, khách hàng còn được
hưởng các dịch vụ thanh toán an toàn, nhanh chóng, tiện lợi như thanh toán séc, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán qua hệ thống máy ATM, thanh toán thông qua
Internet, không những thế, trong những trường hợp khách hàng gặp khó khăn về mặt
tài chính, ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng bằng các hình thức cầm cố, chiết
khấu sổ tiết kiệm, cho vay, bảo lãnh…
Ngày nay giữa các ngân hàng thương mại và khách hàng doanh nghiệp cũng
như các tổ chức khác có mối quan hệ gắn bó, theo đó ngân hàng vừa cung cấp dịch
vụ ngân hàng vừa thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cụ thể là NHTM thực hiện
nhận chi trả tiền lương trực tiếp cho nhân viên làm việc ở các doanh nghiệp và các tổ
chức khác thông qua dịch vụ thanh toán lương tự động. Việc thực hiện như vậy đồng

thời thu hút được số lượng khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng mà còn thực hiện
luôn nghiệp vụ huy động vốn.
1.1.4 Nguyên tắc huy động vốn từ dân cƣ
Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư là một trong những hoạt động quan trọng
hàng đầu của NHTM. Ngân hàng huy động vốn từ dân cư để đáp ứng nhu cầu vay
vốn cho nền kinh tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng quy định mức lãi suất đầu ra phải cao
hơn lãi suất đầu vào để thu lợi nhuận. Để đảm bảo chất lượng huy động vốn từ dân
cư có hiệu quả, trong quá trình thực hiện, các NHTM phải tuân theo những nguyên
tắc sau:
Việc huy động vốn phải căn cứ vào nhu cầu vay vốn của nền kinh tế quốc
dân.
Ngân hàng với chức năng là cơ quan tập trung nguồn vốn từ dân cư phục vụ
cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh đòi hỏi ngân hàng phải luôn có biện pháp để tăng


7

cường nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, mặt khác ngân hàng là
một đơn vị hạch toán kinh doanh do vậy ngân hàng cũng phải huy động nguồn vốn
từ dân cư sao cho không bị ứ đọng vốn tại ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải
nắm được chính sách phát triển kinh tế của cả nước, của địa phương, của các đơn vị
và dân cư. Từ đó đề ra chính sách và biện pháp huy động vốn từ dân cư theo các kỳ
hạn hợp lý để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả.
Ngân hàng phải luôn đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho NHTM luôn thực hiện được nghĩa vụ
hoàn trả lại gốc và lãi đối với khoản tiền gửi của dân cư. Việc đảm bảo khả năng
thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý và
nó luôn mang một ý nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa,
giải quyết các vấn đề thanh khoản luôn gắn với chi phí, bao gồm chi phí trả lãi vốn
vay, chi phí giao dịch cho việc tìm kiếm vốn thanh khoản và cả chi phí cơ hội tồn tại

dưới hình thức những khoản thu nhập trong tương lai sẽ bị bỏ qua khi bán đi những tài
sản sinh lời để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Thực tế, rất hiếm khi tại một thời điểm
tổng cầu thanh khoản lại bằng tổng cung thanh khoản. Do đó, NHTM thường xuyên
phải đối mặt với thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Thêm vào đó, giữa khả năng
thanh khoản và khả năng sinh lời luôn có sự đánh đổi, nếu NHTM càng tập trung
nhiều vốn để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của nó càng
thấp (các yếu tố khác không đổi). Vì vậy làm thế nào để NHTM luôn đảm bảo được
tính thanh khoản, không bị đọng vốn là vấn đề quan trọng trong quản lý thanh khoản.
Vấn đề đặt ra cho người quản lý là cần phải lập kế hoạch cẩn thận cho vấn đề ở đâu,
khi nào và bao nhiêu vốn thanh khoản có thể huy động.
1.1.5 Các hình thức huy động vốn dân cƣ
Các hình thức huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vốn huy động
được vì vậy việc đưa ra các hình thức huy động phù hợp, linh hoạt là điều hết sức
cần thiết đối với ngân hàng bởi như vậy họ mới khai thác được hết các nguồn vốn từ


8

các doanh nghiệp và cá nhân trong mọi thành phần kinh tế. Hiện nay, các NHTM
huy động vốn dưới các hình thức chủ yếu sau:
1.1.5.1 Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh
toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch
thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.
Đặc điểm: là loại tiền gửi không kỳ hạn, người gửi không nhằm mục đích
hưởng lãi, mà vì mục đích thanh toán, vì vậy lãi suất thấp.
1.1.5.2 Tiền gửi định kỳ
Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng để
được hưởng lãi, hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Ở Việt
Nam, hình thức gửi tiền tiết kiệm phổ biến là:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào
xong không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Số dư
tiền gửi này không lớn, nhưng ít biến động, vì vậy đối với loại tiền gửi này các
NHTM thường trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian
nhất định. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu rút trước hạn cũng có thể được đáp
ứng nhưng phải chịu lãi suất thấp, tương đương với lãi suất không kỳ hạn
1.1.5.3 Phát hành chứng từ có giá
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng tiến hành đi vay
bằng cách phát hành các giấy nợ như: kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thị trường
vốn. Rất nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn do đó không đáp ứng
được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn
nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và
dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy
tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các ngân hàng hàng nhỏ


9

thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ thường phải vay thông qua các
ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh qua các ngân hàng Đầu tư. Khả năng vay mượn
còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển
đổi các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.
1.1.5.4 Nguồn vốn huy động khác
Ngoài các hình thức huy động vốn trên thì NHTM còn huy động thông qua
các hình thức sau:
-

Tiền gửi ký quỹ;


-

Tiền tạm giữ.

1.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn dân cƣ
1.2.1 Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động

Tốc độ phát triển của nguồn vốn huy động cho thấy tổng nguồn vốn huy động
năm N tăng bao nhiêu % so với năm N-1.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng cần đánh giá quy mô huy động của
ngân hàng như thế nào thông qua tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động để đánh giá:

1.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng
Tỷ trọng của các loại vốn huy động (ngắn hạn, trung dài hạn) với nhu cầu sử
dụng vốn phải ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
1.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động cơ bản và quan trọng của một
ngân hàng thương mại. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể
hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí hoạt động. Hiểu được mối quan hệ giữa huy


10

động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể định được lãi suất, kỳ hạn và loại
tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng là lớn nhất.
1.2.4 Thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn
 Cơ chế FTP:
Cơ chế FTP còn được gọi là Cơ chế quản lý vốn tập trung về Hội sở chính,
theo đó, các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua và bán vốn
với HSC thông qua Phòng Alco. HSC sẽ “mua” toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và

“bán” vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có theo cơ chế tính theo số dư, áp giá
riêng cho từng loại tài sản Có, tài sản Nợ. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi
nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC, tập trung rủi ro
thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.
Hình 1.1: Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ FTP
Thị trường

Bán toàn bộ
vốn cho CN2
Cho
vay

Huy
động
vốn

Mua toàn bộ
vốn của CN1
Hội sở
chính

Mua toàn bộ
vốn của CN2

Bán toàn bộ
vốn cho CN1

Cho
vay


Huy
động
vốn

Vốn được luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua hệ thống FTP, nơi tập
trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của BIDV. Hệ thống FTP sẽ giúp BIDV “mua”
tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho các chi nhánh theo đúng mức độ
rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của tài sản Có, tài sản Nợ.
-

Tập trung rủi ro thanh khoản về HSC: chi nhánh thực hiện việc “bán” và

“mua” vốn về HSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách
hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với BIDV. Khi có nhu cầu


11

thanh toán, số dư tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lượng tương ứng số
dư vốn của chi nhánh được ghi nhận trong hệ thống FTP, chi nhánh trong điều
kiện bình thường không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Do đó, mọi
rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ chi nhánh về HSC.
-

Tập trung rủi ro lãi suất về HSC: Tất cả các tài sản Nợ và Có của chi nhánh

đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều
chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch lãi suất cố
định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài
sản Có, chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất

áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). Chi nhánh chỉ
quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều
chuyển vốn nội bộ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất. Trong cơ chế
mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại HSC.
-

FTP bán/mua vốn của HSC do Tổng giám đốc công bố trong từng thời kỳ,

bằng lãi suất cộng (+) thanh khoản (tương ứng với kỳ hạn và tần suất điều chỉnh
lãi suất).
-

Margin từ hoạt động cho vay/huy động vốn được gọi là lãi suất cận biên

ròng, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay khách hàng (Tài sản Có)
với FTP mua vốn BIDV và FTP bán vốn BIDVvới lãi suất huy động tiền gửi (Tài
sản Nợ).
Theo cơ chế FTP: thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn từ dân cư được
xác định như sau:
Thu nhập lãi ròng từ hoạt động huy động vốn = Thu nhập từ bán vốn nội
bộ - Chi phí huy động vốn
 Chi phí huy động vốn:
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả
lãi. Trong tổng số chi phí vốn huy động thì chi phí trả lãi là chủ yếu. Ngoài ra còn có
các chi phí khác như: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự


12

trữ thanh toán, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng

gửi tiền, chi phí để mở các quỹ tiết kiệm, chi phí mua máy móc thiết bị,... và các chi
phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn.
1.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi còn được đánh giá thông qua mối
quan hệ cân đối với nhu cầu sử dụng vốn. Bởi một trong các chức năng chính của
ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tín dụng. Ngân hàng thương mại thực
hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng số vốn huy động
được để đầu tư, cho vay, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh
tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,… góp phần phát triển
kinh tế xã hội và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn dân cƣ
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng và có ý nghĩa nhất
trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nếu như chỉ xét đến các tiêu chí đánh
giá hoạt động huy động vốn đã nêu trên để mở rộng hoạt động huy động vốn dân cư
của ngân hàng thương mại thì chưa đầy đủ. Ta cần phải xét các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động huy động vốn dân cư như các nhóm nhân tố khách quan và các nhóm
nhân tố chủ quan.
1.3.1 Nhân tố khách quan
Năng lực tài chính, thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời
dân
Thu nhập và năng lực tài chính của khách hàng càng cao, họ càng có điều kiện
và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy của
khách hàng cũng sẽ cao hơn.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là yếu tố gây cản trở việc họ sử
dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như việc gửi tiền vào ngân hàng. Tuyên truyền


13


để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng là việc ngân hàng nên quan
tâm.
Tính cạnh tranh của các ngân hàng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới như hiện
nay, các ngân hàng cạnh tranh không chỉ với các định chế tài chính trong nước mà
còn phải cạnh tranh với các định chế nước ngoài về mọi mặt như: năng lực tài chính,
công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực,… Nếu ngân hàng không có ưu thế cạnh tranh
thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động
vốn nói riêng.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ƣơng
Chính sách tiền tệ tác động đến công tác huy động vốn tiền gửi của các ngân
hàng thương mại thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, dự trữ bắt
buộc…
Nếu quy định của ngân hàng về lãi suất hợp lý, phù hợp với diễn biến thị
trường sẽ góp phần ổn định thị trường, tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn và
cho vay của ngân hàng cạnh tranh một cách lành mạnh.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Lãi suất
Đối với những khách hàng gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thì lãi suất luôn
là mối quan tâm lớn của họ. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất ngân
hàng công bố, họ sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư hợp
lý. Ngược lại, nếu lãi suất thấp, họ sẽ dùng khoản tiền đó vào mục đích khác hay gửi
tiền vào ngân hàng khác hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác có lời hơn.
Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc
huy động và thay đổi quy mô thu hút nguồn vốn vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô
tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định lãi suất
cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, thường xuyên.


14


Tuy nhiên không phải cứ đưa ra lãi suất cao là thu hút được nguồn tiền nhàn
rỗi trong dân cư mà vấn đề là ở chỗ với mức lãi suất ngân hàng đưa ra thì sẽ đem lại
cho người gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu. Điều này có nghĩa mức lãi suất
tiền gửi mà ngân hàng đưa ra phải luôn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do đó ngân
hàng cần phải dự đoán được chính xác tỷ lệ lạm phát để đưa ra được mức lãi suất
hợp lý trong từng thời kỳ. Ngoài ra, khi quyết định đưa ra mức lãi suất nào đó còn
phụ thuộc một số yếu tố khác như thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng
chuyển hóa giữa các kỳ hạn, mức độ rủi ro và lợi nhuận đem lại từ các khoản đầu tư
khác, các quy định của Nhà nước, quy định của Ngân hàng Nhà nước, mức lãi suất
đầu ra mà có thể áp dụng đối với khách hàng vay vốn.
Lãi suất càng cao thì càng thu hút nguồn huy động nhưng cũng đồng nghĩa
với lãi suất cho vay cũng cao tương ứng thì ngân hàng mới kinh doanh có lãi. Như
vậy mức lãi suất cao để hút khách thì cũng phải tính đến chuyện cân đối đối với lãi
suất cho vay và còn các chi phí phi trả lãi cũng như trước sự cạnh tranh gay gắt của
các ngân hàng thương mại với nhau.
Chất lƣợng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Chất lượng sản phẩm mang tính chất vô hình, được đánh giá thông qua rất
nhiều tiêu chí như: tính hợp lý, hiệu quả, và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng
cùng với những lợi ích về phía ngân hàng. Tiện ích là những lợi ích và sự thuận tiện
khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.Chất lượng sản phẩm dịch vụ càng cao,
càng gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thể hiện thông qua sự đa dạng về kỳ hạn, về
loại hình sản phẩm dịch vụ, về đối tượng gửi tiền. Danh mục sản phẩm dịch vụ càng
đa dạng và phong phú, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn nhằm thỏa mãn tốt
nhất nhu cầu của mình.
Thời gian giao dịch
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng vẫn giao dịch chủ yếu trong giờ hành
chánh, điều này đã gây bất tiện đối với các đối tượng khách hàng vốn là người lao



15

động, cán bộ công nhân viên ở các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp khác. Một số
ngân hàng khác đã tăng thời gian giao dịch bằng cách phân công nhân viên làm việc
theo ca và làm việc ngoài giờ hành chính, tạo điều kiện cho các khách hàng đến ngân
hàng giao dịch mà vẫn không ảnh hưởng đến công việc của họ.
Chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng bao gồm các chương trình và giải pháp được ngân
hàng xây dựng và áp dụng nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng sử dụng các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng. Các chương trình này có thể là những chương trình
khuyến mãi, tặng quà, quay số trúng thưởng hoặc cung cấp cho khách hàng những
tiện ích hấp dẫn,…
Nếu ngân hàng áp dụng chính sách tốt và hiệu quả đối với khách hàng, ngân
hàng sẽ thu hút được một lượng khách hàng lớn đến giao dịch, sử dụng các sản phẩm
dịch vụ và gửi tiền tại ngân hàng.
Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Một ngân hàng có
năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được
sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư đối với ngân hàng. Ngược lại, tình hình tài
chính của một ngân hàng có vấn đề sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hoạt động
kinh doanh cũng như gây mất lòng tin đối với nhà đầu tư và khách hàng.
Uy tín của một ngân hàng là một khái niệm mang tính định tính và không cố
định, được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài của ngân hàng cùng
với những thành quả mà ngân hàng nhận được. Uy tín của ngân hàng không phải là
yếu tố vững bền, rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và phát
huy uy tín của mình. Một ngân hàng có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đặt
mối quan hệ bền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng.



×