Tải bản đầy đủ (.pptx) (7 trang)

MALAYSIA THUYẾT TRÌNH ĐỊA LÝ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.09 KB, 7 trang )


Địa lý

Địa lý - Thuộc khu vực Đông Nam châu Á.
Phía tây của Ma-lay-si-a là các vùng núi Treng-ga-nu, Ca-me-rôn và các dãy núi từ bắc xuống nam tiếp giáp với các vùng đất thấp ven
biển, dân cư đông đúc. Rừng mưa nhiệt đới nằm ở vùng đồi núi Sa-ba và Sa-ra-oác thuộc miền đông Ma-lay-si-a và phía bắc của
đảng Bô-nê-ô (Ki-li-man-tan). Đỉnh núi caonhats của Ma-lay-si-a là Ki-na-ba-lu ở Sa-ba, cao 4.101m.
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều. Ở miền tây có lượng mưa tới 2.500mm. Lượng mưa thay đổi theo mùa hơn là thay đổi theo
nhiệt độ. Gió mùa đông bắc từ tháng Mười đến tháng hai và gió mùa tây nam từ tháng Năm đến tháng Chín đem theo nhiều mưa
đến Ma-lay-si-a.



Kinh tế


.
Sản xuất cao su, dầu lửa và thiếc là những ngành kinh tế truyền thống của Ma-lay-si-a, nhưng vào những năm 1980, cả ba mặt hàng này đều bị sụt giá trên thị trường thế giới.
Dầu cọ, hồ tiêu, ca cao và gỗ cũng là những mặt hàng quan trọng. Một phần lớn lao động trồng lúa. Hiện nay, sản xuất hàng xuất khẩu rất phát triển. Các ngành công nghiệp chủ
yếu là cao su, thiếc, gỗ, ngành dệt, cơ khí và xi măng; sản xuất điện năng đạt 57,435 tỷ kWh, tiêu thụ 63,423 tỷ kWh. Chính phủ đặc biệt khuyến khích người Ma-lay-si-a đóng vai
trò tích cực hơn trong công nghiệp khi nền công nghiệp, nhất là tài chính và thương mại, chủ yếu còn nắm trong tay người Ma-lay-si-a gốc Hoa. Công nghiệp du lịch đang được
tích cực phát triển


Từ năm 1987, Ma-lay-si-a tăng trưởng kinh tế rất nhanh. Kể từ tháng Bảy
năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tìa chính - tiền tệ châu á, nền
kinht ế Ma-lay-si-a rơi vào khủng hoảng trầm trọng, năm 1998 tăng trưởng
-6%. Nhờ có những biện pháp hữu hiệu, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, sáu
tháng đầu năm 1999 tăng trưởng 1,5%; dự trữ ngoại tệ 31,2 tỷ USD. Xuất
khẩu đạt 83,5 tỷ USD, nhập khẩu 61,5 tỷ USD; nợ nước ngoài: 43,6 tỷ USD.



Văn hóa xã hội
Số người biết đọc, biết viết đạt 85,5%; nam: 89,1%, nữ: 78,1%. Giáo dục bắt buộc, miễn phí 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm trung học, sau đó học sinh học
tiếp 2 năm trung học bậc cao hoặc trường học nghề.
Tiếng Ma-lai được giảng dạy trong nhà trường, ngoại ngữ tiếng Anh bắt buộc. Học sinh người Hoa, Ấn Độ có trường riêng dạy bằng tiếng của họ, nhưng bắt
buộc phải biết tiếng Ma-lai. Học sinh tốt nghiệp trung học có trung học 2 năm dự bị đại học; có 7 trường đại học và 30 viện nghiên cứu. Thanh niên ra nước
ngoài học đại học khá nhiều và phần lớn được Chính phủ tài trợ.
Chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng được ngân sách từng bang hoặc liên bang cấp cho từng bang. Chính phủ tổ chức tiêm chủng miễn phí. Tuy vậy, dịch vụ y
tế ở nông thôn chưa tốt.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: có nhiều ở Cu-a-la Lăm-pơ, bang Ba-tu, các khu lâu dài cổ ở Pê-nang, Ma-lai-ca, đảo Lang-ca-vi,
đền Ca-ma-rôn…



×