Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sinh sản ở côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.9 KB, 5 trang )


Sinh sản ở côn trùng


Hệ sinh dục:
Đa số côn trùng phân tính, chỉ có một số ít côn
trùng lưỡng tính như rệp, côn trùng bộ Hai cánh
sống trong tổ mối. Thường có hiện tượng dị
hình chủng tính rõ rệt (hình dạng, màu sắc...).
Cơ quan sinh dục đực:
Gồm một đôi tuyến tinh dạng viên đơn giản
hay nhiều thùy, ống dẫn tinh đổ vào ống
phóng tinh, các tuyến phụ cũng đổ vào ống
phóng, tận cùng là cơ quan giao phối rất đặc
trưng cho các loài và là đặc điểm chẩn loại. Các
loài côn trùng không có cơ quan giao phối thì
bao tinh được gắn vào lỗ sinh dục cái khi giao
phối.
Cơ quan sinh dục cái:
Gồm một đôi tuyến trứng, thường có dạng búi,
số lượng biến đổi tuỳ loài (từ 1 đến hàng ngàn).
Mỗi ống gồm có phần đỉnh là phần sinh trứng,
phần dưới là phần chứa trứng, có nhiều ngăn.
Các ống sinh trứng tập trung vào 2 ống dẫn
trứng, nhập lại thành âm đạo rồi đổ ra ngoài qua
huyệt sinh dục cái. Cạnh âm đạo có túi nhận
tinh.
Ngoài ra còn có tuyến phụ sinh dục cái, hình
thành các chất như vỏ trứng, chất dính trứng,
chất làm nổi trứng.... Tinh trùng có thể ở rất lâu
trong cơ thể con cái (4 – 5 năm như ở ong hay


hàng chục năm như ở mối). Ở muỗi, ruồi hút
máu... còn có chu kỳ tiêu sinh tức là con cái cần
hút máu để sinh trứng. Hiện tượng giao phối,
thụ tinh rất phức tạp và lý thú
Sinh san
Đa số côn trùng sinh sản hữu tính, đẻ trứng, có
thể đẻ 1 lần rồi chết (phù du) hay đẻ nhiều lần.
Số lượng trứng sai khác nhau tuỳ loài (suốt đời
họ Meloidae đẻ 6.000 trứng, ong chúa đẻ 1,5
triệu trứng, mối chúa vài chục triệu trứng...).
Phương thức đẻ trứng cũng khác nhau: Đẻ từng
cái hay đẻ cả cụm, trứng để trần hay có bao bọc
trong kén. Hình dạng trứng cũng rất sai khác
nhau: hình giỏ, hình cầu, hình chai, hình lọ...
Trong sinh sản hữu tính gặp:
Hiện tượng đực cái cùng cơ thể:
Có một số ít loài trên cơ thể có cả tính đực và
cái như rệp bông Icerya purchasi (có tới 99% số
cá thể). Trong tuyến sinh dục con cái có cả
trứng và tinh trùng (một phần tế bào mặt ngoài
của tuyến sinh dục phát triển thành trứng, phần
tế bào phía trong hình thành nên tinh trùng). Sự
thụ tinh xảy ra trong 1 cá thể, đẻ trứng.
Sinh sản đơn tính sinh (trinh
sản – parthenogenes):
Trứng con cái đẻ ra không qua thụ tinh vẫn
phát triển bình thường. Có thể trinh sản độc lập
như ở mối có trứng không thụ tinh thành con
đực, hay xen kẽ với lưỡng tính có chu kỳ như
rệp muội (nhiều lần trinh sản, 1 lần lưỡng tính).

Sinh sản sâu non:
Một số loài thuộc họ muỗi năn
(Cecidomyiidae), Bọ chỉ hồng (Chironomidae),
họ Micromatidae bộ Cánh cứng... ấu trùng
có buồng trứng chín và trứng không qua thụ
tinh vẫn hình thành nên ấu trùng mới, ấu trùng
này sau đó lớn đẫy thì đục cơ thể mẹ chui ra và
tiếp tục phương thức sinh sản của con mẹ.
Sinh sản đa phôi:
Từ một trứng phát triển thành nhiều cá thể,
trong đó có một phôi có nguồn gốc từ sinh sản
hữu tính điển hình, còn các phôi khác có nguồn
gốc từ sinh sản vô tính bằng cách phân chia. Số
lượng phôi sai khác nhau (từ 2 – 2.000 phôi).
Thường gặp ở các loài ong ký sinh thuộc họ
Chalcidae, Braconidae...
Sinh sản noãn thai sinh (đẻ
con):
phôi phát triển trong cơ thể mẹ ra ngoài dưới
dạng ấu trùng. Thường gặp ở họ rệp muội
(Aphidae), Ruồi Tachnidae, Ruồi nhà
Muscidae...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×