Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát sang thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ MỸ LỆ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SẮN LÁT SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ MỸ LỆ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SẮN LÁT SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh Doanh Thương Mại
Mã số : 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác.

Phạm Thị Mỹ Lệ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh Tế
Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Thương Mại - Du Lịch - Marketing đã trang bị cho
tôi những kiến thức hữu ích trong công việc và cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Tấn Bửu – Giảng viên trường Đại học Kinh Tế
Thành phố Hồ Chí Minh - đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp, bạn bè, những người thân yêu đã
luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn này.
Người viết

Phạm Thị Mỹ Lệ


MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒCc
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC CẦN THIẾT
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẮN LÁT SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1.1 Cơ sở để đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát
1.1.1 Học thuyết trọng thương

5

1.1.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

6

1.1.3 Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

7

1.1.4 Học thuyết yếu tố thâm dụng

8

1.2 Vai trò và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sang
thị trường Trung Quốc.
1.2.1 Giới thiệu khát quát về cây sắn và sản phẩm sắn lát

10

1.2.2 Vai trò của sắn lát trong phát triển nền kinh tế Việt Nam

12


1.3 Tiềm năng và đối thủ cạnh tranh về sắn lát
1.3.1 Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắn lát của Trung Quốc

15

1.3.2 Những quốc gia xuất khẩu sắn lát chính vào thị trường Trung Quốc

16

1.3.3 Những quy định cần thiết mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt khi
xuất khẩu sắn lát vào Trung Quốc

17

1.4 Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc xuất khẩu sắn lát vào thị trường
Trung Quốc

18

1.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

24

Tóm tắt chương 1

26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẮN LÁT CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Thực trạng phát triển và xuất khẩu sắn của Việt Nam

27


2.1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng

27

2.1.2 Sản lượng và giá trị sắn lát xuất khẩu của Việt Nam

31

2.1.3 Thị trường xuất khẩu sắn lát của Việt Nam

33

2.1.4 Chất lượng sản phẩm

34

2.1.6 Giá cả xuất khẩu

35

2.1.7 Hệ thống phân phối

37

2.2 Tổng quan về thị trường Trung Quốc và quan hệ kinh tế Việt Nam -Trung

Quốc
2.2.1 Tổng quan về thị trường Trung Quốc

38

2.2.2 Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

40

2.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu sắn lát Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc trong thời gian qua
2.3.1 Thực trạng xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian
qua

41

2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu sắn lát Việt
Nam

46

2.4 Kết quả khảo sát thực tế về xuất khẩu sắn lát của các doanh nghiệp tại
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

49

2.5 Phân tích ma trận SWOT của ngành sắn lát của Việt Nam trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
2.5.1 Điểm mạnh


58

2.5.2 Điểm yếu

59

2.5.3 Cơ hội

61

2.5.4 Thách thức

62

Tóm tắt chương 2

63

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẮN LÁT VÀO
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển, sản xuất, xuất khẩu sắn lát của Việt Nam tới năm
2020


3.1.1 Định hướng nghiên cứu, phát triển và sản xuất sắn Việt Nam đến 2020

64

3.1.2 Định hướng xuất khẩu


65

3.2 Mục tiêu và cơ sở để xây dựng các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc giai đoạn 2012-2020
3.2.1 Mục tiêu đề xuất các giải pháp

66

3.2.2 Cơ sở để xây dựng các giải pháp

67

3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng
thị trường xuất khẩu sắn lát của Việt Nam thời kỳ 2012-2020
3.3.1 Nhóm giải pháp về nguồn nguyên liệu

69

3.3.2 Nhóm giải pháp về Marketing

72

3.3.3 Nhóm giải pháp mở rộng thị trường, đa dạng hóa hình thức xuất khẩu

74

3.3.4 Giải pháp về tài chính

76


3.3.5 Nhóm giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu

77

3.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hỗ trợ xuất khẩu
sắn lát của Việt Nam

79

Tóm tắt chương 3

83

Kết luận

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

STT

Trang

Biểu đồ 1.1


Sản lượng sắn thế giới 2006 - 2011

11

Biểu đồ 1.2

Tiêu thụ sắn thế giới 2006 - 2011

13

Biểu đồ 1.3

Sản lượng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc năm 2001- 2011

15

Biểu đồ 1.4

Nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc từ các nước năm 2005 - 2011

16

Biểu đồ 1.5

Diện tích và sản lượng sắn Thái Lan 2000 - 2011

19

Biểu đồ 1.6


Sản lượng sắn xuất khẩu thế giới và Thái Lan năm 2006 - 2011

21

Biểu đồ 1.7

Sản lượng và tỷ lệ xuất khẩu sắn lát của Thái Lan 2005 - 2011

22

Biểu đồ 1.8

Sản lượng xuất khẩu sắn lát sang các nước của Thái Lan 2005 - 2011

23

Biểu đồ 2.1

Tỷ lệ trồng sắn ở các vùng năm 2011 của Việt Nam

27

Biểu đồ 2.2

Diện tích và sản lượng sắn của cả nước từ 2000- 2011

28

Biểu đồ 2.3


Năng suất sắn của Thái Lan và Việt Nam so với năng suất trung bình

29

của thế giới năm 2001-2011
Biểu đồ 2.4

Năng suất sắn trung bình của các vùng năm 1996-2011

30

Biểu đồ 2.5

Sản lượng và giá trị xuất khẩu sắn lát của Việt Nam 2005 - 2011

31

Biểu đồ 2.6

Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2011

32

Biểu đồ 2.7

Các thị trường xuất khẩu sắn chính của Việt Nam 2011

33

Biểu đồ 2.8


Giá sắn lát xuất khẩu thế giới 2005 - 2011

35

Biểu đồ 2.9

Giá xuất khẩu sắn lát của Thái Lan qua các tháng năm 2008 - 2012

36

Biểu đồ 2.10

Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc 2000 - 2011

40

Biểu đồ 2.11

Sản lượng và giá trị sắn lát xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

42

năm 2002 - 2011
Biểu đồ 2.12

Tỷ lệ xuất khẩu sắn lát sang thị trường Trung Quốc 2002 - 2011

43


Biểu đồ 2.13

Tỷ lệ nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc từ các nước 2002 - 2011

43

Biểu đồ 2.14

Sản lượng sắn xuất sang Trung Quốc theo tháng năm 2009 - 2012

44


DANH MỤC CÁC BẢNG - HÌNH VẼ

STT

Tên bảng – hình

Bảng 2.1

Một số thông chỉ tiêu liên quan đến kinh tế Trung Quốc 2006 - 2011

39

Bảng 2.2

Sản lượng và giá trị sắn lát xuất khẩu theo khu vực từ tháng 12/2011

49


Trang

đến tháng 07/2012
Bảng 2.3

Sản lượng và giá trị sắn lát xuất khẩu đi các nước từ tháng 12/2011

50

đến tháng 07/2012
Hình 2.1

Sơ đồ lưu chuyển sắn nguyên liệu

37


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FAO : Food and Agriculture Organization
FOB : Free on Board
GDP : Gross domestic product
WTO : World Trade Organization


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài:

Ở Việt Nam, sắn được xem là một trong bốn cây trồng chính, có diện tích
đứng thứ 3 sau lúa và ngô, được trồng nhiều ở các vùng trung du miền núi, là nguồn
thu nhập chính của người nghèo, các hộ nông dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sắn lát của Việt Nam ngày
càng có xu hướng tăng và trở thành nước xuất khẩu sắn lát đứng hàng thứ hai trên
thế giới, chỉ sau Thái Lan. Việc xuất khẩu sắn lát đã đem lại nguồn thu nhập đáng
kể giúp ổn định và cải thiện đời sống của người dân vùng nông thôn, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước.
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn hàng đầu thế giới và cũng là đối tác
nhập khẩu sắn lát chính của Việt Nam. Năm 2010 tỷ lệ xuất khẩu sắn lát của Việt
Nam sang Trung Quốc chiếm gần 91,5% trên tổng sản lượng sắn lát xuất khẩu và
năm 2011 là 89,6%. Mặt khác, là nước sản xuất sản lượng ethanol đứng thứ ba trên
thế giới, Trung Quốc luôn là thị trường tiềm năng cho ngành sắn lát Việt Nam.
Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển, song trên thực tế, tình hình sản xuất và
xuất khẩu sắn lát còn nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả khai thác chưa tương xứng.
Cây sắn ở Việt Nam hiện được trồng thiếu quy hoạch, nông dân ở nhiều nơi tự ý phá
bỏ nhiều loại cây trồng khác, thậm chí còn phá rừng trái phép để trồng sắn, kỹ thuật
canh tác còn lạc hậu, không đồng bộ, chưa được đầu tư thâm canh một cách thích
đáng, năng suất sắn còn thấp. Tình trạng phát triển tự phát trên không chỉ phá vỡ
quy hoạch các loại cây trồng khác, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái mà
còn tăng nguy cơ cung vượt quá cầu, dẫn đến những rủi ro về giá cả và thị trường
tiêu thụ cho người xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc có nhiều biến động,
giá cả lên xuống thất thường, cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trong tình hình khủng
hoảng kinh tế như hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu nói chung và sang
Trung Quốc nói riêng. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài
“GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẮN LÁT SANG THỊ TRƯỜNG
TRUNG QUỐC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM” để làm luận văn tốt
nghiệp cao học.



2

2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu các học thuyết kinh tế làm cơ sở để khẳng định sự cần thiết
phải đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát sang thị trường Trung Quốc.
- Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu sắn của một số quốc gia như: Thái Lan,
Indonesia. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp Việt
Nam đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc.
- Phân tích, đánh giá một cách tổng quát thực trạng sản xuất và tình hình xuất

khẩu sản phẩm sắn lát của Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu sắn lát của Việt Nam
san thị trường Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản
xuất, xuất khẩu sắn lát của Việt Nam, không nghiêu cứu chi tiết tình hình sản xuất,
xuất khẩu tại một doanh nghiệp cụ thể nào. Về thị trường, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu về thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm sắn lát và đề xuất các giải
pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất, xuất khẩu của sắn
lát Việt Nam, tình hình xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc trong
giai đoạn từ năm 2006 -2011 và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang
thị trường Trung Quốc cho đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê và phân tích với các số liệu được thu thập từ Cục
Hải Quan, Tổng Cục Thống Kê, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát



3

Triển Nông Thôn, Cục trồng trọt, FAOSAT, … và các trang web có liên quan
đến ngành sắn trên internet.
Phương pháp khảo sát điều tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh từ
47 doanh nghiệp xuất khẩu sắn lát của Việt Nam.
5. Tính mới của đề tài
Để hoàn chỉnh đề tài này tác giả đã nghiên cứu một số đề tài, báo cáo của
các tác giả dưới đây:
- TS. Nguyễn Thanh Phương - 2012 - Viện KHKT Nông Nghiệp Duyên Hải Nam
Trung Bộ (ASISOV) - Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn
theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ.
- TS. Hồ Cao Việt - 2011- Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sắn vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ.
- Phạm Thị Nhạn, Đinh Văn Cương, Nguyễn Hửu Hỷ - 2011- Một số kết quả
nghiên cứu sắn giai đoạn 2007 – 2012.
- TS. Hoàng Minh Tâm; Ths. Hồ Huy Cường; TS. Nguyễn Thanh Phương; Ths.
Đỗ Thị Ngọc và ctv -Viện KHKT Nông Nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ -2011Một số kết quả nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây sắn
thời gian qua – Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây sắn cho vùng
duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên trong thời gian tới.
- Nguyễn Văn Quang -2010 - Hiệu quả của thị trường sắn Việt Nam
Rất nhiều bài báo, tham luận được đăng tải trên các phương tiện thông
tin đại chúng như internet, tạp chí chuyên ngành, tờ báo địa phương, tờ báo
trung ương…
Các đề tài trên đã nghiên cứu và đưa ra nhiều kết quả cho việc phát triển
ngành sắn Việt Nam, tuy nhiên không đề cập đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sắn
của Việt Nam mặc dù kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này đóng góp không

nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và ngành nông nghiệp nói


4

riêng. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa
học, kết hợp với tình hình thực tế, tác giả của luận văn xin được tiếp tục nghiên
cứu và đưa ra một số đề xuất để làm phong phú hơn nữa về mặt khoa học và thực
tiễn nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sắn lát của Việt Nam. Có thể tóm tắt một số
đóng góp mới của luận văn như sau:
- Đề tài nghiên cứu cụ thể về hoạt động xuất khẩu của sắn lát Việt Nam
trong giai đoạn 2006-2011.
- Đề tài cũng nghiên cứu thực tế tình hình xuất khẩu sắn lát Việt Nam sang
thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Với tình hình sản lượng sắn lát ngày càng tăng ở Việt Nam, đề tài sẽ đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung
Quốc đến năm 2020.
6. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
phụ lục, phần nội dụng của l văn bao gồm làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về việc cần thiết đẩy mạnh xuất
khẩu sắn lát sang thị trường Trung Quốc
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu sắn lát của các doanh nghiệp Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát vào thị trường Trung
Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020


5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC CẦN THIẾT ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU SẮN LÁT SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1.1 CƠ SỞ ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẮN LÁT
1.1.1 Học thuyết trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVII, là
hệ tư tưởng đầu tiên của giai cấp tư sản, xuất hiện ở Anh và Pháp sau đó lan
rộng ra cả châu Âu trong bối cảnh trình độ sản xuất đã được nâng cao nhất định,
công nghiệp phát triển, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa…tạo điều kiện cho
hoạt động thương mại phát triển. Lúc bấy giờ giới thương nhân được đề cao và
chính họ đã đề xướng ra lý thuyết căn bản của trường phái kinh tế này.
Nội dung cơ bản của thuyết trọng thương là coi trọng xuất khẩu, cho rằng
xuất khẩu là con đường mang lại phồn vinh cho đất nước, đánh giá cao vai trò
của tiền tệ, xem tiền là tiêu chuẩn, là thước đo căn bản của sự giàu có. Do đó, mục
đích chính trong chính sách kinh tế của mỗi nước là phải làm gia tăng khối lượng
tiền tệ. Một quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ
là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ. Chỉ có ngoại thương mới là một
phương tiện căn bản bền vững để tăng thêm của cải, tiền tệ. Khối lượng tiền tệ
chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại thương và ngoại thương phải thực hiện
xuất siêu. Vì vậy, chính sách chung của mọi khuynh hướng trọng thương là phải
xuất siêu, nhưng tùy vào từng giai đoạn và điều kiện mục tiêu, chính sách xuất siêu
có thể khác nhau.
Tuy quan điểm của các nhà kinh tế theo chủ nghĩa trọng thương còn hạn
chế và rất cực đoan khi họ xem hoạt động thương mại quốc tế là một trò chơi có
tổng lợi ích bằng không, giữa hai quốc gia giao thương nếu bên này có lợi thì bên
kia phải chịu thiệt hại tương ứng. Do đó, họ đòi hỏi trong quan hệ ngoại thương
phải luôn xuất siêu để đảm bảo lợi ích quốc gia. Mặt khác, họ chủ trương thực
hiện mọi biện pháp có thể được để đạt thặng dư trong cán cân thương mại quốc


6


tế, như: kêu gọi chính phủ bảo vệ mậu dịch, bảo hộ sản xuất trong nước bằng
hàng rào thuế quan và cấm ngặt việc xuất khẩu nguyên liệu; đảm bảo độc quyền
kinh doanh để dành ưu thế cạnh tranh với nước ngoài. Nhưng chủ nghĩa trọng
thương cũng đã nêu lên được quan điểm rất tiến bộ thời bấy giờ là biết coi trọng
thương mại quốc tế và cho rằng chính phủ có vai trò can thiệp nhất định vào
hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động ngoại thương, mở đường cho các học
thuyết về thương mại quốc tế sau này.
Vận dụng một số tư tưởng tiến bộ của học thuyết trọng thương tác giả nhận
thấy rằng: Muốn phát triển kinh tế đất nước nói chung, phát triển ngành sắn nói
riêng, thì phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Đồng thời,
trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu, bên cạnh sự nỗ lực vươn lên không ngừng của
các doanh nghiệp, của người trồng s ắ n thì Chính quyền (Nhà nước và chính
quyền địa phương) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quy hoạch và phát
triển ngành sắn Việt Nam.
1.1.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 -1790) là nhà lý luận kinh tế chính trị học nổi tiếng
người Anh, ông được coi là cha đẻ của các lý thuyết kinh tế thị trường. Adam Smith
là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có tính hệ thống về nguồn gốc thương mại
quốc tế khi đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích
của thương mại quốc tế.
Học thuyết lợi thế tuyệt đối còn được gọi là học thuyết về phân công
lao động, nó nghiên cứu cơ sở của phân công lao động và trao đổi hàng hoá trong
một nước và giữa các nước. Phân công lao động là một tất yếu tự nhiên hay một
thiên hướng tự nhiên. Động lực của phân công lao động là lợi ích kinh tế của mỗi
cá nhân và sự phân công lao động đầu tiên cũng là sự phân công lao động giữa các
cá nhân.
Quan điểm của A.Smith đề cao vai trò cá nhân, ông cho rằng mọi người
khi làm gì cũng nghĩ đến tư lợi của mình, nhưng điều đó cũng có lợi cho tập



7

thể và quốc gia. Do vậy, trong một quốc gia chính quyền không cần can thiệp vào
hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp, cứ để họ phát triển sẽ có lợi cho nền kinh
tế. A.Smith cho rằng hai quốc gia giao thương nên hợp tác trên cơ sở tự nguyện,
hai bên cùng có lợi và dựa trên các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc
gia. Lợi thế tuyệt đối là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (cao hơn)
hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng loại sản phẩm. Mỗi quốc gia chỉ
xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những sản
phẩm không có lợi thế tuyệt đối.
Theo lý thuyết này, sự chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà
mình có lợi thế tuyệt đối sẽ giúp các quốc gia khai thác có hiệu quả hơn tài
nguyên kinh tế của đất nước. Thông qua mậu dịch quốc tế, tổng khối lượng sản
phẩm tiêu dùng sẽ tăng cao hơn và chi phí rẻ hơn so với trường hợp phải tự sản
xuất hoàn toàn trong nước.
Ưu điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối chỉ rõ, mỗi quốc gia phải
chuyên môn hóa sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối. Đồng thời thông qua trao
đổi sản phẩm có lợi thế của nước khác để nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Điều cốt
lõi của khái niệm này cho rằng: các quốc gia giao thương đều có lợi trong các hoạt
động thương mại quốc tế.
Vận dụng học thuyết của A. Smith, tác giả nhận thấy sắn Việt Nam có
nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu như điều kiện tự nhiên phù hợp,
chi phí lao động thấp, năng suất cao,… Đó là những yếu tố quyết định để ngành
sắn Việt Nam có thể phát triển bền vững, bảo đảm nhu cầu tiêu thụ nội địa và đẩy
mạnh xuất khẩu.
1.1.3 Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt
về số lượng lao động thực tế được sử dụng ở các quốc gia khác nhau, thì lợi thế
so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối.

David Ricardo (1772-1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Ông


8

được coi là nhà cổ điển cuối cùng, là tiền bối trực tiếp của Mác. Lý thuyết lợi thế
so sánh (còn gọi là học thuyết lợi thế tương đối) của ông là sự kế thừa và phát triển
lên một trình độ cao hơn học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Học
thuyết n à y là một đóng góp hết sức quan trọng, nó đặt cơ sở lý luận cho việc mở
rộng phân công lao động và buôn bán giữa các nước.
Nội dung của học thuyết lợi thế so sánh được phát biểu như sau: một
quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm mà mình có
lợi thế so sánh và nhập khẩu trở lại những sản phẩm mà mình không có lợi thế so
sánh. Khác với lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lợi thế so sánh được hiểu là sự khác
biệt tương đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để
làm ra cùng loại sản phẩm. David Ricardo đã đưa ra những luận chứng thuyết
phục. Trước hết, xuất phát từ sự phân công lao động giữa những người sản xuất
hàng hóa. Sau đó, ông mở rộng ra trong quan hệ giữa các nước để chứng minh
rằng nếu như một nước hoàn toàn có lợi thế tuyệt đối và nước kia hoàn toàn
không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm, trong trường hợp đó vẫn có thể quan hệ
trao đổi với nhau và quá trình trao đổi ngoại thương đó vẫn có lợi cho mọi nước.
Như vậy, nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có
lợi thế so sánh thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Với một năng lực sản xuất
không đổi, tiền lương và thu nhập thực tế sẽ tăng ở cả hai. Dù cho một trong hai
nước hay khu vực có hiệu quả tuyệt đối cao hơn. Lý thuyết về lợi thế so sánh chỉ ra
rằng: một quốc gia dù không có lợi thế tuyệt đối, nhưng có lợi thế so sánh (tương
đối) về một loại sản phẩm nhất định và biết cách khai thác tốt các lợi thế này thông
qua việc chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế thì vẫn có thể nâng
cao được hiệu quả của nền kinh tế của mình. Điều này đã khắc phục được nhược
điểm cơ bản về lợi thế tuyệt đối của A.Smith và được coi là một trong những quy

luật quan trọng nhất của kinh tế học phát triển.
Vận dụng học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo tác giả nhận
thấy để đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát bên cạnh việc khai thác hiệu quả lợi thế
về điều kiện tự nhiên, phát huy tính cần cù sáng tạo của người nông dân Việt


9

Nam còn phải tăng cường nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong
quá trình lai chọn giống và không ngừng cải thiện tất cả các khâu từ sản xuất
đến thu mua, chế biến, bảo quản… để nâng cao chất lượng sắn xuất khẩu, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể giữ vững và mở rộng thị trường hiện
có. Đồng thời, thâm nhập các thị trường mới và tiềm năng như thị trường Hàn
Quốc, Nhật bản, Nga…
1.1.4 Học thuyết yếu tố thâm dụng
Lý thuyết yếu tố thâm dụng còn gọi là lý thuyết Heckscher - Ohlin. Lý
thuyết này cho rằng các quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm sử
dụng phần lớn những yếu tố sản xuất mà họ có nhiều và họ sẽ nhập khẩu những
sản phẩm đòi hỏi nhiều yếu tố sản xuất khan hiếm ở quốc gia họ, chính mức độ sẵn
có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và hàm lượng các yếu tố sản
xuất sử dụng để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố quan
trọng quy định thương mại. Học thuyết này giải thích lý do các quốc gia có nguồn
lao động lớn như Trung Quốc sẽ tập trung vào việc sản xuất những hàng hoá cần
cường độ lao động và những quốc gia như Hà Lan có nhiều vốn hơn lao động sẽ
chuyên vào những hàng hoá cần đầu tư nhiều vốn.
Tuy nhiên có vài hạn chế của học thuyết này. Một là một vài quốc gia có
luật lương tối thiểu sẽ dẫn đến giá cao cho nguồn lao động phong phú. Kết quả là
quốc gia có thể tìm những nơi ít chi phí hơn để nhập khẩu hàng hóa hơn là sản xuất
chúng trong nước. Một hạn chế khác của học thuyết này là những quốc gia như
Mỹ đã xuất khẩu những hàng hóa có cường độ lao động cao và nhập khẩu những

hàng hoá cần đầu tư nhiều vốn, là một kết quả gây nhiều ngạc nhiên. Kết quả này
được Wassily Leontief, một nhà kinh tế học được giải Nobel khám phá và được gọi
là nghịch lý Leontief, đã giải thích vấn đề là cần chất lượng lao động đầu vào hơn
là số giờ lao động của con người. Mỹ sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có
tính kỹ thuật cao đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục cao.


10

Vận dụng lý thuyết tác giả nhận thấy: Phát triển ngành sắn là hướng đi
đúng trong đường lối phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Với việc đẩy mạnh
sản xuất và xuất khẩu sắn, chúng ta sẽ tận dụng các vùng đất nghèo dinh dưỡng,
đất đồi cũng như nguồn lao động thủ công dồi dào. Hơn nữa, việc sản xuất và xuất
khẩu sắn lát không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ,
hộ gia đình.
1.2

VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẮN

LÁT CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1.2.1 Giới thiệu khát quát về cây sắn và sản phẩm sắn lát.
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) có rất nhiều tên gọi khác nhau: khoai
mì, cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim,
macaxeir, kappa, maracheeni, là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu
năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ
ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50 cm, hàm lượng
tinh bột cao. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18
tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976)
và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây

sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon,
nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965).
Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc
của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở
Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven
biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong
phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công
nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi
từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).


11

Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập
trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu
người (CIAT, 1993). Sắn được trồng bởi những hộ nông dân sản xuất nhỏ để làm
lương thực - thực phẩm, thức ăn gia súc và để bán. Sắn chủ yếu được trồng trên đất
nghèo và dùng kỹ thuật canh tác truyền thống.
Biểu đồ 1.1: Sản lượng sắn thế giới 2006- 2011

Nguồn: Fao.org/Food outlook 2012
Sắn là cây trồng có nhiều ưu điểm: là cây sử dụng tốt đất đã kiệt, nghèo
dinh dưỡng, cây chống đói, sử dụng lao động tối thiểu, sản lượng ổn định và đặc
biệt hơn là sản phẩm của nó rất đa dụng. Thân cây sắn, lá sắn, sắn lát, tinh bột sắn
đều có những công dụng nhất định, được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh
vực như: củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột sắn nghiền hoặc
dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt
các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo,
mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai,
bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm. Củ sắn

cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc. Thân sắn dùng để làm
giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun. Lá sắn non
dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá. Bột lá sắn


12

hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê,… Hiện nay, sản phẩm sắn ngày
càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mại quốc tế (P.Silvestre,
M.Arraudeau, 1991). Tuy nhiên cây sắn cũng có nhược điểm là loại cây trồng làm
kiệt đất, chứa độc tố HCN (axít xianhyđric) và sau khi thu hoạch, sản phẩm từ cây
sắn rất dễ bị hư hỏng và cần được xử lý trong vòng 48 giờ.
Sắn lát là loại sản phẩm thô, có được bằng cách làm sạch (bỏ vỏ), cắt lát và
phơi, sấy khô, là một trong những thành phần chính trong sản xuất thức ăn chăn
nuôi (trâu, bò, heo), sản xuất cồn công nghiệp (ethanol) và xăng sinh học E5, sản
xuất acid citric…
1.2.2 Vai trò và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát.
Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn
Biên, Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng
đầu tiên. Sắn được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến
Nam. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên,
vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc
Trung Bộ.
Cây sắn dễ trồng, thích hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, hợp khả năng
kinh tế với nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động, thời gian thu hoạch
dài nên thuận rải vụ, tận dụng đất để lấy ngắn nuôi dài; Sắn đạt năng suất cao và lợi
nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trình canh tác sắn bền vững.
Vì vậy sắn được nông dân ưu trồng và nhiều nơi xem đây là nguồn thu nhập chính
trong năm của mình.
Trước đây sắn chủ yếu để làm lương thực cho người, làm thức ăn chăn

nuôi, thủy sản, nhưng với nhiều công dụng (đã được đề cập ở phần trên), nhu cầu về
các sản phẩm sắn trên thế giới tăng nhanh. Và trong tình trạng dầu mỏ, những năng
lượng hóa thạch khác ngày một cạn kiệt, khan hiếm thì loài người càng kỳ vọng vào
Biodiezen và cây sắn được lựa chọn số 1 đã khiến cho cây sắn, vốn là cây lương
thực chống đói một thời của người dân, trở nên có giá thể hiện qua việc thương mại


13

toàn cầu trong ngành sắn tăng cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các quốc gia
xuất khẩu mặt hàng này.
Biểu đồ 1. 2 Tiêu thụ sắn thế giới 2006-2011
Đơn vị tính: Triệu tấn

Nguồn: Fao.org/Food outlook 2008, 2009, 2010,2011
Trong những năm qua, ngành sắn Việt Nam ngoài việc góp phần nâng cao
kim ngạch xuất nhập khẩu và tăng trưởng GDP, còn có những vai trò to lớn trong
việc phát triển nền kinh tế cả nước nói chung và vùng nông thôn nói riêng, điều này
được thể hiện:
+ Sản xuất và xuất khẩu sắn góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công
ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động
Trong những năm gần đây, giá trị kinh tế của cây sắn càng được khẳng
định. Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu sắn còn tạo nhiều công ăn việc
làm cho người dân, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Từ đó cuộc
sống nông thôn được cải thiện, giặc đói nghèo được diệt tận gốc, thanh niên
nam nữ không còn kéo về thành thị tìm công ăn việc làm gây xáo trộn trật tự
xã hội nữa, đồi trọc đất trống được phủ xanh, môi trường sinh thái được bảo
vệ, người nông dân được làm chủ, tự tay chăm sóc, tự bảo vệ lấy tài sản của



14

mình, không còn tình trạng phá rừng vì sự sống nữa, nếp sống của dân cư
thực sự đi vào nề nếp.
+ Sản xuất và xuất khẩu sắn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải
biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái
Nhờ trồng sắn, chúng ta đã tăng nhanh vòng quay sử dụng đất, từ đó
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là đất ở những vùng trước đây bỏ
hoang, cằn cỗi, cải biến cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở
những vùng trồng sắn. Bên cạnh đó, việc trồng sắn cũng góp phần phục hồi
môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi trọc sau thời gian bị suy thoái
do sự tàn phá của thiên nhiên cùng sự hủy hoại do chính bàn tay con người.
+ Sản xuất và xuất khẩu sắn góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước.
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan
đang lôi cuốn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, các
ngành, các cấp hơn bao giờ hết đang tích cực, chủ động tham gia vào tiến
trình này và ngành sắn không nằm ngoài xu thế đó. Trên cơ sở lộ trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của cả nước, một lộ trình hội nhập
kinh tế cho bản thân ngành sắn nói chung và các doanh nghiệp ngành sắn
nói riêng đã được xây dựng và đưa vào triển khai. Một trong những
mốc quan trọng trong tiến trình này là cắt giảm thuế trong AFTA. Và một
điều quan trọng cần ghi nhận đó là cây sắn ở Việt Nam, từ một loại cây
trồng nông nghiệp tự phát đã trở thành cây công nghiệp mang tính chất hàng
hóa đảm bảo cho người sản xuất có cuộc sống ổn định, ấm no hơn và đem
lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Với những công dụng của cây sắn và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam, cộng với những cơ sở lý luận khoa học chứng minh sự
cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu như đã trình bày ở phần trên. Chúng ta có thể
khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu sắn lát Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc.


15

1.3 TIỀM NĂNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VỀ SẮN LÁT
1.3.1 Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắn lát của Trung Quốc
Biểu đồ 1.3: Sản lượng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc năm 2001-2011

Nguồn: Faostat/Trade/imports/ countries by commodity
Trước năm 2001, nhu cầu tiêu thụ sắn lát của Trung Quốc không đáng kể,
năm 2000 sản lượng nhập khẩu chỉ có 256,67 ngàn tấn. Tuy nhiên đến 2001, nhập
khẩu sắn lát của Trung Quốc tăng lên đáng kể, gấp gần 7 lần so với năm 2000, đạt
1.977,58 ngàn tấn, vượt qua khỏi EU trở thành thị trường nhập khẩu sắn lát lớn nhất
thế giới.
Là nước sản xuất ethanol lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Bra-xin, nhiều
địa phương của Trung Quốc đã bắt buộc sử dụng ethanol-blended xăng trong xe
hơi. Trung Quốc đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học trên cả
nước, đặc biệt là khu vực Quảng Tây, nơi chiếm 70% tổng nhu cầu về sản lượng
sắn của cả nước, đạt 7 triệu tấn/năm, nên nhu cầu nhập khẩu sắn lát luôn tăng qua
các năm 2001-2007, tăng từ 1,98 triệu tấn lên 4,67 triệu tấn. Năm 2008, do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhu cầu về sản lượng sắn lát của
Trung Quốc cũng giảm đột ngột, giảm hơn 50% so với năm 2007, sản lượng nhập
khẩu của Trung Quốc chỉ còn hơn 2 triệu tấn.


×