Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu tác động của hiệu ứng đường cong J đến cán cân thương mại và dịch vụ của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ ĐẶNG HUỲNH NHƯ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG
ĐƯỜNG CONG J ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ ĐẶNG HUỲNH NHƯ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG
ĐƯỜNG CONG J ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành

: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ...................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................5
1.7. Kết cấu của bài nghiên cứu ...................................................................................5
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐƯỜNG CONG J .....7
2.1 Khái quát lý thuyết .................................................................................................7
2.1.1 Khái quát lý thuyết về hiệu ứng đừơng cong J ................................................7
2.1.2 Phân tích hiệu ứng phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán ................................ 8
2.1.3 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall – Lerner .....................11
2.1.4 Nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng đường cong J ............................................13

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J .....................................15
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................23
3.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 23
3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 23
3.3 Cách xử lý dữ liệu ................................................................................................ 26
3.3.1 Dữ liệu ...........................................................................................................26
3.3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ..............................................................................27


3.3.3 Kiểm định đồng liên kết ................................................................................30
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 35
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 36
4.1 Ước lượng mô hình cho thành phần cán cân thương mại ....................................36
4.2 Ước lượng mô hình cho thành phần cán cân dịch vụ...........................................39
4.3 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn .............................................................. 43
4.4 Phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai ............................................44
4.4.1 Phân tích hàm phản ứng đẩy tổng quát .......................................................... 44
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 51
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN ......................................................................................... 53
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 54
LỜI KẾT ...................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả giá trị thống kê T của kiểm định nghiệm đơn vị ............................ 28

Bảng 3.2 Xác định độ trễ tối ưu cho TBg, GDPVN, GDPw, REER ............................ 31
Bảng 3.3 Xác định độ trễ tối ưu cho TBs, GDPVN, GDPw, REER............................... 32
Bảng 3.4 Xác định số liên kết cho các biến TBg, GDPVN, GDPw, REER ................... 33
Bảng 3.5 Xác định TBs, GDPvn, GDPw, REER .......................................................... 34
Bảng 4.1 Hệ số hồi quy mô hình ước lượng cho khu vực hàng hóa ............................. 37
Bảng 4.2 Hệ số hồi quy mô hình ước lượng cho khu vực dịch vụ ............................... 40
Bảng 4.3 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn cho cán cân thương mại................. 43
Bảng 4.4 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn cho cán cân dịch vụ ....................... 43
Bảng 4.5 Kết quả phân tích phân rã phương sai cán cân hàng hóa. ............................. 47
Bảng 4.6 Kết quả phân tích phân rã phương sai cán cân dịch vụ ................................. 49



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J ................................................................................... 7
Hình 4.1 Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VAR
đối với cán cân hàng hóa ......... 44
Hình 4.2 Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VECM
đối với cán cân hàng hóa ............ 45
Hình 4.3 Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VAR đối với cán cân dịch vụ .......... 45
Hình 4.4 Kết quả hàm phản ứng đẩy từ mô hình VECM
đối với cán cân dịch vụ................ 46
Hình 4.5 Đồ thị phân tích phân rã phương sai cán cân hàng hóa. ................................. 48
Hình 4.6 Kết quả phân tích phân rã phương sai cán cân dịch vụ .................................. 50



DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


CA: Current Account – Cán cân vãng lai
GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
IFS: International Finalcial Statistics – Dữ liệu thống kê tài chính quốc tế
REER: Real Effective Exchange Rate – Tỷ giá hối đoái thực đa phương
TB: Trade Balance – Cán cân thương mại
USD: United States Dollars – Đô la Mỹ
VAR: Vector AutoRegression Model – Mô hình tự hồi quy Vector
VECM: Vector Error Correction Model -Mô hình hiệu chỉnh sai số Vector
VND: Việt Nam Đồng



1

TÓM TẮT
Lý thuyết về hiệu ứng đường cong J cho rằng phá giá tiền tệ sẽ làm sụt giảm
cán cân thương mại trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ được cải thiện trong dài hạn. Bài
nghiên cứu tiến hành kiểm tra sự khác nhau của hiệu ứng đường cong J lên hai nhân tố
chính của cán cân thanh toán là cán cân hàng hóa và cán cân dịch vụ. Tác giả sử dụng
bộ dữ liệu theo quý ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2013, mô
hình kiểm định đồng liên kết và vector hiệu chỉnh sai số và tìm thấy bằng chứng về lý
thuyết đường cong J.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động của tỷ giá thực lên cán cân thương mại
khá phức tạp. Lĩnh vực hàng hóa thể hiện rõ hiệu ứng đường cong J, tuy nhiên lĩnh
vực dịch vụ thì ngược lại.
Các từ khóa: đường cong J, kiểm định đồng liên kết, cán cân thương mại, Việt Nam


2


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng, hoạt động ngoại
thương đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia. Tỷ giá
hối đoái với tư cách là thước đo tương quan kinh tế giữa một quốc gia với thành phần
còn lại của thế giới được coi là một công cụ chính sách vĩ mô quan trọng nhằm thực
hiện các mục tiêu như: thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định giá trị nội tệ, kích thích
xuất khẩu, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán. Chính vì vậy, việc điều hành tỷ giá
nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế luôn là vấn đề hết sức quan trọng.
Phá giá tiền tệ là một biện pháp điều chỉnh tỷ giá làm giảm giá đồng nội tệ, do
đó hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng thâm
hụt của cán cân thanh toán… Nhưng đồng thời với một chính sách tỷ giá không hợp lý
cũng có thể đưa một quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Vì vậy sự biến động
trong cán cân thanh toán do biến động tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong
chính sách kinh tế vĩ mô.
Đối với Việt Nam việc nghiên cứu và thảo luận về chính sách tỷ giá hối đoái
trong thời gian vừa qua là một vấn đề nhạy cảm, vì chính bản thân tầm quan trọng của
nó và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu
của nước ta đã tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Tuy vậy cán cân thanh toán của Việt
Nam vẫn luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Vì thế vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ
giữa chính sách tỷ giá hối đoái và hoạt động ngoại thương là như thế nào? Chính sách
phá giá có thật sự góp phần cải thiện cán cân thanh toán hay không? Để trả lời cho câu
hỏi trên, tác giả tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của hiệu ứng đường
cong J đến cán cân thương mại và dịch vụ.


3


Đã có nhiều nghiên cứu kiểm định hiệu ứng đường cong J trên cán cân thanh
toán Việt Nam, tuy nhiên, từ trước đến nay có khá ít nghiên cứu nào kiểm tra tác động
của riêng lẻ của phá giá nội tệ lên từng thành phần của cán cân thanh toán.
Bài nghiên cứu này sẽ kiểm tra xem liệu hiệu ứng đường cong J có sự khác nhau hay
không giữa hai bộ phận chính của cán cân vãng lai là hàng hóa và dịch vụ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân
thanh toán, hiện trạng định giá cao Việt Nam đồng có tác động như thế nào đến cán
cân thương mại và dịch vụ, tác động của hiệu ứng đường cong J lên hai thành phần của
cán cân thanh toán: thành phần cán cân thương mại và thành phần cán cân dịch vụ, ác
động của hiệu ứng đường cong J có sự khác nhau như thế nào giữa thành phần cán cân
thương mại và thành phần cán cân dịch vụ.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu về lý thuyết hiệu ứng đường cong J, phân tích tác động của
biến động tỷ giá lên cán cân thanh toán và tìm hiểu về các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây.
Hai là, giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, cách xử lý dữ
liệu, tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị để xem xét tính dừng của các biến GDP,
REER, TBg, TBs, và thực hiện kiểm định đồng liên kết để phân tích mối liên kết giữa
các biến.
Ba là, nếu các biến dừng cùng bậc thì tác giả sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số
để xác định mối liên hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thanh toán với các biến
giải thích.


4

Nếu các biến không dừng cùng bậc thì áp dụng ước lượng mô hình VAR xác định
mối liên hệ giữa các biến. Đồng thời dựa vào kết quả mô hình tác giả kết luận tác động

hiệu ứng đường cong J khác nhau giữa hai thành phần cán cân thương mại và cán cân
dịch vụ. Tác giả tiến hành kiểm định phần dư có phân phối chuẩn, phân tích hàm phản
ứng đẩy và phân rã phương sai cho cán cân hàng hóa và cán cân dịch vụ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng và phương pháp kiểm định
được đề xuất và phát triển bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới trong các
công trình khoa học trước đây.
Tác giả xem xét tính dừng của từng biến thông qua kiểm định nghiệm đơn vị
nhằm tránh hiện tượng hồi quy giả trong quá trình phân tích dữ liệu. Nếu các biến
dừng cùng bậc thì áp dụng kiểm định đồng liên kết Johansen (1990) và mô hình hiệu
chỉnh sai số để xác định mối liên hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương
mại và dịch vụ và các biến giải thích. Nếu các biến không dừng cùng bậc thì áp dụng
ước lượng mô hình VAR để xác định mối liên hệ giữa các biến.
Dữ liệu được sử dụng là GDP theo quý của Việt Nam từ năm 1997 đến 2013,
GDP phần còn lại của thế giới được tính bằng trung bình có trọng số của 15 nước có
giao dịch thương mại thường xuyên với Việt Nam bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Hàn
Quốc, Thái Lan, Úc, Hong Kong, Đức, Malaysia, Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Phillipin,
Singapo.
Tác giả sử dụng phần mềm EVIEW 6 để xử lí dữ liệu, tiến hành dự báo và thực hiện
kiểm định.


5

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tỷ giá tác động cán cân thanh toán của
Việt Nam: cán cân thương mại và cán cân dịch vụ trong giai đoạn từ năm 1997 đến
2013, dữ liệu lấy theo quý, GDP phần còn lại của thế giới được tính bằng trung bình
có trọng số của 15 nước có giao dịch thương mại thường xuyên với Việt Nam bao
gồm: Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Hong Kong, Đức, Malaysia, Pháp, Anh, Hà Lan, Nga, Thái

Lan, Singapore, Philippines, Nhật, Bỉ.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Thực tế chỉ ra rằng có những khác biệt rất lớn giữa một bên là kỳ vọng về những
tác động mà chính sách tỷ giá có thể mang lại với bên kia là những tác động thực sự
đến nền kinh tế của những biện pháp chính sách đó. Bài nghiên cứu chỉ ra các tác động
phức tạp của tỷ giá lên cá cân thương mại và dịch vụ của Việt Nam từ đó có thể sẽ
giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin trong khi cân nhắc, xem xét
các biện pháp khác nhau khi điều hành tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế và các
mục tiêu đề ra.
1.7. Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài phần tóm tắt, danh mục bảng biểu, danh mục các thuật ngữ viết tắt, phụ
lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 5 chương, bao gồm:
 Chương 1: Giới thiệu về đề tài.
 Chương 2:Tổng quan những nghiên cứu về hiệu ứng đường cong J.
Trong chương này, tác giả khái quát lý thuyết và các nghiên cứu trên thế giới
liên quan đến đường cong J.
 Chương 3:Phương pháp nghiên cứu.
Ở chương này, tác giả tóm lược các mô hình và nguồn dữ liệu để thực hiện
nghiên cứu cũng như mô tả khái quát các bước xử lí dữ liệu, tiến hành dự báo
và thực hiện kiểm định với phần mềm EVIEW 6.


6

 Chương 4:Kết quả nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả trình bày các kết quả kiểm định cũng như các kết
luận liên quan đến mô hình.
 Chương 5: Kết luận.
Ở chương này, tác giả tổng kết nội dung nghiên cứu và đưa ra kết luận của bài.



7

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐƯỜNG CONG J

2.1 Khái quát lý thuyết
2.1.1 Khái quát lý thuyết về hiệu ứng đừơng cong J
2.1.1.1 Khái niệm đường cong J
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của một quốc
gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ của mình và phải một thời gian
sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện.Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ
thị sẽ cho một hình giống chữ cái J.
Cán cân vãng lai
Thặng dư (+)

0
Thời gian
Thâm hụt (-)

Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J


8

Các lý luận kinh tế học cho rằng: khi phá giá tiền tệ, giá hàng xuất khẩu định
danh bằng ngoại tệ trở nên thấp đi trong khi giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ
tăng lên. Vì thế, đất nước sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Kết quả là cán cân
vãng lai (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, trong thực tế, về phía cầu, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên

các hợp đồng, vì thế lượng hàng xuất nhập khẩu không thay đổi đồng thời với thay đổi
giá cả (do tỷ giá thay đổi).Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản xuất để
sản xuất thêm hàng xuất khẩu cần thời gian.
2.1.2 Phân tích hiệu ứng phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán
Nhân tố tỷ giá chỉ tác động lên cán cân thương mại và dịch vụ, các bộ phận còn
lại của cán cân thanh toán không chịu ảnh hưởng của những thay đổi của tỷ giá.
Ngoài ra, do phạm vi nghiên cứu là tác động của tỷ giá đối với cán cân thương
mại và dịch vụ nên sau đây tác giả chỉ trình bày nội dung tác động của phá giá đối với
cán cân thương mại và dịch vụ mà thôi.
Phá giá tiền tệ làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ
làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán.
Khi tỷ giá tăng (phá giá) giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập
khẩu khi tính bằng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá
hàng xuất khẩu rẻ hơn và làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng
nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thanh toán xấu đi hay
được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng cái nào trội hơn.


9

2.1.2.1 Hiệu ứng giá cả
Giả định rằng khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế không bị ảnh
ưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá và mức giá là cố định; tuy nhiên sự thay đổi tỷ giá khi
phá giá tiền tệ khiến xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính theo đồng ngoại tệ còn nhập
khẩu trở nên đắt hơn khi tính theo đồng nội tệ. Có thể nói hiệu ứng giá cả rõ ràng đã
góp phần làm xấu đi tài khoản vãng lai.
2.1.2.2 Hiệu ứng khối lượng
Giả định rằng, khi phá giá đồng nội tệ chỉ có khối lượng xuất nhập khẩu bị ảnh
hưởng bởi sự thay đổi trong tỷ giá (không có hiệu ứng giá cả). Khi đó, đối với người

tiêu dùng nước ngoài, hàng hóa xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối. Điều này sẽ dẫn
đến sự tăng lên trong khối lượng hàng xuất khẩu. Đồng thời, tỷ giá tăng lên khiến giá
nhập khẩu hàng hóa đắt lên một cách tương đối đối với người tiêu dùng trong nước
khiến lượng hàng nhập khẩu giảm. Xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Như vậy rõ
ràng là hiệu ứng lượng đã góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai.
Thực tế cho thấy phá giá nội tệ tạo ra hiệu ứng làm tăng khối lượng xuất khẩu
và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì tài khoản vãng lai có thể
không được cải thiện. Và có thể sẽ có các khả năng sau:
Hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng. Điều này có nghĩa là dù khối
lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm cũng không đủ bù đắp lượng
giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ. Kết
quả là cán cân tài khoản vãng lai từ cân bằng sang thâm hụt.
Trên thực tế, trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong
nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu tương đối rẻ hơn,
nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ,


10

các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành sản
xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu
hàng hóa dịch vụ trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu
không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng. Khi phá giá, giá hàng nhập
khẩu tăng lên, tuy nhiên người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng nội địa
hoặc trong nước chưa có hàng thay thế hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa
thể giảm ngay.
Do đó lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số
lượng hàng nhập khẩu cũng không giảm ngay tức thì. Vì vậy, trong ngắn hạn, hiệu ứng
giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng.
Hai hiệu ứng cân bằng lẫn nhau. Điều này có nghĩa là khối lượng xuất khẩu

tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho giá trị xuất khẩu tính bằng
ngoại tệ giảm và giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Kết quả là trạng thái cân bằng
của tài khoản vãng lai được duy trì.
Hiệu ứng lượng trội hơn hiệu ứng giá. Điều này có nghĩa là sau khi phá giá,
khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vượt quá giá trị xuất khẩu
giảm tính theo giá trị ngoại tệ và giá trị nhập khẩu tăng tính theo giá trị nội tệ. Kết quả
là tài khoản vãng lai từ cân bằng chuyển sang thặng dư.
Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước và người
tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lượng hàng trong nước
với hàng nhập khẩu.Bên cạnh đó, trong dài hạn, doanh nghiệp cũng đã có đủ thời gian
để tập trung nguồn lực tăng khối lượng và quy mô sản xuất. Lúc này, sản lượng bắt
đầu co giãn, hiệu ứng số lượng trội hơn hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại
được cải thiện.


11

Khả năng phá giá đồng nội tệ có thể làm xấu đi thay vì giúp cải thiện tình trạng
cán cân thanh toán đã đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiến hành ước lượng thực
nghiệm độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu.
2.1.3 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall – Lerner
Thông thường có hai cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này. Đó là phương pháp
tiếp cận hệ số co giãn và phương pháp tiếp cận chi tiêu. Ở đây, tác giả sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ số co giãn: điều kiện Marshall – Lerner để phân tích.
Điều kiện Marshall – Lerner:
Tài khoản vãng lai được biểu thị bằng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu vì
vậy nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì tài khoản vãng lai thặng dư và ngược
lại. Cán cân tài khoản vãng lai tính theo đơn vị nội tệ:
TB = PXQ – eP*MQ .
Trong đó:

- P : mức giá trong nước
- XQ :khối lượng hàng nội địa xuất khẩu
- MQ : khối lượng hàng nhập khẩu
- e : tỷ giá hối đoái danh nghĩa
- P* : Mức giá nước ngoài


12

Ta đặt: X = (PXQ), M = (P*MQ) khi đó:
CA = X – eM
Sự thay đổi của CA được thể hiện như sau:
dCA = dX – edM – Mde
hay:
𝑑𝐶𝐴
𝑑𝑒

=

𝑑𝑋
𝑑𝑒

−𝑒

𝑑𝑀
𝑑𝑒

−𝑀

(2.1)


Gọi ŋX là co giãn giá của cầu đối với hàng xuất khẩu, ŋx được tính bằng phần
trăm sự thay đổi của giá trị hàng xuất khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá –
cũng chính là phần trăm thay đổi của tỷ giá do mức giá trong nước là cố định, được
tính theo công thức:
ŋ𝑋 =

𝑑𝑋⁄
𝑋
𝑑𝑒⁄
𝑒

<= 𝑑𝑋 = ŋ𝑋

𝑑𝑒𝑋
𝑒

(2.2)

Tương tự, co giãn của cầu hàng nhập khẩu ŋM được tính bằng phần trăm thay đổi
của giá trị hàng xuất khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá – cũng chính là
phần trăm thay đổi của tỷ giá do mức giá trong nước là cố định, được tính theo công
thức sau:
ŋ𝑀 =

𝑑𝑀⁄
𝑀
𝑑𝑒⁄
𝑒


𝑑𝑀 = ŋ𝑀

𝑑𝑒.𝑀
𝑒

Thay (2.2) và (2.3) vào (2.1) ta được:
𝑑𝐶𝐴
𝑋ŋ𝑋
=
+ 𝑀ŋ𝑀 − 𝑀
𝑑𝑒
𝑒
Ta chia cả hai vế của đẳng thức trên cho M ta được:
𝑑𝐶𝐴
1
ŋ𝑋 𝑋
×
=
+ ŋ𝑀 − 1
𝑑𝑒
𝑀
𝑒𝑀

(2.3)


13

Giả sử trước khi phá giá cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng, tức:
𝑋

𝑑𝐶𝐴
1
= 1 =>
×
= ŋ𝑋 + ŋ𝑀 − 1
𝑒𝑀
𝑑𝑒
𝑀


𝑑𝐶𝐴
= 𝑀(ŋ𝑋 + ŋ𝑀 − 1)
𝑑𝑒

Như vậy, để cải thiện được cán cân tài khoản vãng lai sau khi phá giá thì điều kiện sau
phải được thỏa mãn:
(ŋ𝑋 + ŋ𝑀 − 1) > 0
Trên đây chính là điều kiện Marshall – Lerner, điều kiện này phát biểu rằng: với
điểm xuất phát là trạng thái cân bằng tài khoản vãng lai, việc phá giá sẽ giúp cải thiện
tài khoản vãng lai, tức dCA/de > 0, nếu tổng độ co giãn của cầu nước ngoài đối với
hàng xuất khẩu và độ co giãn của cầu trong nước đối với hàng nhập khẩu lớn hơn 1,
hay ŋX + ŋM > 1.Nếu tổng của hai độ co giãn này nhỏ hơn 1 thì phá giá tiền tệ sẽ làm
tổn hại đến tài khoản vãng lai; còn nếu tổng của chúng càng gần 1 thì phá giá tiền tệ
càng ít có khả năng làm thay đổi tình trạng của tài khoản vãng lai.
2.1.4 Nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng đường cong J:
2.1.4.1 Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm hay cầu nhập khẩu không
giảm ngay trong ngắn hạn. Cần có thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên
hàng hóa sử dụng sau khi phá giá.
Đối với trong nước: quá trình sử dụng hàng ngoại sang sử dụng hàng nội không
diễn ra ngay lập tức sau khi phá giá, mà thường sau một thời gian nhất định. Ngoài giá

cả người tiêu dùng còn quan tâm, cân nhắc về: chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh
tiếng của cơ sở sản xuất… Do đó, không vì hàng hóa nhập đắt lên mà người tiêu dùng
sẽ nhanh chóng chuyển sang dùng hàng sản xuất trong nước thay cho hàng nhập khẩu
vì vậy cán cân thanh toán không thể ngay lập tức được cải thiện. Điều này lại càng
đúng đối với các quốc gia mà người dân có tâm lý ưa dùng hàng ngoại.


14

Tuy nhiên, trong dài hạn, hàng nội địa rẻ hơn sẽ dần thay thế cho hàng ngoại đắt hơn
làm cho khối lượng hàng nhập khẩu giảm dần trong dài hạn.
Đối với nước ngoài: tuy hàng nhập khẩu lúc này rẻ hơn nhưng song không vì
thế mà người nước ngoài chuyển sang dùng hàng nhập khẩu ngay, vì họ cần có thời
gian tìm hiểu và an tâm dùng hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn trước.
2.1.4.2 Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm hay cung xuất khẩu không
tăng nhanh trong ngắn hạn. Do nhà sản xuất không thể ngay lập tức mở rộng nhà
xưởng, tuyển dụng nhân viên, tăng quy mô sản xuất dù phá giá tiền tệ giúp cải thiện
tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Mặt khác, các hợp đồng xuất khẩu được ký kết từ
trước không dễ gì hủy bỏ ngay.
2.1.4.3 Cạnh tranh không hoàn hảo
Đối với nhà kinh doanh nước ngoài quá trình chiếm lĩnh thị trường đã tiêu tốn
nhiều thời gian và tiền bạc vì vậy họ có thể:
Hạ giá hàng hóa xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh nhằm duy trì thị phần của
mình ở nước có đồng tiền phá giá làm cho nhu cầu hàng nhập khẩu ở nước có đồng
tiền phá giá giảm chậm.
Hạ giá hàng hóa bán trong thị trường trong nước để tăng tính cạnh tranh với
hàng hóa rẻ hơn đến từ nước có đồng tiền phá giá làm cho năng lực xuất khẩu của
nước có đồng tiền mất giá tăng chậm.
Với những phân tích trên cho thấy sau khi phá giá tiền tệ hiệu ứng giá có tác
dụng khiến cán cân tài khoản vãng lai xấu đi ngay lập tức, trong khi hiệu ứng lượng

chỉ cải thiện được cán cân này trong dài hạn.


×