Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.24 MB, 17 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC
SINH HỌC
Người thực hiện: TRỊNH THẾ QUYỀN
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức
thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự
giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Người học là chủ thể hoạt động
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa
kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học, mà chỉ học thuộc
lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức
trọng tâm, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Với đặc trưng riêng của môn Sinh học: môn học nghiên cứu đối tượng sống bao
gồm: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh lí, hóa sinh, các mối quan
hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường, sự vận động của thế giới sống
qua không gian và thời gian, thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang
lại hiệu quả cao.
Trong giảng dạy GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có
chung cách trình bày giống như cách của GV, chứ không phải do HS tự xây dựng
theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu
sắc và đường nét.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu
và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình.
Vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy - học sẽ dần hình thành cho
HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một
cách hệ thống, khoa học, tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, giúp
học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ
não, …
Việc ứng dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như


vấn đáp gợi mở, thuyết trình, họat động nhóm… có tính khả thi cao góp phần đổi
mới PPDH.
1
Mặt khác đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với khoa học
công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại thường khó
thực hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Với BĐTD, nhiều
trường học ở các tỉnh vùng sâu, vùng cao vẫn có thể áp dụng.
Với những lý do trên dã đưa tôi đến chọn đề tài “ Ứng dụng Bản Đổ Tư Duy
trong dạy và học Sinh học ”.
B. NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA BĐTD TRONG DẠY - HỌC
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy,… là hình thức
ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD là
một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù
hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não.
Ưu điểm của cách ghi chép bằng bản đồ tư duy:
*Lôgíc, mạch lạc.
*Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.
*Nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết.
*Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
*Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
*Giúp hệ thống hóa kiến thức.
II. CÁCH SỬ DỤNG BĐTD TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC CẤP
THCS:
Bước 1: Bắt đầu từ một chủ đề chúng ta sẽ ghi lại một từ hoặc một hình ảnh
tượng trưng cho ý tưởng đầu tiên.
Bước 2: Viết ra hoặc vẽ lại những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bắt đầu
nghĩ về vấn đề liên quan quanh chủ đề.
Bước 3: Khi các ý tưởng nảy sinh, hãy viết ra một hoặc hai từ mô tả ý tưởng đó
trên các nhánh lớn, nhánh nhỏ…

Bước 4: Diễn dịch các ý tưởng dưới dạng các từ ngữ, hình ảnh, số hoặc biểu
tượng.
Bước 5: Sử dụng bút màu để phân biệt các ý tưởng.
Bước 6: Thêm các liên kết, các mối liên hệ và có thể kết nối ý phụ với ý chính.
II. CÁCH SỬ DỤNG BĐTD TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC CẤP
THCS:

2
1. Một số chú ý khi vẽ bản đồ tư duy:
- Màu chữ cùng màu nhánh để dễ phân biệt.
- Nên dùng các đường cong.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
- Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp,
chữ viết rõ (trên phần mềm). Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên vẽ phác bằng bút chì
trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được.
2. Những điều cần tránh khi ghi chép:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài.
- Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.
- Chỉ nên vẽ hình ảnh có liên quan đến chủ đề.
- Chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết.
3. Lợi ích của phương pháp Mind Mapping
Học tập : Người học giảm được khối lượng công việc, cảm thấy thoải mái khi
học, ôn bài và làm kiểm tra. Ngoài ra, tạo sự tự tin vào khả năng học của người
học.
Tổng kết : Có được cái nhìn toàn bộ, bao quát, hiểu được các mối liên hệ.
Tập trung : Tập trung vào công việc để có kết quả tốt hơn.
Dễ nhớ : ‘Thấy’ được thông tin trong đầu.
III. VẬN DUNG BĐTD VÀO THỰC TẾ GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC
CẤP THCS:
1. Lập bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ:

- Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu
của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ tư duy thường được giáo viên sử dụng
3
ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận
xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
Ví dụ 1: Trước khi học bài “Sự lớn lên và phân chia của tế bào” – Sinh
học 6.
Ví dụ 2: Trước khi học bài “Bạch cầu – Miễn dịch” – Sinh học 8
2. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy kiến thức mới:
Giáo viên có thể tổ chức:
- Hoạt động nhóm (GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD
từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học).
4
- Cho HS lên trình bày, thuyết minh thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn
(vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh
sửa, hoàn thiện.
GV có thể giới thiệu BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm
HS có chung 1 kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp
ý thêm về đường nét vẽ và hình thức (nếu cần).
* Dạy một nội dung kiến thức của bài
Ví dụ: Khi dạy bài “ Hoạt động hô hấp ” – Sinh học 8, dựa vào hình 21.2 có thể
cho học sinh hoạt động nhóm lập BĐTD (sơ đồ minh họa)
Ví dụ: Khi dạy bài “ Máu và môi trường trong cơ thể ” – Sinh học 8, dựa vào
thông tin ở sách giáo khoa có thể cho học sinh hoạt động nhóm lập BĐTD hoặc
giáo viên đặt câu hỏi gợi mở rồi từ từ hình thành một BĐTD (sơ đồ minh họa)
Dạy một nội dung kiến thức của bài.
Ví dụ: Khi dạy bài “Môi trường và các nhân tố sinh thái ” – Sinh học 9, dựa vào
thông tin SGK, GV có thể cho học sinh hoạt động nhóm lập BĐTD về các nhân tố
sinh thái (sơ đồ minh họa)
5

* Dạy nội dung kiến thức mới cả bài
Ví dụ: Khi dạy bài:
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật – Sinh học 9
Đột biến gen - Sinh học 9
Bệnh và tật di truyền - Sinh học 9
Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Sinh học 8
Tiêu hóa ở khoang miệng - Sinh học 8
Châu chấu- Sinh học 7
Rêu- cây Rêu- Sinh học 6
Sự phát tán quả và hạt- Sinh học 6
6
7
8
9
3. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy tiết thực hành:
Ví dụ: Khi dạy bài “ Tôm sông ” – Sinh học 7 (chuyển thành thực hành quan sát
cấu tạo ngoài và hoạt động sống).
4. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy củng cố kiến thức:
Có thể sử dụng BĐTD củng cố một nội dung của bài học hoặc củng cố cả bài.
Ví dụ: Khi dạy xong phần I bài “ Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm” – Sinh
học 6,
10
5. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy tiết tổng kết ôn tập kiến thức:
Ví dụ: Khi dạy xong chương Rễ – Sinh học 6
Ngành ĐV không xương sống- Sinh học 7
Chương ADN vaø gen- Sinh học 9
Các loại đột biến- Sinh học 9
11
Lớp 9C. Tiết TKB: ……Ngày giảng: … tháng 09 năm 2013. Sĩ số: 21. Vắng:
Chương III – ADN và gen

Bài 15: ADN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và
hình dạng của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to hình 15 SGK.
- Mô hình phân tử ADN.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên thu bài thực hành.
2. Bài mới:
* Mở bài
- ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với
bản chất hóa học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ
phân tử.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
I - Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
- GV: Diễn giải thành phần
hóa học của ADN, đặc biệt
là cấu trúc theo nguyên tắc
đa phân với 4 loại đơn phân
khác nhau, chính đây là yếu
tố tính đa dạng đặc thù của
ADN.
- GV: Yêu cầu hs quan sát
hình 15 SGK để giải đáp
câu hỏi: Vì sao AND có

tính đặc thù và đa dạng ?
- HS: Lắng nghe.
- HS: Quan sát hình 15
SGK và giải đáp lệnh 
SGK. Lớp nhận xét bổ
sung.
- ADN là một loại axit
nuclêic được cấu tạo từ các
nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN là đại phân tử cấu
tạo theo nguyên tắc đa
phân mà đơn phân là các
nuclêôtit (gồm 4 loại:
adênin (A), timin (T),
xitôzin (X), guanin (G).
12
- GV nhấn mạnh về tính
đặc thù của AND.
- GV: Bổ sung và cho hs
ghi.
- GV: Yêu cầu hs quan sát
hình 15 SGK để giải đáp
câu hỏi: Vì sao AND có
tính đặc thù và đa dạng ?
- GV nhấn mạnh về tính
đặc thù của ADN.
- GV: Bổ sung và cho hs
ghi.
- HS chú ý
- Tự rút ra kết luận

- HS: Quan sát hình 15
SGK và giải đáp lệnh 
SGK. Lớp nhận xét bổ
sung.
- HS chú ý
- Tự rút ra kết luận
-
ADN có tính đặc thù do số
lượng, thành phần và đặc
biệt là trình tự sắp xếp các
nuclêôtit.
- Tính đa dạng và đặc thù
của ADN là cơ sở phân tử
cho tính đa dạng và đặc
thù của sinh vật.
13
HOẠT ĐỘNG 2:
II - Cấu trúc không gian và phân tử ADN
- GV: Dựa vào mô hình
phân tử ADN, GV thông
báo về mô hình phân tử
ADN và yêu cầu hs thực
hiện lệnh trong SGK .
+ Các loại nuclêtit nào giữa
hai mạch liên kết với nhau
theo từng cặp ?
+ Giả sử trình tự các đơn
phân trên một đoạn mạch
ADN :
-A-T-G-G-X-T-A-G-T-X-

trình tự các đơn phân trên
đoạn mạch tương ứng sẽ
như thế nào ?
- GV: Nhận xét và cho hs
ghi.
- HS: Thảo luận và đưa ra
kết quả.
- HS: Nêu được các cặp
liên kết: A-T, G-X.
- HS: Vận dụng nguyên tắc
bổ sung sau đó ghép trình
tự các nuclêôtit trên mạch
còn lại.
- HS theo dõi
- Lên bảng hoàn thành
- HS tự rút ra kết luận.
- ADN là chuỗi xoắn kép
gồm 2 mạch đơn xoắn đều
đặn quanh một trục từ trái
phải.
- Mỗi vòng xoắn có đường
kính 20
o
A
, chiều cao 34
o
A
gồm 10 cặp nuclêôtit.
- Do tính chất bổ sung của
2 mạch, nên khi biết trình

tự đơn phân của một mạch
thì suy ra được trình tự đơn
phân của mạch còn lại.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch
liên kết với nhau thành
thành từng cặp theo nguyên
tắc bổ sung A – T, G – X.
Tạo nên tính chất bổ sung
của mạch đơn.
14
3. Củng cố:
- Đọc phần kết luận chung SGK, Đọc phần em có biết SGK
4. Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi vở và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 16 ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.
15
C. KẾT LUẬN
+ Bản đồ tư duy mang lại hiệu quả tốt cho quá trình Dạy – Học:
- GV: Tiết kiệm thời gian, tăng tính linh hoạt
- HS: Học phương pháp học, tăng tính chủ động sáng tạo, phát triển tư duy
+ Phần mềm mind mapping hỗ trợ công việc dễ dàng nhanh chóng, dễ chỉnh
sửa. Giúp GV ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả và thiết thực trong quá
trình Dạy - Học. Để tăng hiệu quả hơn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy và học.
Ở đây trên cơ sở bước đầu vận dụng thực tế trong quá trình giảng dạy môn
Sinh học, tôi nêu ra những ý kiến có tính chất đề xuất để quý thầy, cô giáo tham
khảo, thảo luận để phần nào đi đến thống nhất việc sử dụng phương pháp dạy
học bằng bản đồ tư duy trong môn Sinh học.
D. KIẾN NGHỊ
Vì lí do dạy bản đồ tư duy đã kích thích tính ghi nhớ, sáng tạo và vận dụng ở

HS rất cao. Nên tôi kiến nghị với các tổ chuyên môn, BGH nhà trường yêu cầu giáo
viên ứng dụng tối đa trong mỗi bài dạy và cả chường trình học để đem lại hiệu quả
cao trong việc giáo dục HS.
E: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa 6 Nxb GD
2. Sách giáo khoa 7 Nxb GD
3. Sách giáo khoa 8 Nxb GD
4. Sách giáo khoa 9 Nxb GD
Và các sách sinh học có liên quan
Phó Bảng, ngày 18 tháng 10 năm 2013
Người viết
Trịnh Thế Quyền
16
Phụ lục
STT NỘI DUNG Trang
1 I. Lý do chọn đề tài

1
2 Nội dung:
I. VAI TRÒ CỦA BĐTD TRONG DẠY - HỌC
II. CÁCH SỬ DỤNG BĐTD TRONG GIẢNG DẠY MÔN
SINH HỌC CẤP THCS:
2
3 II. CÁCH SỬ DỤNG BĐTD TRONG GIẢNG DẠY MÔN
SINH HỌC CẤP THCS:
III. VẬN DUNG BĐTD VÀO THỰC TẾ GIẢNG DẠY MÔN
SINH HỌC CẤP THCS:
1. Lập bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
3

4 2. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy kiến thức mới 4, 5, 6,
7, 8, 9
5 3. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy tiết thực hành
4. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy củng cố kiến thức
10
6 5. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy tiết tổng kết ôn tập kiến
thức
11
7 Bài soạn mẫu, môn sinh học 9 12, 13,
14, 15
8 Kết luận, kiến nghị, TLTK 16
17

×