Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Hoạch định tài chính ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và xu hướng mời trong quản trị tài chính công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------------

NGUYỄN THÀNH TÂN

HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI
TẠI VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG MỚI TRONG QUẢN TRỊ
TÀI CHÍNH CÔNG TY

Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trong
luận văn và số liệu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn
nào.



TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THÀNH TÂN


ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................... i
Mục lục ................................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... iii
Danh mục các bảng biểu..................................................................................... iv
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ .............................................................................v
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn ................................................3


5.

Những điểm mới và đóng góp khoa học từ luận văn này ....................4

6.

Bố cục chính của luận văn ...................................................................5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP ........................................................................................6
1.1 Chiến lược công ty và chiến lược tài chính (corporate strategy and
financial strategy) ...........................................................................................6
1.1.1 Chiến lược công ty ...............................................................................6
1.1.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược ......................................7
1.1.1.2 Mô hình hoạch định luận lý (rational planning model) ..........8
1.1.1.3 Phân tích chiến lược ................................................................9
1.1.1.4 Lựa chọn chiến lược (strategy choice) và thực hiện ...............9
1.1.2 Chiến lược tài chính công ty ..............................................................10


ii
1.1.2.1 Quản trị tài chính chiến lược (strategy financial
management) .........................................................................10
1.1.2.2 Quyết định quản trị tài chính (financial management
decisions)...............................................................................10
1.2 Hoạch định tài chính.....................................................................................10
1.2.1 Nguyên tắc hoạch định tài chính........................................................11
1.2.2 Phương pháp lập và hoạch định tài chính ..........................................11
1.2.2.1 Hoạch định tài chính là một quy trình liên tục......................11

1.2.2.2 Hoạch định tài chính ngắn hạn..............................................13
a)
b)
c)
d)

Lập ngân sách tiền mặt. .................................................. 13
Dự báo dòng tiền trực tiếp .............................................. 14
Phương pháp lập dòng tiền gián tiếp .............................. 15
Kế hoạch Báo cáo tài chính ngắn hạn............................. 16

1.2.2.3 Hoạch định tài chính dài hạn.................................................16
a) Phương pháp bảng cân đối (balance sheet-based
forecasting)...................................................................... 16
b) Phương pháp tiếp cận doanh thu (Percent of Sales
Approach)........................................................................ 19
c) Tỷ lệ tăng trưởng nội bộ (Internal Growth Rate – IGR). 20
d) Một số điểm đáng lưu ý về hoạch định dòng tiền dài
hạn ................................................................................... 20
1.2.3 Tỉ số tài chính.....................................................................................23
1.2.3.1 Phân tích tỉ số tài chính (ratio analysis) ................................23
1.2.3.2 Một số tỉ số tài chính thường dùng tại các doanh nghiệp
FDI ........................................................................................24
1.2.4 Một số vấn đề khác trong hoạch định tài chính công ty ....................27
1.2.4.1 So sánh số liệu kế toán ..........................................................27
1.2.4.2 So sánh kết quả hoạt động qua các kỳ kế toán......................27
1.2.4.3 So sánh hoạt động với doanh nghiệp cùng ngành.................28


ii

1.2.4.4 So sánh hoạt động của doanh nghiệp khác ngành.................29
1.2.4.5 Dự đoán thất bại trong kinh doanh........................................29
Kết luận chương 1 ................................................................................................31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM ...................................32
2.1 Thực trạng tình hình tài chính ở một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................32
2.1.1 Những tồn tại và nguyên nhân ...........................................................32
2.1.1.1 Những tác động từ bên ngoài ................................................34
2.1.1.2 Những tác động từ bên trong ................................................40
2.1.2 Thông tin tài chính: Quá nhiều chi tiết và phức tạp...........................41
2.1.3 Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bị “áp đặt” cấu trúc vốn ..........47
2.2 Tình hình hoạch định tài chính ở một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam..49
2.2.1 Tình hình lập và cập nhật ngân sách công ty FDI .............................49
2.2.2 Thực tế công tác kế hoạch dòng tiền ở các doanh nghiệp FDI..........52
2.2.2.1 Dòng tiền khoẻ mạnh của doanh nghiệp FDI .......................52
2.2.2.2 Hoạch định dòng tiền trực tiếp..............................................54
2.2.2.3 Hoạch định dòng tiền gián tiếp .............................................54
2.2.3 Phương pháp hoạch định tài chính đang được áp dụng .....................59
2.2.3.1 Hoạch định tài chính ngắn hạn (Phương pháp tổng hợp) .....59
2.2.3.2 Phương pháp hoạch định tài chính dài hạn ...........................63
a) Phương pháp trọng số chung (common-size) ................. 63
b) Công thức tính nhu cầu vốn dài hạn (External
Financing Needed – EFN) .............................................. 66
2.2.3.3 Tỉ số tài chính thường được áp dụng tại doanh nghiệp FDI .67
2.3 Xu hướng mới trong hoạch định tài chính ở một số doanh nghiệp FDI ......74


ii
2.3.1 Quản trị tài chính không chỉ đơn giản là quản trị con số...................74

2.3.2 Quản trị tài chính là quản trị hiệu suất hoạt động của tổ chức ..........75
2.3.3 Phương cách quản lý tài chính mới....................................................75
2.3.4 Xu hướng sẵn sàng đổi mới ...............................................................77
Kết luận chương 2 ................................................................................................79
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ QUAN ĐIỂM
CỦA TÁC GIẢ NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ TRONG CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY .................................................80
3.1 Về phía Ban Lãnh đạo các doanh nghiệp FDI .............................................80
3.1.1 Phải xem trọng công tác tài chính doanh nghiệp ...............................80
3.1.2 Thiết lập báo cáo các chỉ tiêu (KPI) hàng tuần, hàng ngày ...............80
3.1.3 Thử thách nhân viên...........................................................................81
3.1.4 Cần thiết phải xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ ...........................81
3.2 Về công tác tài chính kế toán tại doanh nghiệp ...........................................82
3.2.1 Thường xuyên đánh giá sức khỏe tài chính công ty ..........................82
3.2.2 Thường xuyên cập nhật kế hoạch ngân sách .....................................82
3.2.3 Phải chuẩn hoá chỉ tiêu, mẫu hoá biểu mẫu.......................................83
3.2.4 Về công tác triển khai cụ thể công việc hoạch định tài chính ...........83
3.2.4.1 Trong ngắn hạn .....................................................................83
3.2.4.2 Trong dài hạn ........................................................................83
3.2.5 Tiến hành hoạch định tài chính toàn diện ..........................................86
3.2.6 Lưu ý khi phân tích tỉ số tài chính .....................................................88
3.2.7 Về khâu tuyển chọn nhân sự tài chính kế toán ..................................90
3.3 Về phía Nhà nước.........................................................................................91
3.3.1 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính..................................................91
3.3.2 Liên tục cải tiến chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phù hợp với
chuẩn mực kế toán quốc tế.................................................................92


ii
3.3.3 Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước........................92

KẾT LUẬN .........................................................................................................95
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ vi
Danh sách các phụ lục ................................................................................................. vii


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

:

Báo cáo tài chính

CFO

:

Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính

CNTT

:

Công nghệ thông tin

EBIT

:


Earnings Before Interest and Tax – Thu nhập trước thuế và lãi
vay

EFN

:

External Financing Needed – Nhu cầu vốn cần thiết từ bên
ngoài

EM

:

Equity Multiplier – Đòn bẩy tài chính

ERP

:

Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp

FDI

:

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IAS


:

International Accounting Standard – Chuẩn mực kế toán quốc tế

IGR

:

Internal Grownth Rate – Tỷ suất tăng trưởng nội bộ

LNTT

:

Lợi nhuận trước thuế

NI

:

Net Income – Thu nhập thuần

NPM

:

Net Profit Margin – Lợi nhuận biên tế ròng

PM


:

Profit Margin – Lợi nhuận gộp

ROA

:

Return on Assets – Thu nhập trên tài sản

ROCE

:

Return on Capital Employed – Thu nhập trên vốn sử dụng

ROE

:

Return on Equity – Thu nhập trên vốn chủ sở hữu

SOX

:

Sarbanes Oley – Một đạo luật về tài chính ở Mỹ

TA


:

Total of Assets – Tổng tài sản

TAT

:

Total Assets Turnover – Hiệu quả sử dụng tài sản

TE

:

Total of Equity – Tổng vốn chủ sở hữu

VAS

:

Vietnamese Accounting Standard – Chuẩn mực kế toán Việt
Nam


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Báo cáo lãi lỗ công ty United Pharma tháng 6/2007 ............


44

Bảng 2.2: Trích báo cáo quản trị công ty United Pharma tháng
6/2007 ...................................................................................

45

Bảng 2.3: Trích báo cáo và cập nhật ngân sách công ty ECS Electronics VN năm 2008.....................................................

50

Bảng 2.4: Mô phỏng Báo cáo quản trị công ty United Pharma ............

51

Bảng 2.5: Nhận định giữa kết quả dòng tiền và kết quả hoạt động .....

52

Bảng 2.6: Mô phỏng cách thiết lập dòng tiền gián tiếp ........................

56

Bảng 2.7: Công thức mô phỏng mối quan hệ giữa bảng cân đối tài
sản và dòng tiền ....................................................................

57

Bảng 2.8: Trích hoạch định dòng tiền theo phương pháp gián tiếp

công ty ECS - Electronics VN ..............................................

58

Bảng 2.9: Trích Ngân sách công ty ECS VN năm 2008.......................

62

Bảng 2.10: Trích lập ngân sách công ty ECS – Electronics VN năm
2008 (Phương pháp trọng số chung) ....................................

65

Bảng 2.11: So sánh 02 xu hướng quản lý tài chính mới hiện nay ..........

76


v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Mô hình luận lý ....................................................................

8

Hình 1.2: Quy trình hoạch định tài chính công ty ...............................

13


Hình 2.1: Mức độ áp lực công việc và tăng số giờ làm trong công tác
tài chính.................................................................................

33

Hình 2.2: Nhận xét thời gian dành cho công việc thuế hành chính
khác ở công ty FDI ...............................................................

37

Hình 2.3: Khảo sát nhận định chung về BCTC các doanh nghiệp FDI

42

Hình 2.4: Cấu trúc nguồn vốn qua khảo sát các doanh nghiệp FDI .....

47

Hình 2.5: Sơ đồ ảnh hưởng các quyết định ..........................................

48

Hình 2.6: Sơ đồ thiết lập ngân sách công ty ECS VN ..........................

60

Hình 2.7: Cấu trúc tài sản công ty ECS VN .........................................

68


Hình 2.8: Cấu trúc nguồn vốn công ty ECS VN...................................

69


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đến nay, tốc độ đầu tư đã
tăng như vũ bão, đặc biệt với bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay,
quan hệ giao thương càng trở nên tự do hóa, đặc biệt môi trường cạnh tranh
gay gắt đã và đang diễn ra cả trong và ngoài nước. Để đương đầu với những
thách thức kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp phải đặt trên cơ sở
nền tảng của công tác hoạch định, công tác này thường có hai mức: cấp chiến
lược và cấp chiến thuật. Hoạch định chiến lược xác định hướng kinh doanh,
chiến lược dài hạn và chính sách tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn,
doanh nghiệp đang tung ra thị trường một sản phẩm mới, quyết định sử dụng
vốn cổ phần thay vì vốn vay để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp…
Kế hoạch chiến thuật có hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn hơn và thường
có những ảnh hưởng nhỏ hơn mức chiến lược, ví dụ quyết định thay nhân sự,
thuê văn phòng công ty thay vì phải mua đất xây dựng…
Phân tích tài chính là trọng tâm của cả hoạch định chiến lược và hoạch định
chiến thuật, phân tích tài chính đồng thời cũng là một công việc chính yếu
nhất trong công tác quản trị tài chính, công tác hoạch định mặc dù có sự tham
gia của nhiều người thuộc nhiều bộ phận khác nhau, song các kế hoạch được
lựa chọn chủ yếu dựa trên cơ sở của những cân nhắc về mặt tài chính.
Do vậy các doanh nghiệp hiện nay rất coi trọng công tác quản trị tài chính và
hoạch định nhằm xây dựng một chiến lược “Ẩn”, đó là chiến lược hoạch định

tài chính công ty. Mặc dù đã có nhiều sự “nâng cấp” trong công tác hoạch
định tài chính nhưng thực tế cho thấy rằng công tác quản trị tài chính vẫn còn
nhiều áp lực và chưa thực sự hiệu quả lắm. Chính vì vậy việc đánh giá thực


2
trạng công tác quản trị tài chính hiện nay và nghiên cứu xu hướng mới trong
quản trị tài chính là rất cấp thiết cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay ở Việt
Nam chúng ta.
Thật ra, hoạch định tài chính công ty là một đề tài đã được nhiều người quan
tâm và nghiên cứu, nhằm tìm ra một mô hình tối ưu trong công tác hoạch định
và quản lý tài chính cho công ty mình, thực tế đã có không ít doanh nghiệp tự
xác định một mô hình tài chính cho riêng mình hoặc tìm chuyên gia tư vấn
xây dựng đã gây ra không ít thời gian và chi phí nhưng hiệu quả lâu dài không
cao, vấn đề là các doanh nghiệp cần một mô hình “sườn” chuẩn, một cơ sở
kiến thức chung nhất, thực tiễn nhất và cũng là căn bản nhất để tự hoạch định
và sử dụng linh hoạt cho doanh nghiệp của mình, chính vì vậy mà tôi chọn đề
tài “Hoạch định tài chính ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và xu hướng
mới trong quản trị tài chính công ty” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về hoạch định tài chính doanh
nghiệp đồng thời tác giả mong muốn đưa ra một hệ thống những yếu tố chung
nhất và căn bản nhất trong việc hoạch định tài chính công ty và thực tiễn áp
dụng hoạch định tài chính ở loại hình doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các
công ty đa quốc gia.
Hướng tới mục đích trên, luận văn đã đề ra các nhiêm vụ sau:
- Trình bày, phân tích và nêu ra những vấn đề liên quan tới hoạch định kinh
doanh, hoạch định tài chính doanh nghiệp, làm rõ hơn về các vấn đề về
vốn, đầu tư vốn, mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp và mục tiêu
của chủ sở hữu.

- Nghiên cứu những yếu tố hoạch định tài chính căn bản và kết hợp với
những kiến thức và kinh nghiệm từ các công ty đa quốc gia nhằm xây


3
dựng thành một hệ thống hoạch định và quản lý tài chính doanh nghiệp
chung nhất và căn bản nhất nhưng lại phù hợp nhất cho các loại hình
doanh nghiệp.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ tổng hợp ra những
kiến thức chuẩn và đã được thực tiễn hoá trong công tác hoạch định và
quản lý tài chính doanh nghiệp theo thực tế đã và đang áp dụng tại một số
doanh nghiệp FDI đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, kết quả của luận
văn ít nhiều muốn cung cấp cho độc giả các doanh nghiệp đang còn mới lạ
hoặc chưa từng áp dụng công tác hoạch định tài chính công ty để có được
một số yếu tố nền tảng để vận dụng vào công tác hoạch định tài chính tại
doanh nghiệp của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Do đề tài rộng và cũng tính chiều sâu cao, bên cạnh đó tính chuyên môn cũng
rất cao nên đề tài chỉ xin được đề cập đến những kiến thức chung nhất và thực
tiễn nhất. Nội dung đề tài cũng là kết quả mà tác giả đã đúc kết được sau bao
nhiêu năm công tác tại các công ty đa quốc gia kết hợp với lượng kiến thức đã
học tập ở nhà trường. Nội dung trình bày nhằm hướng tới những kiến thức
gần gũi nhất cho hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và không
chuyên cho một lĩnh vực hoạt động nào cả.
Đề tài không đề cập nhiều đến lĩnh vực đầu tư tài chính, thiết lập danh mục
đầu tư hay định giá doanh nghiệp vì đây là lĩnh vực chuyên biệt chỉ cho một
nhóm doanh nghiệp mà thôi.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở áp dụng phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp diễn dịch hệ thống, quy nạp, dựa vào các kiến thực về quản trị

tài chính doanh nghiệp hiện đại, luận văn cũng đúc kết vào những kinh


4
nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, dựa vào đó tổng hợp ra
một hệ thống các yếu tố quản trị tài chính doanh nghiệp thực tiễn đồng thời
tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác hoạch định tài chính đối
với mọi loại hình doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh sống còn hiện nay.
5. Những điểm mới và đóng góp khoa học từ luận văn này
- Luận văn là một tổng hợp về những kiến thức tổng quan nhất về các khía
cạnh của vấn đề hoạch định tài chính mà các Nhà quản lý tài chính, các
CFO nên cần phải có; luận văn chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân, tầm
quan trọng của việc hoạch định tài chính, từ các bước chuẩn bị đến việc
vận dụng các công thức, các chỉ tiêu và dự báo… đồng thời, chỉ ra cách
thức kiểm tra kiểm soát trong quá trình hoạch định tài chính liên tục ở
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
- Tóm tắt những chiêu thức tài chính được xem như là công cụ thiết thực
trong công tác quản trị tài chính hiện nay như công cụ tính nhu cầu vốn tài
trợ, công cụ phân tích Dupont hay quan điểm về dòng tiền và kỹ thuật lập
dòng tiền cho doanh nghiệp.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá và hệ thống hóa các lý thuyết, các
khái niệm liên quan tới công tác quản trị tài chính doanh nghiệp FDI hiện
nay.
- Từ đó hệ thống hóa, rút ra những bài học kinh nghiệm từ công tác hoạch
định tài chính hiệu quả từ các doanh nghiệp FDI, nhấn mạnh tầm quan
trọng của mỗi phương pháp và hạn chế nhằm đề xuất cho những giải pháp
khắc phục.
- Nêu lên những xu hướng mới trong công tác quản trị tài chính mà giới tài
chính quốc tế đã và đang áp dụng.



5
6. Bố cục chính của luận văn
Luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng chung trong công tác hoạch định tài chính ở các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam.
Chương 3: Những giải pháp cải thiện và quan điểm của tác giả nhằm gia tăng
giá trị công tác hoạch định tài chính công ty.


6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Chiến lược công ty và chiến lược tài chính (corporate strategy and
financial strategy)
1.1.1 Chiến lược công ty
Chiến lược là tập hợp những kế hoạch, những hành động, bao gồm cả việc
triển khai chi tiết, cụ thể việc cấp phát nguồn lực để thực hiện kế hoạch, nhằm
đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lược vạch ra định hướng chung cho cả tổ chức
hành động, chiến lược phải phù hợp với nguồn lực, hoàn cảnh, thời điểm và
mục tiêu của tổ chức.
Chiến lược có thể ngắn hạn hay dài hạn tùy theo thời hạn của mục tiêu, quản
lý chiến lược là mức quản lý cao nhất trong công tác quản lý.
Chiến lược được phân thành các mức như sau:
a) Chiến lược công ty (corporate strategy): chiến lược công ty liên quan tới
những vấn đề lớn như là công ty thuộc loại hình nào? Công ty hoạt động
theo hình thức pháp lý nào? Cách thức thâm nhập thị trường?

b) Chiến lược kinh doanh hay chiến lược cạnh tranh (business strategy or
competitive strategy): Nhằm thiết lập một vị thế ổn định cho mình và có
khả năng cạnh tranh trong từng thị trường cụ thể nhằm đạt sinh lợi cao.
c) Chiến lược hoạt động (operational strategy): là phương thức, cách thức để
làm sao mọi bộ phận, cá nhân trong công ty đóng góp vào hai mức chiến
lược trên.


7
1.1.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược
a) Giá trị xã hội: đó là nhóm những người tiêu dùng, môi trường, tình hình và
điều kiện thị trường, sản phẩm kinh doanh, công nghệ sử dụng. Nhóm các
văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức và phong cách quản lý lãnh đạo…
b) Sự ảnh hưởng của các đối tượng có quyền lợi và quyền lực trong doanh
nghiệp (stakeholders)
- Cổ đông: là nhóm cung cấp vốn cho doanh nghiệp và thông thường mục
tiêu nhóm này là phải tối đa hóa giá trị sở hữu vốn của họ, đây được xem
là mục tiêu quan trọng nhất.
- Nhà cung cấp tín dụng thương mại/nhà cung cấp (trade creditors): là nhóm
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp, nhóm này thường hoạt
động vì quyền lợi do đó mục tiêu nhóm này thường là muốn được thanh
toán đúng hạn.
- Các nhà cung cấp vốn dài hạn: thường là các ngân hàng, mục tiêu muốn
được thanh toán vốn và lãi đầy đủ và đúng hạn.
- Chính quyền: là nhóm có thể gây trở ngại gián tiếp cho doanh nghiệp, yêu
cầu phải tuân thủ các quy định, pháp luật về thuế, môi trường kinh doanh.
c) Mục tiêu kinh tế: Chiến lược phải điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu
kinh tế của doanh nghiệp, nếu đó là một doanh nghiệp Nhà nước phải làm
những nhiệm vụ kinh tế chủ đạo do Nhà nước giao phó thì chiến lược tài
chính áp dụng phải khác với chiến lược ở các công ty khác.

d) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Chiến lược được áp dụng sẽ phụ
thuộc vào một mục tiêu cụ thể nào đó, tuỳ thuộc vào mức độ trách nhiệm
đối với xã hội của từng doanh nghiệp mà có chiến lược áp dụng khác nhau.


8
1.1.1.2 Mô hình hoạch định luận lý (rational planning model)
Mô hình bao gồm giai đoạn đầu tiên nghiên cứu tổng hợp nhiệm vụ và mục
tiêu của hoạt động những mục tiêu này sau đó chuyển thành những mục tiêu
định lượng và đo lường được. Tiếp theo đó sẽ nhận dạng những phương tiện,
nguồn lực có thể sử dụng để đạt được những mục tiêu đề ra trong các thiết kế
kế hoạch hành động của tổ chức, các kế hoạch hành động sau đó sẽ được chọn
lựa dựa trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và nguồn lực của tổ chức và đưa
vào thực hiện.
Hình 1.1: MÔ HÌNH LUẬN LÝ
Xác định mục tiêu

Nhận dạng vấn đề, hệ thống (các
yếu tố đầu vào, đầu ra, giá trị, điều
kiện đánh giá)
Đề xuất các giải pháp

Phân tích giải pháp

Đánh giá giải pháp

Lựa chọn giải pháp

Thực hiện



9
Hoạch định chiến lược là tiến trình được lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm cả
chu kỳ lập kế hoạch, trong đó đầu ra của chu kỳ này là đầu vào của chu kỳ
kia, kết nối thành một hệ thống khép kín và móc xích lẫn nhau.
1.1.1.3 Phân tích chiến lược
Phân tích chiến lược đó là việc tìm hiểu vị thế chiến lược của tổ chức trong
môi trường hoạt động. Phân tích chiến lược cũng đồng thời là nhận dạng ra
những đe dọa và cơ hội từ môi trường kinh doanh, bao gồm cả phân tích ảnh
hưởng những thay đổi trong kinh tế vĩ mô, phân tích ngành.
Phân tích chiến lược cũng bao gồm những phân tích nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm nhận dạng ra điểm mạnh, điểm yếu để thấy được khả năng của
doanh nghiệp có đáp ứng với sự thay đổi của môi trường hoạt động hay
không?
Tiếp theo là mục tiêu của doanh nghiệp phải được đề ra và mục tiêu phải mô
tả được mong muốn của doanh nghiệp cả trong trung và dài hạn.
1.1.1.4 Lựa chọn chiến lược (strategy choice) và thực hiện
Các phương án chiến lược khác nhau phải được phát triển và lựa chọn, các
phương án chiến lược này phải bao gồm các chiến lược cạnh tranh và các
chiến lược hoạt động tại từng cấp chức năng. Mỗi phương án phải được kiểm
tra theo các tiêu chí sau:
# Nhất quán với chiến lược chung
# Phải khả thi về khía cạnh nguồn lực tài chính và cả phi tài chính sẳn có,
khả năng sản xuất và bán hàng, khả năng thu nhập đủ bù đắp chi phí huy
động vốn.


10
# Có khả năng được các quyền lực trong tổ chức chấp nhận cao: ví dụ như:
cổ đông sẽ mong đợi tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị cổ

tức, ngân hàng và nhà cung cấp quan tâm tới rủi ro tài chính và khả năng
thu hồi vốn và cả sự ổn định của doanh nghiệp trong tương lai.
1.1.2 Chiến lược tài chính công ty
1.1.2.1 Quản trị tài chính chiến lược (strategy financial management)
Là công tác đánh giá các phương án, lựa chọn chiến lược và hiệu quả kinh
doanh thông qua phân tích tài chính và chiến lược để nhận dạng các khả năng
chiến lược tiềm năng cho mục đích tối đa giá trị doanh nghiệp, cấp phát tối ưu
nguồn lực hạn chế cho các cơ hội, thực thi và kiểm soát các cơ hội được chọn
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Chiến lược tài chính do đó sẽ phụ thuộc vào chiến lược doanh nghiệp.
1.1.2.2 Quyết định quản trị tài chính (financial management decisions)
Trong quản trị tài chính có 3 loại quyết định mà nhà quản trị cần phải thực thi
trong công tác quản trị tài chính:
- Quyết định đầu tư: thẩm định dự án, cấp phát vốn.
- Quyết định huy động vốn: quản lý vốn lưu động và cơ cấu vốn, và;
- Quyết định phân chia lợi nhuận: Chính sách phân chia lợi nhuận, mô hình
cổ tức.
Các quyết định này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng lẫn
nhau.
1.2 Hoạch định tài chính
Mục tiêu tài chính phụ thuộc vào mục tiêu doanh nghiệp, mục tiêu tài chính
có thể sẽ không đạt được nếu nhà quản trị không thiết lập lộ trình để đạt được
mục tiêu đề ra. Các chỉ tiêu cụ thể phải thực hiện để đạt được mục tiêu tài


11
chính phải được thiết lập trong kế hoạch tài chính (financial plan). Kế hoạch
tài chính thông thường nên lập cho nhiều năm, thường từ 3 đến 10 năm. Kế
hoạch tài chính thường phải là một phần không thể thiếu của chiến lược tổ
chức.

Kế hoạch tài chính hiểu bao quát hơn đó là hoạch định ngân sách hay kế
hoạch ngân sách (budget plan), kế hoạch ngân sách bao quát toàn bộ các kế
hoạch hoạt động trong tương lai, ngân sách tài chính mô tả toàn bộ quá trình
kinh doanh bằng ngôn ngữ tài chính và là thước đo nhằm định lượng các hoạt
động của một tổ chức.
1.2.1 Nguyên tắc hoạch định tài chính
-

Kế hoạch tài chính phải nhất quán trong ngắn hạn và cả trong dài hạn

-

Các mục phải đo lường được và có khả năng đạt được

-

Những giả định phải hợp lý và mang tính định lượng

-

Các dữ liệu trình bày phải được form mẫu hoá

-

Kế hoạch phải đạt được và phải được cập nhật thường xuyên, điều chỉnh
khi cần thiết trong các dự đoán.

Một khi kế hoạch tài chính đã được phê duyệt, nhất thiết phải xác định rõ
những mục tiêu tài chính cần phải đạt được, nguồn tài chính hiệu quả cũng sẽ
được nêu ra như thế nào.

Sau khi kế hoạch đưa ra thực hiện, phải thực hiện việc theo sát kế hoạch tài
chính thông qua việc so sánh với thực tế qua các kỳ.
1.2.2 Phương pháp lập và hoạch định tài chính
1.2.2.1 Hoạch định tài chính là một quy trình liên tục
Chúng ta biết rằng sự thay đổi đột ngột trong kế hoạch kinh doanh hay trong
kế hoạch tài chính là một việc rất phổ biến. Họ nhìn nhận hoạch định như là


12
một quy trình liên tục, toàn diện chạy theo các sự kiện, ví dụ như tung một
sản phẩm mới hay là những mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh xuất hiện, việc
hoạch định cũng không đòi hỏi phải sử dụng những công cụ phức tạp, hoạch
định chủ yếu dựa vào nguồn thông tin nhanh chóng và hữu ích, đặt trọng trách
lên vai người có trách nhiệm biết mình cần phải làm gì trong mọi tình huống.
Trong nền kinh tế thông tin tốc độ cao như hiện nay, những người có cơ hội
theo dõi được thay đổi của thị trường, đối thủ cạnh tranh, họ phải là những
người thích ứng rất nhanh chóng trước sự kiện phát sinh. Vì vậy hoạch định
kinh doanh và hoạch định tài chính phải đồng thuận với nhau.
Thông thường một chu kỳ hoạch định tài chính tiêu biểu của một doanh
nghiệp thường có 4 bước như sau:
a) Bước 1: Đặt vấn đề, kiểm tra. Chu kỳ đặt vấn đề bắt đầu từ những câu hỏi
như là: Tình trạng công tác tài chính của chúng ta như thế nào? Trong
tương lai những năm tiếp theo chúng ta đi đến đâu? Cải tiến gì không?
b) Bước 2: Đặt mục tiêu. Mục đích của chúng ta là gì? Giá trị đóng góp công
tác tài chính như thế nào? Liệu chúng ta đã làm việc có hiệu quả chưa? Bộ
máy tài chính hoạt động như vậy có ổn không?
c) Bước 3: Hoạch định: Những câu hỏi như: Chúng ta cần làm gì để tăng cao
hiệu suất của mình? Chúng ta cần những nguồn lực nào? Những hành
động này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của chúng ta như thế nào?
d) Bước 4: Hành động: Triển khai tổ chức thực hiện những kế hoạch đã vạch

ra, tận dụng triệt để mọi nguồn lực hiện có để thực hiện công việc hiệu quả
nhất.


13
Hình 1.2: QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Kiểm tra

Nhóm làm việc
trực tiếp

Đặt mục tiêu

Hành động

Hoạch định

Chú thích:
: Thử thách
: Giám sát
: Yêu cầu được vạch ra
1.2.2.2 Hoạch định tài chính ngắn hạn
a) Lập ngân sách tiền mặt.
Bất kỳ sự thâm hụt vốn nào của doanh nghiệp cũng được tài trợ bằng:
- Vay: Doanh nghiệp phải lên kế hoạch vay sẵn sàng hoặc nguồn vay thay
thế.
- Tăng cường thu nợ và trì hoãn thanh toán nợ.
- Bán các khoản đầu tư ngắn hạn
- Hoặc ứng trước tiền hàng, tiền dịch vụ

Tiền hay lợi nhuận, cái nào quan trọng hơn?


14
Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp có thời gian để sắp xếp nguồn
vốn cho doanh nghiệp tốt hơn. Nếu được tiền mặt đã được hoạch định trước,
trong trường hợp gặp khó khăn doanh nghiệp có thể dễ dàng chủ động trong
việc tìm nguồn huy động với chi phí hợp lý nhất. Đồng thời nếu dự đoán được
mức độ và thời hạn thặng dư tiền mặt giúp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch
đầu tư sinh lợi hơn khoản tiền mặt thăng dư này.
Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên không
có tiền thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và tất yếu nó sẽ
làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Thông thường một báo cáo dòng tiền doanh nghiệp chia làm 3 phần
- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt động chính)
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính
b) Dự báo dòng tiền trực tiếp
Dòng tiền theo phương pháp này được lập trực tiếp trong quá trình lập kế
hoạch kết quả hoạt động kinh doanh và kế hoạch bảng cân đối kế toán.
Dòng tiền trực tiếp thể hiện chi tiết và cụ thể những khoản thu, khoản chi
trong một kỳ nhất định nào đó, dòng tiền được lập chi tiết từng tháng trong
một năm hoặc lập cho hai năm liên tục.
Việc lập dòng tiền trực tiếp phải có những điều kiện sau:
- Doanh thu phải dự đoán cụ thể về số lượng tiêu thụ, giá bán hay trị giá.
- Xác định được chính sách thu tiền bán hàng, bán chịu và chính sách mua
hàng, mua chịu hay nói cách khác là kỳ thu tiền hay kỳ thanh toán.
- Xác định lượng hàng tồn kho để lên kế hoạch sản xuất
- Về chi phí: phải phân loại những khoản chi phí bằng tiền và chi phí phi
tiền mặt.



15
c) Phương pháp lập dòng tiền gián tiếp
Đối với những loại hình doanh nghiệp bán lẻ thì thông thường phương pháp
gián tiếp được áp dụng.
Giả sử rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định
chỉ có phát sinh nghiệp vụ là bán hàng và thu toàn bộ tiền hàng trong kỳ,
không có phát sinh khoản phải thu và mua hàng thanh toán 100%, không phát
sinh khoản phải trả, khấu hao hay không phát sinh định phí thì lượng tiền tồn
cuối kỳ cũng chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vậy phương pháp lập dòng tiền gián tiếp là cách thức điều chỉnh những yếu
tố chi phí phi tiền mặt đã ảnh hưởng trong con số lợi nhuận và những khoản
mục khác trên Bảng cân đối kế toán có thay đổi trong kỳ.
Một cách khác có thể nghiệm ra rằng biến đổi thuần của con số tiền mặt cuối
kỳ và đầu kỳ chính là một phép trừ của các khoản mục của Bảng cân đối kế
toán giữa hai thời điểm.
Dòng tiền gián tiếp chỉ khác là phương pháp trực tiếp ở khoản mục dòng tiền
trong hoạt động kinh doanh.
Khác với dòng tiền trực tiếp là những khoản thu, khoản chi trực tiếp bằng tiền
mặt từ các nghiệp vụ kế toán, phương pháp gián tiếp đó là các điều chỉnh từ
lợi nhuận cho: 1) Thay đổi trong hàng tồn kho, khoản phải thu; 2) Khoản mục
khác; 3) Khoản mục phi tiền mặt.
Dòng tiền gián tiếp giúp chúng ta thấy được những ảnh hưởng trong dòng tiền
trong hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
từ đó nhà quản trị có thể áp dụng cho các quyết định như thay đổi chính sách
mua bán chịu, khấu hao, hàng tồn kho…



×