Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thái độ của bác sĩ về việc tư vấn hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ BÍCH VY

THÁI ĐỘ VÀ QUYẾT ĐỊNH TƢ VẤN
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN
CỦA CÁC BÁC SĨ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ BÍCH VY

THÁI ĐỘ VÀ QUYẾT ĐỊNH TƢ VẤN
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN
CỦA CÁC BÁC SĨ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số

: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ: “Thái độ của bác sĩ về việc tƣ vấn
hƣớng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tại bệnh viện Da Liễu
Tp.HCM” là công trình nghiên cứu độc lập do chính tôi thực hiện với sự hƣớng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Hoàng Bảo. Các số liệu đƣợc khảo sát từ thực tế và đƣợc xử
lý trung thực, khách quan.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Bích Vy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề…………………………………………………………………1
1.2.Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………… .. 3
1.3.Mục tiêu nghiên cứu


.............................................................................. 3

1.3.1.Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 3
1.3.2.Mục tiêu cụ thể

.............................................................................. 3

1.3.3.Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 4
1.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4
1.5.Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
1.6.Ý nghĩa của đề tài

.............................................................................. 5

1.7.Kết cấu của đề tài

.............................................................................. 5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 6
2.1. Lý thuyết liên quan ..................................................................................... 6
2.1.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ......................................................... 6


2.1.2. Hệ quả của thông tin bất cân xứng ....................................................... 7
2.2. Định nghĩa và quản lý TPCN ................................................................... 10
2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ................................... 11
2.4. Khung phân tích ........................................................................................ 14
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 16
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 17
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 17

3.2. Thực hiện nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................... 19
3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng....................................................................... 19
3.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 22
3.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 23
3.5. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 24
3.5.1. Làm sạch dữ liệu ................................................................................ 24
3.5.2. Kiểm định giá trị của thang đo ........................................................... 24
3.5.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................... 24
3.5.4. Phân tích tƣơng quan – hồi qui .......................................................... 25
3.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm dân số học....................... 25
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 26
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 27
4.1. Thống kê mô tả bộ dữ liệu khảo sát.......................................................... 27
4.1.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................ 27


4.1.2. Thống kê mô tả thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ về TPCN .... 29
4.2. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo bằng phƣơng pháp
phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................................. 31
4.3. Đánh giá độ tin cậy từng thành phần thang đo bằng phép kiểm
Cronbach’s Alpha ....................................................................................................... 33
4.4. Phân tích kết quả hồi qui .......................................................................... 35
4.4.1. Tác động của dân số học và thái độ của bác sĩ đến quyết định tƣ vấn...
.................................................................................................................. 36
4.4.2. Tác động của đặc điểm dân số học đến thái độ của bác sĩ ................. 38
4.5. Kiểm định sự khác biệt trong quyết định tƣ vấn của bác sĩ theo đặc điểm
dân số học ................................................................................................................... 39
4.5.1. Giới tính ............................................................................................. 39
4.5.2. Tuổi .................................................................................................... 39

4.5.3. Số năm kinh nghiệm ........................................................................... 40
4.5.4. Bằng cấp ............................................................................................. 40
4.6. Kiểm định sự khác biệt trong thái độ của bác sĩ theo đặc điểm dân số học .
.................................................................................................................... 40
4.6.1. Giới tính ............................................................................................. 40
4.6.2. Tuổi .................................................................................................... 41
4.6.3. Số năm kinh nghiệm ........................................................................... 42
4.6.4. Bằng cấp ............................................................................................. 43
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 46
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 47


5.1. Kết luận ..................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị chính sách ................................................................................ 51
5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BC

Bằng cấp

CAM

Complementary and Alternative Medicine

CK1


Chuyên khoa 1

CK2

Chuyên khoa 2

ĐƢTC

Đáp ứng tích cực

EFA

Exploratory Factor Analysis

EFSA

European Food Safety Authority

FDA

Food and Drug Administration

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPCN

Thực phẩm chức năng


WHO

World Health Organization


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Những thay đổi chính sách về TPCN của Bộ y tế ......................................... 2
Bảng 3.1 Thang đo biến số .......................................................................................... 20
Bảng 3.2 Các sai lệch có thể xảy ra và biện pháp kiểm soát ....................................... 24
Bảng 4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................. 28
Bảng 4.2 Thống kê mô tả thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ .............................. 29
Bảng 4.3 Đánh giá giá trị hội tụ của bộ câu hỏi ........................................................... 31
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo ....................................... 32
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo sau điều chỉnh ............... 33
Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thành phần thang đo ............................................... 34
Bảng 4.7 Tác động của đặc điểm dân số học và thái độ đến quyết định tƣ vấn .......... 37
Bảng 4.8 Tác động của đặc điểm dân số học đến thái độ của bác sĩ ........................... 38
Bảng 4.9 Kiểm định sự khác biệt thái độ của bác sĩ theo giới tính.............................. 41
Bảng 4.10 Kiểm định sự khác biệt thái độ của bác sĩ theo nhóm tuổi ......................... 42
Bảng 4.11 Kiểm định sự khác biệt thái độ của bác sĩ theo số năm kinh nghiệm......... 43
Bảng 4.12 Kiểm định sự khác biệt thái độ của bác sĩ theo bằng cấp chuyên môn ...... 44
Bảng 4.13 Kiểm định sự khác biệt thái độ của bác sĩ theo bằng cấp học thuật ........... 45


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Thị trƣờng xe ô tô .......................................................................................... 7
Hình 2.2: Khung phân tích ........................................................................................... 15
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 18
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ ĐƢTC thái độ của bác sĩ tại BV Da liễu và Ba Lan ........................ 30
Hình 4.1 Khung phân tích sau điều chỉnh .................................................................... 35



TÓM TẮT
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm khảo sát thái độ và quyết định tƣ vấn
TPCN cho bệnh nhân của các bác sĩ. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên nghiên cứu
của Olchowska-Kotala (2016) tại Ba Lan đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên
gia thuộc trƣờng Đại học Kinh tế Tp.HCM và các bác sĩ. Nghiên cứu định tính đƣợc
thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc
thực hiện trên phần mềm STATA gồm đánh giá độ tin cậy bằng phép kiểm Cronbach’s
Alpha, đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố
EFA và hồi qui theo mô hình Ordered Logit. Mẫu khảo sát của nghiên cứu là 100 bác
sĩ đang công tác tại bệnh viện Da Liễu Tp.HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm yếu tố gồm hiệu quả của TPCN, quá
trình đào tạo cho đội ngũ y bác sĩ và số năm kinh nghiệm thực hành lâm sàng của bác
sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hơn ba phần tƣ số lƣợng bác sĩ quyết định có tƣ
vấn TPCN cho bệnh nhân.
Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý của
các bệnh viện cũng nhƣ các cơ quan ban ngành hiểu rõ hơn về thái độ và quyết định
của các bác sĩ đồng thời có phƣơng hƣớng đƣa ra các cơ chế, chính sách quản lý và đào
tạo hợp lý.


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1.

Đặt vấn đề
Hiện nay, thực phẩm chức năng (TPCN) đã là một phần của y học hiện đại.


Theo Cục an toàn thực phẩm Việt Nam (2011), tỉ lệ ngƣời trƣởng thành sử dụng TPCN
ở thành phố Hồ Chí Minh là 43%, Hà Nội là 63%. Kết quả này khá tƣơng đồng với
một số nghiên cứu trên thế giới nhƣ trong nghiên cứu của Dickinson (2011) với tỉ lệ
ngƣời trƣởng thành sử dụng TPCN dao động trong từ 64% đến 69%, Ủy ban an toàn
dinh dƣỡng Hoa Kỳ (2016) 71%, Spencer (2006) 50% ở nam và 63% ở nữ, Radimer
(2004) 52% và Foote (2003) 58% ở nam và 72% ở nữ.
Nhu cầu sử dụng TPCN của bệnh nhân là rất lớn, tuy nhiên đa số là do bệnh
nhân tự ý sử dụng mà không nhận đƣợc sự tƣ vấn sử dụng TPCN từ bác sĩ, bệnh nhân
cũng không có xu hƣớng tự thông báo với bác sĩ về việc bổ sung TPCN. Nghiên cứu
của Tsokeva (2015) cho thấy có đến 46% bệnh nhân không đƣợc bác sĩ hỏi về việc sử
dụng TPCN và 79% số ngƣời có sử dụng TPCN không thông có xu hƣớng tự thông
báo với bác sĩ. Kết luận trên cũng đƣợc rút ra từ các nghiên cứu của Dickinson (2014),
Bailey (2013), Posadzki (2013), Tsai (2012), Eichhorn (2011), Denham (2011) và
Marinac (2007).
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc tự ý sử dụng TPCN tiềm ẩn các
tác dụng bất lợi và nguy cơ tƣơng tác với các thuốc đang sử dụng, cụ thể là trong các
nghiên cứu của Colalto (2012), Eichhorn (2011), Peng (2004), De Smet (2004, 2002),
Villegas (2001), Marrone (1999), Cupp (1998), Eisenberg (1998) và Miller (1998). Vì
những bất lợi trên nên các tổ chức y tế uy tín trên thế giới nhƣ Cục quản lý dƣợc phẩm
và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến cáo bệnh
nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trƣớc khi quyết định sử dụng TPCN cũng
nhƣ thông báo cho bác sĩ khi đi khám bệnh về những loại TPCN đang sử dụng (2017).


2

Ở Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế có đƣa ra các chính sách và hƣớng dẫn
phù hợp với xu hƣớng của thế giới hay không? Thực trạng cho thấy, với tốc độ phát
triển nhanh chóng của thị trƣờng TPCN, hệ thống quản lý nhà nƣớc về TPCN thể hiện

sự bối rối khi liên tiếp đƣa ra những văn bản trái ngƣợc nhau về quản lý TPCN, điều
này đã gây không ít khó khăn cho các chuyên viên y tế trong việc tiếp cận và hƣớng
dẫn ngƣời dân sử dụng TPCN hợp lý nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Những thay
đổi trong chính sách đƣợc trình bày cụ thể trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Những thay đổi chính sách về TPCN của Bộ y tế
Thời gian
02/2008

11/2013

02/2016

Nội dung thay đổi
Thầy thuốc không đƣợc kê TPCN vào đơn thuốc

Văn bản
Quyết định số
04/2008/QĐ-BYT

Thầy thuốc khi khám chữa bệnh đƣợc quyền hƣớng

Công văn số

dẫn sử dụng TPCN cho ngƣời bệnh

7087/BYT-ATTP

Bác sĩ không đƣợc kê TPCN vào đơn thuốc

Thông tƣ số

05/2016/TT-BYT

Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tƣ vấn,
ghi nhãn, hƣớng dẫn sử dụng có nội dung dùng để
04/2016

phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị

Luật dƣợc số

bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý

105/2016/QH13

cơ thể ngƣời đối với sản phẩm không phải là thuốc,
trừ trang thiết bị y tế
Nhƣ vậy, việc quản lý TPCN đang là một thách thức rất lớn cho hệ thống y tế
Việt Nam, liệu rằng việc bỏ ngõ cho bệnh nhân tự ý sử dụng TPCN có phù hợp? Trƣớc
bối cảnh đó, việc khảo sát thái độ và quyết định của bác sĩ về việc hƣớng dẫn sử dụng
TPCN cho bệnh nhân là thật sự cần thiết, khi chính bác sĩ là những ngƣời có trình độ
chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm lâm sàng về hiệu quả và tác dụng phụ cũng nhƣ


3

tƣơng tác giữa TPCN và thuốc. Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả tiến hành nghiên cứu
“Thái độ và quyết định tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân của các bác sĩ tại bệnh viện Da
Liễu Tp.HCM”.
1.2.


Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài sẽ phác thảo bức tranh về thái độ của bác sĩ đối với TPCN, từ đó đƣa ra

quyết định có tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân hay không. Đây sẽ là cơ sở cho việc định
hƣớng và ban hành các nội dung quản lý TPCN phù hợp với quyền lợi bảo vệ sức khỏe
ngƣời dân và phù hợp với xu hƣớng của thế giới.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát thái độ của bác sĩ về TPCN và ảnh hƣởng của thái độ đó cùng với đặc
điểm dân số học đến quyết định tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể thứ nhất là khảo sát thái độ về TPCN và quyết định tƣ vấn
TPCN của bác sĩ.
Mục tiêu cụ thể thứ hai là xác định tác động của đặc điểm dân số học đến thái
độ về TPCN của bác sĩ.
Mục tiêu cụ thể thứ ba là xác định tác động của thái độ về TPCN và đặc điểm
dân số học đến quyết định tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân.
Mục tiêu cụ thể thứ tƣ là kiểm định sự khác biệt trong quyết định tƣ vấn TPCN
cho bệnh nhân theo các yếu tố tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm và bằng cấp của bác
sĩ.
Mục tiêu cụ thể thứ năm là kiểm định sự khác biệt trong thái độ của bác sĩ về
TPCN theo các yếu tố tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm và bằng cấp của bác sĩ.


4

1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu

Có hai câu hỏi nghiên cứu, đó là: (1) Thái độ của bác sĩ về TPCN nhƣ thế nào?
(2) Bác sĩ có cần tƣ vấn cho bệnh nhân về TPCN không?
1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng khảo sát là bác sĩ đang công tác tại bệnh viện Da Liễu và tự nguyện

tham gia vào nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là thái độ và quyết định tƣ vấn TPCN
bác sĩ. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lấy từ bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp. Thời gian thực
hiện khảo sát tại bệnh viện Da Liễu là hơn 2 tháng (từ ngày 12/02/2017 đến ngày
15/04/2017).
1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài phối hợp hai phƣơng pháp nghiên cứu là phƣơng pháp nghiên cứu định

tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, trong đó nghiên cứu định lƣợng đóng vai
trò chủ yếu.
Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện để bổ sung và chỉnh sửa bộ câu hỏi dƣới
sự hỗ trợ của các giảng viên trƣờng Đại học Kinh tế Tp.HCM và các bác sĩ.
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu từ những
ngƣời tham gia nghiên cứu. Tác giả trực tiếp phỏng vấn từng bác sĩ bằng phiếu khảo
sát giấy. Sau khi xử lý dữ liệu bằng phềm EXCEL và STATA, tác giả sử dụng phƣơng
pháp thống kê mô tả nhằm phân tích đặc điểm mẫu khảo sát và thái độ của bác sĩ, từ đó
làm nền tảng hỗ trợ cho kết quả của phƣơng pháp định lƣợng. Tiếp đến, tác giả sử dụng
phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) và
phép kiểm Cronbach’s Alpha để kiểm định giá trị, độ tin cậy của bộ câu hỏi và xây
dựng biến số thái độ của bác sĩ.
Tác giả hồi qui theo phƣơng pháp Ordered Logit với biến phụ thuộc là quyết
định tƣ vấn TPCN, các biến độc lập (biến giải thích) là đặc điểm dân số học (gồm tuổi,

giới tính, số năm kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn và bằng cấp học thuật) và thái độ


5

của bác sĩ đối với TPCN. Sau cùng, tác giả sử dụng kiểm định T-test và ANOVA để
kiểm định sự khác biệt trong thái độ và quyết định tƣ vấn theo các đặc điểm dân số
học.
1.6.

Ý nghĩa của đề tài
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ cho độc giả có đƣợc cái nhìn tổng quát về 11

thái độ của bác sĩ về TPCN và quyết định tƣ vấn TPCN của bác sĩ.
Thứ hai, nghiên cứu giúp xác định nhân tố nào trong đặc điểm dân số học và
thái độ của bác sĩ có tác động đến quyết định tƣ vấn TPCN của bác sĩ. Đồng thời,
nghiên cứu cũng thực hiện so sánh sự khác biệt trong thái độ và quyết định tƣ vấn của
bác sĩ phân chia theo tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm thực hành y khoa, bằng cấp
chuyên môn và bằng cấp học thuật.
Thứ ba, tác giả chƣa tìm thấy nghiên cứu nào trên thế giới thực hiện phân tích
các yếu tố tác động đến quyết định tƣ vấn TPCN với đối tƣợng khảo sát là bác sĩ. Kết
quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn với từng đối tƣợng khảo sát. Từ
đó, ban lãnh đạo các bệnh viện cũng nhƣ cơ quan ban ngành trong hệ thống quản lý y
tế sẽ có định hƣớng và ban hành các chiến lƣợc và chính sách về TPCN hiệu quả hơn
nhằm nâng cao sức khỏe ngƣời dân.
1.7.

Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu đƣợc tác giả trình bày gồm 5 chƣơng. Chƣơng 1 trình bày


tổng quan về đề tài. Chƣơng 2 trình bày về cơ sở lý thuyết. Chƣơng 3 trình bày về
phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 4 trình bày về kết quả nghiên cứu và bàn luận. Cuối
cùng là chƣơng 5 trình bày kết luận nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hƣớng mở rộng
nghiên cứu và hạn chế của đề tài.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chƣơng 2, tác giả trình bày các lý thuyết liên quan đến nhận thức, thái độ,
hành vi làm cơ sở cho việc đánh giá, giải thích thái độ của bác sĩ. Đồng thời chƣơng
này cũng trình bày các khái niệm liên quan đến TPCN và các nghiên cứu thực nghiệm
có liên quan. Sau cùng, tác giả dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên
quan để xây dựng khung phân tích.
2.1. Lý thuyết liên quan
2.1.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Những vấn đề liên quan đến thông tin bất cân xứng đƣợc Akerlof (1970), nhà
kinh tế học ngƣời Mỹ đƣa ra trong tác phẩm The market for “Lemons”: Quality
Uncertainly and The Market Mechanism. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cập đến
thị trƣờng mua bán xe ô tô. Trong thị trƣờng này có xe ô tô chất lƣợng tốt và chất
lƣợng xấu.
Nếu cả ngƣời bán và ngƣời mua đều biết đƣợc chất lƣợng mỗi chiếc xe thì hai
thị trƣờng xe tốt và xấu đƣợc minh họa nhƣ trong hình 2.1. Trong phần (a), SH là
đƣờng cung và DH là đƣờng cầu của xe chất lƣợng tốt. Tƣơng tự, SL và DL trong phần
(b) là đƣờng cung và đƣờng cầu của xe chất lƣợng xấu. Theo vị trí tƣơng đối, SH luôn
nằm bên trái SL, DH cao hơn DL. Theo sự cân bằng cung cầu của hình vẽ, giá thị
trƣờng của xe chất lƣợng tốt là 10.000 USD, đối với xe chất lƣợng thấp là 5.000 USD
và tại điểm cân bằng thì có 50.000 xe mỗi loại đƣợc bán ra.
Trên thực tế, những ngƣời bán thì biết xe nào là xe tốt và xe nào là xe xấu. Tuy
nhiên, điều này ngƣời mua thƣờng không biết, họ chỉ biết sau khi mua và sử dụng xe

một thời gian. Tại điểm cân bằng, số lƣợng xe tốt và xấu bán ra là bằng nhau. Do đó,
ngƣời mua có thể xem xác suất để mua đƣợc một chiếc xe tốt là 50%. Khi mua hàng,
ngƣời mua xem các xe đều có chất lƣợng trung bình vì xác suất để có đƣợc xe tốt và
xấu là ngang nhau, do đó, mức giá ngƣời mua sẽ trả là 7.500 USD. Lúc này, số xe chất


7

lƣợng tốt đƣợc bán ra giảm từ 50.000 chiếc xuống còn 25.000 chiếc, trong khi số xe
chất lƣợng xấu đƣợc bán ra tăng từ 50.000 chiếc lên 75.000 chiếc. Nhƣ vậy, với thị
trƣờng thông tin bất cân xứng, hàng hóa chất lƣợng thấp sẽ đẩy hàng hóa chất lƣợng tốt
ra khỏi thị trƣờng (Pindyck và Rubinfeld, 2009).

Hình 2.1: Thị trƣờng xe ô tô
Nguồn: Pindyck và Rubinfeld (2009)
Nhƣ vậy, thông tin bất cân xứng có thể dẫn đến thất bại của thị trƣờng, Trong
trạng thái lý tƣởng, ngƣời tiêu dùng sẽ có thể lựa chọn giữa những chiếc xe chất lƣợng
tốt và chất lƣợng xấu. Một số ngƣời sẽ chọn xe chất lƣợng tốt, một số khác sẽ chọn xe
chất lƣợng xấu vì chi phí thấp. Cả ngƣời bán và ngƣời mua cùng có lợi, nhƣng thông
tin bất cân xứng đã ngăn chặn thƣơng mại cùng có lợi diễn ra (Pindyck và Rubinfeld,
2009).
2.1.2. Hệ quả của thông tin bất cân xứng
Varian (2010) và Mankiv (2011) cho rằng thông tin bất cân xứng có thể dẫn đến
thất bại của thị trƣờng, nó gây ra các hệ quả là lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức.


8

Lựa chọn ngƣợc
Lựa chọn ngƣợc là hiện tƣợng mà một bên của thị trƣờng không thể quan sát

chất lƣợng hàng hóa của bên kia. Vì vậy, lựa chọn ngƣợc đôi khi đƣợc gọi là vấn đề
thông tin ẩn (Varian, 2010). Lựa chọn ngƣợc là vấn đề thƣờng phát sinh trong các thị
trƣờng mà ngƣời bán biết nhiều hơn ngƣời mua về thuộc tính của hàng hóa đƣợc bán.
Ngƣời mua chỉ có thể thấy đƣợc hình thức bên ngoài và những thông tin chất lƣợng do
ngƣời bán cung cấp mà không thể thấy đƣợc chất lƣợng thật sự bên trong. Do đó,
ngƣời mua có nguy cơ mua phải hàng hóa có chất lƣợng thấp. Ví dụ về thị trƣờng mua
bán xe ô tô đã qua sử dụng là ví dụ điển hình của lựa chọn ngƣợc. Điều này cũng xảy
ra ở nhiều thị trƣờng khác nhƣ thị trƣờng lao động. Nguồn lao động có nhiều mức năng
lực, và ngƣời lao động biết khả năng của mình trong khi các công ty thƣờng khó nhận
ra hoặc rất tốn kém để nhận ra. Khi công ty cắt giảm lƣơng thƣởng, ngƣời lao động có
năng lực cao sẽ rời bỏ công ty và đi tìm việc khác. Ngƣợc lại, công ty có thể chi trả
một mức lƣơng cao hơn mức lƣơng thị trƣờng để thu hút sự kết hợp tốt hơn của ngƣời
lao động (Mankiv, 2011). Thị trƣờng bảo hiểm cũng là một thị trƣờng đƣợc phân tích
rất nhiều về vấn đề lựa chọn ngƣợc. Những ngƣời mua bảo hiểm y tế biết nhiều về tình
hình sức khỏe của họ hơn là các công ty bảo hiểm. Do đó, những ngƣời có sức khỏe
kém có xu hƣớng mua bảo hiểm nhiều hơn, trong khi những ngƣời có sức khỏe tốt thì
không mua.
Khi xảy ra lựa chọn ngƣợc thì số lƣợng giao dịch trên thị trƣờng sẽ giảm. Một
phƣơng án để khắc phục tình trạng này là phát tín hiệu, đó là hoạt động thƣờng đƣợc
cung cấp bởi những ngƣời cung cấp hàng hóa có chất lƣợng tốt để phân biệt với những
ngƣời cung cấp hàng chất lƣợng kém. Ví dụ, trong thị trƣờng mua bán xe ô tô đã qua
sử dụng, ngƣời bán xe có chất lƣợng tốt sẽ có cam kết bảo hành cho ngƣời mua, điều
mà những ngƣời bán xe chất lƣợng kém sẽ khó thực hiện đƣợc (Varian, 2010). Tín hiệu
trong thị trƣờng lao động đƣợc ngƣời lao động phát ra thông qua bằng cấp và kinh
nghiệm trƣớc đó (Mankiv, 2011). Giáo dục là một tín hiệu mạnh mẽ trong thị trƣờng


9

lao động. Mức độ giáo dục của một ngƣời có thể đo bằng số năm đi học, bằng cấp,

danh tiếng trƣờng đại học, bảng điểm. Những ngƣời có thành tích học tập tốt có
khuynh hƣớng thông minh hơn, năng động hơn, kỉ luật hơn, làm việc chăm chỉ hơn
những ngƣời có thành tích không tốt, do đó, năng suất lao động cũng sẽ cao hơn
(Pindyck và Rubinfeld, 2009).
Tín hiệu giúp hạn chế hiện tƣợng lựa chọn ngƣợc. Tuy nhiên, việc phát tín hiệu
là việc làm tốn kém. Tín hiệu thƣờng chỉ đƣợc cung cấp khi không quá tốn kém và có
lợi cho ngƣời có sản phẩm có chất lƣợng cao hơn. Nếu không, tất cả mọi ngƣời đều có
cùng động cơ để sử dụng tín hiệu và nhƣ vậy, tín hiệu sẽ không cung cấp đƣợc thông
tin. Khi một công ty có sản phẩm tốt, họ sẽ sẵn sàng phát tín hiệu bằng cách chi trả cho
quảng cáo và cho khách hàng dùng thử sản phẩm (Mankiv, 2011).
Trong một số trƣờng hợp không tìm đƣợc tín hiệu thì việc buộc tham gia giao
dịch đối với tất cả mọi ngƣời trong cùng một nhóm sẽ góp phần hạn chế hiện tƣợng lựa
chọn ngƣợc, ví dụ bảo hiểm toàn dân, bảo hiểm tƣ nhân toàn công ty (Varian, 2010).
Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là hiện tƣợng mà một bên của thị trƣờng không thể quan sát
đƣợc hành động của bên kia. Vì vậy, rủi ro đạo đức đôi khi đƣợc gọi là vấn đề hành
động ẩn. Rủi ro đạo đức thƣờng gặp trong các thị trƣờng liên quan đến dịch vụ, phân
phối. Ví dụ, ngƣời có bảo hiểm trộm cắp sẽ ít bảo vệ tài sản, ngƣời có bảo hiểm y tế
toàn phần sẽ đi khám bệnh nhiều hơn, ngƣời lao động có thể làm việc dƣới mức năng
suất của họ (Varian, 2010).
Rủi ro đạo đức là hiện tƣợng một ngƣời có hành động mà ngƣời khác không thể
quan sát đƣợc nhƣ có xu hƣớng gian dối, không trung thực hay biểu hiện những hành
vi không tốt. Rủi ro đạo đức xảy ra khi một cá nhân hay một tập thể không chịu toàn bộ
trách nhiệm hay hậu quả cho việc làm của mình, và vì vậy có biểu hiện ít cẩn thận hơn,
và làm cho ngƣời khác phải chịu một phần trách nhiệm hay hậu quả việc làm của mình
(Pindyck và Rubinfeld, 2009).


10


Theo Pindyck và Rubinfeld (1999), những phân tích của Akerlof không chỉ bó
gọn trong thị trƣờng xe ô tô dùng rồi mà còn ở cả thị trƣờng mang đặc trƣng của thông
tin bất cân xứng về chất lƣợng.
Việc quan sát, kiểm soát hành động hiệu quả dựa vào các tín hiệu sẽ hạn chế vấn
đề rủi ro đạo đức (Varian, 2010; Mankiv, 2011). Ví dụ, đồng chi trả trong bảo hiểm y
tế, định mức chi trả tối đa trong bảo hiểm tƣ nhân, yêu cầu chủ nhà mua bình chữa
cháy khi mua bảo hiểm cháy nổ.
2.2. Định nghĩa và quản lý TPCN
Hiện nay thế giới chƣa có một định nghĩa thống nhất về TPCN nhƣng đều có
điểm chung khi xem TPCN là các sản phẩm thuộc khoảng giao thoa giữa thực phẩm và
thuốc. Bộ y tế Việt Nam định nghĩa: “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng
của cơ thể con ngƣời, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt
nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực
phẩm dinh dƣỡng y học”.
TPCN trên thế giới thƣờng đƣợc quản lý theo luật dành cho thực phẩm nhƣ ở
Hoa Kỳ, TPCN đƣợc quản lý bởi Cơ quan quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ
theo các văn bản pháp luật là: luật dinh dƣỡng, ghi nhãn và giáo dục năm 1990 (The
Nutrition, Labelling and Education Act: NLEA, 1990), luật bổ sung dinh dƣỡng, sức
khỏe và giáo dục (The Dietary Supplement, Health and Education Act: DSHEA, 1994)
và luật về hiện đại hóa Cơ quan quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm (The FDA
Modernization Act: FDAMA, 1997). Ở Châu Âu, TPCN đƣợc quản lý bởi Cơ quan an
toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA), là cơ quan quản lý toàn bộ thực phẩm bao gồm
TPCN.


11

2.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Gần đây nhất, tác giả Olchowska-Kotala (2016) đã phân tích thái độ, niềm tin và
mong muốn đƣợc đào tạo về liệu pháp bổ sung và thay thế (Complementary and

Alternative Medicine – CAM) của các bác sĩ tại Ba Lan, quốc gia có thực trạng sử
dụng và quản lý về TPCN rất giống Việt Nam. CAM là các thuốc và các phƣơng pháp
trị liệu bổ sung và thay thế cho các thuốc và phƣơng pháp y học chính thống, trong đó
có TPCN. Tại Ba Lan, có một số bệnh viện đã đƣa CAM vào danh mục cung cấp cho
bệnh nhân, tuy nhiên việc sử dụng CAM vẫn là một phƣơng pháp nhạy cảm và cấm kị
tại đây. Tình trạng pháp lý về CAM vẫn chƣa rõ ràng. Theo luật, CAM chỉ đƣợc cung
cấp bởi các bác sĩ nhƣng trên thực tế, phƣơng pháp này vẫn đƣợc cung cấp bởi những
ngƣời không phải là bác sĩ. Trƣớc sức ép của các nhà trị liệu CAM, chính phủ Ba Lan
đã thành lập Hội đồng các phƣơng pháp trị liệu thay thế năm 2002 (tƣơng tự Hiệp hội
thực phẩm chức năng đƣợc thành lập tại Việt Nam năm 2007) để hỗ trợ Bộ y tế đề ra
một khuôn khổ pháp lý rõ ràng. Tuy nhiên, các khuyến nghị của hội đồng này không
đƣợc cộng đồng y tế chấp nhận và không có quy định nào đƣợc đƣa ra. Tác giả
Olchowska-Kotala thực hiện nghiên cứu bằng cách khảo sát 170 bác sĩ bằng bảng câu
hỏi giấy với thang đo Likert 5, sau đó tác giả gộp thang đo thành 3 mức độ và sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả đồng thời sử dụng kiểm định Chi bình phƣơng để so sánh
thái độ của hai nhóm bác sĩ ít kinh nghiệm (dƣới 3 năm) và nhiều kinh nghiệm (trên 3
năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy hai phần ba các bác sĩ nhận thấy việc đào tạo về
CAM là không đầy đủ và phần lớn các bác sĩ (86%) cho rằng bác sĩ nên quan tâm đến
việc sử dụng CAM của bệnh nhân, hơn một nửa bác sĩ cho rằng kết hợp CAM với
thuốc sẽ hiệu quả hơn so với chỉ dùng thuốc, việc sử dụng CAM sẽ cải thiện sức khỏe
tốt cho bệnh nhân, tuy nhiên ba phần tƣ các bác sĩ nhận thấy cần có thêm nhiều nghiên
cứu về hiệu quả của CAM.
Một nghiên cứu khá công phu khác của Wahner-Roedler (2006, 2014) khi ông
nhận thấy sự thay đổi rất lớn trong thái độ của các bác sĩ, do đó năm 2012 ông đã tiến


12

hành lại một khảo sát cách đó 8 năm, với cùng đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu,
đƣợc khảo sát với hơn 600 bác sĩ tại bệnh viện Mayo (Mỹ). Tác giả thực hiện nghiên

cứu bằng cách gửi bảng câu hỏi vào hộp thƣ điện tử của các bác sĩ, sau đó sử dụng
phân tích tƣơng quan Pearson trên phần mềm SAS. Kết quả cho thấy, bác sĩ tham gia
khảo sát vào năm 2012 có nhiều khả năng sẽ đề nghị CAM cho bệnh nhân hơn (71% so
với 44%). Vào năm 2004, có đến 75% các bác sĩ không bao giờ tƣ vấn CAM, nhƣng
con số này đã giảm chỉ còn 44% vào năm 2012. Tỉ lệ bác sĩ thảo luận về CAM cũng
tăng lên. Trong cả hai nghiên cứu, hầu hết các bác sĩ đều cho rằng sự kết hợp CAM sẽ
tác động tích cực đến sự hài lòng của bệnh nhân và dễ dàng thu hút bệnh nhân hơn,
nhƣng các bác sĩ lại không thoải mái trong việc tƣ vấn cho bệnh nhân do chƣa tiếp cận
đầy đủ các thông tin về CAM. Các bác sĩ nhận thấy rằng việc sử dụng CAM hiện tại là
mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng, do đó nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của việc đào tạo CAM trong chƣơng trình y khoa chính quy và trong các
khóa đào tạo liên tục.
Trƣớc đó, khi nhắc về vấn đề đào tạo CAM, Milden (2004) cũng cho kết quả
tƣơng tự khi khảo sát thái độ và thực hành sử dụng CAM của 56 bác sĩ bang California,
bảng câu hỏi đƣợc gửi đi và nhận lại bằng hình thức thƣ tín. Tác giả sử dụng phƣơng
pháp thống kê mô tả và phân tích tƣơng quan Pearson bằng phần mềm SPSS. Kết quả
chỉ ra rằng có 61% bác sĩ không khuyến khích CAM vì họ không đủ hiểu biết về an
toàn và hiệu quả của CAM. Nghiên cứu này đã chỉ ra việc cần thiết của đào tạo kiến
thức về CAM cho bác sĩ, 81% bác sĩ yêu cầu đƣợc đào tạo về CAM.
Trong các nghiên cứu cụ thể hơn về TPCN nhƣ trong nghiên cứu của Tarn
(2013), các tác giả đã phân tích ba bộ dữ liệu từ ba nghiên cứu khác nhau của các tác
giả Galliher (2010), Kravitz (2002) và Tarn (2013) để phân tích nội dung và tần suất
các cuộc thảo luận về TPCN dựa vào dữ liệu ghi âm của các cuộc thăm khám. Dữ liệu
đƣợc tổng hợp để tăng số lƣợng các cuộc thăm khám có đề cập đến TPCN, tổng số lƣợt
thăm khám của 3 nghiên cứu là 1.479 lƣợt từ 102 bác sĩ. Kết quả nghiên cứu cho thấy


13

trong số 1.479 lƣợt thăm khám có 357 lƣợt (24.2%) có thảo luận về TPCN, có 87% các

bác sĩ thảo luận về TPCN với ít nhất 1 bệnh nhân trong nghiên cứu.
Về việc bác sĩ có nên tƣ vấn hƣớng dẫn sử dụng TPCN cho bệnh nhân hay
không, Glisson (2010) đã nhấn mạnh rằng các bác sĩ có đóng góp rất lớn trong việc
giáo dục bệnh nhân sử dụng đúng TPCN. Bác sĩ thảo luận với bệnh nhân về chế độ bổ
sung TPCN sẽ giúp cải thiện chất lƣợng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, giúp bệnh nhân
chọn các sản phẩm phù hợp, đủ tiêu chuẩn chất lƣợng, và hiểu đƣợc các ảnh hƣởng của
loại TPCN sử dụng. Glisson nhấn mạnh giao tiếp là bƣớc đầu tiên để phát hiện bệnh
nhân sử dụng TPCN, tƣ vấn giúp bệnh nhân tránh đƣợc tác dụng bất lợi và tƣơng tác
tiềm ẩn. Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ không cần giới thiệu hay khuyến khích sử
dụng TPCN, tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà khuyến khích sử dụng hay không. Ít
nhất bác sĩ cần tƣ vấn và cung cấp thông tin cho bệnh nhân về những TPCN bệnh nhân
đang sử dụng, trong các lần thăm khám, bác sĩ nên hỏi bệnh nhân về việc sử dụng
TPCN và khuyên họ mang theo đơn thuốc và những thuốc, sản phẩm TPCN đang sử
dụng để có lời khuyên thích hợp. Bailey (2013) cũng có đề nghị tƣơng tự, việc sử dụng
TPCN đòi hỏi sự trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân để làm rõ những lợi ích và rủi ro khi
bệnh nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng TPCN, bác sĩ là đối tƣợng chuyên
môn hỗ trợ việc ra quyết định sử dụng các chất bổ sung của bệnh nhân. Kết quả trên
cũng đƣợc đồng thuận trong các nghiên cứu của Pascale (2016), Udo (2016), Tsokeva
(2015), Chiba (2015, 2014), Schofied (2010), Young (2009), Ashar (2008), Gardiner
(2006), Robinson (2004) và Eisenberg (1998).
Một tỉ lệ rất lớn các nhân viên y tế đề nghị bệnh nhân sử dụng TPCN là kết quả
nghiên cứu của Dickinson (2009), khảo sát thực hiện nhằm thu thập tỉ lệ sử dụng
TPCN của 900 bác sĩ và 277 điều dƣỡng, và mức độ đề nghị bệnh nhân sử dụng TPCN
của họ. Kết quả cho thấy 72% bác sĩ và 89% điều dƣỡng sử dụng TPCN. Lý do phổ
biến nhất đƣợc đƣa ra là nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể. Đối với việc khuyến cáo
cho bệnh nhân, 79% bác sĩ và 82% điều dƣỡng đề nghị bệnh nhân sử dụng. Nhóm bác


14


sĩ và điều dƣỡng sử dụng TPCN có tỉ lệ khuyến cáo bệnh nhân sử dụng cao hơn, 85%
trong số bác sĩ và 84% điều dƣỡng. Tuy nhiên, ngay cả những ngƣời không sử dụng
TPCN cho bản thân cũng thƣờng xuyên khuyến cáo bệnh nhân sử dụng TPCN, tỉ lệ này
là 62% đối với bác sĩ và 67% đối với điều dƣỡng. Hầu hết các bác sĩ và điều dƣỡng tin
tƣởng vào các tạp chí y khoa uy tín (61% bác sĩ và điều dƣỡng) và tin vào các nghiên
cứu lâm sàng về TPCN mà họ đề nghị cho bệnh nhân (56% bác sĩ và 57% điều dƣỡng).
Đa số các bác sĩ và điều dƣỡng cho biết họ không nhận đƣợc sự đào tạo chính quy về
TPCN nhƣng họ luôn quan tâm đến các chuyên đề đào tạo liên tục liên quan đến TPCN
(75% bác sĩ và 79% điều dƣỡng). Tỉ lệ ủng hộ việc tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân trong
nghiên cứu của Furlow (2008) cũng tƣơng tự khi khảo sát 401 bác sĩ. Có 61.4% bác sĩ
ủng hộ việc tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân, 33.4% bác sĩ không đồng ý tƣ vấn TPCN. Các
bác sĩ cho rằng 41.2% số bệnh nhân sử dụng TPCN nhận đƣợc hiệu quả nhƣ công bố.
2.4. Khung phân tích
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả xây dựng khung
phân tích nhƣ hình 3.1. Khung phân tích cho thấy các yếu tố tuổi, giới tính, số năm
kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn và bằng cấp học thuật có ảnh hƣởng đến thái độ
của bác sĩ về TPCN. Đồng thời, quyết định tƣ vấn TPCN của bác sĩ chịu tác động bởi
các đặc điểm dân số học và thái độ của các bác sĩ về TPCN.


×