Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------  ----------

ĐẶNG ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA
ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------  ----------

ĐẶNG ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở CÁC QUỐC GIA
ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS TRẦN THỊ THÙY LINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở những quốc gia đang phát triển Châu Á” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung
trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, tháng …. năm 2014
Học viên

ĐẶNG ANH TUẤN


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. v
TÓM TẮT ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................................................................. 2
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
1.5. Bố cục luận văn.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY ........................................................................ 5
2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 5
2.1.1. Lý thuyết về lợi nhuận cận biên của Mac.Dougall (1960) ........................... 5
2.1.2. Lý thuyết Hymer (1976)............................................................................... 6
2.1.3. Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon (1966)........................................ 6
2.1.4. Lý thuyết OLI của Dunning (1993) ............................................................. 8
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ...................................................... 9
2.3. Tóm lược các kết quả nghiên cứu .............................................................. 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 19
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.2. Mô tả biến nghiên cứu ................................................................................ 20
3.2.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................... 20
3.2.2. Biến độc lập................................................................................................ 21
3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 26
3.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 27


iii

3.4.1. Phương pháp Pooled OLS .......................................................................... 27
3.4.2. Phương pháp Fixed Effects (FEM) ............................................................ 28
3.4.3. Phương pháp Random Effects (REM) ....................................................... 29
3.4.4. Kiểm định Hausman ................................................................................... 29
3.4.5. Kiểm định phương sai thay đổi .................................................................. 30

3.4.6. Kiểm định tự tương quan ........................................................................... 30
3.4.7. Phương pháp FGLS .................................................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 32
4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................ 32
4.2. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 35
4.3. Thảo luận ..................................................................................................... 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................... 47
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 47
5.2. Hạn chế luận văn ......................................................................................... 49
5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: NGUỒN DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: PHƯƠNG PHÁP CHẠY MÔ HÌNH BẰNG STATA


iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Kí hiệu
FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Phương pháp fixed effects

FGLS


Phương pháp Bình phương tối thiểu tổng
quát khả thi

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

MNCs

Các công ty đa quốc gia

OLI

Ownership – Location – Internalization

OLS

Ordinary least squares

REM

Phương pháp random effects
Liên Hiệp thương mại và phát triển thế

UNCTAD


giới (United Nations Conference on
Trade and Development)


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nhân tố và nghiên cứu thực nghiệm ............................................. 16
Bảng 3.1: Danh sách các quốc gia trong mẫu nghiên cứu .................................. 19
Bảng 3.2: Mô tả biến ........................................................................................... 24
Bảng 4.1: Phân tích mô tả dữ liệu của các nước đang phát triển Châu Á giai đoạn
2000-2013 ........................................................................................... 33
Bảng 4.2: Mối quan hệ giữa FDI và các biến sử dụng trong bài nghiên cứu (2000 –
2013) ................................................................................................... 34
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS ........................................ 35
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo mô hình FEM ................................................... 37
Bảng 4.5: Kết quả Testparm ................................................................................ 38
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo mô hình REM ................................................... 39
Bảng 4.7: Kiểm định Hausman ............................................................................ 40
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS, FEM, REM ... 41
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi .............................................. 42
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan ..................................................... 42
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các nhân tố tác động đến FDI theo FGLS .......... 43


1

TÓM TẮT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển, FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư,
cung cấp công nghệ mới, giải quyết việc làm phát triển nguồn nhân lực, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bài luận văn này nghiên cứu
các nhân tố quyết định đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào 25
quốc gia đang phát triển Châu Á (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn từ 20002013 với mô hình dựa trên bài nghiên cứu của Vinit Ranjan và Gaurav Agrawal
(2011) sử dụng dữ liệu bảng được hồi quy theo các cách: Pooled OLS, Fixed effect
(hiệu ứng cố định), Random effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) và phương pháp FGLS.
Kết quả cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) biến đại diện cho quy mô thị
trường là nhân tố có tác động cùng chiều và đáng kể nhất lên nguồn vốn FDI tại các
quốc gia đang phát triển Châu Á với mức ý nghĩa thống kê tại mức 1% và hệ số β là
1.113147, tiếp theo đó là các biến: tích lũy tài sản gộp (GCF) với β = 0.9933819 ở
mức ý nghĩa 1%, độ mở cửa thương mại (TRAO) có ý nghĩa thống kê 1% với β =
0.0125795. Ngược lại, tổng số lực lượng lao động (LAB) là nhân tố có tác động
ngược chiều đến nguồn vốn FDI với mức ý nghĩa 1% và có hệ số β là -0.3175351
trong khi đó các nhân tố: ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng (INFL), chi phí
lao động (WAGE) và cơ sở hạ tầng (INFREX) thì không có tác động đáng kể đến
FDI ở các nước đang phát triển Châu Á.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia đang phát triển Châu Á, dữ
liệu bảng, các nhân tố vĩ mô.


2

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề:

Thời gian gần đây, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có một vai trò

quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở các quốc gia đang và đã phát triển. Trong
những năm 70, vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới tăng trung bình hàng năm đạt
khoảng 25 tỷ USD, đến thời kỳ 1980-1990, nguồn vốn FDI đã tăng lên gấp tám lần,
đạt gần 200 tỷ USD. Đến năm 1997 đạt 252 tỷ USD, từ đó do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á nên dòng vốn này giảm dần đến tận năm
2000 mới có dấu hiệu hồi phục. Đến năm 2007, tổng dòng vốn FDI trên toàn thế
giới đã đạt giá trị gần 2 nghìn tỷ USD, trong đó có 27.3% tổng số đi vào các quốc
gia đang phát triển và phần còn lại được đổ vào các nước đã phát triển (UNCTAD,
2009). Tuy nhiên, đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã biến thành
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến cho nền kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ
khiến cho dòng vốn FDI sụt giảm 14% so với năm 2007 còn 1.7 nghìn tỷ USD và
đến năm 2009 nguồn vốn FDI của thế giới đã giảm từ 30% đến 40% so với mức của
năm 2008. Năm 2010, trong bối cảnh thuận lợi của phục hồi kinh tế toàn cầu cũng
như các nước tiếp tục giảm bớt xu hướng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã đánh
dấu sự gia tăng trở lại của FDI trên toàn cầu với mức 1.2 nghìn tỷ USD tăng 15% so
với năm 2009, FDI tiếp tục gia tăng trong năm 2011 đạt mức 1.5 nghìn tỷ USD
(UNCTAD, 2012).
Các quốc gia nhận đầu tư sẽ có lợi khi nguồn FDI sẽ tạo ra cơ hội việc làm, thúc
đẩy phát triển kinh tế, và chuyển giao công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý... Thêm
vào đó, một trong những vấn đề kinh tế của các quốc gia đang phát triển là họ
không có đủ nguồn lực tiết kiệm quốc gia để tài trợ cho việc đầu tư và nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là sẽ lấp đi khoảng cách giữa đầu tư trong
nước và tiết kiệm trong hầu hết các quốc gia đang phát triển bởi vì thu nhập và tiết
kiệm của các quốc gia này là rất thấp. Để giành được lợi thế hầu hết các quốc gia


3

đang phát triển đang cố gắng thu hút FDI bằng các khuôn khổ chính sách khác nhau
như tự do hóa thương mại và tạo ra một môi trường đầu tư vĩ mô hấp dẫn. Chính vì

vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển Châu Á” cho luận văn của mình.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá những nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI ở các
nước đang phát triển Châu Á, nhấn mạnh đến vai trò của các nhân tố lên quyết định
đầu tư của các MNCs trong khu vực này thông qua việc sử dụng mô hình dữ liệu
bảng, bao gồm 25 quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á qua 14 năm (giai đoạn
2000 – 2013).
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu các nhân tố quyết định đến nguồn vốn FDI ở 25 quốc gia
đang phát triển Châu Á sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2000 – 2013, kiểm
định các yếu tố: quy mô nền kinh tế (GDP), ổn định kinh tế và triển vọng tăng
trưởng (INFL), độ mở thương mại (TRAO), cơ sở hạ tầng (INFREX), chi phí lao
động (WAGE), tổng số lực lượng lao động (LAB) và tích lũy tài sản gộp (GCF) của
quốc gia nhận đầu tư tác động đến dòng vốn FDI như thế nào ở khu vực này.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu:

Bài luận văn kiểm định mô hình nghiên cứu bằng cách lựa chọn giữa phương
pháp Pooled OLS và phương pháp Fixed Effect thông qua kiểm định F, kiểm định
Hausman cũng được sử dụng để lựa chọn phương pháp Fixed Effect hay phương
pháp Random Effect là phù hợp hơn. Cuối cùng, mô hình nghiên cứu sử dụng
phương pháp FGLS để kiểm soát hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi

để kiểm định các nhân tố quyết định đến nguồn vốn FDI ở các quốc gia đang phát
triển Châu Á.


4

1.5.

Bố cục luận văn:

Phần còn lại của luận văn được chia theo cấu trúc sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Khung lý thuyết nghiên cứu:

Một công ty có thể có nhiều động lực để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài, do đó, không có một lý thuyết chung nào về FDI có thể giải thích một cách
toàn diện sự tồn tại của các công ty đa quốc gia (MNCs). Người ta bắt đầu tìm kiếm

lời giải thích từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khi xuất hiện hiện tượng toàn cầu
hóa. Vai trò của các công ty đa quốc gia và FDI gia tăng mạnh mẽ trong những năm
1950 và 1960 giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra các lý thuyết giải thích hành vi
của MNCs và sự tồn tại của sản phẩm có tính chất quốc tế.
2.1.1. Lý thuyết về lợi nhuận cận biên của Mac.Dougall (1960)
Năm 1960, Mac. Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ những
lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - Samuaelson về sự vận động vốn. Ông cho rằng
luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến
khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư, cả hai
nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên
so với trước khi đầu tư.
Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận những năm 1950 dường như phù
hợp với lý thuyết. Nhưng sau đó, tình hình trở nên thiếu ổn định, tỷ suất đầu tư của
Mỹ giảm đi đến mức thấp hơn tỷ suất trong nước, nhưng FDI của Mỹ ra nước ngoài
vẫn tăng liên tục. Mô hình trên không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước
đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra; không đưa ra được sự giải
thích đầy đủ về FDI. Do vậy, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là
bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu FDI.


6

2.1.2. Lý thuyết Hymer (1976):
Hymer (1976) giải thích các lý thuyết của FDI bằng cách so sánh sự khác biệt
giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư theo danh mục đầu tư. Dựa trên lý thuyết
đầu tư danh mục, nguồn vốn di chuyển từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao
cho đến khi lãi suất cân bằng. Lý thuyết này giả định rằng không có các rào cản đối
với việc luân chuyển vốn như các rủi ro và sự không chắc chắn. Tuy nhiên, Hymer
lập luận rằng lý thuyết về đầu tư danh mục không giải thích sự kiểm soát (Hymer
1976). Trong đầu tư danh mục, các nhà đầu tư đầu tư ở nước ngoài không có quyền

kiểm soát doanh nghiệp mà họ đầu tư vào.
Dựa trên Hymer, có hai lý do giải thích tại sao các nhà đầu tư tìm kiếm sự kiểm
soát có nghĩa là các công ty đa quốc gia kiểm soát các doanh nghiệp nước ngoài để
đảm bảo việc đầu tư của họ là an toàn và để loại bỏ đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài
và từ nước khác. Hymer cho rằng các công ty đa quốc gia đang thúc đẩy đầu tư ra
nước ngoài do lợi thế nhất định mà họ nhận được thông qua kiểm soát các doanh
nghiệp. Hymer đã phân tích lợi thế của các công ty nước ngoài so với các công ty
nhận đầu tư. Những lợi thế này đang nhận được các yếu tố của sản xuất với chi phí
thấp hơn, phương thức sản xuất, bằng sáng chế, vốn… Ở nơi mà bất hoàn hoàn hảo
thị trường tồn tại (rào cản gia nhập thị trường, chi phí giao dịch cao), các công ty đa
quốc gia muốn tham gia vào đầu tư trực tiếp hơn.
2.1.3. Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon (1966):
Lý thuyết vòng đời sản phẩm được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được
Raymond Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này có
đóng góp đáng kể cho việc phân tích FDI. Nó phân tích bốn giai đoạn sản xuất bắt
đầu với việc phát minh ra sản phẩm mới thông qua hai ý tưởng: một là, mỗi sản
phẩm có một vòng đời từ khi xuất hiện cho đến lúc bị đào thải, vòng đời này dài
hay ngắn là tùy thuộc vào từng sản phẩm; hai là, các nước công nghiệp phát triển
thường nắm giữ những công nghệ độc quyền vì các nước này kiểm soát được khâu
nghiên cứu và triển khai từ đó có lợi thế về quy mô. Lý thuyết vòng đời sản phẩm


7

cho cái nhìn sâu sắc tại sao và làm thế nào xuất khẩu được thay thế bằng đầu tư
nước ngoài. Bài nghiên cứu của Vernon dựa trên các doanh nghiệp Mỹ mà đang sản
xuất cho thị trường trong nước và sau đó là cho thị trường quốc tế. Vernon đã cố
gắng tìm hiểu về sự thay đổi của thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.
Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước
phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới này

đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến
hành ở các nước khác. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở
lại nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời quốc tế một sản phẩm gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi xem có thỏa mãn
được nhu cầu khách hàng hay không và sản phẩm được bán trong nước cũng là để
tối thiểu hóa chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể. Người tiêu
dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Quy trình sản
xuất chủ yếu là nhỏ.
Giai đoạn 2: sản phẩm được chấp nhận, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các
đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện. Nhưng dần dần nhu cầu trong
nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến
đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được hình thành (sản xuất thông qua
FDI). Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.
Giai đoạn 3: sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở
nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt
để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng
gay gắt, các thị trường trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất tiếp tục
được chuyển sang các nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI. Nhiều nước
xuất khẩu sản phẩm trong giai đoạn trước (trong đó có nước tìm ra sản phẩm) nay
trở thành các nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm
sản xuất trong nước không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế.


8

2.1.4. Lý thuyết OLI của Dunning (1993):
Dunning (1993) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến FDI thông qua lý thuyết
mô hình OLI. Mô hình này cung cấp một khuôn khổ cho nhóm các yếu tố vi mô và
vĩ mô để phân tích lý do tại sao và ở đâu các doanh nghiệp đa quốc gia (MNEs) đầu
tư ra bên ngoài. Theo quan điểm của Dunning, các MNCs chắc chắn phải sở hữu

một số lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các hãng trong nước tại thị trường
quốc gia sở tại. Trong mô hình của Dunning các lợi thế đó bao gồm: lợi thế về
quyền sở hữu (Ownership), về vị thế (Location) và lợi thế quốc tế hóa
(Internalization) là khuôn khổ của lý thuyết OLI. Thứ nhất, các công ty nên có lợi
thế về quyền sở hữu cho phép họ cạnh tranh hiệu quả trong thị trường nội địa, ví dụ,
quy trình sản xuất của công ty, công ty có lợi thế cạnh tranh hơn các công ty trong
nước, và nó cũng bao gồm thương hiệu, bản quyền, công nghệ và kỹ năng quản lý.
Thứ hai, nước chủ nhà nên sở hữu những lợi thế cạnh tranh quốc gia, điều này sẽ
khuyến khích công ty nước ngoài đến trực tiếp sản xuất phục vụ thị trường trong
nước thay vì xuất khẩu vào nước đó, ví dụ, chi phí sản xuất và vận chuyển thấp, ưu
đãi thuế, rủi ro thấp,… Và cuối cùng, lợi thế quốc tế hóa (lợi thế công ty tự sản xuất
ra sản phẩm chứ không phải thông qua việc hợp tác với công ty tại nước chủ nhà)
giúp công ty xây dựng và khai thác năng lực của mình như chi phí vận chuyển thấp,
quản lý hiệu quả và kiểm soát chất lượng tốt, để sản xuất hơn là phụ thuộc vào hợp
đồng với công ty nước ngoài, bởi nó thường hàm chứa nhiều rủi ro do công ty phải
tiết lộ một số thông tin độc quyền với đối tác. Dunning (1993) cho rằng lợi thế OLI
có thể khác nhau phụ thuộc vào việc các quốc gia đó phát triển ít hay đã phát triển,
lớn hay nhỏ, ngành công nghiệp đó là thâm dụng lao động hay vốn, thị trường đó là
mới nổi hay đã trưởng thành, cạnh tranh hay độc quyền.
Theo Dunning và Lundan (2008) có bốn loại khác nhau của FDI: FDI tìm
kiếm thị trường, FDI tìm kiếm tài nguyên, FDI tiềm kiếm hiệu quả thị trường, FDI
tìm kiếm tài sản chiến lược. FDI tìm kiếm thị trường mục đích là thâm nhập thị
trường nội địa của nước chủ nhà và thường liên quan đến: quy mô thị trường và thu


9

nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận với
thị trường khu vực và thế giới, sở thích của người tiêu dùng và cấu trúc của thị
trường nội địa. FDI tìm kiếm tài nguyên bị thu hút bởi tài nguyên thiên nhiên như

nguyên liệu, chi phí lao động thấp (cả lao động không có kỹ năng và lao động có kỹ
năng), cơ sở vật chất (cảng, đường, năng lượng, viễn thông), và trình độ công nghệ.
Đối với FDI tìm kiếm hiệu quả thị trường, các nhân tố đầu vào truyền thống đóng
vai trò ít hơn trong việc ảnh hưởng đến FDI, trong khi đó, các yếu tố như năng lực
và khả năng, cơ chế khuyến khích, sự sẵn có và chất lượng của công ty tại nước chủ
nhà, đặc tính cạnh tranh của thị trường trong nước, nhu cầu tiêu dùng tự nhiên và
chính sách vĩ mô, vi mô của chính phủ đóng vai trò quan trọng hơn. Và cuối cùng,
FDI tìm kiếm tài sản chiến lược, đối với hình thức này, các nhà đầu tư sẽ mua lại tài
sản của công ty nước ngoài để thúc đẩy mục tiêu chiến lược trong dài hạn của họ,
đặc biệt là giữ vững hoặc gia tăng khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:

Có nhiều bằng chứng thực nghiệm nhằm xác định các nhân tố tác động lên dòng
vốn FDI. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố được coi là nhân tố tác động đến FDI trong
mỗi nghiên cứu ở mỗi quốc gia. Vì vậy, rất khó để liệt kê các nhân tố tác động, đặc
biệt là theo thời gian một số nhân tố có thể có hoặc không có ý nghĩa thống kê. Do
đó, phần xem xét lại bằng chứng thực nghiệm này sẽ chủ yếu tập trung vào những
nghiên cứu về các nhân tố tác động lên FDI tại các nước đang phát triển, các nền
kinh tế mới nổi và những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi.
Nghiên cứu của Dawn Holland và Nigel Pain (1998) “Sự phổ biến của việc
đổi mới ở Trung và Đông Âu: một nghiên cứu về yếu tố quyết định và tác động lên
đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cho là một
kênh quan trọng cho sự ra đời của những ý tưởng mới, công nghệ và các tiêu chuẩn
để các nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu. Nghiên cứu của Dawn Holland
và Nigel Pain (1998) sử dụng phân tích dữ liệu bảng để nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến FDI ở các nước Trung và Đông Âu: Bulgaria, Croatia, Czech Republic,



10

Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Poland, Romanina, Slovenkia và Slovak
Republic bao gồm các biến: tư nhân hóa, biên giới và độ liên kết thương mại, chi
phí lao động, rủi ro và độ ổn định kinh tế vĩ mô lên FDI trong giai đoạn 5 năm từ
1992 - 1996. Kết quả của bài nghiên cứu này cho thấy rằng việc tư nhân hóa, mức
độ liên kết thương mại với các nền kinh tế tiên tiến và gần với EU có tác động đáng
kể vào mức độ đầu tư. Bài nghiên cứu cũng tìm thấy vai trò của rủi ro và chi phí lao
động tương đối trong các nền kinh tế nhận đầu tư, cho thấy mức độ cạnh tranh để
thu hút đầu tư trong nước. Ngoài ra, tác giả đã tăng cường các kết quả này bằng việc
phân tích dữ liệu bảng riêng biệt của những yếu tố ảnh hưởng đến tiến bộ kỹ thuật
trong tám nền kinh tế Đông Âu so với kỳ trước. Điều này cho thấy tác động lan tỏa
từ dòng vốn đầu tư và thương mại quốc tế đều có một tác động tích cực đến năng
suất trong các nền kinh tế chuyển đổi, với tác động có lợi của FDI là cao hơn trong
nền kinh tế định hướng thị trường tốt hơn.
Nghiên cứu của Beven và Estrin (2000) “Các nhân tố tác động đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở các nền kinh tế chuyển đổi” sử dụng phương pháp dữ liệu
bảng và hồi quy hai bước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến FDI tại các nền
kinh tế chuyển đổi (Trung và Đông Âu) từ năm 1994 – 1998 trong số các nhân tố
rủi ro quốc gia, chi phí lao động, quy mô thị trường nước nhận đầu tư và các biến vĩ
mô khác như chênh lệch lãi suất trái phiếu một năm của quốc gia đầu tư với lãi suất
tiền gửi của quốc gia nhận đầu tư, khoảng cách giữa thủ đô của nước đầu tư với
nước nhận đầu tư, sự khác biệt giữa các quốc gia. Đồng thời, các tác giả cũng ước
tính các nhân tố tác động đến xếp hạng rủi ro quốc gia: tỷ lệ khu vực tư trên GDP,
chỉ số đánh giá chất lượng doanh thu (doanh thu bán ra ngoài được xếp hạng cao,
doanh thu nội bộ xếp hạng thấp), chỉ số kinh tế vĩ mô, vi mô (lạm phát, cán cân
ngân sách/GDP, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối không bao gồm cả vàng, sản lượng
công nghiệp đầu ra/ GDP), tham nhũng. Kết quả cho thấy, quy mô thị trường mà cụ
thể là GDP, xếp hạng rủi ro quốc gia tác động cùng chiều lên FDI, khoảng cách và
chi phí lao động có tác động ngược chiều với FDI. Ngoài ra, xếp hạng rủi ro quốc



11

gia chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của khu vực tư nhân, sự phát triển của ngành,
cán cân tài khóa, tổng dự trữ và tham nhũng.
Nghiên cứu của Libor Krkoska (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tài trợ
tích lũy tài sản ở Trung và Đông Âu”. Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa đầu tư
trực tiếp nước ngoài và tích lũy tài sản gộp ở các quốc gia chuyển đổi cũng như các
nguồn tài trợ tích lũy tài sản khác như: tài trợ nợ, tài trợ thị trường vốn và trợ cấp.
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tích lũy tài sản có quan hệ cùng chiều với FDI, cùng với
nợ trong nước và tài trợ thị trường vốn, bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn chỉ ra mối
tương quan ngược chiều giữa thanh khoản thị trường chứng khoán với FDI. Không
có mối quan hệ thống kê đáng kể nào giữa tín dụng nước ngoài và trợ cấp. Nghiên
cứu cũng cho thấy rằng FDI là một thay thế cho tín dụng trong nước nhưng là bổ
sung với tín dụng nước ngoài và doanh thu từ tư nhân hóa.
Nghiên cứu của Frenkel et al., (2004) “Phân tích dữ liệu bảng dòng vốn FDI
song phương đến các quốc gia mới nổi” đã kiểm tra các yếu tố quyết định đến FDI
sử dụng phân tích dữ liệu bảng dựa trên mô hình Gravity. Nghiên cứu này tập trung
vào dòng vốn FDI song phương giữa 5 nước chủ nhà (các nước công nghiệp lớn
nhất trên toàn thế giới) và 22 nền kinh tế mới nổi ở châu Á, Mỹ Latinh và Trung và
Đông Âu. Bài nghiên cứu bao gồm cả các nước nhận đầu tư và các nước chủ nhà,
nó phân tích yếu tố đẩy và kéo của dòng vốn FDI vào và ra. FDI là biến phụ thuộc
và là khoảng cách giữa nước chủ nhà và nước nhận đầu tư; tăng trưởng GDP, quy
mô thị trường, lạm phát, rủi ro, mở cửa thương mại, được sử dụng như là các biến
độc lập.
Kết quả cho thấy rằng sự phát triển kinh tế được đưa ra bởi tốc độ tăng trưởng GDP
là yếu tố quan trọng đối với dòng vốn FDI vào quốc gia nhận đầu tư. Thêm vào đó,
quy mô thị trường được đại diện bởi GDP có vai trò quan trọng đối với dòng vốn
FDI. Mở cửa thương mại được tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP

có tác động tích cực trên dòng vốn FDI vào các nước nhận đầu tư. Lạm phát là chỉ
số ổn định kinh tế có tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI.


12

Nghiên cứu của Pravakar Sahoo (2006) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nam
Á: Chính sách, xu hướng, tác động và các nhân tố ảnh hưởng”, tác giả đã thực hiện
nghiên cứu các nhân tố tác động lên FDI tại các nước Nam Á trong giai đoạn 1975
– 2003, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, sử dụng bảng đồng liên
kết và OLS tổng hợp (GLS), trong mô hình có 11 biến giải thích, kết quả cho thấy
các nhân tố như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ
sở hạ tầng và độ mở thương mại có tác động lên FDI. Nghiên cứu cũng khuyến nghị
rằng để thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI vào những nước này cần duy trì đà
tăng trưởng để cải thiện quy mô thị trường, chính sách thương mại để sử dụng lao
động dư thừa tốt hơn, giải quyết những ách tắc về cơ sở hạ tầng và cho phép chính
sách thương mại mở cửa hơn.
Nghiên cứu của Nunes và cộng sự (2006) “Các nhân tố tác động đến FDI ở
Châu Mỹ Latin”, mục đích của bài viết là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến
dòng vốn cho các nền kinh tế mới nổi ở Châu Mỹ Latin và được đo lường bằng mô
hình cụ thể của nó. Bài nghiên cứu này dựa trên mẫu dự liệu 15 nước Châu Mỹ
Latin trong giai đoạn từ năm 1991 – 1998. Bài viết nghiên cứu phương pháp hồi
quy dữ liệu bảng để nắm bắt được các nhân tố quyết định đến việc phân chia các
nguồn vốn này qua thời gian và không gian. Các biến độc lập được xem xét ở đây:
quy mô thị trường, độ mở nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, độ ổn định kinh tế vĩ mô,
lương, vốn nhân lực và các nguồn lực tự nhiên. Trong mô hình đề xuất, tất cả các hệ
số hồi quy được dự báo là có tác động và có ý nghĩa thống kê lên FDI.
Kết quả cho thấy được quy mô thị trường (đại diện bằng biến GDP), cơ sở hạ
tầng (đường bộ, cảng biển…), độ mở thương mại thì tác động cùng chiều lên FDI
và có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, các nhân tố: Chi phí lương và tỷ lệ lạm phát thì

có quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Nghiên cứu của Narayanamurthy Vijayakumar và cộng sự (2010) “Các
nhân tố quyết định đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia BRICS”. Bài


13

nghiên cứu này xác định các nhân tố quyết định đến FDI vào các quốc gia BRICS
(bao gồm, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) bằng cách sử dụng mô
hình dữ liệu bảng trong giai đoạn 1975-2007 (riêng Nga dữ liệu được yêu cầu chỉ có
từ năm 1990) và sử dụng các phương pháp: Pool OLS, mô hình tác động cố định
(REM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Các biến độc lập trong mô hình bao
gồm: quy mô thị trường được đo lường bởi GDP; chỉ số sản xuất công nghiệp và tỷ
lệ lạm phát được đo lường cho sự ổn định kinh tế và triển vọng phát triển của một
quốc gia; chi phí lao động cụ thể là lương; chỉ số cơ sở hạ tầng được đo lường bởi
điện, nước, giao thông và thông tin liên lạc; độ mở thương mại; tỷ giá hối đoái và
tích lũy tài sản gộp. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy các nhân tố: quy mô thị trường
được đại diện bằng GDP và cơ sở hạ tầng (INFI) có tác động cùng chiều và đáng kể
lên nguồn vốn FDI. Ngược lại, các yếu tố: chi phí lao động (đại điện bằng lương),
giá trị tiền tệ (tỷ giá hối đoái) và tích lũy tài sản gộp là các nhân tố có tác động
ngược chiều và đáng kể lên dòng vốn FDI vào các nước BRICS. Trong khi đó, triển
vọng phát triển và sự ổn định kinh tế, độ mở thương mại thì không có tác động đáng
kể đến FDI ở các quốc gia này.
Nghiên cứu của Kavita Wadhwa và Sudhakara Reddy S (2011) “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển Châu Á: Vai trò của các nhân tố:
tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm hiệu quả”. Bài nghiên cứu này
được thực hiện để nghiên cứu tác động của các nhân tố tìm kiếm thị trường (market
seeking), tìm kiếm hiệu quả (efficiency seeking) và tìm kiếm nguồn lực (resources
seeking) của các nước nhận đầu tư lên dòng vốn FDI bằng mẫu 10 quốc gia đang

phát triển Châu Á trong khoảng thời gian 1991-2008 (18 năm) và sử dụng mô hình
hồi quy dữ liệu bảng. Các biến độc lập được sử dụng để nghiên cứu được chia ra
làm 3 nhóm dựa vào các dạng FDI: các nhân tố tìm kiếm thị trường FDI (GDP, tốc
độ tăng dân số hàng năm, % xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP); các nhân tố
tìm kiếm nguồn lực FDI (% nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP, số người sử
dụng Internet trên 100 người, số người sử dụng điện thoại trên 100 người, mở


14

đường (road paved) là tỷ lệ phần trăm của tổng số đường giao thông); tìm kiếm hiệu
quả FDI được đo lường bởi tỷ lệ lạm phát hàng năm.
Kết quả cho thấy trong số các yếu tố tìm kiếm thị trường, GDP và xuất khẩu có
tương quan cùng chiều và đáng kể đến FDI. Nhưng trong trường hợp hồi quy với
hiệu ứng cố định, chỉ GDP có tương quan cùng chiều và đáng kể đến FDI nghĩa là
FDI của tất cả các quốc gia không phải là tìm kiếm thị trường. Tương tự, trong các
yếu tố tìm kiếm nguồn lực thì nhập khẩu, số thuê bao di động trên 100 người và FDI
có mối tương quan cùng chiều và đáng kể, còn số người sử dụng Internet trên 100
người và FDI có mối tương quan ngược chiều và đáng kể. Cuối cùng, lạm phát là
thước đo của sự bất ổn kinh tế vĩ mô có tác động ngược chiều với FDI.
Nghiên cứu của Vinit Ranjan và Gaurav Agrawal (2011) “Các nhân tố ảnh
hưởng đến dòng vốn FDI vào các quốc gia BRIC” nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở bốn quốc gia: Brazil, Nga, Ấn
Độ và Trung Quốc (gọi tắt là BRIC). Mô hình REM được áp dụng để phân tích dữ
liệu bảng được lập trong thời gian 35 năm, từ năm 1975 đến năm 2009 để xác định
các nhân tố tác động đến FDI. Trong mô hình nghiên cứu, FDI là biến phụ thuộc,
các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội, tỷ lệ lạm
phát, chi phí lao động, độ mở thương mại, tổng lực lượng lao động và tích lũy tài
sản gộp. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, quy mô thị trường (đại diện bằng biến
GDP), cơ sở hạ tầng kỹ thuật là những nhân tố tiềm năng tác động cùng chiều và có

ý nghĩa lên dòng vốn FDI vào các nước BRIC trong khi đó thì các yếu tố: tỷ lệ lạm
phát, chi phí lương là các yếu tố tác động ngược chiều lên FDI và có ý nghĩa. Ngoài
ra, các yếu tố: tích lũy tài sản gộp và lực lượng lao động có tác động ngược chiều
lên nguồn vốn FDI nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012) “Các
nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển: phân tích
dữ liệu bảng”: xác định các yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI vào các
nước đang phát triển dựa vào mô hình dữ liệu bảng (panel data) sử dụng mẫu 32


15

quốc gia đang phát triển đã được lấy mẫu và dữ liệu qua thời gian 1982-2008. Các
biến phụ thuộc là tổng sản phẩm quốc nội GDP (Quy mô thị trường), tổng lượng dự
trữ (bao gồm cả vàng, quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại IMF), tiêu thụ điện năng,
mức lương và độ mở cửa thương mại lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP).
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường lớn, dự trữ nhiều hơn, cơ sở hạ
tầng tốt và chi phí lao động thấp có tác động tích cực đối với dòng vốn FDI vào các
nước đang phát triển. Mối quan hệ tích cực giữa GDP và FDI cho thấy rằng đất
nước với quy mô thị trường lớn có thể thu hút FDI nhiều hơn. Dự trữ nhiều hơn
cũng đã tác động tích cực trên dòng vốn FDI đến các quốc gia nhận đầu tư. Thêm
vào đó, cơ sở hạ tầng tốt cũng là yếu tố quyết định của dòng vốn FDI và chi phí lao
động thấp cũng có thể thúc đẩy công ty đa quốc đầu tư vào một quốc gia, nơi có
mức lương thấp. Tuy nhiên, bài viết đã chỉ ra rằng độ mở cửa thương mại không có
tác động đến dòng vốn FDI điều này là trái với lý thuyết và một vài nghiên cứu thực
nghiệm.
2.3.

Tóm lược các kết quả nghiên cứu:


Theo những nghiên cứu thực nghiệm trên đây, có rất nhiều yếu tố kinh tế vi mô
và vĩ mô được sử dụng đưa vào trong mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố
tác động đến FDI trong mỗi nghiên cứu ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế
mới nổi và những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Hầu hết những nhân tố tác
động và có ý nghĩa đáng kể lên dòng vốn FDI ở những bài nghiên cứu này có thể
được kể đến chủ yếu là quy mô thị trường thường được đại diện bằng Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), độ mở thương mại được đo lường bằng tổng giá trị kim
ngạch xuất nhập khẩu trên GDP, cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư, tỷ lệ lạm phát
và chi phí lao động.
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới nhấn mạnh vào mối liên kết
giữa FDI và môi trường kinh tế của nước sở tại và chỉ ra rằng môi trường kinh tế bị
ảnh hưởng bởi chiến lược phát triển và chính sách của chủ nhà. Đa số các nghiên


16

cứu đi đến kết luận rằng có quan hệ tương quan giữa tăng trưởng FDI và kinh tế phụ
thuộc vào các đặc tính của nước sở tại như quy mô thị trường, độ mở thương mại,
môi trường kinh doanh, lao động…Các nghiên cứu nghiệm cho thấy sự không đồng
bộ trong việc xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố với FDI và kết quả nghiên cứu
cũng không giống nhau. Đồng thời, các bài nghiên cứu này cũng không cung cấp
thông tin chung về các nhân tố tác động đến FDI tại các nước đang phát triển. Bài
luận văn sẽ tập trung vào phân tích thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu
hút FDI tại 25 quốc gia đang phát triển Châu Á trong giai đoạn 2000 – 2013.
Qua việc nghiên cứu về các khung lý thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu thực
nghiệm đã có trước đây, bảng 2.1 sẽ trình bày ngắn gọn các nhân tố được lựa chọn
để đưa vào mô hình nghiên cứu và kiểm định tác động của các nhân tố này lên
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển Châu Á.
Bảng 2.1 Các nhân tố và nghiên cứu thực nghiệm

Kết quả
TT

Các nhân tố

Biến

Tác giả nghiên cứu

nghiên
cứu

Alan A. Bevan and Saul Estrin (2000);
Frenkel và cộng sự (2004); Nunes và
cộng sự (2006); Pravakar Sahoo (2006);
+
1

Quy mô thị
trường

GDP

Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal
Sridharan and Kode Chandra Sekhara
Rao (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav
Agrawal

(2011);


Kavita

Wadhwa,

Không tác Sudhakara Reddy S (2011); Ab Quyoom
Dawn
Holland
and Imran
Nigel Pain
Khachoo
và Mohd
Khan(1998)
(2012).
động


17

Frenkel và cộng sự (2004); Nunes và
2

Tỷ lệ lạm phát
(% hàng năm)

INFL

-

cộng sự (2006); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav
Agrawal


(2011);

Kavita

Wadhwa,

Sudhakara Reddy S (2011).
Alan A. Bevan and Saul Estrin (2000);
Frenkel và cộng sự (2004); Nunes và
cộng
3

Chi phí lao
động

WAGE

-

sự

(2006);

Narayanamurthy

Vijayakumar, Perumal Sridharan and
Kode Chandra Sekhara Rao (2010); Vinit
Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011); Ab
Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan

(2012).
Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal

4

Chỉ số cơ sở hạ
tầng

INFREX

+

Sridharan and Kode Chandra Sekhara
Rao (2010); Vinit Ranjan, Dr. Gaurav
Agrawal (2011).
Dawn Holland and Nigel Pain (1998);
Nunes và cộng sự (2006); Pravakar

+
5

Độ mở thương
mại

Sahoo (2006); Narayanamurthy
Vijayakumar, Perumal Sridharan and

TRAO

Kode Chandra Sekhara Rao (2010); Vinit

Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011)
Không tác Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran
động

Khan (2012).


18

Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal
+
6

Tổng số lực
lượng lao động

Sridharan and Kode Chandra Sekhara Rao
(2010)

LAB

Không tác Vinit
động
+

7

Tích lũy tài sản
gộp


Ranjan,

Dr.

Gaurav

Agrawal

(2011).
Libor Krkoska (2001)

Narayanamurthy Vijayakumar, Perumal
GCF

-

Sridharan and Kode Chandra Sekhara
Rao (2010).

Không tác Vinit Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011)
động
Từ bảng tổng hợp trên, bài luận văn này sẽ sử dụng nghiên cứu của Vinit
Ranjan, Dr. Gaurav Agrawal (2011) “Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI
vào các quốc gia BRIC” làm cơ sở nghiên cứu và sử dụng các biến, mô hình mô
hình nghiên cứu để áp dụng kiểm định cho luận văn này “Nghiên cứu các nhân tố
tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia đang phát triển Châu Á”.


×