Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO DUY QUỐC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO DUY QUỐC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số

: 60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VINH

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Đào Duy Quốc, tác giả của luận văn tốt nghiệp cao học đề tài “Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định”, luận văn là do tác giả nghiên cứu và thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vinh,Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Các số liệu khảo sát và kết quả nêu trong luận
văn là trung thực, do chính tác giả thu thập, phân tích và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2017
Tác giả

Đào Duy Quốc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .....................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu ...........................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .....................................................................2
1.6. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................5
2.1.Khái niệm .............................................................................................................5
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình: ..................................................................................5
2.1.2. Khái niệm thu nhập của hộ gia đình: ............................................................7
2.2. Các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu ..........................................7
2.3. Khảo lược các nghiên cứu có liên quan ..........................................................16
2.4. Khung phân tích đề xuất .................................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................24
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................24
3.2. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................24
3.3.Bảng khảo sát.....................................................................................................25
3.3.1. Thiết kế bảng khảo sát ................................................................................25
3.3.2. Điều tra thử .................................................................................................25
3.4. Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................................25


3.5 Quá trình thu thập dữ liệu ...............................................................................26
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................26
3.6.1. Kiểm tra và làm sạch dữ liệu: .....................................................................26
3.6.2. Thống kê mô tả mẫu: ..................................................................................27
3.6.4. Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình:..... 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29
4.1. Giới thiệu huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ...............................................29
4.2. Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................30
4.2.1. Thống kê các thông tin về các đối tượng khảo sát (chủ hộ gia đình): ........31

4.2.2. Thống kê các thông tin về hộ gia đình: .......................................................33
4.3. Đánh giá của các hộ gia đình về chính sách hỗ trợ tăng thu nhập tại huyện
Tuy Phước, tỉnh Bình Định ....................................................................................38
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định .........................................................................41
4.4.1. Kiểm định tương quan giữa các nhân tố: ....................................................41
4.4.2. Kết quả phân tích mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
các hộ gia đình huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: ..............................................43
4.4.2.1. Kết quả chạy mô hình hồi quy .................................................................44
4.4.2.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .................................................46
4.4.2.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................47
4.4.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư:................................................48
4.5. Tổng hợp và bàn luận các kết quả các giả thiết ............................................49
4.6. Kiểm định T – test và ANOVA .......................................................................50
4.6.1. Kiểm định Giới tính ....................................................................................50
4.6.2. Kiểm định trình độ học vấn.........................................................................50
4.6.3. Kiểm định nghề nghiệp chuyên môn chủ hộ ..............................................52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................54
5.1. Kết luận .............................................................................................................54


5.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập người dân ở huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định .........................................................................................................56
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền địa phương:...................................................56
5.2.2. Đối với các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: ..59
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BD:

Bình Định

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CP:

Chính phủ

HGD:

Hộ gia đình

KT – XH:

Kinh tế - xã hội

PACT:

Private Alliance Cooperation
Cơ quan tư nhân Hợp tác liên minh

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences

Phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội định lượng

TN:

Thu nhập

TP:

Thành phố

UBND:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình ...........21
Bảng 4.1: Thống kê các đối tượng khảo sát (người) .................................................31
Bảng 4.2: Tổng hợp các thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát (người) .............33
Bảng 4.3: Thống kê số nhân khẩu các hộ gia đình (người) ......................................34
Bảng 4.4: Thống kê số lao động các hộ gia đình (người) .........................................34
Bảng 4.5: Thống kê các nguồn thu nhập của hộ gia đình (số hộ gia đình) ...............36
Bảng 4.6: Thống kê các hộ gia đình gần các khu trung tâm chợ, văn hóa, giải trí (số hộ
gia đình) .....................................................................................................................37
Bảng4.7: Thống kê số lượng các hộ gia đình biết rõ về chính sách hỗ trợ tăng thu
nhập của địa phương (số hộ gia đình) .......................................................................38
Bảng 4.8: Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về chính sách hỗ trợ tăng thu nhập
của địa phương ..........................................................................................................39
Bảng 4.9: Kết quả Phân tích tương quan các nhân tố ...............................................42
Bảng 4.10: Thống kê mô tả các nhân tố hồi quy.......................................................43

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả hồi quy .......................................................................44
Bảng 4.12: Mức độ tác động các nhân tố ..................................................................45
Bảng 4.13: Độ phù hợp của mô hình ........................................................................46
Bảng 4.14: Phân tích phương sai ..............................................................................47
Bảng 4.15: Kiểm tra đa cộng tuyến...........................................................................48
Bảng 4.16: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy...........................................................49
Bảng 4.17. Kiểm định T-Test với giới tính khác nhau .............................................50
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn ................................51
Bảng 4.19: Thống kê thu nhập trung bình các hộ gia đình theo trình độ học vấn chủ
hộ ...............................................................................................................................51
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn ................................52


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................22
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................24
Hình 4.1. Bản đồ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ................................................30
Hình 4.2: Tỷ lệ giới tính nam, nữ (%) .......................................................................32
Hình 4.3: Tỷ lệ Trình độ học vấn của chủ hộ (%) ....................................................32
Hình 4.4: Tỷ lệ nghề nghiệp chuyên môn chủ hộ (%) ..............................................33
Hình 4.5: Thống kê số lượng lao động các hộ gia đình (số lao động) ......................35
Hình 4.6: Thống kê các nguồn thu nhập của các hộ gia đình (số hộ gia đình) .........35
Hình 4.7: Tỷ lệ các hộ gia đình vay vốn trên địa phương (%) ..................................37
Hình 4.8: Tỷ lệ biết rõ chính sách hỗ trợ tăng thu nhập của địa phương (%) ...........38
Hình 4.9: Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về chính sách hỗ trợ tăng thu nhập
của địa phương ..........................................................................................................40
Hình 4.10: Biểu đồ Histogram tần số của phân tư chuẩn hóa ...................................48


TÓM TẮT

Xem xét vấn đề thu nhập của các hộ gia đình là một trong những vấn đề rất
quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình, từ đó, góp phần phát
triển kinh tế của mỗi Quốc gia. Thu nhập của các hộ gia đình phản ánh điều kiện
sống cũng như tình hình công ăn việc làm của các hộ gia đình có tốt hay không.
Tại tỉnh Bình Định, trong những năm gần đây, vấn đề thu nhập của các hộ gia
đình đang rất được quan tâm. Song song với công tác hỗ trợ gia tăng thu nhập của
các cấp chính quyền định phương thì việc xác định các nhân tố tác động đến thu
nhập của các hộ gia đình là điều rất cần thiết.
Chính vì vậy, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” được tiến hành
nhằm đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình
trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Bên cạnh việc tiến hành thống kê các thông tin cơ bản của các hộ gia đình
nhưu: Nghề nghiệp, số nhân khẩu, số lao động, các nguồn thu nhập, khoảng cách
hộ so với trung tâm huyện, tình hình vay vốn, diện tích đất nông nghiệp. Đề tài còn
tập trung vào việc đánh giá những vấn đề liên quan đến tình hình thu nhập cũng
như các nguồn tạo ra thu nhập và mức độ tác động của các nhân tố (trình độ học
vấn, số lao động, độ tuổi trung bình, các nguồn thu nhập, khoảng cách từ hộ đến
trung tâm huyện) tác động đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định thông qua mô hình hồi quy đa biến. Trên cơ sở đó, tác giả
đánh giá và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình trên
địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Với những đóng góp tích cực và phát hiện mới của đề tài thông qua kết quả
hồi quy cho thấy nhân tố khoảng cách từ hộ đến trung tâm huyện là một vấn đề hết
sức quan trọng cho các cấp chính quyền địa phương cần lưu tâm trong việc phát
triển và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình và hơn hết đó là việc tập trung nâng
cao trình độ cho các hộ gia đình.


1


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Tuy Phước là một huyện nằm về phía Nam của tỉnh Bình Định, có diện tích 217
km2, dân số 186.472 nguời, kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, đời sống
nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 giảm còn 8,65%
(4.383 hộ nghèo), mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 51,8 triệu
đồng/người/năm (tuy nhiên cũng có người thu nhập chỉ ở mức 12 triệu đồng/năm,
tương đương mức 1 triệu đồng/tháng), cùng với thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp
bênh,… Một bộ phận không nhỏ người dân cứ trong vòng lẫn quẫn của nghèo đói.
Như chúng ta thấy, thu nhập bình quân đầu người của địa phương là một trong
những thước đo quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương, nó nói lên mức sống của người dân ở một địa phương. Khi thu nhập thực
tế của người dân tăng lên thi khả năng được tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được
tăng lên, do vậy mức sống được cải thiện
Chính vì vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình của huyện là rất quan trọng. Việc nghiên cứu để tìm ra những nhân tố ảnh
hưởng đếnthu nhập để có biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy thu nhập người dân
tăng cao. Từ các ý tưởng trên học viên chọn chủ đề nghiên cứu của mình là: Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện
Tuy Phước, tỉnh Bình Định
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:Đề tài tập trung vào việc phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định.
Tương ứng với mục tiêu đó có câu hỏi nghiên cứu sau:Các nhân tố nào tác
động đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình
Định?



2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình
Định.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước tỉnh
Bình Định.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung khảo sát tại huyện Tuy Phước, tỉnh
Bình Định.
Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát và thu thập số liệu trong vòng 04 tháng
từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau cho việc thực hiện đề tài Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm hệ thống, tóm tắt các vấn đề về lý
luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài làm cơ sở cho việc phân tích và đề xuất mô
hình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Nhằm mô tả dữ liệu mà tác giả thu thập được
(dữ liệu từ các trang web, phiếu điều tra) liên quan đến vấn đề thu nhập của các hộ
gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
- Phương pháp phân tích định lượng:Đượcsử dụng nhằm phân tích sự tác
động của các yếu tố lên thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Cho đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa tìm thấy công trình nghiên cứu về các
nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình tại địa bàn huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu này có các ý nghĩa sau:



3

- Về mặt khoa học:Việc tổng hợp lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu
có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tương đồng
- Về mặt thực tiễn:Trên cơ sở các nhân tố tác động đến thu nhập của các hộ
gia đình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đề tài đề xuất các kiến nghị nhằm
làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình tại địa phương này, do đó góp phần làm tăng
thu nhập quốc dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
1.6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 5 chương chính, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Gồm những nội dung: Khái niệm thu nhập, các thành phần chính của thu nhập,
lý thuyết về phân phối thu nhập, các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước về
các nhân tố tác động đến thu nhập. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình
nghiên cứu và phát triển các giả thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về bảng khảo sát, tổng thể, kích thước mẫu và chọn mẫu, quá trình
thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu được từ cuộc khảo sát bao gồm các kết
quả thống kê mô tả các biến, mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của chương 4, chương này sẽ trình bày một số đề xuất
các kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình tại huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định.



4

Tóm tắt Chương 1:
Như vậy, trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu,
các vấn đề liên quan như: Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
thời gian nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng như cấu trúc của đề tài.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.Khái niệm
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình:
Hộ gia đình1 hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay
một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người
trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu
nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người
trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi
dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai.
Hộ gia đình được phân loại như sau:


Hộ một người (01 nhân khẩu): Là hộ chỉ có một người đang thực tế thường trú

tại địa bàn.


Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình chỉ


có 01 thế hệ) và được phân tổ thành: Gia đình có một cặp vợ chồng có con đẻ hoặc
không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ.


Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ

gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: một người cha đẻ cùng với con đẻ và những
người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với người thân khác;


Hộ hỗn hợp: Là trường hợp đặc biệt của loại hộ mở rộng.
Chủ hộ: Là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu,

quyết định những công việc của hộ.
Người lao động của hộ gia đình: Điều 6 Bộ Luật Lao động quy định người lao
động là người ít nhất đủ 15 tuối, có khả năng lao động.
Từ tình trạng việc làm của các thành viên trong hộ, tác giả phân chia hộ thành
hộ không có hoạt động kinh tế và hộ có hoạt động kinh tế.
-

Hộ không làm việc: là hộ không có thành viên trong gia đình làm công ăn

lương và không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
1

Hộ làm công: là hộ có thành viên trong gia đình làm công ăn lương nhưng

Theo Wikipedia, khái niệm về hộ gia đình



6

không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
-

Hộ thuần nông: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong

hộ thuộc khu vực nông nghiệp.
-

Hộ sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành

viên trong hộ thuộc khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.
-

Hộ nông nghiệp - làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành

viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa là làm công ăn lương.
-

Hộ nông nghiệp - sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của

các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công
nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, hoặc thuộc cả ba khu vực.
-

Hộ sản xuất kinh doanh - làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của

các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa là làm công ăn

lương.
-

Hộ nông nghiệp - sản xuất kinh doanh - làm công, gọi chung là hộ hỗn hợp:

là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực
nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, vừa có làm công ăn lương.
-

Khu vực nông nghiệp: Bao gồm các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
-

Khu vực công nghiệp: Bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp

và xây dựng.
-

Khu vực dịch vụ: Bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực thương nghiệp,

khách sạn - nhà hàng, vận tải và các dịch vụ khác như hoạt động tài chính, tín dụng,
hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và
dịch vụ tư vấn, hoạt động quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, giáo dục và đào
tạo, y tế, thú y và hoạt động cứu trợ, hoạt động văn hoá và thể thao, hoạt động đảng,
đoàn thể, hiệp hội.


7


2.1.2. Khái niệm thu nhập của hộ gia đình:
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các
thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm),
bao gồm:


Thu từ tiền công, tiền lương



Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế

sản xuất)


Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí

sản xuất và thuế sản xuất)


Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản,

vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyến nhượng vốn nhận được).
2.2. Các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù
kinh tế chungnhất của xã hội loài người. Với tư cách như vậy, phân phối theo
nghĩa chung nhất có thể được hiểu là hoạt động chia các yếu tố sản xuất, các
nguồn lực đầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất,
các sản phẩm đầu ra trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong đó, phân phối các
yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn

nhau.
Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân
phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập. Thực tiễn cho
thấy phân phối thunhập đóng vai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như
trong mọi hình thái kinh tế vì phân phối thu nhập hỗ trợ cho tiêu dùng và quá
trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tạicủa loài người.
Mặc dù cụm từ “phân phối” (distribution) lần đầu tiên được đưa vào sử
dụng trong lý thuyết kinh tế bởi Francois Quesnay và một số nhà kinh tế trọng
nông Pháp từ những năm 1750 nhưng những vấn đề lý luận về phân phối thu
nhập chỉ thực sự xuất hiện sau công trình Wealth of Nations (1776) của Adam


8

Smith và được hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với David
Ricardo (1817).
Lý thuyết về thu nhập của David Ricardo: Kế thừa quan điểm của Smith về
những thu nhập ban đầu của ba giai cấp và dựa vào lý luận giá trị - lao động, David
Ricardo đã làm cho lý luận này chiếm vị trí quan trọng trong học thuyết của mình.
Ông đã trình bày về các vấn đề tiền công, lợi nhuận và địa tô như sau:


Về tiền công:Coi lao động là hàng hóa, ủng hộ "quy luật sắt về tiền công",

ủng hộ quan điểm "nhà nước không can thiệp vào thị trường lao động", vạch ra các
yếu tố ảnh hưởng đến giá cả lao động.


Về lợi nhuận: Gián tiếp thừa nhận lợi nhuận là kết quả của lao động làm


thuê, có quan hệ tỷ lệ nghịch với tiền công. Thấy được quy luật tỷ suất lợi nhuận có
xu hướng giảm xuống, nhưng lại cho rằng quy luật này có quan hệ với quy luật độ
phì của đất giảm dần.


Về địa tô: dựa trên lý luận giá trị - lao động để giải thích, đó là cống hiến của

ông.
Theo ông David Ricardo "Giá trị nông sản phẩm là do mức hao phí lao động
trên đất đai xấu nhất quyết định và đất đai xấu nhất không thu được địa tô". Địa tô
là việc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên và điạ tô bao giờ cũng được
trả về việc sử dụng ruộng đất tốt hơn.
Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã không ngừng phát triển với
sự đóng góp, bổ sung, hoàn thiện của các học giả, các nhà kinh tế trên thế giới.
Nhìn chung, lý thuyết phân phối thu nhập bao gồm: Giải thích bản chất của
phân phối thu nhập, các yếu tố tác động đến quá trình phân phối thu nhập, phân
tích các vấn đề nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập như bất bình đẳng
kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp của Nhà nước,...
Cũng theo ông David Ricardo, về bản chất, phân phối thu nhập được đặc
trưng bởi ba yếu tố cơ bản: đốitượng phân phối, chủ thể phân phối và người
tiếp nhận thu nhập.
-

Đối tượng của phân phối ở đây là phần sản phẩm xã hội mới được tạo ra


9

trong một thời gian nhất định, và khi chúng được chuyển đến người tiếp nhận
thì hình thành nên thu nhập chongười tiếp nhận. Thu nhập (income) có thể

được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Trong các lý thuyết phân phối
thu nhập, thu nhập có thể được xem xét theo cách tiếp cận vi mô hoặc vĩ mô:
Đối với cách tiếp cận vi mô, thu nhập mang tính cá nhân, có thể được biểu
hiện bởi 4 hình thái: tiền lương (thu nhập lao động), địa tô (thu nhập của đất
đai), lợi tức (thu nhập của vốn, lợi nhuận (thu nhập của tư bản). Trong khi đó,
cách tiếp cận vĩ mô coi thu nhập là tổng thu nhập quốc dân với hai thành phần
cơ bàn: tiêu dùng và tiết kiệm.
-

Chủ thể phân phối thu nhập là một khái niệm không thống nhất trong

các lý thuyết phân phối thu nhập. Trong các thời kỳ trước nền kinh tế hàng
hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể phân phối thu nhập thường là người có quyền
lực cao nhất trong xã hội như tù trưởng trong chế độ nguyên thủy, chủ nô
trong chế độ chiếm hữu nô lệ, vua hay các lãnh chúa trong chế độ phong kiến.
Những người này dựa trên quyền chiếm hữu tập trung các tư liệu sản xuất
quyết định phân phối thu nhập. Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, các lý thuyết
phân phối thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển như Adam
Smith, David Ricardo hay của trườngphái tân cổ điển sau này coi người nắm
giữ các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn) là chủ thể phân phối và cũng
là đối tượng tiếp nhận phân phối. Lý thuyết phân phối thu nhập thuộc trường
phái mácxít cho rằng trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chủ thể
phânphối chính là các nhà tư bản, những người chiếm hữu các tư liệu sản
xuất. Từ đó, trường phái này đề xuất lý thuyết phân phối thu nhập của xã hội
chủ nghĩa với chủ thể phân phối là quầnchúng lao động khi mà toàn bộ tư liệu
sản xuất được công hữu. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện
của trường phái kinh tế phúc lợi cũng như những nghiên cứu chỉ ra những
thất bại thị trường ở các nước phát triển, đã dẫn đến sự can thiệp của Nhà
nước trong phân phối thu nhập, đặc biệt trong các phân phối lại thông qua các
chính sách thuế và trợ cấp.



10

- Người tiếp nhận thu nhập là những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thông
qua quá trình phân phối mà nhận được thu nhập. Theo cách tiếp cận vi mô,
người tiếp nhận phải trả giá để đánh đổi được thu nhập, ví dụ như lao động bỏ
sức lao động ra làm việc để nhận được tiền lương, chủ tư bản bỏ vốn kinh
doanh nhận được lợi nhuận… Tuy nhiên, trong trường hợp nhà nước phúc lợi,
một nhóm người có thể nhận được thu nhập do nhà nước cấp cho dưới dạng trợ
cấp, bảo hiểm y tế …
Ba yếu tố cơ bản trên kết hợp tạo ra quá trình phân phối thu nhập trong đời
sống kinh tế- xã hội. Nguyên tắc cơ bản cho sự kết hợp này là thực hiện quyền
sở hữu của chủ thể tạo ra giá trị hay thu nhập. Đây cũng là nguyên tắc xuyên
suốt trong lý thuyết phân phối thu nhập của hầu hết các trường phái kinh tế, dù
là cổ điển, tân cổ điển hay mácxít…
Theo A.Smith (1817) trong tác phẩm Wealth of Nationsđã tranh luận rằng
giá trị của bất cứ thứ hàng hóa nào cũng bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa
tô. Theo A.Smith, trước khi có chủ nghĩa tư bản, người lao động tạo ra sản
phẩm bằng những tư liệu sản xuất và ruộng đất của chính họ nên người lao động
được toàn quyền sở hữu giá trị sản phẩm được tạo ra đó, nhưng trong điều kiện
chủ nghĩa tư bản, khi người lao động không có ruộng đất và phải đi làm thuê để
tạo ra của cải thì họ chỉ được hưởng một bộ phận giá trị sản phẩm được tạo ra
đó là tiền lương.Bên cạnh đó, lợi nhuận và địa tô là những khoản khấu trừ tiếp
theo vào trong giá trị sản phẩm được tạo ra và nó thuộc về nhà tư bản kinh
doanh và các địa chủ (địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên còn lợi nhuận là khoản
khấu trừ thứ hai – khoản còn lại trong giá trị sản phẩm); ngoài ra, lợi tức là một
phần của lợi nhuận và nó thuộc về chủ sở hữu vốn. Cũng dựa trên những tư
tưởng này, trường phái cổ điển về sau đã tiến tới xác định thu nhập theo các yếu
tố sản xuất. Còn trường phái mác xít, mặc dù cũng thừa nhận nguyên tắc sở hữu

và lập luận cũng dựa trên lý luận giá trị lao độngnhư các nhà cổ điển, nhưng do
quan niệm tư bản, bản chất là lao động mà thành nên đã coi toàn bộ giá trị thuộc
về lao động.


11

Theo Karl Marx và Frederich Engels trong tácphẩm Tư bản (1867), đã
chứng minh dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, người lao động thông thường đã
không được trả công xứng đáng , họ bị bóc lột bởi các nhà tư bản.
Hoạt động phân phối thu nhập trong thực tiễn bên cạnh nguyên tắc thực
hiện quyền sở hữu trong phân phối thu nhập, đòi hỏi phải xác định được cách
thức phân phối thu nhập. Điều này có nghĩa là nếu theo cách tiếp cận cá nhân,
thu nhập của mỗi yếu tố sản xuất sẽ được xác định như thế nào, hoặc theo cách
tiếp cận vĩ mô, tiêu dùng và tiết kiệm chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng thu
nhập. Trường phái cổ điển không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này,
mặc dù D.Ricardo là người đầu tiên đưa ra “tiền công tối thiểu,” một khái niệm
quan trọng trong các lý thuyết phân phối thu nhập2.Trong khi đó, lý thuyết
phân phối thu nhập của K.Marxđã phân tích sâu sắc hơn về các lý luận tiền
lương, lợi nhuận và địa tô. Về tiền lương, Marx - Engels lập luận tiền lương
của người lao động dưới chế độ chủ nghĩa tư bản chính là giá trị hay giá cả sức
lao động, và cần phải ngang bằng với giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống
người lao động và gia đình của anh ta, tuy nhiên, thông qua việc xây dựng
“tiền lương tính theo thời gian” và “tiền lương tính theo sản phẩm,” giới tư bản
đã trả công không xứngđáng cho người lao động. Về lợi nhuận và lợi tức, đóng
góp của Marx và Engels là chỉ ra lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận của
từng ngành khác nhau còn lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợitức; và đến lượt tỷ
suất lợi nhuận, tỷ suất lợi tức thì đều vận động theo quy luật tỷ suất lợi nhuận
bình quân. Về lý luận địa tô, Marx đã chỉ ra rằng người sở hữu ruộng đất ngoài
lợi nhuận bình quân trong nông nghiệp đã thu được địatô, lợi nhuận siêu ngạch

hay phần giá trị thặng dư do ruộng đất đem lại. Marx phân biệt rõ “địa tô
chênh lệch I” là địa tô thu được trên những ruộng đất có độ màu mỡ, tự nhiên
thuận lợi, hoặc gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông; “địa tô chênh lệch II”
2

Theo D.Ricardo, tiền lương sẽ luôn hướng đến mức đảm bảo sự tồn tại của gia đình người lao

động trung bình trong xã hội.


12

là do đầu tư thâm canh; còn “địa tô tuyệt đối” là loại địa tô thu được khi kinh
doanh trên ruộng xấu, nó được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong
nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Như vậy, nhìn chung, lý thuyết phân
phối thu nhập của Marx – Engels đã xác định được phân phối thu nhập cá
nhân. Đây cũng là nền tảng cho lý thuyết phân phối thu nhập xã hội chủ nghĩa
sau này. Bên cạnh lý thuyết mácxít, lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà
tân cổ điển cũng đã đưa ra được hướng giải quyết đối với cách thức xác định
phân phối thu nhập cá nhân. Tiêu biểu nhất là những đóng góp về lý thuyết
năng suất cận biên của John Bates Clark, nhà kinh tế của nước Mỹ.
Theo J.B.Clark (1899) đã đưa ra khái niệm “hàm số sản xuất” để biểu
diễn mối quan hệ mang tính kỹ thuật giữa khối lượng tối đa của đầu ra có thể
tạo ra được bằng các đầu vào cụ thể - các nhân tố sản xuất, ở đây bao gồm lao
động và vốn (đất đai cũng được coi là vốn). Trong mỗi nền kinh tế, ứng với
một trình độ công nghệ nhất định, mỗi doanh nghiệp sẽ có hàm số sản xuất và
qua đó xác định được chi phí sản xuất và doanh thu của họ. Việc xác định lợi
nhuận của các doanh nghiệp phụ thuộc hành vi tối thiểu hóa chi phí trên thị
trường các yếu tố sản xuất (nơi mà các doanh nghiệp mua các nhân tố sản xuất
đầu vào như lao động, vốn…) hoặc tối đa hóadoanh thu trên thị trường hàng

hóa (nơi mà các doanh nghiệp có được doanh thu nhờ việc bán các sản phẩm
của mình). Thị trường các yếu tố sản xuất sẽ xác định giá cả và số lượng các
yếu tố đầu vào, từ đó thu nhập của từng yếu tố sản xuất sẽ được xác định.
J.B.Clark cho rằng, trong một nền kinh tế cạnh tranh, thu nhập của mỗi yếu tố
đầu vào được xác định bằng phần lợi ích (giá trị) tăng thêm mà đơn vị cuối
cùng của yếu tố sản xuất đó tạo ra “năng suất cận biên”.
John Maynard Keynes (1936), trong tác phẩm Lý thuyết chung về tiền tệ,
lãi suất và việc làm, đã đưa ra những luận điểm hình thành nên nền tảng của
các lý thuyết phân phối thu nhập của các Keynesiansaunày.Trướctiên, so với
các lý thuyết phân phối thu nhập truyền thống quan tâm đến mức lương sinh
tồn, địa tô và lợi nhuận để xác định sự phân phối thu nhập, trong cấu phần của


13

thu nhập, Keynes đã đưa vào một khoản nhằm tích lũy tạo điều kiện phát triển
sản xuất bên cạnh tiêu dùng. Mặt khác, dựa trên lý thuyết cầu hiệu
dụng,Keyneslập luận thu nhập quốc dân được xác định bằng tổng chi tiêu,
gồm: chi tiêu tiêu dùng, chi tiêu đầu tư và chi tiêu chính phủ, trong đó, chi tiêu
tiêu dùng là thành phần chủ yếu, lớn nhất và tiêu dùng có thể được xác định
thông qua hàm số của thu nhập, thiên hướng tiêu dùng biên… Ngoài ra,
Keynes còn lập luận nền kinh tế sẽ đạt trạng thái cân bằng khi tiết kiệm bằng
đầu tư theo kếhoạch.
Một vấn đề nảy sinh từ kết quả của quá trình phân phối thu nhập là sự
chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo ở mức độ như thế
nào thì được coi là “bất bình đẳng?” Để hỗ trợ đo lường phân phối thunhập
nhằm xác định mức độ bất bình đẳng, các nhà kinh tế đã xây dựng và phát triển
một số thang đo như đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số Hoover, chỉ số Theil
(Atkinson), phương sai và hệ số biến thiên trong phân phối thu nhập…
Nhà thống kê học người Ý, Corrado Gini (1912) đã đề xuất hệ số Gini, hệ số

Gini được xác định một cách đơn giản bởi tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa
đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới
đường bình đẳng tuyệt đối. Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1,
giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn.Những quốc gia có hệ số Gini
từ 0,5 trở lên được coi là có mức độ bất bình đẳng cao còn trong khoảng 0,2 đến
0,35 thì phân phối tương đối công bằng. Việc sử dụng hệ số Gini để phán xét
một phân phối thu nhập có công bằng hay không phải hết sức thận trọng vì
thước đo này có những giới hạn nhất định. Trước tiên, trong thực tiễn nghiên
cứu, do dữ liệu về thunhập của người dân có thể được phản ánh dưới dạng thu
nhập danh nghĩa hoặc chi tiêu nền các nhà kinh tế phân biệt 2 loại hệ số Gini: Hệ
số Gini tính theo thu nhập và hệ số Gini tính theo chi tiêu. Ngoài ra, các hệ số
Gini thường không phản ánh mức chênh lệch tài sản thực giữa những nhóm người
trong quốc gia vì nó cơ bản được xác định dựa trên thu nhập ròng. Hơn nữa, các
quốc gia có cùng hệ số Gini có thể khác nhau về hình dạng của đường cong


14

Lorenz, do đó khác nhau về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Mặt
khác, hệ số Gini suy cho cùng cũng chỉ phản ánh phần có thể định lượng được
còn những khía cạnh khác trong phân phối thu nhập liên quan đến các vấn đề
công bằng xã hội, đói nghèo cần phải có những phân tích định tính hơn.
Bên cạnh việc lượng hóa mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập,
các lý thuyết phân phối thu nhập cũng đã luận giải nguồn gốc của bất bình
đẳng và sự nghèo đói trong xã hội hiện đại cũng như thảo luận các giải pháp
cho vấn đề này. Các lý thuyết phân phối thu nhập ban đầu của trường phái cổ
điển hoặc tân cổ điển đều cố gắng giải thích sự chênh lệch giàu nghèo là do
quy luật tất yếu của thị trường cạnh tranh. Trong khi đó, trường phái
mácxítnhận định đó là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của giới tư bản
khiến người lao động ngày càng bị bần cùng hóa.Do đó, lý thuyết mácxít đề

xuất chế độ công hữu như là một biện pháp hướng tới một xã hội công bằng
hơn. Thuyết kinh tế phúc lợi mới được hình thành từ những năm 1930 về cơ
bản công nhận thất bại thị trường là nguyên nhân của bất bình đẳng và đói
nghèo, do vậy, họ đề xuất sự can thiệp của nhà nước trong việc sửa chữa thất
bại thị trường liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập thông qua các chính
sách phân phối lại như thuế, trợ cấp…Những luận điểm này đóng vai trò nền
tảng trong việc xây dựng mô hình nhà nước phúc lợi sau này. Một số quan
điểmkhác tiêu biểu như Simon Kutnetz, Nicholas Kaldor đi tìm nguồn gốc sự
phân hóa giàu nghèo từ quá trình tăng trưởng nhanh.
Theo Kutnetz (1955), ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế,
sự phân hóa giàu nghèo diễn ra rất lớn, tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt
đến một mức độ nhất định thì khoảng cách giàu nghèo có xu hướng thu hẹp.
Mối quan hệ như vậy được Kutnetz biểu diễn bởi chữ “U ngược” và được coi
là quy luật phổ biến trong thời gian dài3.
3

Trong công trình The Interaction between Income Distribution and Economic Growth, Liu Lin và

Qin Wanshun (2006) dựa trên dữ liệu về phân phối thu nhập của Trung Quốc 20 năm đã tái khẳng
định tăng trưởng kinh tế khiến khoảng cách giàu nghèo rộng ra ở Trung Quốc.


15

Bourginon (2004) cho thấyhiện nay đã xuất hiện những nghiên cứu trong
lý thuyết phân phối thu nhập chứng minh khó có thể khái quát tăng trưởng kinh
tế tác động đến phân phối thu nhập. Điều này có nghĩa là tăng trưởng có thể
dẫn đến tình trạng bình đẳng hơn hoặc bất bình đẳng hơn hay giữ nguyên mức
độ bất bình đẳng tùy theo đặc thù mỗi quốc giá. Cóthểlựa chọn những chiến
lược tăng trưởng kinh tế loại bỏ bất bình đẳng thu nhập. Ngoài ra, các lý thuyết

phân phối thu nhập hiện nay cũng thừa nhận tác động ngược trở lại của phân
phối thu nhập đối với sự tăng trưởng kinh tế.
O.GalorvàJ.Zeira (1992), trong công trình Income Distribution and Macro
Economics, đã phân tích vai trò của phân phối của cải đối với hoạt động kinh
tế vĩ mô thông qua đầu tư vào vốn nhân lực. Theo Galor và Zeira, trong điều
kiệnthị trường tín dụng không hoàn hảo, phân phối của cải có tác động quan
trọng đối với hoạt động kinh tế vĩ mô, đặc biệt khi không đưa được hết các
nguồn đầu tư vào vốn nhân lực thì những tác động này còn duy trì ngay cả
trong dài hạn. Tăng trưởng bị ảnh hưởng tích cực bởi sự phân phối của cải lần
đầu, cụ thể hơn là phần trăm dân số được thừa kế một lượng tài sản đủ lớn để
thúc đẩy họ đầu tư vào vốn nhân lực. Do vậy, theo hai nhà kinh tế cần phải có
được một tầng lớp dân trung lưu rộng lớn để đạt được tăng trưởng kinh tế trong
dài hạn và từ đó tạo điều kiện duy trì sự bình đẳng trong tương lai.
Như vậy, có thể thấy rằng thu nhập hay phân phối thu nhập là một trong
những vấn đề rất quan trọng trong nền kinh tế, theo David Ricardo phân phối
thu nhập bao gồm các vấn đề chính như: Đối tượng phân phối, chủ thể phân
phối và người tiếp nhận thu nhập. Trong quá trình phát triển kinh tế sẽ dẫn đến
tình trạng bất bình đẳng, do sự chênh lệch về thu nhập giữa các đối tượng khác
nhau trong xã hội, chính vì vậy, thông qua hệ số Gini sẽ xác định được sự bất
bình đẳng từ sự chênh lệch này. Hơn hết sự đa dạng, thậm chí mâu thuẫn trong
nhận thức, lý giải về các vấn đề phân phối thu nhập của nhiều nhà kinh tế thuộc
các trường phái khác nhau. Điều này một mặt phản ánh phân phối thu nhập là
một vấn đề phức tạp, liên đới cả kinh tế - chính trị và xã hội, mặt khác, nó còn


×