Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở Việt Nam : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.62 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------------

NGUYỄN LÊ PHƯƠNG MAI

TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI
ĐỐI ĐẾN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------------

NGUYỄN LÊ PHƯƠNG MAI

TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI
ĐỐI ĐẾN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – ngân hàng
Mã số : 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HOÀNG NGÂN



TP. HCM – Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Phương Mai


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các đồ thị
Lời mở đầu ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn .......................................................................... 3
5. Điểm mới của đề tài ................................................................................................ 3
6. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 3
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về tỷ giá và lạm phát .......................................... 4

1.1 Tổng quan về tỷ giá .............................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá ............................................................................................ 4
1.1.2 Phân loại tỷ giá .................................................................................................. 4
1.1.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ............................................................................. 4
1.1.2.2 Tỷ giá hối đoái thực ........................................................................................ 4
1.1.3 Chính sách tỷ giá hối đoái ................................................................................. 5
1.1.4 Mặt trái khi đồng tiền được định giá cao .......................................................... 6
1.2 Lạm phát, nguyên nhân và những tổn thất của lạm phát ..................................... 9
1.2.1 Khái niệm lạm phát ........................................................................................... 9
1.2.2 Nguyên nhân lạm phát ....................................................................................... 9
1.2.3 Những tổn thất của lạm phát ............................................................................. 11
1.2.3.1 Đối với lạm phát dự kiến ............................................................................... 11
1.2.3.2 Đối với lạm phát không dự kiến ..................................................................... 11


1.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát .................................................................... 11
1.4 Kết hối ngoại tệ .................................................................................................... 13
1.5 Kinh nghiệm của Trung quốc về điều hành chính sách tỷ giá .............................. 15
Kết luận chương 1 .................................................................................................... 19
Chương 2: Tác động chính sách tỷ giá hối đoái từ năm 2008-2011đến lạm phát
Việt Nam ................................................................................................................. 21
2.1 Thực trạng tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ sau năm 2008 ..................... 21
2.1.1 Chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam ................................................................ 21
2.1.2 Diễn biến tỷ giá từ năm 2008 đến 2011 ........................................................... 23
2.1.2.1 Năm 2008 ...................................................................................................... 23
2.1.2.2 Năm 2009 ...................................................................................................... 26
2.1.2.3 Năm 2010 ...................................................................................................... 27
2.1.2.4 Năm 2011 ....................................................................................................... 29
2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2008 đến 2011 .......................................... 30
2.2.1 Diễn biến lạm phát năm 2008 ........................................................................... 30

2.2.2 Diễn biến lạm phát năm 2009 ........................................................................... 31
2.2.3 Diễn biến lạm phát năm 2010............................................................................ 32
2.2.4 Diễn biến lạm phát năm 2011 ............................................................................ 34
2.3 Phân tích tác động chính sách tỷ giá năm 2008- 2011 đến lạm phát Việt Nam .. 35
2.3.1 Mối quan hệ tỷ giá và lạm phát ......................................................................... 36
2.3.2 Mối quan hệ tỷ giá và xuất nhập khẩu .............................................................. 39
2.3.3 Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái lên cung cầu ngoại tệ tại Việt Nam
2008-2011 .................................................................................................................. 45
2.4 Đánh giá tác động chính sách tỷ giá hối đoái lên lạm phát Việt Nam thời gian qua
.................................................................................................................................... 48
2.4.1 Tác động tiêu cực .............................................................................................. 48
2.4.2 Tác động tích cực .............................................................................................. 49
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 51
Chương 3: Giải pháp hạn chế tác động chính sách tỷ giá đến lạm phát Việt Nam


.................................................................................................................................... 53
3.1 Giải pháp về phía Chính phủ Việt Nam ............................................................... 54
3.1.1 Định hướng phát triển nền kinh tế dựa vào xuất khẩu từ nay cho đến năm 2020
.................................................................................................................................... 54
3.1.2 Giảm tỷ trọng hàng nhập trong hàng xuất ........................................................ 55
3.1.3 Ổn định kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát Việt Nam .................................... 56
3.1.3.1 Đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài .................................................. 58
3.1.3.2 Đối với cải thiện hiệu quả sử dụng vốn ......................................................... 58
3.2 Giải pháp về phía Ngân hàng Nhà nước ............................................................. 59
3.2.1 Đối với chính sách tỷ giá ................................................................................. 59
3.2.2 Hạn chế cung tiền và kiểm soát tăng trưởng tín dụng ....................................... 59
3.2.3 Điều hành lãi suất linh hoạt .............................................................................. 60
3.2.4 Kiểm soát chặt thị trường ngoại hối ................................................................. 62
3.2.5 Chống tình trạng Đô la hóa ............................................................................... 64

3.3 Giải pháp về phía các NHTM .............................................................................. 67
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 68
Kết luận ..................................................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1 . NHNN

: Ngân hàng nhà nước

2. VNĐ

: Việt Nam đồng

3. USD

: Đô la Mỹ

4. PPP

: Ngang giá sức mua

5. NDT

: Đồng nhân dân tệ

6. CCTM


: Cán cân thương mại

7. CCTT

: Cán cân thanh toán

8. FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9. FII

: Đầu tư gián tiếp nước ngoài

10. CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

11. NHTM

: Ngân hàng thương mai

12. ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

13. DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước


14. GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

15. CSLP

: Chỉ số lạm phát


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1 Tỷ giá và lạm phát Việt Nam (2008-2011) ................................................. 37
Bảng 2.2 Tỷ giá USD/VND và chênh lệch lạm phát Việt Nam – Mỹ ....................... 38
Bảng 2.3 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam (2007-2011) ...................................... 39
Bảng 2.4 Chỉ số tỷ giá hối đoái thực và tỷ lệ xuất nhập khẩu Việt Nam (2007-2011)40
Bảng 2.5 Danh sách mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu .......... 42
Bảng 2.6 Danh sách hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu................. 43

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1 Diễn biến lạm phát năm 2008 .................................................................... 31
Hình 2.2 Diễn biến lạm phát năm 2009 ..................................................................... 32
Hình 2.3 Diễn biến lạm phát năm 2010...................................................................... 33
Hình 2.4 Diễn biến lạm phát năm 2011 ..................................................................... 34
Hình 2.5 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ lệ X/N .................................... 41


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, tác động của tỷ giá tới lạm phát, tăng
tỷ giá có cứu được lạm phát… là những vấn đề đã, đang và vẫn được nhiều
người quan tâm nghiên cứu trong nền kinh tế. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh
lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản
lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm
phát của hai đồng tiền: nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của
nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.
Dựa trên tỷ giá hối đoái, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của
một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ giá
thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối
đoái tăng hay giảm còn có ảnh hưởng không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ lưu
chuyển giữa các nước, tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế. Tuy nhiên,
mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà nghiên
cứu cho rằng: Khi mức độ giảm giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa,
lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của
hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá
có thể hạn chế được lạm phát.
Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức
mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong
nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài
rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ
chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại
tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít
hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường
giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu
ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái
tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người



2

dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia
tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì
những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia.
Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một
cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Thông thường, khủng hoảng tỷ giá hối đoái xảy ra khi những người tham
gia vào thị trường tài chính kết luận rằng mức tỷ giá hối đoái hiện hành không
thể duy trì được nữa, và nước đó có thể sớm giảm giá. Nhằm bù đắp cho các nhà
đầu tư về rủi ro giảm giá dự kiến, NHNN phải tăng lãi suất trong nước, thường là
rất cao. Quốc gia này phải đối mặt với sự lựa chọn: duy trì lãi suất ở một mức
rất cao, dẫn đến giảm cầu hàng hóa và kích hoạt một cuộc suy thoái: hoặc phải
giảm giá đồng tiền.
Năm 2008, tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam là 22,97% và để đối
phó với lạm phát tăng cao Việt Nam đã liên tục tăng tỷ giá. Năm 2008 được giới
phân tích tài chánh coi là “năm bất ổn của tỷ giá” với những biến động tỷ giá rất
phức tạp và những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí
cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật
độ chưa từng có trong trong lịch sử. Vậy chính sách tỷ giá hối đóai trên đã tác
động đến lạm phát ở Việt Nam như thế nào? Nhận thấy đây là vấn đề cần nghiên
cứu, nên tôi đã chọn đề tài “Tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình
lạm phát ở Việt Nam” làm luận văn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
trong thời gian qua đã có tác động đến lạm phát như thế nào? Liệu Việt Nam
thực hiện chính sách tiền tệ giảm giá VNĐ trong thời gian qua có giúp kiểm soát
và ổn định thị trường ngoại hối, cải thiện dự trữ ngoại hối, hạn chế nhập siêu và
có kiềm chế lạm phát đang gia tăng hay không? Từ đó hình thành định hướng

cho việc điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới. Hy vọng, tỷ giá sẽ là
một công cụ chính sách tiền tệ giúp cải thiện tình hình kinh tế hiện nay.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của những lần điều chỉnh chính sách tỷ
giá hối đoái lên lạm phát và lên tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu là diễn biến tỷ giá và lạm phát từ sau khủng khoảng
kinh tế năm 2008 đến hết năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp mô tả các
dữ liệu, đối chiếu, kết hợp các học thuyết kinh tế hiện đại để đưa ra các giải thích
sự kiện từ đó đưa ra các kiến nghị về chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam.
4. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tích cực vào hoàn thiện
chính sách điều hành tỷ giá của NHNN hiện nay. Làm cơ sở cho các quyết định
thực hiện giảm giá VNĐ với mức độ và thời điểm thích hợp góp phần kiềm chế
lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
5. Điểm mới của đề tài
Nghiên cứu về tỷ giá và chính sách tỷ giá đã có nhiều tài liệu và đề tài
khoa học, luận văn Thạc sĩ, luận văn Tiến sĩ đề cập. Tuy nhiên, nghiên cứu về
Tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở Việt Nam thì chưa
phổ biến. Đề tài có thể giúp phân tích tác động lạm phát trong tương lai sau khi
thực hiện quyết định giảm giá trị đồng nội tệ. Với đề tài này, tác giả mong muốn
đóng góp để hoàn thiện chính sách tỷ giá hiện nay.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, thì luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về tỷ giá và lạm phát
Chương 2: Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái từ năm 2008 -2011

đến lạm phát Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hạn chế tác động chính sách tỷ giá đến lạm phát
Việt Nam


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỶ
GIÁ VÀ LẠM PHÁT
1.1 Tổng quan về tỷ giá
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá
Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua đồng tiền khác. Hay
tỷ giá là số đơn vị đồng tiền định giá trên một đơn vị đồng tiền yết giá; đối với
một quốc gia cụ thể, thì tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, nghĩa
là đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn nội tệ đóng vai trò là đồng
tiền định giá
1.1.2 Phân loại tỷ giá
1.1.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong các
giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu
thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa
và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa đồng tiền của hai nước.
Ví dụ: nếu tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam là 16.130
VNĐ/USD, thì bạn có thể đổi 1 USD lấy 16.130 trên thị trường tiền tệ thế giới.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa thường được sử dụng để chỉ tỷ giá hối đoái giữa hai
nước.
Tỷ giá hối đoái ngày hôm sau là 1 USD đổi được 16.135 VNĐ tăng so với
mức 1 USD đổi được 16.130 VNĐ trong ngày hôm trước. Người ta gọi đó là sự
giảm giá của đồng Việt Nam, là sự gia tăng tỷ giá và ngược lại.

1.1.2.2 Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá hối đoái thực chiếm vị trí quan trọng trong các nghiên cứu kinh tế
về tỷ giá hối đoái. Xuất phát từ sự tin tưởng tỷ giá hối đoái thực là chỉ tiêu kinh


5

tế vĩ mô, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
nhất là trong xu thế toàn cầu hiện nay.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan
giá cả trong nước và ngoài nước. Tỷ giá hối đoái thực là giá tương đối của hàng
hóa ở hai nước. Tức là, tỷ giá hối đoái thực cho chúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó
hàng hóa của một nước được trao đổi với hàng hóa nước khác.
1.1.3 Chính sách tỷ giá hối đoái
Vì chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách kinh tế, nên về khái
niệm, mục tiêu, nội dung và công cụ điều hành chính sách tỷ giá phải nhất quán
với chính sách kinh tế của chính phủ. Chính vì vậy có thể khái niệm chính sách
tỷ giá như sau:
Chính sách tỷ giá là những họat động của chính phủ (mà đại diện thường
là NHNN) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá)
và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác
động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách
kinh tế quốc gia.
Như vậy, để duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến
động đến một mức cần thiết, thì cần phải có một chế độ tỷ giá và một hệ thống
các công cụ can thiệp thích hợp. Mục tiêu của chính sách tỷ giá bao gồm:
Mục tiêu ổn định giá cả: Với các yếu tố khác không đổi, khi giảm giá nội
tệ (tức tăng tỷ giá), làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Giá
hàng hóa nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng,
tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu càng

lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Điều này thể hiện qua công thức:
P = . PD + (1-).E.PM*
Trong đó:
 : Tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước


6

(1-): Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu.
PD :Giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ
PM* : Gía hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngọai tệ
E : Tỷ giá
P : Giá hàng hóa chung của nền kinh tế
Ngựơc lại, khi nâng giá nội tệ ( tức tỷ giá giảm) làm cho giá hàng hóa nhập khẩu
tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm phát.
Mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ: khi
các yếu tố khác không đổi, chính sách giảm giá nội tệ sẽ làm cho:
- Kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu làm tăng thu nhập quốc
dân và tăng công ăn việc làm.
- Làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào
là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập
khẩu, từ đó mỡ rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn viêc làm
mới.
Mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai: Với chính sách tỷ giá định giá thấp
nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện
đựơc cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng
dư. Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu
và kích thích nhập khẩu, điều chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thăng dư về
cân bằng hay thâm hụt.
1.1.4 Mặt trái khi đồng nội tệ được định giá cao

Giá cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan
trọng bậc nhất để một thị trường hoat động hiệu quả. Cũng như các thị trường
khác, để thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả với doanh số giao dịch cực đại,
có độ thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp thì tỷ giá phải được hình thành
một cách khách quan theo quy luật cung cầu; hay nói cách khác, tỷ giá áp dụng


7

trong các giao dịch ngoại hối phải là tỷ giá thị trường, tức tại đó cung cầu cân
bằng. Nếu tỷ giá quá cao hay quá thấp so với tỷ giá cân bằng, điều trở thành nhân
tố kìm hãm doanh số giao dịch, kích thích đầu cơ, là nguyên nhân hình thành và
phát triển thị trường ngầm và làm cho các nguồn lực xã hội phân bổ kém hiệu
quả.
Nếu không có sự can thiệp của NHNN, thì tỷ giá được hình thành theo
quan hệ cung cầu tại mức tỷ giá cân bằng, tại mức tỷ giá này thì cung cầu ngoại
tệ bằng nhau. Nếu NHNN quy định tỷ giá giao dịch dưới mức cân bằng, làm cho
thị trường ngoại hối trở nên mất cân đối, cung sẽ nhỏ hơn cầu. Do cung nhỏ hơn
cầu, nên tỷ giá chịu áp lực tăng; để duy trì tỷ giá ổn định, buộc NHNN phải can
thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra và mua vào nội tệ, do đó
dự trữ ngoại hối sẽ giảm. Nếu dự trữ ngoại hối mỏng thì sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Một khi dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt hoặc NHNN không muốn tiếp tục giảm dự
trữ ngoại hối, thì áp lực giảm giá nội tệ sẽ trở thành hiện thực. Giảm giá nội tệ
không phải là biện pháp dễ được NHNN chấp nhận, bởi vì kèm theo giảm giá là
áp lực lạm phát, làm xói mòn sức mua đồng tiền quốc gia, làm phát sinh những
hậu quả về kinh tế, chính trị và xã hội khó lường. Để tránh giảm giá nội tệ và duy
trì được tỷ giá ổn định, buộc NHNN phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại
hối; ngoài ra, chính phủ còn có thể áp dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ thông
qua hệ thống xuất nhập khẩu, hạn ngạch, danh sách mặt hàng hạn chế nhập khẩu
… Tất cả các biện pháp nêu trên nhằm tăng cung và giảm cầu để duy trì tỷ giá

giao dịch ổn định ở mức thấp hơn tỷ giá cân bằng.
Những hậu quả khi NHNN ấn định tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân
bằng:
1. Kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, ảnh hưởng đến sản xuất
trong nước.
2. Thị trường ngoại hối luôn ở trạng thái cầu lớn hơn cung, nghĩa là thị
trường khan hiếm hàng hóa, tạo ra cảnh “ mua tranh bán ép” hay “ bán thì cưỡng
bách còn mua thì phân phối”.


8

3. Làm giảm tính thanh khoản và khiến cho thị trường ngoọai hối họat
động trở nên kém hiệu quả. Điều này được thể hiện ở chỗ, doanh số mua bán thị
trường có tổ chức giảm.
4. Tỷ giá thấp cùng với doanh số mua bán ngoại tệ giảm đã kìm hãm phát
triển ngoại thương và khiến cho các nguồn lực xã hội phân bổ kém hiệu quả
5. Việc quy định tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng của thị trường
là nguyên nhân chính hình thành và phát triển thị trường ngầm; hay nói cách
khác, một khi thị trường ngầm tồn tại và tỷ giá trên thị trường này cao hơn tỷ giá
giao dịch trên thị trường chính thức thì có thể tin rằng đồng nội tệ đang định giá
cao.
6. Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều, điều này khiến cho những
nhà đầu cơ vào cuộc, một mặt họ găm giữ ngoại tệ, mặt khác họ tích cực mua
vào chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán kiếm lời; thậm chí những người không có nhu
cầu về ngoại tệ để thanh toán cũng ra sức mua bằng được ngọai tệ để làm
phương tiện cất trữ giá trị. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối lại càng trở
nên căng thẳng và tạo sức ép mạnh hơn lên giảm giá nội tệ.
7. Như vậy, vô hình chung trên thị trường ngoại hối đã tạo ra cơ chế “hai
giá” Đương nhiên những người có nhu cầu ngoại tệ đều muốn mua được giá

phân phối, hay giá trong, nhưng vì ngoại tệ khan hiếm nên buộc họ phải “xếp
hàng” chờ phân phối và cấp phép. Đây chính là môi trường thuận lợi để các hành
vi nhận hối lộ, làm việc cửa sau,... phát triển.
8. Do tồn tại cơ chế hai giá nên khiến cho môi trường kinh doanh trở nên
không bình đẳng. Ví dụ, đều là nhà nhập khẩu, nhưng nhà nhập khẩu A mua
được giá chính thức, còn nhà nhập khẩu B phải mua ngoại tệ theo giá thị trường
ngầm, do đó nhà nhập khẩu A sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh.
9. Do bán ngoại tệ ở thị trường ngầm với tỷ giá cao hơn so với thị trường
chính thức, điều này càng khuyến khích những người có ngoại tệ tìm cách chỉ
bán ra trên thị trường ngầm; ngoài ra, có thể tạo động cơ cho một số cán bộ làm
việc ở bàn thu đổi ngoại tệ lợi dụng ăn chênh lệch giá.


9

10. Do ngoại tệ không tập trung hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng, do đó
thị trường ngầm còn là nơi tiếp tay cho những kẻ buôn lậu trốn thuế, làm ăn phi
pháp và gây khó khăn cho NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
1.2 Lạm phát, nguyên nhân và những tổn thất của lạm phát
1.2.1 Khái niệm lạm phát
Một đô la hiện nay không mua được nhiều hàng như 20 năm trước đây.
Giá hầu hết các mặt hàng đều tăng lên. Sự gia tăng mức giá chung này được gọi
là lạm phát và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế và
hoạch định chính sách. Vậy lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức
giá chung
1.2.2 Nguyên nhân lạm phát
Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn
tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Trong khi đó,chủ
nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về
tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi,
trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người
cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng
mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong
khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng
lên, nghĩa là lạm phát.
Lạm phát do chi phí đẩy: Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí
sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận
của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế
cũng tăng.
Lạm phát do cơ cấu : Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh
nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể
không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo


10

mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm
phát nảy sinh vì điều đó.
Lạm phát do xuất khẩu : Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn
tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản
phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm
phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
Lạm phát do nhập khẩu : Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được
mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng
giá như trong trường OPECquyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước
xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành
khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
Lạm phát tiền tệ : Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương
mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước;

hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà
nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm
phát.
Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế quá
nhiều, vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị
của nền kinh tế́. Có thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn
trong nền kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ nới
lỏng. Khi lượng tiền lưu thông quá lớn, ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100
triệu..., thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất lớn theo xã hội. Áp lực cung hạn chế
dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát tăng lên.
Lạm phát đẻ ra lạm phát : Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính
duy lý, đó là tâm lý dự trữ, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là
đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh
tiêu dùng hiện tại, tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên
khan hiếm, kích thích giá lên gây ra lạm phát.


11

1.2.3 Những tổn thất của lạm phát
1.2.3.1 Đối với lạm phát dự kiến
- Tổn thất thứ nhất là gây biến dạng thuế lạm phát đánh vào số tiền mà
mọi người đang giữ.
-

Tổn thất thứ hai của lạm phát phát sinh khi lạm phát cao buộc các

doanh nghiệp phải thay đổi biểu giá thường xuyên hơn.
- Tổn thất thứ ba của lạm phát phát sinh do các doanh nghiệp tránh điều
chỉnh giá cả thường xuyên khi phải chịu chi phí thực đơn; vì vậy, lạm phát càng

cao, sự biến động của giá tương đối càng lớn.
- Tổn thất thứ tư của lạm phát do luật thuế gây ra. Nhiều điều khoản của
luật thuế không tính đến tác động của lạm phát. Lạm phát có thể làm thay đổi
nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, thường trái với ý định của người làm luật.
- Tổn thất thứ năm của lạm phát là sự bất tiện của cuộc sống trong một
thế giới mà giá cả thị trường thường xuyên thay đổi. Tiền là thước đo mà chúng
ta dựa vào để tính tóan các giao dịch kinh tế. Khi có lạm phát, cái thước này co
giãn.
1.2.3.2 Đối với lạm phát không dự kiến
Lạm phát không dự kiến có tác động nguy hại hơn so với bất kỳ tổn thất
nào của lạm phát ổn định, đựơc dự kiến từ trứơc: lạm phát không dự kiến phân
phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán.
1.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát
Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát có thể đựơc giải thích theo thuyết
“Ngang giá sức mua” (purchasing power parity -PPP) . Trong số các yếu tố quyết
định của tỷ giá hối đoái, lạm phát thường được coi như là yếu tố quan trọng nhất.
Việc so sánh sức mua giữa các đồng tiền, so sánh tỷ lệ lạm phát giữa các
nước với nhau là điều tương đối phức tạp. Trong các nước tư bản phát triển
người ta hay dùng phương pháp so sánh sức mua . Cách giải thích đơn giản nhất


12

của phương pháp PPP là lấy ví dụ về một mặt hàng. Nếu một chiếc xe Ô tô ở
Đức đắt hơn ở Pháp thì người mua sẽ mua xe ở Pháp hơn ở Đức. Vì nhiều người
làm như vậy nên giá xe ở Đức hạ xuống và ở Pháp tăng lên, và do đó thu nhập
xuất khẩu ở Đức giảm, ở Pháp tăng sẽ dẫn đến xu hướng đồng mark giảm so với
đồng franc, giá cả xe hơi và tỷ giá giữa 2 đồng tiền tiếp tục thay đổi cho tới khi
giá xe hơi ở hai nước, do tỷ giá điều chỉnh trở nên bằng nhau.
Một trong những hệ quả khác của lý thuyết ngang giá là sức mua được

biểu hiện bằng mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước đó. Trong điều kiện cạnh
tranh lành mạnh, mức độ lạm phát của hai nước nếu như khác nhau sẽ dẫn đến
giá cả hàng hóa ở hai nước đó sẽ có sự biến động khác nhau, làm cho sự ngang
giá sức mua của hai đồng tiền đó bị phá vỡ, tức là làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Mức chênh lệnh lạm phát càng lớn sẽ dẫn đến mức thay đổi tỷ giá cũng lớn theo.
Tỷ giá thời điểm t = Tỷ giá thời điểm (t-1) x

Chỉ số lạm phát trong nước
CSLP nước ngoài có đồng tiền định giá

Thuyết ngang giá sức mua quy định một mối liên hệ chính xác giữa tỷ lệ
lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái ở hai nước. Theo những điều kiện không
chính xác, lý thuyết ngang giá sức mua cho rằng tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ điều
chỉnh cùng một mức độ với chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá
hối đoái sẽ biến động để bù đắp sự chênh lệch trong lạm phát giữa hai quốc gia để
trạng thái ngang giá sức mua được duy trì. Nghĩa là nếu chứng minh được trạng
thái ngang giá sức mua tồn tại thì nhìn vào sự chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa
hai quốc gia chúng ta có thể dự báo được sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Khi trị giá đồng nội tệ hạ xuống ( tức là một đơn vị tiền tệ trong nước đổi
được ít hơn đồng ngoại tệ) thì mức giá chung của hàng hóa trong nước chịu ảnh
hưởng của giá cả nhập khẩu sẽ tăng dần lên. Giá nhập khẩu các nguyên liệu, bán
thành phẩm, thiết bị tăng dần lên làm cho chi phí sản xuất trong nước cũng tăng
lên theo.
Trái lại, khi trị giá đồng tiền trong nước được nâng lên (tức là một đơn vị


13

tiền tệ trong nước đổi được nhiều ngoại tệ hơn) thì giá hàng nhập trở nên rẻ hơn
và từ đó góp phần làm cho mức giá chung trong nước được ổn định hơn.

Vì vậy khi xác định tỷ giá đồng tiền trong nước, nhà nước phải xem xét
nhiều mặt tác động khác nhau của tỷ giá tới tình hình kinh tế trong nước, từ đó
đề ra những biện pháp tỷ giá thích ứng vừa có thể khuyến khích xuất khẩu vừa có
thể hạn chế được tác hại tiêu cực tới lưu thông tiền tệ và giá cả trong nước.
Đồng tiền trong nước được nâng lên hay hạ xuống còn có tác động tới sự
di chuyển của các luồng vốn ngoại tệ trong nước. Việc xác định tỷ giá hối đoái
đúng đắn, hợp lý có phối hợp các biện pháp kinh tế sẽ có tác động rất lớn trong
việc huy động vốn từ nước ngoài đầu tư vào trong nước có lợi cho nền kinh tế,
tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân
1.4 Kết hối ngoại tệ
Biện pháp kết hối ngoại tệ là việc chính phủ quy định đối với các thể nhân
và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời
hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết
hối được áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị
trường ngoại hối.
Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời
để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp
lực phải phá giá nội tệ.
Ví dụ ở Việt Nam, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
năm 1997, nên hầu hết các doanh nghiệp đã đều găm giữ ngoại tệ trên tài khoản
làm cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối nghiêm trọng. Đứng trước tình hình đó,
ngày 12/09/1998, Chính phủ đã ban hành quyết định số 173/QĐ-TTg về nghĩa vụ
bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là các tổ chức với tỷ lệ kết hối bắt
buộc là 80%. Khi thị trường ngoại tệ trở nên ổn định hơn, ngày 30/08/1999,
chính phủ đã có quyết định số 180/1999/QĐ-TTg điều chỉnh tỷ lệ kết hối từ 80%
xuống 50%; và sau đó xuống còn 40% rồi 30%, và hiện nay theo quyết định số
46/2003/QĐ-TTg, ngày 02/04/2003 giảm xuống 0%.


14


Việc kết hối sẽ giúp chống lại tâm lý đầu cơ ngoại tệ, tránh áp lực cho dự
trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, việc kết hối cũng có những tác động tiêu cực:
- Vi phạm cam kết WTO: Việt Nam đã cam kết không sử dụng biện pháp
hành chính trong điều hành tiền tệ.
- Hạn chế xuất khẩu: đương nhiên việc kết hối với tỷ giá cố định ở mức
thấp của ngân hàng sẽ là thiệt hại cho nhà xuất khẩu. Ví dụ mỗi USD
họ thu về lẽ ra đổi được 18.000 VNĐ thì do chính sách kết hối chỉ còn
17.000 VNĐ. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà xuất khẩu, cũng chính
là gây thiệt hại cho nhà sản xuất nội địa. Suy luận ngược lại thì nhập
khẩu sẽ đắc lợi. Vậy thì nhập siêu sẽ càng trầm trọng hơn, điều này rõ
ràng là bất lợi, không chỉ cho nhà xuất khẩu mà còn cho sản xuất nội
địa, trong khi đó hàng hóa ngoại nhập lại được “trợ giá” gián tiếp.
- Cố định tỷ giá VNĐ với tất cả các ngoại tệ khác: nếu việc kết hối chỉ áp
dụng với USD chẳng hạn, nhà xuất khẩu sẽ chọn ngoại tế khác không
bị “kết hối”, EUR, GBP…, còn nhà nhập khẩu sẽ chọn USD. Vậy, ngân
hàng sẽ phải đỏ mắt tìm nguồn cung USD cho nhập khẩu vì chẳng thu
được xu USD nào từ xuất khẩu. Để tránh điều này thì sẽ phải kết hối
với tất cả ngoại tệ, tức là phải có tỷ giá cố định giữa VNĐ với tất cả
ngoại tệ. Chúng ta không đủ sức làm việc này
- Kích thích tâm lý găm giữ ngoại tệ: chính sách kết hối ra đời nhằm giải
quyết căng thẳng cung cầu ngoại tệ, nhưng chúng ta lại muốn giữ giá
USD ở mức thấp thì chỉ khiến cho mọi thành phần nỗ lực bằng mọi giá
để găm giữ USD nhằm kiếm lợi. Rõ ràng nó sẽ mang lại hiệu ứng
ngược, làm tăng căng thẳng cung cầu ngoại tệ.
- Khuyến khích giao dịch ngoài ngân hàng: nếu giao dịch qua ngân hàng
gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu thì họ sẽ tìm mọi cách để tránh né.
Chúng ta sẽ phải có vô số nỗ lực khác để ép họ “vào khuôn”. Chợ đen
ngoại tệ, buôn lậu… sẽ có mảnh đất màu mỡ để hoạt động.
Có thể nói biện pháp kết hối ngoại tệ là công cụ tác động trực tiếp lên tỷ



15

giá tức thời, một biện pháp can thiệp hành chính của chính phủ. Với xu hướng
mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính thì biện pháp
kết hối chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.
1.5 Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc
đều là nước kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù
thời điểm chuyển đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, kinh
nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý
giá cho Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của
Trung Quốc trong những năm gần đây.
Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ
giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh
doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho
Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu sắc.
Trung Quốc đã nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế
hoạch, từ năm 1979 đã thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh
tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của
nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ
chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT. Năm
1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22
NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân
thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT),

đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện
cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng,
hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát


16

của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và
14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn
nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT
lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Nhận thấy việc duy trì tỷ giá theo
hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại và kế
hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh
mạnh tỷ giá hối đoái.
Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá
đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là
giảm giá đồng NDT) lên tới 50%. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn
định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt
chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo
cung cầu ngoại tệ thông suốt.
Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối
ngoại tệ bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính
phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân
hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh
nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước
và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh
nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.
Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên
139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày
15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép

một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy
phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản
với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.
Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính
sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý
ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh


17

nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn
thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý
ngoại hối yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách kết hối ngoại
tệ theo Chỉ thị số 87 nói trên.
Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ
USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép
các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh
doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như
vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách
này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát
thấp, cán cân thanh toán, cán cân thương mại thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.
Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn
chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng
thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay
ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số
125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng
thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại
tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân
hàng được ủy quyền. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản
cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối.

Gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối tới
2.847,3 tỷ USD, chính sách tỷ giá của Trung Quốc làm cho các nước Mỹ,
phương Tây đau đầu. Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới ký
Sắc lệnh sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng
lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn với nội dung gần tương tự với pháp
lệnh ngoại hối của Việt Nam.
Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối,
Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Từ năm 1994


×