Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại Công ty Cổ phần May Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 119 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------  ----------

PHAN HỒNG NHUNG

VẬN DỤNG MÔ HÌNH TOC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH

KẾT CẤU SẢN PHẨM SẢN XUẤT TỐI ƯU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------  ----------

PHAN HỒNG NHUNG

VẬN DỤNG MÔ HÌNH TOC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH
KẾT CẤU SẢN PHẨM SẢN XUẤT TỐI ƯU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY KHÁNH HÒA



Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN ANH HOA

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Vận dụng mô hình TOC trong việc xác định
kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết
quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu
nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách
nhiệm trước Hội đồng.
TP.HCM, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Phan Hồng Nhung


4


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH TOC TRONG
VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT CẤU SẢN PHẨM SẢN XUẤT TỐI ƯU .......................... 9
1.1 Tổng quan về lý thuyết nguồn lực bị giới hạn (Theory of Constraints - TOC) ........ 9
1.1.1 Khái niệm về TOC .................................................................................... 9
1.1.2 Khái niệm về thông lượng (throughput) ................................................. 10
1.1.3 Nhóm nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp ................................... 12
1.1.3.1 Nhóm nguồn lực bị giới hạn hữu hình........................................ 12
1.1.3.2 Nhóm nguồn lực bị giới hạn liên quan đến hoạt động quản lý .. 13
1.1.4 Mô hình TOC .......................................................................................... 13
1.1.4.1 Năm bước trọng tâm của quá trình cải tiến liên tục ................... 14
1.1.4.2 Quá trình suy nghĩ TP (Thinking process).................................. 18
1.1.4.3 Các thước đo kết quả hoạt động ................................................. 21
1.1.5 Ưu điểm của mô hình TOC ..................................................................... 22
1.1.6 Nhược điểm của mô hình TOC ............................................................... 22
1.2 Vận dụng mô hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu ................. 24
1.2.1 Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực bị giới hạn ................... 26
1.2.2 Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một nguồn lực bị giới hạn ........ 27
1.3 Vai trò của thông tin kế toán trong việc vận dụng mô hình TOC để xác định kết cấu
sản phẩm sản xuất tối ưu ......................................................................................... 27
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 29



5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH KẾT CẤU SẢN PHẨM
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KHÁNH HÒA .............................. 30
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần May Khánh Hòa ................................................... 30
2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ........................................... 30
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty .................................... 30
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ .............................................................. 33
2.1.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty ........................ 34
2.1.1.4 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty và phương
hướng phát triển ...................................................................................... 39
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán của công ty....................................................... 45
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán.............................................................. 45
2.1.2.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ............................................ 46
2.1.3 Quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu của công ty ............................. 51
2.1.3.1 Đặc điểm sản phẩm..................................................................... 51
2.1.3.2 Quy trình công nghệ ................................................................... 51
2.2 Thực trạng công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần May
Khánh Hòa .................................................................................................................... 54
2.3 Đánh giá chung về công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần
May Khánh Hòa ............................................................................................................ 56
2.3.1 Những mặt còn tồn tại trong công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại
công ty ........................................................................................................................... 56
2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác xác định kết cấu sản phẩm
sản xuất tại công ty ....................................................................................................... 57
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MÔ HÌNH TOC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT CẤU
SẢN PHẨM SẢN XUẤT TỐI ƯU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KHÁNH HÒA
....................................................................................................................................... 60
3.1 Sự cần thiết của việc vận dụng mô hình TOC vào công tác xác định kết cấu sản phẩm

sản xuất tại công ty ....................................................................................................... 60


6

3.2 Quan điểm tổ chức vận dụng mô hình TOC vào công tác xác định kết cấu sản phẩm
sản xuất tại công ty ....................................................................................................... 62
3.3 Vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công
ty.................................................................................................................................... 63
3.3.1 Xác định các nguồn lực bị giới hạn trong công ty .................................... 66
3.3.2 Thiết lập mô hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm tối ưu .................. 67
3.4 Những giải pháp cần thực hiện để tổ chức vận dụng mô hình TOC vào công tác xác
định kết cấu sản phẩm sản xuất tại công ty................................................................... 73
3.4.1 Nhóm giải pháp liên quan đến nhân viên ................................................. 73
3.4.2 Nhóm giải pháp liên quan đến kỹ thuật .................................................... 76
3.4.3 Nhóm giải pháp liên quan đến công tác kế toán ....................................... 78
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 82
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ tiếng Anh
Activity Based Costing

Tên đầy đủ tiếng Việt
Hệ thống chi phí dựa trên mức

độ hoạt động

JIT

Just in Time

Vừa kịp lúc

LF

Loads Factor

Hệ số quá tải

Materials Requirements
Planning
Manufacture Resources
Planning
Optimized Production
Timetables
Theory of Constraints

Hoạch định nhu cầu vật tư

Cụm viết tắt
ABC

MRP I
MRPII
OPT

TOC

Hoạch định nguồn lực sản xuất
Lịch trình sản xuất tối ưu
Lý thuyết các nguồn lực bị giới
hạn

TP
TQM
WTO

Thinking Process
Total Quality Management
World Trade Organisation

Quá trình suy nghĩ
Quản lý chất lượng toàn diện
Tổ chức thương mại quốc tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thông tin về giá bán, chi phí biến đổi và giờ máy của hai đơn hàng
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong thời gian qua


8

Bảng 3.1: Ma trận lựa chọn giữa mô hình ABC – TOC để xác định kết cấu sản
phẩm sản xuất tối ưu
Bảng 3.2: Thông tin về sản phẩm từ các đơn đặt hàng của công ty trong quý

IV/2013
Bảng 3.3: Bảng xác định các nguồn lực bị giới hạn tại Công ty cổ phần May
Khánh Hòa trong quý IV/2013
Bảng 3.4: Bảng xác định thông lượng (throughput) của từng loại sản phẩm tại
Công ty cổ phần May Khánh Hòa


9

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng của Công ty cổ phần May Khánh Hòa qua các năm
từ năm 2009 - 2012
Hình 2.2: Biểu đồ vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần May Khánh Hòa qua các
năm từ năm 2009 - 2012
Hình 2.3: Biểu đồ hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty cổ phần May Khánh Hòa
qua các năm từ năm 2009 – 2012
Hình 2.4: Biểu đồ khả năng sinh lời của Công ty cổ phần May Khánh Hòa qua các
năm từ năm 2009 – 2012
Hình 2.5: Giao diện chương trình kế toán máy tại Công ty cổ phần May Khánh
Hòa
Hình 3.1: Công cụ Microsoft Excel (Tools/Add-in/Solver) để xác định kết cấu sản
phẩm tối ưu trong trường hợp có nhiều nguồn lực bị giới hạn
Hình 3.2: Công cụ Microsoft Excel (Tools/Add-in/Solver) để xác định kết cấu sản
phẩm tối ưu khi doanh nghiệp tăng thêm nguồn lực bị giới hạn


10

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Năm bước trọng tâm của quá trình cải tiến liên tục

Sơ đồ 1.2: Những tình huống nguồn lực bị giới hạn là nguyên nhân gây ứ đọng
hàng tồn kho
Sơ đồ 1.3: Điều chỉnh các nguồn lực không bị giới hạn để hỗ trợ cho việc cải thiện
nguồn lực bị giới hạn
Sơ đồ 1.4: Mô hình xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu dựa trên việc sử
dụng hiệu quả các nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy sản xuất tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa
Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý dữ liệu của chương trình kế toán máy tại Công ty cổ
phần May Khánh Hòa
Sơ đồ 2.5: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần May
Khánh Hòa
Sơ đồ 3.1: Quy trình xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại Công ty cổ
phần May Khánh Hòa

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng cạnh tranh nhau nhiều hơn về thời
gian và chất lượng của sản phẩm. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu thất bại trong việc
duy trì lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng
cao với thời gian sản xuất ngắn và giá thành hạ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm


11

ra được những cách thức và phương pháp quản trị sản xuất khoa học để có thể đáp ứng
được những yêu cầu đó của thị trường.
Thêm vào đó, sự cạn kiệt và khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực,
không gian, thời gian và vốn đã đẩy các doanh nghiệp vào nhiều thách thức. Hầu hết các

doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh đều luôn phải đối mặt với vấn đề giới
hạn về năng lực sản xuất và không thể gia tăng được năng lực này ngay trong ngắn hạn.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là, trong ngắn hạn, doanh nghiệp phải biết khai thác và sử dụng các
nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất để nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh nhằm đạt
được những mục tiêu đề ra.
Và để có thể khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả trong điều
kiện bị giới hạn thì quyết định về kết cấu sản phẩm sản xuất đóng vai trò then chốt.
Doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định sản xuất những sản phẩm gì, sản xuất bao nhiêu
một cách phù hợp thì mới có thể tận dụng hết năng lực hiện có để đạt được mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận khi nguồn lực đang bị giới hạn. Đây là một bài toán phức tạp, nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi các loại sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp ngày càng trở
nên đa dạng. Lý thuyết về các nguồn lực bị giới hạn (Theory of Constraint – TOC) là một
trong những công cụ tốt nhất để giúp doanh nghiệp có thể giải được bài toán đó.
Công ty cổ phần May Khánh Hòa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, các
nguồn lực được sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị luôn bị
giới hạn vì nhiều lý do. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm ra những cách thức và phương
pháp phù hợp để có thể khai thác và sử dụng được các nguồn lực này một cách tối ưu
nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ vấn đề đó, đề tài “Vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết
cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa” được thực hiện với
mục đích giúp Công ty cổ phần May Khánh Hòa tìm ra những cách thức và phương pháp
để có thể khai thác và sử dụng các nguồn lực bị giới hạn một cách tối ưu, qua đó góp
phần gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho đơn vị.
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước đây


12

Kể từ khi được Goldratt đưa ra tại Hội nghị quốc tế APICS lần thứ 23 vào năm
1980, đến nay trên thế giới đã có rất nhiều sách, bài báo và các công trình nghiên cứu

khác viết về TOC trên nhiều tạp chí khoa học khác nhau. Theo tổng hợp của Mabin và
Balderstone (2003), kể từ đầu năm 1998 đến năm 2003 đã có hơn 20 cuốn sách mới viết
về TOC bao gồm của các tác giả Corbett (1998), Cox và Spencer (1998), Kendall (1998),
Newbold (1998), Scheinkopf (1999), Schragenheim (1999), Leach (2000), Ptak và
Schragenheim (2000), Smith (2000), Lepore và Cohen (1999), Mabin và Balderstone
(2000) và Goldratt cùng cộng sự (2000). Điều này làm cho tổng số sách viết về TOC đến
năm 2003 là gần 50 cuốn kể từ lần đầu phát hành cuốn The Goal (Goldratt and Cox,
1984).
Các bài báo viết về TOC xuất hiện ở hơn 100 tạp chí khác nhau, trong đó có
khoảng 60 tạp chí đăng tải các bài riêng lẻ chiếm khoảng 1/6 các bài báo. Những bài báo
riêng lẻ này nhằm mục đích giới thiệu TOC cho người đọc thuộc nhiều đối tượng khác
nhau. Số còn lại phần lớn tập trung trong một vài tạp chí lớn về ngành công nghiệp như
tập san của APICS đăng hơn 90 bài, Industry Week xuất bản khoảng 15 bài và các tạp chí
học thuật uy tín như Harvard Business Review. Nội dung của các bài báo này chủ yếu là
mở rộng và làm rõ các nguyên lý của mô hình TOC cũng như bàn luận về các vấn đề liên
quan đến việc ứng dụng TOC vào công tác kế toán, lập kế hoạch, đo lường kết quả hoạt
động, xác định kết cấu sản phẩm, quản trị chất lượng và dự án, và các hoạt động khác.
Các lĩnh vực ứng dụng bao gồm từ sản xuất đến tái sản xuất, dịch vụ, lập trình, quân sự, y
tế và giáo dục.
Theo Mabin và Balderstone (2003), đến năm 2003 có khoảng hơn 100 bài viết mô
tả về việc ứng dụng TOC được đăng tải, phần lớn trong số này đề cập đến việc ứng dụng
TOC trong lĩnh vực sản xuất và hầu hết tập trung vào các hoạt động sản xuất tại một
doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một số bài viết bàn luận về việc ứng dụng TOC
trong các lĩnh vực phi sản xuất, điều hành hoặc các dịch vụ chức năng. Các ngành sản
xuất được đề cập đến là không gian, may mặc, ô tô, điện tử, đồ gia dụng, chất bán dẫn,
thép và các ngành công nghiệp nặng khác. Đa số những nghiên cứu này được thực hiện ở
Bắc Mỹ, một số ở Châu Âu và một số ít ở Anh và Australia. Các doanh nghiệp được


13


nghiên cứu có cả một số tập đoàn lớn và thành công nhất hiện nay trên thế giới như
Boeing, General Motors, Ford Motor và Lucent Technologies.
Như vậy, có thể thấy rằng, triết lý của TOC đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú
ý của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị trên toàn thế giới, và mô hình TOC
có thể ứng dụng trong nhiều hoạt động và các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm
vi của bản luận văn này, tác giả xin chỉ đề cập đến những bài viết về việc vận dụng mô
hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm tối ưu tại các doanh nghiệp sản xuất. Đây
là một trong những ứng dụng chủ yếu của mô hình TOC đã được đề cập trong nhiều công
trình nghiên cứu trên thế giới. Có thể tổng hợp những nghiên cứu đó như sau:
2.1 Tại Bắc Mỹ
Jaydeep Balakrishnan (2003) đã tiến hành so sánh cách xác định kết cấu sản phẩm
tối ưu dựa trên hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn sử
dụng theo cách làm của TOC với cách xác định kết cấu sản phẩm tối ưu dựa trên mô hình
hồi quy tuyến tính với công cụ hỗ trợ là Microsoft Excel/Add-in/Solver trong trường hợp
có nhiều nguồn lực bị giới hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cách xác định kết cấu sản
phẩm tối ưu dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính trong trường hợp này đem đến mức lợi
nhuận cao hơn. Do vậy, theo Balakrishnan (2003) mô hình hồi quy tuyến tính là công cụ
hỗ trợ hiệu quả cho triết lý TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm tối ưu trong trường
hợp có nhiều nguồn lực bị giới hạn.
Julie Lockhart và Audrey Taylor (2007) đã thực hiện một nghiên cứu so sánh về
hiệu quả giữa hai mô hình ABC và TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm tối ưu khi
quá trình sản xuất sản phẩm gây ra sự ô nhiễm môi trường, và nguồn lực bị giới hạn là
máy xử lý chất thải. Theo đó, TOC tỏ ra tốt hơn so với ABC khi mô hình TOC giúp
doanh nghiệp tìm ra kết cấu sản phẩm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn mà lại ít gây ô nhiễm
môi trường hơn. Theo hai tác giả này, TOC luôn là sự lựa chọn tốt nhất trong những điều
kiện sau:
-

Các sản phẩm cùng sử dụng chung nguồn lực sản xuất.


-

Nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với mức
công suất hiện có của ít nhất một nguồn lực.


14

-

Doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận trên mức độ nguồn lực hiện có.

-

Doanh nghiệp khó có thể gia tăng công suất của bất kỳ nguồn lực nào trong ngắn
hạn.

-

Khi thực hiện việc cải tiến công suất, nguồn lực bị giới hạn sẽ được lựa chọn trước
tiên.

-

Giá cả của sản phẩm là do thị trường quyết định, doanh nghiệp đã biết về mức giá
và nhu cầu của từng loại sản phẩm trước khi xác định kế hoạch sản xuất.
2.2 Tại Châu Âu
Snichev và Shmakov (2006) thì đã dựa trên triết lý của TOC để xây dựng một mô


hình lập kế hoạch sản xuất tối ưu mới. Sau đó hai ông đã tiến hành thu thập dữ liệu tại
một nhà máy sản xuất thép lớn ở Nga để kiểm tra tính hiệu quả của mô hình này. Kết quả
thu được cho thấy việc ứng dụng mô hình lập kế hoạch sản xuất tối ưu được xây dựng
dựa trên triết lý TOC đã giúp doanh nghiệp gia tăng sản lượng, hiệu quả sản xuất và từ đó
gia tăng lợi nhuận thu được.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu việc kết hợp hai mô hình ABC
và TOC thành một mô hình thống nhất để phục vụ cho việc tìm ra kết cấu sản phẩm tối
ưu như Spoede và cộng sự (1994), Blocher và cộng sự (2005) và Poniman Tioanda
(1999). Theo Spoede (1994), để vận dụng TOC có hiệu quả, thông tin đầu vào của mô
hình phải đảm bảo tính chính xác cao nên ABC có thể phù hợp hơn hệ thống chi phí
truyền thống khi làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí các nguồn lực là những biến
số của mô hình TOC. Còn theo Blocher (2005), ABC có thể hỗ trợ cho TOC trong việc
xác định mức độ sử dụng các nguồn lực bị giới hạn để đưa vào mô hình, và với sự kết
hợp giữa ABC và TOC các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về kết cấu sản phẩm
cả trong ngắn hạn và dài hạn. Poniman Tioanda (1999) thì cũng cho rằng ABC có thể kết
hợp với TOC để giúp các nhà quản lý xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu và đề ra
kế hoạch sử dụng các nguồn lực sao cho hợp lý, đồng thời Poniman Tioanda cũng đưa ra
một lược đồ thứ cấp mô tả năm giai đoạn của mô hình ABC kết hợp TOC để xác định kết
cấu sản phẩm sản xuất gồm:
-

Giai đoạn 1, tìm hiểu về các hoạt động


15

-

Giai đoạn 2, tập hợp chi phí vào các hoạt động


-

Giai đoạn 3, xác định các nguồn lực giới hạn

-

Giai đoạn 4, phân tích chi phí – lợi ích

-

Giai đoạn 5, xác định kết cấu sản phẩm sản xuất
2.3 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cho đến nay, công trình nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình TOC

đáng kể nhất có thể nói đến là luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Phong Nguyên (2005).
Trong luận văn của mình, tác giả này đã đưa ra ý tưởng và các giải pháp để có thể vận
dụng kết hợp giữa mô hình ABC và TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm tối ưu tại
các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Nội dung mô hình ABC và TOC được Nguyễn
Phong Nguyên xây dựng bao gồm tính giá thành sản phẩm và phân bổ chi phí ngoài sản
xuất vào sản phẩm theo ABC; và thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên nguyên lý
của TOC với hàm mục tiêu là tối đa hóa số dư đảm phí, và các điều kiện ràng buộc là
những nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp để xác định kết cấu sản phẩm tối ưu.
Đồng thời, Nguyễn Phong Nguyên cũng đã chỉ ra phương hướng và một số giải pháp cần
thực hiện để tổ chức vận dụng mô hình tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam bao
gồm tổ chức xây dựng hệ thống thông tin cho mô hình ABC và TOC, xác lập mô hình kế
toán quản trị phục vụ cho ABC và TOC.
Mặc dù vậy, theo sự tìm hiểu của bản thân tác giả thì hiện nay vẫn chưa có tác giả
nào thực hiện một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về việc vận dụng mô hình TOC
trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu ở các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành may mặc hoặc các ngành sản xuất có đặc điểm tương tự ngành may. Vì vậy, đề tài

của tác giả sẽ cho thấy một hướng vận dụng khác của mô hình TOC trong việc xác định
kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại các doanh nghiệp sản xuất.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn được thực hiện nhằm tìm hiểu về cơ sở lý luận, nội dung lý
thuyết cũng như các quan điểm và một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
về mô hình TOC và cách thức vận dụng mô hình này trong việc xác định kết cấu sản
phẩm tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất.


16

Thứ hai, luận văn tập trung tìm hiểu thực trạng quy trình sản xuất các loại sản
phẩm của Công ty cổ phần May Khánh Hòa trên cơ sở đó, xác định các loại nguồn lực
cần cho hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, và mức độ tiêu tốn từng loại
nguồn lực của từng loại sản phẩm. Từ đó nghiên cứu những cách thức phù hợp nhằm vận
dụng mô hình TOC vào công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu cho đơn vị.
Thứ ba, trên cơ sở những lý luận đã tìm hiểu được về mô hình TOC và thực trạng
công tác sản xuất tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa, luận văn cố gắng tìm ra một số
phương án và giải pháp để có thể vận dụng thành công mô hình TOC vào doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất nhằm gia tăng hiệu
quả hoạt động tại đơn vị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình TOC và các nguồn lực được sử dụng
trong hoạt động sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần May Khánh Hòa. Phạm vi
nghiên cứu là cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của việc vận dụng mô hình TOC để phục vụ
cho quyết định về kết cấu sản phẩm sản xuất ở Công ty cổ phần May Khánh Hòa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp điều tra,
phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá.
Giai đoạn thứ nhất là tập hợp những tài liệu và công trình nghiên cứu có giá trị của

một số tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến việc vận dụng mô hình TOC trong
việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu. Bằng phương pháp phân tích và đánh giá
những tài liệu thu thập được, luận văn sẽ cố gắng tổng hợp và nêu bật những vấn đề
mang tính lý luận của mô hình TOC để có cơ sở cần thiết cho việc định hướng vận dụng
mô hình TOC vào việc xác định kết cấu sản phẩm tối ưu tại Công ty cổ phần May Khánh
Hòa.
Giai đoạn thứ hai, sau khi đã tìm hiểu về cơ sở lý luận của mô hình TOC, tác giả
sẽ tiến hành điều tra, khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần May
Khánh Hòa để định hướng vận dụng mô hình TOC vào việc xác định kết cấu sản phẩm
sản xuất tối ưu cho đơn vị.


17

Giai đoạn thứ ba, thông qua các tài liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành tìm hiểu sự
vận dụng mô hình TOC ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Trên cơ sở đó, so sánh và
phân tích với những điều kiện và đặc điểm sản xuất của Công ty cổ phần May Khánh
Hòa để đề xuất một số giải pháp có thể nhằm vận dụng thành công mô hình TOC vào
doanh nghiệp, góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty
-

Những nguồn dữ liệu khai thác cho đề tài
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ bộ phận sản xuất và phòng kế toán

của Công ty cổ phần May Khánh Hòa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về mô hình TOC để giúp người đọc
có thể có được những hiểu biết khái quát về mô hình TOC và cách thức vận dụng mô
hình này vào việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại các doanh nghiệp sản
xuất.

Giúp Công ty cổ phần May Khánh Hòa nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất
trong ngành may nói chung và các doanh nghiệp sản xuất những ngành tương tự như giày
da, túi xách… có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động của mình thông qua việc
xác định được kết cấu sản phẩm sản xuất phù hợp.
Ngoài ra, đề tài cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên
hoặc học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành quản trị và kế toán trong quá trình
thực hiện những công trình nghiên cứu của mình về mô hình TOC sau này.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, chữ viết tắt và phần phụ lục, nội
dung chính của đề tài có 80 trang chính với bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết
cấu sản phẩm sản xuất tối ưu
Chương 2: Thực trạng công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ
phần May Khánh Hòa
Chương 3: Vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất
tối ưu tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa.


18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH
TOC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT CẤU SẢN PHẨM SẢN
XUẤT TỐI ƯU
1.1 Tổng quan về lý thuyết nguồn lực bị giới hạn (Theory of Constraints - TOC)
1.1.1 Khái niệm về TOC
TOC là một phương pháp quản trị sản xuất và hoạt động hiện đại được phát triển
bởi Goldratt vào giữa những năm 1980. TOC bắt nguồn từ một chương hỗ trợ cho việc
lập kế hoạch sản xuất tối ưu có tên là OPT (Lịch trình sản xuất tối ưu – Optimized
Production Timetables, sau này được gọi với tên thương mại khác là Kỹ thuật sản xuất
tối ưu - Optimized Production Technology). Để hỗ trợ cho hoạt động quảng bá hệ thống

OPT, Goldratt đã minh họa các khái niệm của OPT thông qua nội dung của các tình
huống sản xuất hàng ngày trong cuốn sách có tên là “The Goal” (Goldratt and Cox,
1984). Sau đó, các lý thuyết này được ông phát triển một cách đầy đủ hơn trong cuốn
“The Race” (Goldratt and Fox, 1986) và dần chuyển hướng tập trung từ lĩnh vực sản xuất
sang tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của doanh nghiệp. Theo đó, vào khoảng năm
1987, lý thuyết tổng quát được biết đến với tên gọi TOC (Lý thuyết các nguồn lực bị giới
hạn – Theory of Constraints) đã ra đời. Lý thuyết này được Goldratt xem như một lý
thuyết tổng quát để điều hành doanh nghiệp (Rahman, 1998).
Khái niệm về TOC được Goldratt nêu như sau: “TOC là lý thuyết tối ưu hóa hiệu
quả hoạt động, được dựa trên một cơ sở là mọi tổ chức đều phải có ít nhất một nguồn lực
bị giới hạn. Nếu điều này không đúng thì với vai trò là một tổ chức tạo ra lợi nhuận,
doanh nghiệp sẽ gia tăng công suất hoạt động để tạo thêm lợi nhuận cho đến khi không
thể tăng thêm được nữa. Do đó, nguồn lực bị giới hạn là bất cứ thứ gì cản trở doanh
nghiệp đạt được kết quả hoạt động cao hơn so với mục tiêu của mình.” (Goldratt, 1988,
tr.453)
Theo Goldratt, sự tồn tại của nguồn lực bị giới hạn cho thấy cơ hội của sự cải tiến.
Trái ngược với cách nghĩ thông thường, TOC xem các nguồn lực bị giới hạn là điều tích


19

cực thay vì tiêu cực. Bởi vì nguồn lực bị giới hạn xác định khả năng hoạt động của doanh
nghiệp, gia tăng nguồn lực bị giới hạn sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện toàn bộ hoạt động
của mình (Rahman, 1998).
TOC giúp các nhà quản trị điều hành hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu
quả bằng cách tập trung mọi nỗ lực vào quá trình cải thiện hiệu quả sử dụng của các
nguồn lực bị giới hạn thông qua đơn vị đo lường chủ yếu là thông lượng (throughput)
trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn sử dụng (Balakrishnan, 2003). Việc xác định các
nguồn lực bị giới hạn theo lý thuyết TOC là việc làm trực quan và cụ thể đối với một tổ
chức. Theo đó, tổ chức sẽ sử dụng năng lực nội tại để thực hiện các phương pháp xác

định các nguồn lực bị giới hạn, cách thức để giải quyết chúng và trên cơ sở đó để tiến
hành cải tiến liên tục.
1.1.2 Khái niệm về thông lượng (throughput)
Thông lượng (throughput) là một thuật ngữ được Goldratt đưa ra bắt đầu từ cuốn
tiểu thuyết The Goal và được phát triển, phổ biến một cách rộng rãi trong suốt 10 năm
sau đó thông qua một chuỗi các cuốn sách và các hoạt động của Học viện Avharam Y.
Goldratt được sáng lập vào giữa những năm 1980. Theo Goldratt, thông lượng
(throughput) là khoản tiền hệ thống tạo ra thông qua doanh số, được tính toán bằng cách
lấy giá bán trừ chi phí nguyên vật liệu (Goldratt và Cox, 1993, tr.59).
Có thể thấy rằng, khái niệm thông lượng trong lý thuyết TOC khá giống với khái
niệm số dư đảm phí trong kế toán quản trị truyền thống, sự khác biệt cơ bản là ở cách
xem xét chi phí nhân công trực tiếp. Trong kế toán quản trị truyền thống, số dư đảm phí
được tính bằng cách lấy giá bán trừ biến phí, biến phí này bao gồm cả chi phí nguyên vật
liệu và chi phí nhân công trực tiếp theo sản phẩm, nhưng theo quan điểm của TOC, chi
phí nhân công được xem là định phí và được phân loại là chi phí hoạt động. Lý do cho
vấn đề này là bởi theo Goldratt các quyết định sản xuất được đưa ra rất ít khi dẫn đến
việc sa thải hay giảm bớt công nhân mà chỉ đơn giản là bố trí lại lao động để tăng cường
tính hiệu quả cho hoạt động sản xuất.
Goldratt cho rằng kế toán chi phí truyền thống bị “ám ảnh” quá nhiều bởi quan
điểm về chi phí và luôn cố gắng chạy theo việc hạ chỉ tiêu chi phí đơn vị sản phẩm dẫn


20

đến xu hướng sản xuất sản phẩm với số lượng lớn vượt quá khả năng có thể bán vì thế
làm gia tăng chi phí hàng tồn kho và những chi phí hoạt động khác. Ngược lại với điều
này, quan điểm JIT tập trung vào việc giảm lượng hàng tồn kho, giảm thời gian sản xuất
và cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, theo ông, việc giảm hàng
tồn kho và chi phí chỉ có thể thực hiện đến một mức nào đó còn thông lượng (throughput)
thì có thể gia tăng không giới hạn (Dugdale, 1996). Do vậy, ông đã đề xuất một sự thay

đổi hoàn toàn mới về sự ưu tiên trong chính sách quản lý so với phương pháp quản trị
truyền thống. Phương pháp quản trị truyền thống cho rằng ưu tiên hàng đầu trong các
chính sách quản lý là cắt giảm chi phí, thứ đến là gia tăng thông lượng và cuối cùng là
giảm hàng tồn kho nhưng theo Goldratt các chính sách quản lý hướng đến sự gia tăng
thông lượng cần được ưu tiên trước hết, tiếp theo là giảm hàng tồn kho và cuối cùng mới
là cắt giảm chi phí. Điều này đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong quan điểm quản lý của
các nhà quản trị.
Dugdale (1996), phân tích sự thành công của các phương pháp quản lý sản xuất ra
đời vào cuối thế kỷ 20 như TOC, JIT và TQM, Goldratt cho rằng bởi vì tất cả các phương
pháp quản lý sản xuất này đều khuyến khích các nhà quản trị gia tăng thông lượng
(throughput). Triết lý TOC hướng các nhà quản lý gia tăng thông lượng bằng cách tối đa
hóa sản lượng đầu ra trên một đơn vị nguồn lực giới hạn sử dụng, JIT thì khuyến khích
sản xuất theo kích cỡ lô nhỏ để cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và do vậy
góp phần gia tăng thông lượng, còn TQM đề cao chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của
khách hàng do đó cũng dẫn đến việc cải thiện thông lượng.
Theo quan điểm TOC, kết quả hoạt động của toàn hệ thống được xác định bởi
thông lượng trên những nguồn lực bị giới hạn sử dụng, do đó các nhà quản trị cần tập
trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động của những nguồn lực này. Việc cải thiện hiệu
quả hoạt động của tất cả các nguồn lực là không khả thi vì điều này sẽ không giúp làm
gia tăng tổng thông lượng của hệ thống. Tuy nhiên, các thước đo “tính hiệu quả” và “mức
độ hữu dụng” được sử dụng trong kế toán chi phí truyền thống đã che khuất mục tiêu của
tổ chức ở mức độ tổng thể và dẫn các nhà quản trị đến việc chỉ tập trung vào kết quả hoạt
động của từng bộ phận mà làm phương hại đến thông lượng của toàn hệ thống. Do đó, kế


21

toán chi phí được xem là kẻ thù số một của hiệu quả sản xuất. Từ lý do này, Goldratt đã
kêu gọi loại bỏ kế toán chi phí truyền thống để xóa bỏ các mặt tiêu cực của nó và đề xuất
sự phát triển một hệ thống kế toán mới theo quan điểm hướng đến thông lượng. (Dugdale,

1997).
1.1.3 Nhóm nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp
Các nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp có thể phân chia thành hai nhóm:
nhóm các nguồn lực bị giới hạn hữu hình và nhóm các nguồn lực bị giới hạn liên quan
đến hoạt động quản lý.
1.1.3.1 Nhóm nguồn lực bị giới hạn hữu hình
Nhóm này thường là những nguồn lực bị giới hạn nằm bên trong doanh nghiệp,
bao gồm những nguồn lực bị thiếu hụt liên quan đến những yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất như: nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, công suất máy móc thiết bị.
Nguyên vật liệu bị giới hạn có thể là do mức cung trên thị trường thấp, doanh
nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, mối quan hệ với nhà
cung cấp không được tốt nên hay bị giao hàng trễ hạn và không đúng chất lượng yêu cầu.
Nguyên vật liệu bị thiếu hụt gây ra sự ngưng trệ đối với quá trình sản xuất của doanh
nghiệp nhưng trong thời gian bị ngưng trệ doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho công
nhân, vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, vẫn phải khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị…
Vì thế, các nguồn lực như nhân công, máy móc thiết bị, vốn không được tận dụng hết để
tham gia vào hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực bị giới hạn có thể là do doanh nghiệp không kịp hoặc không thể
tuyển dụng đủ số lao động cần thiết hoặc lao động thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo
đầy đủ. Điều này đã cản trở việc tận dụng tối đa công suất của các loại máy móc, thiết bị
hiện có.
Giới hạn về máy móc thiết bị liên quan đến một số lượng máy móc thiết bị bị thiếu
hụt gây cản trở hoạt động sản xuất của một công đoạn nào đó trong quá trình sản xuất sản
phẩm hoặc cản trở việc tăng thêm sản phẩm sản xuất. Cũng có thể máy móc, thiết bị quá
cũ kỹ, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của sản phẩm.


22

Ngoài ra, nguồn lực bị giới hạn hữu hình cũng có thể liên quan đến những yếu tố

đầu ra của doanh nghiệp do những hạn chế về tổ chức bán hàng như thiếu nhân viên bán
hàng, thiếu phương tiện vận chuyển hàng đi bán, thiếu mặt bằng, thiếu chỗ gửi xe cho
khách hàng ở các cửa hàng…
1.1.3.2 Nhóm nguồn lực bị giới hạn liên quan đến hoạt động quản lý
Nhóm nguồn lực bị giới hạn liên quan đến hoạt động quản lý thường là những giới
hạn về chính sách bao gồm cả những chính sách thuộc bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Giới hạn về chính sách liên quan đến những quy định, thủ tục, luật lệ và phương
pháp của công ty, của ngành hay của Chính phủ có sự ràng buộc đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, chính sách bán hàng của doanh nghiệp không có
bảo hành, không có bán chịu nên không thu hút được khách hàng làm giảm nhu cầu thị
trường đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hay việc doanh nghiệp bố trí mặt
bằng nhà xưởng không hợp lý làm cho quá trình chuyển giao các bán thành phẩm giữa
các công đoạn gặp trở ngại cũng là nguyên nhân gây ra sự kém hiệu quả trong hoạt động
sản xuất.
Ngoài ra, giới hạn về chính sách cũng liên quan đến quy định về ngân sách chi cho
từng hoạt động, quy định về các ngày nghỉ lễ, quy định của chính quyền địa phương về
chống ô nhiễm môi trường như giảm khí thải, giảm tiếng ồn buộc doanh nghiệp phải hạn
chế hoạt động sản xuất nên chỉ có thể sản xuất dưới mức công suất hiện có. Hoặc những
quy định của chính phủ về hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan làm ảnh hưởng đến sản
lượng đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Goldratt cho rằng, nhìn chung các doanh nghiệp có rất ít những nguồn lực bị giới
hạn hữu hình mà chủ yếu là những giới hạn về chính sách. Ông đã phát triển một kỹ thuật
có tên là “Thinking Process” (TP - Quá trình suy nghĩ) để xác định và giải quyết những
giới hạn liên quan đến chính sách. Ông cho rằng, việc xác định và ưu tiên xử lý những
giới hạn này là rất quan trọng vì những tác động của nó đến mục tiêu của doanh nghiệp là
rất lớn (Rahman, 1998).
1.1.4 Mô hình TOC


23


Như đã giới thiệu, lý thuyết các nguồn lực bị giới hạn (TOC) là phương pháp cải
tiến quy trình theo cách tiếp cận hệ thống, dựa trên một triết lý là mỗi một hệ thống sẽ có
một mục tiêu, và trong hệ thống đó có nhiều hoạt động được gắn kết với nhau nhằm thực
hiện mục tiêu đã định, nếu một hoạt động nào đó trong hệ thống có năng lực bị giới hạn
sẽ trở thành điểm gây tắc nghẽn cản trở những hoạt động còn lại. Vì vậy, nội dung của
TOC bao gồm hai thành phần chính: triết lý về năm bước trọng tâm của quá trình cải tiến
liên tục (five focusing steps of on-going improvement) và cách tiếp cận logic đối với quá
trình điều tra, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp có tên gọi là TP (Quá trình
suy nghĩ - Thinking process). Ngoài ra, TOC còn đưa ra những cách thức đo lường hiệu
quả hoạt động mới khá khác biệt với hệ thống kế toán chi phí truyền thống (Rahman,
1998).
1.1.4.1 Năm bước trọng tâm của quá trình cải tiến liên tục
Nguyên lý hoạt động của mô hình TOC do Goldratt đề xuất là một quá trình cải
tiến liên tục không có điểm dừng bao gồm năm bước trọng tâm được mô tả trong sơ đồ
1.1
Sơ đồ 1.1: Năm bước trọng tâm của quá trình cải tiến liên tục
(1) Xác định các
nguồn lực bị giới
hạn trong doanh
nghiệp

(5) Trở lại bước
ban đầu để xác
định nguồn lực bị
giới hạn mới

(4) Mở rộng công
suất của nguồn lực
bị giới hạn đã xác

định nếu vẫn còn
hạn chế

(2) Quyết định
cách thức khai thác
các nguồn lực bị
giới hạn đã xác
định

(3) Điều chỉnh các
nguồn lực khác để
hỗ trợ cho những
quyết định đã chọn


24

1.1.4.1.1 Xác định các nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn luôn tồn tại ít nhất
một nguồn lực bị giới hạn. Nguồn lực bị giới hạn này làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt
động của tổ chức, gây ra sự tắc nghẽn trong hệ thống. Vì vậy, bước đầu tiên là phải tìm ra
điểm gây tắc nghẽn này hay còn được gọi là điểm “nút thắt cổ chai” (bottleneck) của hệ
thống. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nơi nào cần phải tập trung đầu tư để
có thể gia tăng tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc gia tăng đầu tư, cải
thiện những nguồn lực không bị giới hạn sẽ không làm tăng sản lượng sản xuất và tiêu
thụ cho doanh nghiệp mà chỉ gây thêm sự lãng phí. Ví dụ, dây chuyền sản xuất may công
nghiệp gồm có các công đoạn: cắt, sau đó chuyển sang may rồi đóng gói. Giả sử điểm
“nút thắt cổ chai” (bottleneck) là ở công đoạn may thì việc gia tăng đầu tư thêm nguồn
lực cho bộ phận cắt sẽ không giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn làm
tăng thêm sự ứ đọng bán thành phẩm ở công đoạn may. Vì vậy, để gia tăng hiệu quả đầu

ra, doanh nghiệp cần phải xác định đúng những nguồn lực bị giới hạn hay còn gọi là
những điểm “nút thắt cổ chai” (bottleneck) trong hệ thống để từ đó tìm biện pháp phù
hợp nhằm nới lỏng và giải phóng những điểm “nút thắt cổ chai” này.
Như đã nói ở trên, những nguồn lực bị giới hạn có thể là những nguồn lực hữu
hình như nguyên vật liệu, nhân công, công suất máy móc thiết bị hoặc là những giới hạn
liên quan đến hoạt động quản lý như các chính sách, thủ tục, quy định do doanh nghiệp
hoặc từ bên ngoài đặt ra. Theo Goldratt, việc xác định các nguồn lực bị giới hạn liên quan
đến hoạt động quản lý gặp nhiều khó khăn hơn so với các nguồn lực bị giới hạn hữu hình.
Macmillan (2004) cho rằng một cách dễ dàng nhất để có thể xác định những
nguồn lực bị giới hạn trong một hệ thống mà không cần phải tính toán cụ thể về công
suất hay hiệu quả hoạt động của từng bộ phận là tìm hiểu về hàng tồn kho trong doanh
nghiệp. Nguồn lực bị giới hạn sẽ là nguyên nhân của tình trạng hàng tồn kho luôn ở mức
cao.


25

Sơ đồ 1.2: Những tình huống nguồn lực bị giới hạn là nguyên nhân gây ứ đọng
hàng tồn kho
Nguồn lực hoặc công suất công đoạn X dư thừa dẫn đến
nguồn lực hoặc công suất công đoạn Y sau đó bị giới hạn.
Tồn kho sẽ nằm ở công đoạn X
Trong một công đoạn lắp ráp, kết hợp. Nguồn lực hoặc công
suất công đoạn X dư thừa dẫn đến nguồn lực hoặc công
đoạn Y bị giới hạn. Tồn kho sẽ nằm ở công đoạn X

X

Y


X

Công đoạn
lắp ráp, kết
hợp X và Y

Y

Nguồn lực hoặc công suất quy trình sản xuất sản phẩm X cao
hơn so với nhu cầu thị trường nên thị trường là một nguồn lực
giới hạn. Tồn kho sẽ ở các cửa hàng, đại lý, kho hàng….

X

Thị trường

Nguồn lực hoặc công suất công đoạn X sau cùng thấp hơn so
với nhu cầu thị trường nên X là nguồn lực giới hạn. Tồn kho
có thể không có hoặc dở dang ở các giai đoạn trước X

X

Thị trường

1.1.4.1.2 Quyết định cách thức khai thác các nguồn lực bị giới hạn đã
xác định
Khi nguồn lực bị giới hạn đã được xác định, bước tiếp theo doanh nghiệp phải tập
trung mọi nỗ lực để tìm biện pháp khai thác tối đa hiệu quả hoạt động của nguồn lực
đang bị giới hạn trong khả năng có thể. Nếu nguồn lực bị giới hạn là hữu hình, mục tiêu
của các biện pháp thực hiện là cần làm tăng hiệu quả hoạt động của các nguồn lực bị giới

hạn sao cho càng cao càng tốt. Điều này là rất cần thiết bởi lẽ có nhiều cách thức để gia
tăng hiệu quả tính trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn sử dụng mà không cần phải đầu
tư tốn kém như giảm thời gian chết, không sử dụng nguồn lực đang bị giới hạn đó hay
giảm bớt lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực này. Nếu nguồn lực bị giới hạn là những
chính sách liên quan đến hoạt động quản lý thì không thể khai thác nhưng có thể xóa bỏ
và thay thế bằng những chính sách khác hỗ trợ cho việc gia tăng thông lượng
(throughput). Ví dụ, chính sách bán hàng hiện tại của doanh nghiệp không chấp nhận cho
khách hàng mua chịu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có
thể thay đổi lại chính sách này bằng cách chấp nhận cho khách hàng mua chịu trong khả
năng có thể.


×