Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã số: 8310107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. MAI THANH LOAN

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Thị Mỹ Hạnh, là học viên lớp cao học khóa 01 chuyên ngành
Thống kê Kinh tế của trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang” là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu trong luận văn đƣợc thu thập từ thực tế có
nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, đƣợc xử lý trung thực, khách quan và chƣa đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Học viên thực hiện luận văn

Trần Thị Mỹ Hạnh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................1
1.2. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..........................................................2
1.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................3
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................3
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................4
1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ...................................6
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .............................................................................6
2.1. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN, PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI .....6

2.1.1. Lý thuyết chung về sự phát triển ............................................................6
2.1.2. Khái quát về du lịch sinh thái .................................................................8
2.1.2.1. Du lịch ...............................................................................................8
2.1.2.2. Du lịch sinh thái .................................................................................9
2.1.3. Lý thuyết chung về phát triển du lịch sinh thái ....................................10
2.1.4. Lý thuyết chung về sự phát triển du lịch bền vững ..............................12
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................14
2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan ................................................................15
2.2.2. Đánh giá tài liệu lƣợc khảo ..................................................................20


2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..........................................................21
2.3.1. Thực trạng du lịch Tiền Giang .............................................................21
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................24
2.3.3 Mô tả biến.............................................................................................25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................27
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................27
3.1.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................28
3.1.2. Nghiên cứu định lƣợng.........................................................................29
3.2. CHỌN MẪU VÀ PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT .........................................29
3.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu và tính đại diện của tổng thể mẫu khảo sát ...29
3.2.2. Địa bàn, đối tƣợng và phƣơng pháp khảo sát.......................................30
3.3. XỬ LÝ DỮ LIỆU ..........................................................................................31
3.3.1. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố ............................................31
3.3.2. Ma trận tƣơng quan ..............................................................................32
3.3.3. Phân tích hồi qui .....................................................................................33
3.3.4. Kiểm định mô hình ...............................................................................34
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................36
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN .......36
4.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................36

4.1.2. Giá trị thống kê mô tả các biến ............................................................37
4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO, PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ............41
4.2.1. Kiểm định thang đo ..............................................................................41
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................................43
4.2.2.1. Kết quả phân tích nhân tố thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến Sự
phát triển du lịch sinh thái ............................................................................43
4.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố thang đo Sự phát triển du lịch sinh thái 45
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY .................................................................................47


4.3.1. Ma trận tƣơng quan ..............................................................................47
4.3.2. Phân tích hồi quy ..................................................................................48
4.3.3. Kiểm định mô hình ...............................................................................51
4.3.3.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................51
4.3.3.2. Kiểm định vi phạm giả thuyết phương sai của các phần dư không
đổi và vi phạm giả thiết phần dư có phân phối chẩn ....................................52
4.3.3.3. Kiểm định giả thuyết ........................................................................53
4.3.3.4. Kiểm định đa cộng tuyến ..................................................................54
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................54
4.4.1. So với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây ........................54
4.4.2. So với thực tiễn quản lý .......................................................................57
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN LÝ .........................61
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................61
5.1.1. Kết luận từ mô hình thực tiễn nghiên cứu ............................................61
5.1.2. Kết luận so với các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc..............................61
5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN LÝ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................62
5.2.1. Về Môi trƣờng tự nhiên........................................................................62
5.2.2 Về Giá cả dịch vụ hợp lý .......................................................................63
5.2.3. Về Chất lƣợng nguồn nhân lực ............................................................64
5.2.4. Về An ninh trật tự và an toàn ...............................................................64

5.2.5. Về Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ ......................................................65
5.2.6. Về Cơ sở vật chất kỹ thuật ...................................................................65
5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO ...........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ANOVA

Analysis of Variance

AVE

Average Variance Extracted

Cronbach‟s alpha

Hệ số Cronbach‟s alpha

CFA

Confirmatory Factor Analysis

DLST

Du lịch sinh thái

KMO


Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin

EFA

Explaratory Factor Analysis

R

Tham số ƣớc lƣợng tƣơng quan

Sig.

Mức ý nghĩa quan sát

SPSS

Statistical Package for thế Social Sciences – Phần mềm
thống kê cho nghiên cứu khoa học xã hội

VIF

Variance Inflation Factor - Hệ số phóng đại phƣơng sai


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững …


13

Bảng 2.2

Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc ……………………………….

20

Bảng 3.1

Mức độ tƣơng quan ………………………………………………… 33

Bảng 4.1

Thông tin mẫu khảo sát …………………………………………….. 36

Bảng 4.2

Thống kê mô tả các biến ……………………………………………

37

Bảng 4.3

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach‟s Alpha ……………………

41

Bảng 4.4


Kiểm định Kmo Và Bartlet (Kmo And Bartlett's Test) …………….

43

Bảng 4.5

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA …………………………. 43

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định Kmo Và Bartlett's test cho nhân tố sự phát triển
du lịch sinh thái ……………………………………………………

45

Bảng 4.7

Phân tích nhân tố của thang đo sự phát triển du lịch sinh thái ……... 46

Bảng 4.8

Hệ số tƣơng quan …………………………………………………...

Bảng 4.9

Hệ số hồi quy của của mô hình …………………………………….. 48

Bảng 4.10

Kết quả hệ số


Bảng 4.11

Kiểm định F về độ phù hợp của mô hình …………………………... 52

Bảng 4.12

Kết quả kiểm định các giả thuyết …………………………………... 53

47

hiệu chỉnh ………………………………………... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1

Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái
tại Zanzibar …………………………………………………………

Hình 2.2

15

Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động phát triển du lịch
sinh thái tại vƣờn quốc gia Tam Đảo ………………………………. 16

Hình 2.3


Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang … 17

Hình 2.4

Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch sinh thái
khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm trà sƣ, huyện Tịnh Biên,
tỉnh An Giang ………………………………………………………. 18

Hình 2.5

Mô hình những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch sinh
thái vƣờn quốc gia Cát Tiên ………………………………………... 19

Hình 2.6

Mô hình nghiên cứu đề xuất ………………………………………

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu cho mô hình nhân tố khám phá ……………... 27

Hình 4.1

Mô hình ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển du lịch sinh

24

thái của tỉnh Tiền Giang ……………………………………………. 50
Hình 4.2


Biểu đồ Histogram của phần dƣ chuẩn hóa ………………………...

53


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong những
năm vừa qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Hơn
nữa, với tiềm năng hết sức to lớn của mình, du lịch ngày càng đƣợc xem là một
trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng nhƣ các ngành kinh
tế khác phát triển của ngành du lịch ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm hơn
và đã đƣợc đặt trong bối cảnh của sự phát triển hƣớng tới tính bền vững.
Du lịch sinh thái ngày nay đang phát triển nhanh chóng nhƣ một trào lƣu tại
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Du lịch sinh thái đang có chiều
hƣớng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trƣởng mạnh nhất trong
ngành du lịch của Việt Nam. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, tạo sự thu hút của cộng đồng và nâng cao trách nhiệm của
cộng đồng với thế giới tự nhiên. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ
đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang
lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho quốc
gia và địa phƣơng, nhất là ngƣời dân vùng sâu vùng xa - nơi có các khu bảo tồn
thiên nhiên và các cảnh quan hấp dẫn (Bùi Thị Minh Nguyệt, 2013).
Tiền Giang nằm trong vùng ảnh hƣởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, giữa
thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, đây
là điểm tựa quan trọng cho việc phát triển du lịch Tiền Giang. Những năm qua, mô
hình xã hội hóa trong hoạt động du lịch của Tiền Giang đã phát huy hiệu quả, việc
huy động nhân dân cùng làm du lịch đã từng tạo đƣợc thế thƣợng phong so với các

tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nay đã không còn, bởi những bài bản này đã đƣợc
các tỉnh bạn vận dụng, trở thành đối thủ cạnh tranh lợi hại của du lịch tỉnh nhà, cụ
thể là Đồng Tháp và Long An là hai tỉnh giáp ranh với Tiền Giang, đều có những
điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, tiềm năng là du lịch sinh thái. Các địa
phƣơng này sẽ là sự lựa chọn của du khách khi họ quyết định đi du lịch, sẽ ảnh


2

hƣởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch của Tiền Giang. Do đó, làm thế nào để thu
hút du khách đến Tiền Giang ngày càng nhiều và lôi cuốn họ lƣu trú lại càng lâu là
việc làm hết sức cần thiết của ngành du lịch Tiền Giang để khai thác tiềm năng du
lịch của địa phƣơng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao (Đỗ Văn Xê và Lê
Hồng Ân, 2009).
Bên cạnh đó, chủ đề phát triển du lịch bền vững đang đƣợc nhiều nhà khoa
học, các nhà quản lý ở trong và ngoài nƣớc nƣớc hết sức quan tâm. Song ở trong
nƣớc, đặc biệt là tại Tiền Giang, các tác giả mới chỉ đề cập đến phát triển du lịch
theo hƣớng nghiên cứu định tính. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa
chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du
lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh
hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.
Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đạt được các mục tiêu cụ
thể sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền
Giang.
- Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du
lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.

Từ kết quả nghiên cứu, đúc kết đƣợc các hàm ý chính sách trong phát triển du
lịch sinh thái tại tỉnh Tiền Giang.
Câu hỏi nghiên cứu
Trên những mục tiêu này, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài là:
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Tiền
Giang?
- Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố này đến phát triển du lịch sinh thái tỉnh
Tiền Giang nhƣ thế nào?


3

- Những hàm ý, khuyến nghị nào có thể cung cấp cho các đơn vị kinh doanh
du lịch sinh thái, cho chính quyền địa phƣơng?
1.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du
lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.
Cụ thể, luận văn kiểm định 6 nhân tố: (1) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ, (2)
Giá cả dịch vụ hợp lý, (3) Chất lƣợng nguồn nhân lực, (4) An ninh trật tự và an
toàn, (5) Cơ sở vật chất kỹ thuật, (6) Môi trƣờng tự nhiên.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Trên không gian nghiên cứu này, đối tƣợng khảo sát là các khách du lịch nội
địa ở tỉnh Tiền Giang
Mặt khác, phạm vi thời gian khảo sát là từ ngày 1/11/2017 đến ngày
15/12/2017.
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn là bài nghiên cứu định lƣợng có vận dụng kết hợp với nghiên cứu
định tính.

Nghiên cứu định tính nhằm:
- Đề xuất mô hình nghiên cứu: trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm và đặc
thù của du lịch sinh thái; tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, tham khảo ý
kiến chuyên gia để điều chỉnh mô hình, đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức.
- Xây dựng thang đo: trên cơ sở nội dung các biến độc lập, biến phụ thuộc và
tham khảo thang đo từ các nghiên cứu trƣớc; tác giả thiết kế thang đo, tham khảo ý
kiến chuyên gia, phỏng vấn thử, kiểm định thang đo.
- Thảo luận kết quả nghiên cứu.
- Đề xuất các hàm ý chính sách.
Nghiên cứu định lƣợng, sử dụng phần mềm SPSS 23,0 để:


4

- Kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach‟Alpha.
- Phân tích yếu tố khám phá EFA: kiểm định Bartlet, hệ số KMO để xem xét
độ thích hợp của EFA.
- Phân tích mối tƣơng quan giữa các biến.
- Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính qua đó xác định
mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh
Tiền Giang.
- Thực hiện các kiểm định.
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái,
cùng nhà đầu tƣ và chính quyền địa phƣơng trong việc phát triển phát triển du
lịch sinh thái, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng.
Đồng thời, tác giả cũng kỳ vọng luận văn có ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng
nhƣ thực tiễn cho các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu thị
trƣờng, marketing, các sinh viên đang học về lĩnh vực kinh doanh.

1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Nội dung chính của luận văn đƣợc chia làm 5 chƣơng nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Nêu tổng quan về nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, trình bày mục tiêu,
phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ
XUẤT
Giới thiệu các khái niệm liên quan đến du lịch sinh thái. Tổng kết các nghiên
cứu có liên quan nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch
sinh thái tỉnh Tiền Giang. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu, thang đo và đề xuất
mô hình nghiên cứu.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5

Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, cơ sở lý thuyết phân tích dữ liệu nhƣ:
kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tƣơng quan, phân tích
hồi qui, kiểm định mô hình.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày kết quả phân tích thông tin và thảo luận kết quả nghiên cứu.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN LÝ
Gợi ý chính sách, tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp,
gợi ý hƣớng sử dụng kết quả nghiên cứu cũng nhƣ những hạn chế để định hƣớng
cho nghiên cứu tiếp theo.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Tác giả làm rõ các lý thuyết liên quan và hình thành đề tài “Các nhân tố ảnh
hƣởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang”. Mục tiêu chính là xác
định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến
sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang, đồng thời đề xuất những chính sách

nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch sinh thái bền vững.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã đƣợc
thực hiện trƣớc đây trong nƣớc và nƣớc ngoài liên quan đến sự phát triển của du
lịch sinh thái. Từ đó, chƣơng này sẽ làm nền tảng cho việc xây dựng mô hình
nghiên cứu đề xuất trong chƣơng 3, về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du
lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.
2.1. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN, PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI
2.1.1. Lý thuyết chung về sự phát triển
Theo Sen (1999): Mặc dù đã có tiến bộ to lớn, loài ngƣời vẫn phải đối mặt với
nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết và những vấn đề mới phát sinh. Đói nghèo liên
tục và các nhu cầu cơ bản chƣa đƣợc giải quyết triệt để, nạn đói phổ biến, các hành
vi vi phạm tự do chính trị và trong những mối quan hệ, quyền lợi của phụ nữ chƣa
đƣợc coi trọng, và mối đe dọa ngày càng tăng đối với môi trƣờng và tính bền vững
của phúc lợi kinh tế và xã hội tiếp tục đối mặt với cả các nƣớc giàu và nghèo (Sen,
1999). Cách giải quyết các vấn đề này đã thay đổi theo thời gian. Định nghĩa về sự
phát triển, đƣợc phân loại nhƣ một thuật ngữ định chuẩn, từ lâu đã đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu tranh luận (Harrison, 1988; McKay, 1990).
Theo Harrison (1988): Thuật ngữ sự phát triển đã có nhiều ý nghĩa bao gồm
tăng trƣởng kinh tế, thay đổi cơ cấu, công nghiệp hóa, chủ nghĩa tƣ bản và chủ
nghĩa xã hội, tự hiện thực hoá và sự tự do cá nhân, quốc gia, khu vực và văn hoá
(Harrison, 1988).
Ban đầu, ý tƣởng về sự phát triển đã đƣợc hình thành một cách hẹp trong tình
hình tăng trƣởng kinh tế sau Thế chiến II và các yếu tố xã hội, văn hoá chỉ đƣợc

công nhận trong phạm vi mà họ tạo điều kiện tăng trƣởng (Brohman, 1996a;
Malecki, 1997). Sự phát triển sau đó đã đƣợc mở rộng để kết hợp tăng trƣởng kinh


7

tế với xã hội, đạo đức và các cân nhắc môi trƣờng khi nó đề cập đến sự cải thiện và
hoàn thiện của con ngƣời thông qua việc mở rộng sự lựa chọn (Goldsworthy, 1988;
Ingham, 1993).
Sự mở rộng của thuật ngữ sự phát triển có thể đƣợc thấy trong tác phẩm của
Todaro (1994) đã vạch ra ba giá trị cốt lõi (nuôi dƣỡng, lòng tự trọng và tự do) và
ba mục tiêu hàng đầu của sự phát triển. Mục tiêu đầu tiên là tăng sự sẵn có và phân
phối các nhu cầu cơ bản của con ngƣời, thứ hai là nâng cao mức sống, bao gồm thu
nhập cao hơn, giáo dục tốt hơn, việc làm nhiều hơn và chú trọng đến các giá trị văn
hoá và nhân bản, lòng tự trọng của dân tộc. Mục tiêu cuối cùng là mở rộng phạm vi
lựa chọn kinh tế và xã hội để các cá nhân và các quốc gia không phụ thuộc vào
ngƣời khác hoặc quốc gia khác.
Với sự phát triển của xu hƣớng bảo vệ môi trƣờng, sự phát triển đã mở rộng để
bao gồm các thuật ngữ tranh luận, bền vững (Redclift, 2000). Định nghĩa đƣợc đề
cập nhiều nhất về phát triển bền vững do Ủy ban Thế giới về môi trƣờng và phát
triển (WCED, 1987, trang 43) đƣợc đƣa ra là sự phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu
của hiện tại mà không ảnh hƣởng đến khả năng chi phí để đáp ứng nhu cầu riêng
của họ.
Nhƣ một sự phản ánh của những thay đổi đƣợc đề cập đến sự phát triển, ý
nghĩa của sự phát triển không chỉ thay đổi theo thời gian mà cách thức đo lƣờng sự
phát triển cũng đã thay đổi. Các quan niệm truyền thống về sự phát triển nhƣ chất
lƣợng cuộc sống, thu nhập bình quân đầu ngƣời hoặc GNP, đã bị che phủ bởi các
chỉ số khác gần đây khác nhƣ Chỉ số Phát triển Con ngƣời (kinh tế xã hội), Chỉ số
Phúc lợi Xã hội Bền vững (Daly & Cobb, 1989), và Chỉ số tự do chính trị và dân sự
(Dasgupta & Weale, 1992; Brown, 1992).

Đây không phải là một định nghĩa mới về sự phát triển mà là phạm vi mở rộng
của thuật ngữ về sự phát triển. Nhƣ Hettne (1995) cho thấy, không có định nghĩa
cuối cùng về sự phát triển, chỉ có những gợi ý về sự phát triển nên bao hàm trong
những bối cảnh cụ thể. Nhƣ vậy sự phát triển bao gồm việc chuyển đổi cơ cấu bao
hàm các thay đổi chính trị, văn hoá, xã hội và kinh tế (Hettne, 1995).


8

2.1.2. Khái quát về du lịch sinh thái
2.1.2.1. Du lịch
Du lịch là một trong những hiện tƣợng xã hội và kinh tế quan trọng của thời
hiện đại. Kể từ đầu những năm 1900, du lịch nhƣ là một hoạt động xã hội, nó chỉ
giới hạn đặc quyền cho một số ngƣời, tuy nhiên cơ hội tham gia vào du lịch đã ngày
trở thành phổ biến (Urry, 1990b).
Giờ đây, du lịch đƣợc coi nhƣ hoạt động hoà bình lớn nhất của loài ngƣời đi
qua các ranh giới văn hoá trong lịch sử thế giới (Lett, 1989). Du lịch là một thuật
ngữ giải thích đa dạng, với nhiều định nghĩa và mô tả đƣợc đề xuất trong các nghiên
cứu. Điều này phản ánh một phần tính chất đa ngành của chủ đề, và một phần là bản
chất trừu tƣợng của khái niệm du lịch (Burns & Holden, 1995).
Định nghĩa khởi đầu xuất phát từ từ điển Anh ngữ Chambers dùng để chỉ du
lịch là các hoạt động của khách du lịch và những ngƣời phục vụ cho họ. Theo đó,
Burkhart và Medlik (1981) định nghĩa du lịch theo hai nhóm chính:
Thứ nhất, theo định nghĩa kỹ thuật, du lịch xác định các loại hình du lịch và
các hoạt động du lịch khác nhau nhằm cho mục đích thống kê hoặc lập pháp. Theo
đó, du lịch của một du khách là hoạt động của họ nhiều hơn 24 giờ ngoài đất nƣớc
bình thƣờng của họ cƣ trú. Mục đích của những ngƣời đi du lịch cho giải trí, tạo
niềm vui, sức khỏe, công việc hoặc mục đích khác. Du lịch cũng đƣợc giới thiệu là
hoạt động ở lại một điểm dƣới 24 giờ của du khách. Liên hiệp quốc về du lịch vào
năm 1963 cũng đƣa ra định nghĩa du lịch là hoạt động của bất kỳ ngƣời nào đến

thăm một quốc gia khác với quốc gia cƣ trú thông thƣờng vì bất kỳ lý do gì ngoài
việc làm nhận lƣơng việc tại quốc gia đó. Định nghĩa kỹ thuật về du lịch chủ yếu
nhằm đo lƣờng lƣu lƣợng khách du lịch của một quốc gia.
Định nghĩa thứ hai mang quan điểm nhân chủng học, các nhà nghiên cứu cố
gắng đƣa ý nghĩa hoặc vai trò của du lịch đối với du khác vào định nghĩa này. Nash
(1981) định nghĩa đơn giản du lịch là hoạt động đƣợc thực hiện bởi một ngƣời nhằm
mục đích giải trí. Smith (1989) đƣa ra du lịch là hoạt động của ngƣời tạm thời nhàn
rỗi, tự nguyện đến thăm một địa điểm với mong muốn trải qua một sự thay đổi.


9

Graburn (1983) nhấn mạnh vai trò chức năng du lịch bởi vì du lịch mang đến cho
du khách một trạng thái tinh thần.
Buck (1978) kết luận rằng: du lịch đƣợc định nghĩa theo hƣớng kỹ thuật và
theo hƣớng nhân chủng học, đại diện cho hai thái cực của một định nghĩa liên tục,
thống nhất. Nói tóm lại, du lịch là một hiện tƣợng xã hội liên quan đến sự di chuyển
của con ngƣời đến các điểm đến khác nhau và chỗ ở tạm thời của họ. Hoạt động của
họ gồm những hoạt động tự nguyện mang tính chất bản thân trong nƣớc và quốc tế
và những tƣơng tác của bản thân với những ngƣời khác. Du lịch là một hiện tƣợng
xã hội đƣợc xác định bởi các hoạt động và thái độ của ngƣời tham gia có những đặc
điểm sau:
(1) Là một hoạt động giải trí, thƣờng gắn liền với việc từ bỏ các thói quen bình
thƣờng, mặc nhiên hàng ngày và không liên quan đến hoạt động của công việc
mang tính chất đƣợc trả tiền.
(2) Là khả năng tham gia vào hoạt động tận hƣởng các nền văn hóa.
(3) Là hoạt động đƣợc sự hỗ trợ bởi một ngành công nghiệp đa dạng.
(4) Là hiện tƣợng sinh thái, đòi hỏi một môi trƣờng tự nhiên, xã hội - văn hóa
hấp dẫn và sự tƣơng tác đến những môi trƣờng đó.
2.1.2.2. Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (ecotourism) trên cơ sở kết hợp hai khái niệm ecology và
tourism. Trong trƣờng hợp này, từ “eco” có thể đƣợc xem xét ở hai khía cạnh: thứ
nhất, nền tảng để phát triển du lịch là sinh thái; nhƣng mặt khác, nó cũng hàm ý
rằng phát triển du lịch phải tốt cho sinh thái. Qua đó cho thấy, hai thành phần này
phải có mối quan hệ cộng sinh với nhau (Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi,
2016).
Theo Wood (1991), du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối
hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà
không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về
kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho ngƣời
dân địa phƣơng (Phạm Trung Lƣơng và cộng sự, 2002).


10

Backyardnature (2009) cho rằng du lịch sinh thái là một loại hình hoặc một
hình thức du lịch bao gồm đi du lịch và khám phá các điểm đến mà không gây tổn
hại, hƣ hỏng hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên. Về cơ bản, từ du lịch sinh thái
là sự kết hợp của hai từ “sinh thái học” và “du lịch”, khi đƣợc sử dụng riêng biệt,
các định nghĩa khác nhau. Sinh thái học là nghiên cứu về cách sống và môi trƣờng
của chúng tƣơng tác với nhau nhƣ thế nào trong khi du lịch đề cập đến việc di
chuyển từ nơi này đến nơi khác để khám phá đích đến bằng cách này hay cách khác
(trích Dr. Ibun Kombo, 2016).
Trong nghiên cứu của Bùi Thị Minh Nguyệt (2013), du lịch sinh thái là lĩnh
vực mới đƣợc hình thành từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đang ngày càng phát
triển. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa có tính hấp dẫn cao, tạo sự thu hút của cộng đồng đến với thiên nhiên và nâng
cao trách nhiệm của cộng đồng với thế giới tự nhiên. Đây là một lĩnh vực kinh
doanh đầy tiềm năng trên cả góc độ kinh tế và môi trƣờng.
2.1.3. Lý thuyết chung về phát triển du lịch sinh thái

Theo Maleki (1997): Lý thuyết phát triển và du lịch đã phát triển theo những
thời điểm tƣơng tự kể từ Thế chiến thứ hai, nhƣng vẫn có rất ít công trình nghiên
cứu nào kết nối hai lĩnh vực nghiên cứu và du lịch ngày càng là trọng tâm của chính
sách phát triển kinh tế ở nhiều vùng và quốc gia. Các địa điểm có thể phát triển và
tiếp thị một sản phẩm du lịch, cho dù đó là một di tích lịch sử hoặc văn hoá đặc biệt
hoặc một điểm đến đô thị hay nông thôn, có thể tận dụng lợi thế của thị trƣờng này
bằng cách thu hút thu nhập từ du khách (Maleki, 1997). Du lịch đang đƣợc sử dụng
để tạo ra ngoại hối, tăng việc làm, thu hút nguồn vốn phát triển và thúc đẩy nền kinh
tế độc lập (Britton, 1982). Những ngƣời khác cũng gợi ý rằng du lịch có thể là một
trọng tâm cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng gắn liền với việc duy trì mô hình du
lịch sinh thái (Wilkinson, 1992).
Du lịch sinh thái tạo ra cơ hội mới cho nguồn lao động địa phƣơng ở các vùng
xa xôi với điều kiện kinh tế khó khăn và tỷ lệ thiếu việc làm cao. Nói chung, lợi ích


11

về du lịch sinh thái đem lại thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng và sự đầu tƣ cho du
lịch sinh thái không tốn kém (Rahemtulla và Wellstead, 2001).
Ngày nay, các quốc gia có nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp du lịch chú
trọng nhiều đến các vấn đề môi trƣờng liên quan đến phát triển bền vững. Sự cần
thiết của phát triển du lịch sinh thái để duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện
đang là vấn đề cấp bách (Kenan, Okan và Yilmaz, 2011).
Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong quá trình phát triển du lịch sinh
thái là một yếu tố quan trọng trong du lịch bền vững và phát triển, và sự tham gia
của cộng đồng địa phƣơng phải tự nguyện (Sharpley và Telfer, 2008).
Lợi ích quan trọng của việc tham gia vào du lịch sinh thái bao gồm việc tạo ra
công ăn việc làm cho nguồn nhân lực tại chỗ, tạo thu nhập cho ngƣời dân và xóa đói
giảm nghèo, nền văn hóa địa phƣơng và các nguồn tài nguyên môi trƣờng ít bị ảnh
hƣởng hơn so với du lịch truyền thống và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng

(Bendick và Egan, 1995, Murphy, và Williams, 1999, Gordon, 2004).
Theo David & Richard (2008), phát triển du lịch sinh thái còn cổ vũ cho sự
bảo tồn và cải thiện cũng nhƣ việc tạo ra các vƣờn quốc gia. Tính ƣu việt của du
lịch sinh thái là ít tác động đến môi trƣờng nhƣng hiệu quả kinh tế mang lại thì rất
lớn đặc biệt cho các vùng nông thôn vì: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu
vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên
và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo
những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài
chính cho ngƣời dân địa phƣơng” (trích Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi,
2016, trang 94).
Vì vậy, Eagles (2001) cho rằng du lịch sinh thái là một phần của lĩnh vực du
lịch bền vững. Vì vậy, du lịch sinh thái đƣợc đặt trong một quá trình phát triển một
hình thức du lịch bền vững. Du lịch sinh thái là một loại hình cụ thể của ngành du
lịch trong khu vực tự nhiên, hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên và thúc đẩy tình hình kinh tếxã hội của các cộng đồng địa phƣơng và ngƣời dân nông thôn (Sharpley, 2006). Du


12

lịch sinh thái đƣợc biết đến nhƣ một loại hình du lịch bền vững có lợi ích khác nhau
cho các cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên.
2.1.4. Lý thuyết chung về sự phát triển du lịch bền vững
Butler's (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và
duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi
trƣờng), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trƣờng
của con ngƣời trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát
triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận đƣợc sự đồng thuận khá cao của các tác giả
khác nhƣ Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998). Trong khi đó, Machado
(2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông
cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng

địa phƣơng mà không ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng
lai. Nghiên cứu của Tosun (1998a) đề xuất phát triển du lịch bền vững nhƣ là một
trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể
hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ
nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của
thế hệ tƣơng lai. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du
lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến việc quản lý các
nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản
phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì
đƣợc bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau.
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch
là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Sự phát triển
này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự
đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn về
văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi
trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng” (WTO, 2002).


13

Để làm rõ hơn khái niệm phát triển du lịch bền vững nhƣ đã đề cập ở trên, một
số nhà nghiên cứu đã luận bàn đến những tác động của du lịch đến ba phân hệ kinh
tế, văn hóa - xã hội và môi trƣờng. Thông qua việc so sánh đánh giá, một bản danh
mục các yếu tố đƣợc coi là đóng góp và sự phát triển bền vững và không bền vững
trong phát triển du lịch đƣợc hình thành. Theo Machado (2003), phát triển du lịch
sinh thái bền vững sẽ đem lại nhiều ƣu điểm hơn so với du lịch không bền vững.
Bảng 2.1. Phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững
Các yếu tố đánh giá


Du lịch bền vững

Du lịch không bền vững

Tốc độ phát triển

Chậm

Nhanh

Mức độ kiểm soát



Không

Quy mô

Phù hợp

Không phù hợp

Mục tiêu

Dài hạn

Ngắn hạn

Theo chất lƣợng


Theo số lƣợng

Tìm kiểm sự cân bằng

Tìm kiểm sự tối đa

Địa phƣơng

Trung ƣơng

Quy hoạch trƣớc, triển

Không có quy hoạch, triển khai

khai sau
Theo quan điểm

tùy tiện
Theo dự án

Mức độ quan tâm

Toàn bộ

Vùng trọng điểm

Áp lực và lợi ích

Phân tán


Tập trung

Quanh năm, cân bằng

Thời vụ, cao điểm

Địa phƣơng

Bên ngoài

Bản địa

Theo thị hiếu của du khách

Tập trung, theo đối tƣợng

Tràn lan

Sử dụng nguồn lực

Vừa phải, tiết kiệm

Lãng phí

Tái sinh nguồn lực



Không


Sản xuất tại địa phƣơng

Nhập khẩu

Có chất lƣợng

Kém chất lƣợng

Số lƣợng ít

Số lƣợng nhiều

Phƣơng pháp tiếp cận
Phƣơng thức
Đối tƣợng tham gia
kiểm
Chiếnsoát
lƣợc
Kế hoạch

Quản lý
Nhân lực sử dụng
Quy hoạch kiến trúc
Maketing

Hàng hóa
Nguồn nhân lực
Du khách



14

Các yếu tố đánh giá

Du lịch bền vững

Du lịch không bền vững



Không

Du lịch tình dục

Không



Thái độ du khách

Thông cảm và lịch thiệp

Không ý tứ

Trở lại tham quan

Không trở lại tham quan

Học tiếng địa phƣơng


Sự trung thành của du khách

Nguồn: Machado (2003)
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền
vững, vì thế việc đi đến một quan điểm thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Cụ thể,
phát triển du lịch bền vững cần hƣớng tới: (1) đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu
cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; (2) đóng góp vào việc
giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định; (3) hỗ
trợ cộng đồng tại điểm cảm thấy đƣợc tự do, đƣợc tiếp cận với các dịch vụ du lịch
tốt hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa dạng và bản sắc
văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình
trạng ô nhiễm môi trƣờng; (4) không chỉ góp phần tăng trƣởng kinh tế của quốc gia,
khu vực và địa phƣơng mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng
về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; (5)
không chỉ chú ý đạt đƣợc các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn
không ảnh hƣởng đến nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu đề xuất là lý thuyết phát triển du lịch
sinh thái.
Cơ sở thực tiễn cho mô hình nghiên cứu đề xuất, đặc biệt là cơ sở cho nội
dung của các biến quan sát là đặc điểm của du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.
Cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất là 05 bài nghiên cứu trƣớc
đây (01 bài nghiên cứu nƣớc ngoài và 04 bài nghiên cứu trong nƣớc) có liên quan ở
các góc độ và không gian khác nhau, trong đó bài báo: “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư,


15

huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang” – Bài nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân &

Phan Thành Khởi (2016) tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, làm cơ sở thực
nghiệm cho đề tài. Đồng thời, từ 05 bài nghiên cứu này, tác giả đã đúc kết đƣợc các
nhân tố có ý nghĩa phổ biến trong các bài nghiên cứu và một số hạn chế của các đề
tài để đề xuất mô hình nghiên cứu và phần nào giảm thiểu hạn chế trong nghiên cứu
cho đề tài.
Đề tài về sự phát triển du lịch sinh thái trong nƣớc và ngoài nƣớc đƣợc sự
quan tâm của rất nhiều tác giả. Phần lớn các tác giả dựa trên hiện trạng du lịch sinh
thái, sử dụng phƣơng pháp định tính và đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm phát
triển du lịch sinh thái.
Một số bài nghiên cứu định lƣợng nhƣ sau:
2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan
(1) Dr. Ibun Kombo (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
sinh thái tại Zanzibar
Mô hình nghiên cứu của tác giả gồm 8 biến độc lập nhƣ sau:
Giáo dục công chúng
Cơ sở hạ tầng
Tính độc đáo của tài nguyên tự nhiên
Di sản văn hóa
Vị trí địa lý

Phát triển
du lịch sinh
thái tại
Zanzibar

Lòng hiếu khách của ngƣời dân
Chiến lƣợc du lịch của chính quyền
Môi trƣờng thiên nhiên
Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển
du lịch sinh thái tại Zanzibar

Nguồn: Dr. Ibun Kombo (2016)


16

Đối tƣợng khảo sát của tác giả gồm 3 nhóm: chính phủ và cơ quan tƣ nhân,
cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch. Địa điểm khảo sát đƣợc phân tích, chọn lựa
rất kỹ lƣỡng. Qui mô mẫu là 60 đáp viên gồm: 19 ngƣời là cán bộ chính phủ và
ngƣời làm việc trong khu vực tƣ nhân, 20 ngƣời là cƣ dân địa phƣơng và 21 khách
du lịch.
(2) Bùi Thị Minh Nguyệt (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát
triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
Mô hình của tác giả gồm 2 biến độc lập chính nhƣ sau:

Vị trí địa lý và các nguồn
tài nguyên du lịch

Hoạt động phát triển
du lịch sinh thái tại
vƣờn quốc gia Tam
Đảo

Các nguồn lực dùng cho du
lịch

Hình 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động phát triển
du lịch sinh thái tại vƣờn quốc gia Tam Đảo
Nguồn: Bùi Thị Minh Nguyệt (2013)
Đối tƣợng khảo sát của nghiên cứu là ban quản lý vƣờn quốc gia, cán bộ
quản lý du lịch, chính quyền địa phƣơng, khách du lịch và cộng đồng dân cƣ tại địa

phƣơng, đây là những ngƣời liên quan đến bảo tồn và hƣởng lợi giá trị dịch vụ môi
trƣờng của vƣờn quốc gia Tam Đảo. Tác giả dùng phƣơng pháp nghiên cứu khảo
sát, thống kê kinh tế và phân tích theo phƣơng pháp SWOT. Dữ liệu thứ cấp kế thừa
các số liệu thống kế, tài liệu, các báo cáo, các công trình nghiên cứu về DLST ở
Việt Nam và vƣờn quốc gia Tam Đảo. Kết quả của nghiên cứu, tác giả đƣa ra hai
yếu tố chính ảnh hƣởng đến hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại vƣờn quốc gia


×