Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 288 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍMINH

ĐẶNG ĐÌNH TÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN LIÊN TỤC
TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ ChíMinh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍMINH

ĐẶNG ĐÌNH TÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN LIÊN TỤC
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mãsố:

9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN



Thành phố Hồ ChíMinh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án này làcông trì
nh nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Theo sự hiểu biết và
niềm tin của tôi, luận án không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu đã được công
bố hoặc đã được công nhận như điều kiện để tốt nghiệp ở bất cứ bậc đào tạo nào,
ngoại trừ những trích dẫn đã được ghi rõtrong nội dung vàdanh mục tài liệu tham
khảo của luận án.
Người cam đoan

Đặng Đình Tân


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa
học, PGS. TS. Trần Thị Giang Tân, về tất cả những sự kiên nhẫn, hỗ trợ và định
hướng mà cô đã dành cho tôi trong quátrình thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quýthầy, cô lãnh đạo
vàgiảng viên Khoa Kế toán, Viện đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ ChíMinh; quýthầy, cô lãnh đạo vàgiảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.
Hồ ChíMinh; quý anh, chị lãnh đạo vàkiểm toán viên tại các doanh nghiệp kiểm
toán, các ngân hàng và các đơn vị khác đã tham gia trong nghiên cứu này, về tất cả
những sự quan tâm, động viên vàhỗ trợ màthầy, côvàanh, chị đã dành cho tôi trong
quátrình vừa qua.
Cuối cùng, xin được bày tỏ tình thương yêu vàlòng biết ơn sâu sắc đến mẹ và
gia đình nhỏ của tôi, về tất cả những sự nâng đỡ, khí

ch lệ vàchia sẻ màmẹ vàgia
đình đã, đang và sẽ dành cho tôi trong cuộc sống.
Đặng Đình Tân


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................v
1)

Lýdo chọn đề tài.............................................................................................v

2)

Mục tiêu nghiên cứu vàcâu hỏi nghiên cứu ............................................... viii

3)

Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... ix

4)

Phạm vi nghiên cứu vàthời gian nghiên cứu: ............................................... ix

5)

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................x


6)

Những đóng góp của nghiên cứu .................................................................. xi

7)

Kết cấu của luận án ...................................................................................... xii

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .......................................1
Các nghiên cứu của nước ngoài ..................................................................1

1.1

Các nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy thực hiện KTLT .....................2

1.1.1

1.1.1.1

Nhu cầu của NSD trong việc được cung cấp thông tin tin cậy bởi

KTLT theo thời gian thực (real-time information) .........................................2
1.1.1.2

Nhu cầu của doanh nghiệp vàKTV về KTLT .................................5

a)


Nhu cầu của doanh nghiệp về KTLT ..................................................5

b)

Nhu cầu của KTV về KTLT ................................................................9

1.1.1.3
a)

Điều kiện về HTTT của doanh nghiệp để thực hiện KTLT ...........13
Hệ thống xử lýtrực tuyến – thời gian thực (online real-time systems)

vàhệ quản trị cơ sở dữ liệu .......................................................................14
b)

Hệ thống hỗ trợ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ............15


c)

Nguồn dữ liệu lớn (Big Data) vàcông nghệ phân tí
ch dữ liệu (Data

Analytics) ..................................................................................................16
d)

Ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng (eXtensible Business

Reporting Language – XBRL) ..................................................................17
Các nghiên cứu về trở ngại đối với thực hiện KTLT ...........................18


1.1.2

1.1.2.1

Trở ngại về tổ chức vàHTTT của doanh nghiệp ...........................18
Những người quản lýcấp cao của doanh nghiệp cho rằng KTLT

a)

không cần thiết ..........................................................................................18
b)

Tình trạng quátải thông tin (information overload) .........................19

c)

Thiếu chuẩn hóa, tí
ch hợp giữa các quy trì
nh hoạt động của doanh

nghiệp ........................................................................................................20
1.1.2.2

Trở ngại về sự toàn vẹn của HTTT của doanh nghiệp...................20

1.1.2.3

Trở ngại về nguồn lực tài chí
nh của doanh nghiệp ........................22


1.1.2.4

Trở ngại về năng lực chuyên môn của KTV ..................................24

1.1.2.5

Trở ngại về điều kiện pháp lý........................................................25

Các nghiên cứu trong nước .......................................................................28

1.2

Nhu cầu của nghề nghiệp kiểm toán về KTLT nhằm ứng phóvới ảnh

1.2.1

hưởng của tiến bộ về CNTT ..............................................................................28
Nhu cầu của một số doanh nghiệp về KTLT nhằm đáp ứng các yêu cầu

1.2.2

tuân thủ vàquản trị rủi ro ..................................................................................31
Kết quả đạt được của các nghiên cứu trước vàkhoảng trống lýthuyết ....32

1.3
1.3.1

Kết quả đạt được của các nghiên cứu trước..........................................32


1.3.2

Khoảng trống nghiên cứu vàmục tiêu nghiên cứu của luận án............34

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................37

2.1

Một số khái niệm .......................................................................................37


2.1.1

Khái niệm về kiểm toán ........................................................................37

2.1.2

Khái niệm về KTLT ..............................................................................38

2.1.3

Lịch sử hình thành của KTLT...............................................................41

2.1.3.1

Giai đoạn trước năm 2002..............................................................41

2.1.3.2


Giai đoạn từ năm 2002 cho đến nay ..............................................42

Các cách tiếp cận về công nghệ để thực hiện KTLT ............................43

2.1.4

2.1.4.1

Sử dụng chương trình kiểm toán tí
ch hợp......................................44

2.1.4.2

Sử dụng chương trình giám sát độc lập .........................................44

2.1.5

Lợi ích của KTLT .................................................................................45

2.1.5.1

Lợi ích của KTLT đối với NSD thông tin được kiểm toán............45

2.1.5.2

Lợi ích của KTLT đối với doanh nghiệp được kiểm toán .............46
KTLT giúp doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao khả năng phát

a)


hiện kịp thời các giao dịch bất thường (gian lận, sai sót) .........................46
KTLT giúp doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao khả năng đáp

b)

ứng các yêu cầu ngày càng cao của các quy định pháp lý liên quan đến
KSNB ........................................................................................................47
KTLT giúp doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt

c)

động quản trị rủi ro của doanh nghiệp: .....................................................47
2.1.5.3
2.2

Lợi ích của KTLT đối với KTV .....................................................47

Các lýthuyết nền tảng ...............................................................................48

2.2.1

Lýthuyết về cung vàcầu (Theory of supply and demand) ..................49

2.2.2

Lýthuyết khuếch tán đổi mới (Diffusion of innovation theory) ..........50

2.2.3


Lýthuyết phát tí
n hiệu (Signaling theory) ............................................53

2.2.4

Lýthuyết ủy nhiệm (Agency theory) ....................................................54

2.3

Khung lýthuyết vàcác khái niệm nghiên cứu ..........................................56


2.3.1

Khung lýthuyết của nghiên cứu ...........................................................56

2.3.2

Định nghĩa các khái niệm nghiên cứu ..................................................57

2.3.3

Môhình nghiên cứu vàcác giả thuyết nghiên cứu ...............................58

2.3.3.1

Môhình nghiên cứu .......................................................................58

2.3.3.2


Các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................59
Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố thúc đẩy sự

a)

hình thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam .....................................59
Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố trở ngại đối

b)

với sự hình thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................59
Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................62
Phương pháp nghiên cứu vàthiết kế nghiên cứu ......................................62

3.1
3.1.1

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án .....................................62

3.1.2

Lựa chọn thiết kế nghiên cứu của luận án ............................................62

3.2

Thiết kế nghiên cứu của luận án ...............................................................63
Nghiên cứu định tí
nh ............................................................................64


3.2.1

3.2.1.1

Cách tiếp cận nghiên cứu định tí
nh của luận án ............................64

3.2.1.2

Quy trình nghiên cứu định tí
nh ......................................................65

a)

Bước 1: Thực hiện nghiên cứu tài liệu nhằm xem xét sự xuất hiện

của KTLT tại Việt Nam. ...........................................................................65
b)

Bước 2: Thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia nhằm khám phá

các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT tại Việt
Nam ...........................................................................................................65
3.2.1.3

Phương pháp thu thập vàphân tí
ch dữ liệu định tí
nh ....................66


a)

Đối với dữ liệu trong nghiên cứu tài liệu ..........................................66

b)

Đối với dữ liệu trong phỏng vấn sâu các chuyên gia ........................68


Nghiên cứu định lượng .........................................................................72

3.2.2

3.2.2.1

Quy trình nghiên cứu định lượng ...................................................73

3.2.2.2

Xây dựng thang đo nghiên cứu ......................................................75

3.2.2.3

Cấu trúc của bảng câu hỏi khảo sát................................................77

3.2.2.4

Kiểm tra sơ bộ giátrị và độ tin cậy của thang đo ..........................77


3.2.2.5

Phương pháp thu thập vàphân tí
ch dữ liệu định lượng .................79

a)

Phương pháp chọn mẫu .....................................................................79

b)

Thủ tục thu thập dữ liệu.....................................................................81

c)

Thủ tục phân tích dữ liệu ...................................................................82

Chương 4
4.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................87
Kết quả nghiên cứu vàthảo luận về sự hì
nh thành của KTLT tại Việt Nam
87
Sự hình thành của KTLT trong lĩnh vực KTNB tại Việt Nam .............87

4.1.1

4.1.1.1


Đối với các công ty niêm yết không thuộc lĩnh vực tài chí
nh .......87

4.1.1.2

Đối với các ngân hàng vàcác công ty niêm yết thuộc lĩnh vực tài

chính

89

Sự hình thành của KTLT trong lĩnh vực KTĐL tại Việt Nam .............91

4.1.2

4.1.2.1

Kết quả phân tí
ch từ các trang thông tin điện tử ............................91

4.1.2.2

Kết quả phân tí
ch dựa trên các báo cáo tổng kết hoạt động của

KTĐL của VACPA vàBộ Tài chính ............................................................93
4.1.3

Kết luận chung về sự hì
nh thành của KTLT tại Việt Nam ...................95

Kết quả nghiên cứu vàthảo luận về nghiên cứu khám phácác nhân tố ảnh

4.2

hưởng đến sự hình thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................96
Kết quả nghiên cứu định lượng vàthảo luận ............................................99

4.3
4.3.1

Thu thập dữ liệu (khảo sát chí
nh thức) ...............................................100


4.3.2

Phân tích kết quả nghiên cứu ..............................................................101

4.3.2.1

Môtả đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................101

4.3.2.2

Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..............................................102

4.3.2.3

Đánh giá sự phiến diện bởi phương pháp chung .........................104


4.3.2.4

Phân tích nhân tố khám phá(EFA) ..............................................104
Phân tích nhân tố khám phákhái niệm liên quan đến các yếu tố thúc

a)

đẩy vàtrở ngại đối với sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT tại Việt
Nam .........................................................................................................104
Phân tích nhân tố khám phákhái niệm liên quan đến sự hì
nh thành và

b)

phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................................................108
Điều chỉnh giả thuyết nghiên cứu dựa trên kết quả phân tí
ch nhân tố

c)

khám phá.................................................................................................110
4.3.2.5

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (MLR) ...............................111

Kết quả nghiên cứu định lượng vàthảo luận ......................................118

4.3.3


4.3.3.1

Về kết quả phân tí
ch nhân tố khám phá.......................................118

4.3.3.2

Về kết quả phân tí
ch hồi quy đa biến ...........................................120

a)

Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy đối với sự hình thành

vàphát triển của KTLT tại Việt Nam .....................................................121
b)

Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng trở ngại đến sự hì
nh thành và

phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................................................124
Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................128

5.1

Kết luận ...................................................................................................128

5.2


Những đóng góp mới của nghiên cứu .....................................................131

5.3

Một số kiến nghị......................................................................................133

5.3.1

Đối với các doanh nghiệp ...................................................................134


5.3.1.1

Cơ sở để xác định doanh nghiệp thí
ch hợp với KTLT ................134

5.3.1.2

Triển khai thí điểm KTLT trong hoạt động KTNB của các doanh

nghiệp thích hợp ..........................................................................................135
5.3.1.3

Triển khai mở rộng KTLT trong hoạt động KTNB của các doanh

nghiệp thích hợp ..........................................................................................136
Đối với các DNKiT .............................................................................137

5.3.2


5.3.2.1

Chia sẻ thông tin về KTLT vàcung ứng dịch vụ tư vấn triển khai

thực hiện KTLT cho các doanh nghiệp thí
ch hợp.......................................137
5.3.2.2

Sử dụng hệ thống KTLT trong hoạt động KTNB của các doanh

nghiệp cho các mục đích của KTĐL ...........................................................138
5.3.3

Đối với các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đào tạo ..............................139

5.3.4

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cóliên quan ...........................141
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................141

5.4
5.4.1

Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................141

5.4.2

Hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................142


KẾT LUẬN .............................................................................................................143
CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................................................. xiv
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................xv
Tiếng Việt ..............................................................................................................xv
Tiếng Anh ........................................................................................................... xvii
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1/PL
Phụ lục 1 – Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước ................................................ 1/PL
Phụ lục 2 – Danh sách các công ty niêm yết khảo sát báo cáo thường niên năm
2013, 2014, 2015 ............................................................................................. 21/PL


Phụ lục 3 –Danh sách các ngân hàng/ công ty niêm yết đã hoặc cókế hoạch thực
hiện KTLT trong KTNB ................................................................................. 23/PL
Phụ lục 4 –Danh sách các DNKiT thuộc 10 công ty códoanh thu và/hoặc số
lượng khách hàng lớn nhất năm 2015 ............................................................. 25/PL
Phụ lục 5 – Dàn bài thảo luận ......................................................................... 26/PL
Phụ lục 6 – Danh sách chuyên gia trả lời phỏng vấn ...................................... 30/PL
Phụ lục 7 – Bảng phân tích nội dung trả lời phỏng vấn theo các chủ đề về các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam 31/PL
Phụ lục 8 – Tổng hợp các yếu tố theo chủ đề về các nhân tố ảnh hưởng đến sự

nh thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam ........................................... 52/PL
Phụ lục 9 – Các khái niệm vàcác yếu tố đo lường (biến quan sát) của thang đo
nghiên cứu định lượng .................................................................................... 55/PL
Phụ lục 10 – Thư mời trả lời khảo sát ............................................................. 58/PL
Phụ lục 11 – Bảng xác định cỡ mẫu so với kích thước tổng thể ..................... 63/PL
Phụ lục 12 – Danh sách KTV tham gia trả lời khảo sát .................................. 65/PL
Phụ lục 13 – Kết quả kiểm định chí
nh thức độ tin cậy thang đo .................... 69/PL

Phụ lục 14 – Kết quả phân tí
ch nhân tố đơn của Harman ............................... 76/PL
Phụ lục 15 – Kết quả phân tí
ch nhân tố khám phá.......................................... 80/PL
Phụ lục 16 – Kết quả phân tí
ch hồi quy đa biến ........................................... 101/PL


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT
DNKiT
ERP
GSLT
HTTT
KTĐL
KTLT
KTNB
KTV
NSD
SOX
XBRL

Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp kiểm toán
Hệ thống hỗ trợ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planning System)
Giám sát liên tục
Hệ thống thông tin

Kiểm toán độc lập
Kiểm toán liên tục
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán viên
Người sử dụng
Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002 (Hoa Kỳ)
Ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng (Extensible
Business Reporting Language)


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các dòng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát
triển của KTLT ..........................................................................................................32
Bảng 2.1 Định nghĩa các khái niệm trong môhì
nh nghiên cứu................................57
Bảng 3.1 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
...................................................................................................................................63
Bảng 3.2 Các loại tài liệu sử dụng để phân tí
ch nhằm xem xét sự hình thành của
KTLT tại Việt Nam ...................................................................................................68
Bảng 3.3 Danh sách chuyên gia đồng ýtrả lời phỏng vấn ........................................69
Bảng 3.4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu vàcác câu hỏi khảo sát .........77
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra sơ bộ độ tin cậy của thang đo.........................................78
Bảng 4.1 Vai tròcủa KTNB theo báo cáo tài chí
nh một số công ty niêm yết tại Việt
Nam ...........................................................................................................................88
Bảng 4.2 Số lượng chủ đề (nhân tố) được ghi nhận dựa trên kết quả phỏng vấn định


nh sử dụng phương pháp chọn mẫu lýthuyết .........................................................97
Bảng 4.3 Thống kêsố lượng phản hồi khảo sát từ các KTV ..................................100
Bảng 4.4 Hồ sơ về kinh nghiệm của các KTV tham gia trả lời khảo sát ................101
Bảng 4.5 Hồ sơ về vị trícủa KTV trong doanh nghiệp ..........................................102
Bảng 4.6 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha ........................................................102
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Bartlett vàKMO .......................................................105
Bảng 4.8 Tổng phương sai được giải thí
ch (Total variance explained) ..................105
Bảng 4.9 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) a .............................106
Bảng 4.10 Các nhân tố thúc đẩy vàtrở ngại đối với sự hì
nh thành vàphát triển của
KTLT tại Việt Nam .................................................................................................108
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Bartlett vàKMO .....................................................108
Bảng 4.12 Communalities trong PCA .....................................................................109
Bảng 4.13 Tổng phương sai được giải thí
ch (Total variance explained) ................109
Bảng 4.14 Ma trận nhân tố (Component Matrix) a .................................................109
Bảng 4.15 Nhân tố về sự hình thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam ..........109


iii

Bảng 4.16 Tổng hợp phân tích nhân tố khám phávề các nhân tố ảnh hưởng đối với
sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam ..............................................110
Bảng 4.17 Định nghĩa các biến trong môhì
nh các nhân tố thúc đẩy sự hì
nh thành và
phát triển của KTLT tại Việt Nam ..........................................................................112

Bảng 4.18 Bảng tóm tắt môhì
nh hồi quy (Model Summaryb) ...............................115
Bảng 4.19 Bảng ANOVAa cho kiểm định F ...........................................................116
Bảng 4.20 Bảng trọng số hồi quy (Coefficientsa) ...................................................116
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam......................117
Bảng 4.22 Vị tríquan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát
triển của KTLT tại Việt Nam ..................................................................................118
Bảng 5.1 Xác định các điều kiện triển khai KTLT thí điểm vàmở rộng trong hoạt
động KTNB của các doanh nghiệp tại Việt Nam....................................................136
Bảng 5.2 Lộ trình phối hợp của các bên cóliên quan nhằm thúc đẩy sự hì
nh thành
vàphát triển của KTLT tại Việt Nam .....................................................................140


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

nh 2.1 Khung lýthuyết của luận án ......................................................................56

nh 2.2 Môhình nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành
vàphát triển của KTLT tại Việt Nam .......................................................................58

nh 3.1 Quy trình thực hiện đối với nghiên cứu định tí
nh dựa trên phỏng vấn
chuyên gia .................................................................................................................66


nh 3.2 Quy trình thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu định lượng......................75

nh 4.1 Các ứng dụng của KTLT............................................................................93

nh 4.2 Biểu đồ phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa ..................114

nh 4.3 Biểu đồ phân phối của phần dư chuẩn hóa ..............................................114

nh 4.4 Biểu đồ Q-Q Plot của phần dư chuẩn hóa ................................................115

nh 4.5 Môhình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT
tại Việt Nam ............................................................................................................121


v

PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lýdo chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin vàtruyền thông trong những
năm cuối thế kỷ hai mươi, đầu thế kỷ hai mươi mốt đã và đang dẫn đến cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, làm thay đổi căn bản, nhanh chóng mọi mặt hoạt động
của các doanh nghiệp nói riêng vàcủa xãhội nói chung (Schwab, 2016). Trong quá
trình này, đối với các doanh nghiệp, các quy trì
nh hoạt động trong nội bộ doanh
nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài như nhà cung cấp,
khách hàng,… ngày càng được tự động hóa dựa trên nền tảng những loại công nghệ
như hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp, mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet
of Things), nguồn dữ liệu lớn (big data) vàcông nghệ trítuệ nhân tạo (Vasarhelyi, et

al., 2010a; Schwab, 2016). Cùng với sự thay đổi đó trong cách thức thực hiện các quy
trì
nh hoạt động của các doanh nghiệp, NSD thông tin liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp cũng ngày càng yêu cầu được cung cấp thông tin kịp thời, chi tiết, đầy
đủ vàtin cậy hơn (AICPA, 1997a; ACCA, 2013). Bối cảnh chung này đã đặt ra những
thách thức to lớn cho tính hiệu lực vàhiệu quả của các hoạt động kiểm toán, với tư
cách làcác hoạt động đảm bảo nhằm gia tăng mức độ tin cậy chẳng những đối với
thông tin (tài chính, phi tài chính) về các hoạt động của doanh nghiệp mà còn đối với
toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ vàquản trị rủi ro nói chung của các doanh nghiệp.
Do vậy, để có thể duy trìvai tròtrong việc giúp giảm rủi ro về thông tin cho NSD
thông tin của các doanh nghiệp trong việc ra các quyết định, nghề nghiệp kiểm toán
tất yếu phải có định hướng đổi mới trong cách tiếp cận, phương pháp và quy trình
kiểm toán theo hướng dựa nhiều hơn vào nền tảng CNTT, đó chính là thực hiện KTLT
(CICA/AICPA, 1999; Chan & Vasarhelyi, 2011; Kuenkaikaew & Vasarhelyi, 2013).
Khái niệm về KTLT được đề cập đến từ thập niên 1960 bởi các nhànghiên
cứu vàđược chính thức đưa ra trong báo cáo nghiên cứu có nhan đề “Continuous
Auditing” do Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of
Certified Public Accountants – AICPA) vàHiệp hội Kế toán viên công chứng Ca-nađa (Canadian Institute of Chartered Accountants – CICA) thực hiện vào năm 1999.


vi

Theo đó, KTLT được định nghĩa như là một phương pháp luận kiểm toán cho phép
KTV phát hành các báo cáo kiểm toán bằng văn bản về vấn đề được kiểm toán đồng
thời hoặc ngay sau khi giao dịch phát sinh (CICA/AICPA, 1999). So với thực hiện
kiểm toán theo cách tiếp cận truyền thống, khác biệt đáng kể nhất của KTLT đó là
việc kiểm toán cóthể được thực hiện một tần suất cao hơn (thường xuyên hơn) đối
với toàn bộ giao dịch thay vìchỉ thực hiện định kỳ trên cơ sở chọn mẫu. Khác biệt đó
mang lại nhiều lợi ích cho các bên cóliên quan của các doanh nghiệp, bao gồm: (1)
NSD thông tin được kiểm toán, (2) doanh nghiệp được kiểm toán, và (3) KTV (độc

lập vànội bộ) (Hao & Zhang, 2010). Thứ nhất, lợi í
ch trong dài hạn vàlớn nhất của
KTLT đó là, trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng vàtiến bộ
nhanh chóng về CNTT, KTLT chính làgiải pháp giúp đáp ứng nhu cầu cấp bách về
thông tin tin cậy kịp thời (theo thời gian thực) của NSD thông tin bên trong cũng như
bên ngoài (nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác, cơ quan quản lý nhà nước…) doanh nghiệp.
Thứ hai, thông qua việc các thử nghiệm kiểm toán được thực hiện một cách tự động,
gần như đồng thời hoặc chỉ thời gian ngắn kể từ khi các giao dịch được cập nhật vào
HTTT của doanh nghiệp, KTLT cóthể giúp doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao:
(1) khả năng phát hiện kịp thời các giao dịch bất thường (gian lận, sai sót), (2) khả
năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của các quy định pháp lý liên quan đến kiểm
soát nội bộ, và(3) hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Thứ ba, KTLT
giúp nâng cao tính hiệu lực vàhiệu quả của các hoạt động kiểm toán trong điều kiện
tiến bộ nhanh chóng về CNTT, chẳng hạn giúp tự động thu thập bằng chứng kiểm
toán đối với toàn bộ giao dịch ngay khi hoặc gần ngay sau khi các giao dịch phát sinh;
các thủ tục kiểm toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác, và đặc biệt làcóthể
thực hiện các thủ tục kiểm toán từ xa thay vìphải cómặt tại các cơ sở hoạt động của
doanh nghiệp được kiểm toán, giúp tiết kiệm nguồn lực cần thiết cho các hoạt động
kiểm toán.
Với những lợi ích như vậy, việc thực hiện KTLT tại các doanh nghiệp tại Việt
Nam đang dần trở nên một yêu cầu cấp thiết. Sở dĩ như vậy làvìtrong những năm
gần đây, khi màcùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, những sai phạm trong


vii

việc lập vàtrình bày báo cáo tài chí
nh nói riêng vàthực hiện các quy trì
nh hoạt động
nói chung tại các doanh nghiệp, đặc biệt làngân hàng, có xu hướng ngày càng gia

tăng. Hơn nữa, nhiều sai phạm trong đó đã không được phát hiện kịp thời bởi hệ thống
kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp cũng như bởi các hoạt động kiểm toán, dẫn
đến những tổn thất to lớn cho chí
nh các doanh nghiệp đó và các bên có liên quan.
Thực trạng này đòi hỏi nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam phải cónhững đổi mới
trong quy trình và phương pháp kiểm toán, nhằm nâng cao hơn nữa tí
nh hiệu lực và
hiệu quả của các hoạt động kiểm toán, góp phần giúp nâng cao tính minh bạch thông
tin, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro (kể cả về gian lận vàhành vi không tuân thủ) và
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung. Bên cạnh những
lợi í
ch cấp thiết màKTLT cóthể mang lại cho các doanh nghiệp tại Việt Nam như
đã nêu, việc thực hiện KTLT trong hoạt động kiểm toán cũng phùhợp với quan điểm
hiện đại hóa các hoạt động kế toán, kiểm toán của “Chiến lược kế toán - kiểm toán
đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ
tướng Chí
nh phủ) theo đó cần “Xây dựng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản
lý trên cơ sở công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng hệ thống kết nối thông tin
trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm
toán; Xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lývà giám sát việc hành nghề kế toán,
kiểm toán; kết nối thông tin giữa các đơn vị cấp trên, cấp dưới đảm bảo cho việc hợp
nhất báo cáo tài chính của toàn hệ thống”.
Trong nỗ lực thúc đẩy áp dụng KTLT vào thực tế, đã có nhiều nghiên cứu, chủ
yếu tại Hoa Kỳ, được thực hiện nhằm tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến sự hình
thành vàphát triển của KTLT. Nhiều nghiên cứu đi theo hướng tìm hiểu nhân tố thúc
đẩy thực hiện KTLT, nhiều nghiên cứu khác, trái lại, được thực hiện nhằm tìm hiểu
nhân tố gây trở ngại đối với sự đổi mới phương pháp luận kiểm toán truyền thống
theo hướng tiếp cận KTLT. Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy vàtrở
ngại đối với thực hiện KTLT làcác nghiên cứu định tí
nh, được thực hiện tại các quốc

gia cónền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới và CNTT được áp dụng sâu rộng, như
Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Anh, Úc (Brown, et al., 2007; Chiu, et al., 2014). Do đó, kết quả


viii

nghiên cứu tại các quốc gia này sẽ không phùhợp hoàn toàn với các quốc gia đang
phát triển, CNTT chưa phát triển cao, hoạt động kiểm toán còn non trẻ (như Việt
Nam). Riêng tại Việt Nam cho đến nay, số lượng nghiên cứu liên quan đến KTLT tại
Việt Nam còn khákhiêm tốn, các nghiên cứu này dựa trên phương pháp phân tí
ch,
tổng hợp, vàchỉ đề cập một vài khí
a cạnh khác nhau về nhu cầu, điều kiện thực hiện
KTLT nhìn từ quan điểm của KTĐL, nên không đủ bao quát để giải thí
ch cho sự hì
nh
thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam.
Từ phân tích sơ bộ trên, cóthể nhận thấy các nghiên cứu trước ở nước ngoài
vàViệt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT tại
Việt Nam còn cómột số hạn chế cả về phương pháp nghiên cứu áp dụng (chủ yếu là
định tính, phân tích, tổng hợp) vàvề kết quả nghiên cứu (chỉ xem xét hoặc lànhân tố
thúc đẩy hoặc làtrở ngại). Chí
nh từ khoảng trống trong các nghiên cứu trước như đã
nêu trên, tác giả đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hì
nh thành vàphát triển của kiểm toán liên tục tại Việt Nam” nhằm nghiên
cứu về những nhân tố thúc đẩy (nhu cầu, điều kiện) cũng như những trở ngại đối với
việc thực hiện KTLT tại một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, qua đó góp
phần nhận biết và đánh giá một cách đầy đủ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến sự


nh thành vàphát triển của KTLT nói chung. Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả của
nghiên cứu, tác giả kỳ vọng sẽ nêu được những kiến nghị về chính sách nhằm thúc
đẩy áp dụng KTLT trong hoạt động kiểm toán, góp phần nâng cao hơn tính minh
bạch trong hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.

2) Mục tiêu nghiên cứu vàcâu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài làkhám phá và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam trong
lĩnh vực kiểm toán nội bộ (KTNB) vàkiểm toán độc lập (KTĐL). Trong đó, có hai
nhóm nhân tố chính ảnh hưởng là: (1) các nhân tố cóảnh hưởng thúc đẩy thực hiện
KTLT (nhu cầu, điều kiện thực hiện), và(2) các nhân tố gây trở ngại đối với thực
hiện KTLT. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu chung, các mục tiêu cụ thể tương ứng với
câu hỏi nghiên cứu được xác lập như sau:


ix

 Mục tiêu nghiên cứu 1: Xem xét sự xuất hiện của KTLT tại Việt Nam. Câu
hỏi nghiên cứu cho mục tiêu nghiên cứu này là:
o Câu hỏi nghiên cứu 1 (RQ1): KTLT đã hình thành tại Việt Nam chưa?
 Mục tiêu nghiên cứu 2: Khám phácác nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành
vàphát triển của KTLT tại Việt Nam. Các câu hỏi nghiên cứu cho mục tiêu
nghiên cứu này là:
o Câu hỏi nghiên cứu 2 (RQ2): Các nhân tố thúc đẩy sự hì
nh thành và
phát triển của KTLT tại Việt Nam làgì
?
o Câu hỏi nghiên cứu 3 (RQ3): Các nhân tố trở ngại đối với sự hì

nh
thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam làgì?
 Mục tiêu nghiên cứu 3: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với
sự hình thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam. Các câu hỏi nghiên cứu
cho mục tiêu nghiên cứu này là:
o Câu hỏi nghiên cứu 4 (RQ4): Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thúc
đẩy sự hình thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam như thế nào?
o Câu hỏi nghiên cứu 5 (RQ5): Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây
trở ngại đến sự hì
nh thành và phát triển của KTLT tại Việt Nam như
thế nào?

3) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này làcác KTV hoạt động trong lĩnh vực KTĐL và
KTNB tại Việt Nam.

4) Phạm vi nghiên cứu vàthời gian nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở KTĐL và KTNB, không nghiên cứu trong
lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Nghiên cứu này nhằm khảo sát quan điểm của các KTV
độc lập, KTV nội bộ (bao gồm cả KTV hệ thống thông tin) làm việc tại các DNKiT
vàcác doanh nghiệp, tổ chức tí
n dụng tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, căn cứ vào
các nghiên cứu trước về điều kiện thực hiện KTLT, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn


x

đến các KTV làm việc trong các DNKiT lớn 1, các ngân hàng vàcác doanh nghiệp
phải tổ chức vàthực hiện KTNB theo yêu cầu của pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu của luận án cụ thể bao gồm: (1) nghiên cứu tài liệu: từ

2013 đến 2015, (2) phỏng vấn chuyên gia: từ tháng 05/2016 đến tháng 06/2016, và
(3) thu thập dữ liệu khảo sát: từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017.

5) Phương pháp nghiên cứu
Do nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát triển của
KTLT tại Việt Nam làmột chủ đề mới, với mục tiêu nghiên cứu của luận án làkhám
phácác nhân tố và đo lường (giải thí
ch) mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đối
với sự hình thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu hỗn hợp theo kiểu “tuần tự khám phá”, bao gồm hai giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Thực hiện nghiên cứu định tí
nh nhằm xem xét sự xuất hiện của
KTLT tại Việt Nam vàkhám pháthêm các nhân tố mới ảnh hưởng đến sự hì
nh
thành vàphát trển của KTLT tại Việt Nam bên cạnh các nhân tố đã phát hiện
trong các nghiên cứu trước. Cách thức thực hiện làdựa trên nghiên cứu các tài
liệu cóliên quan vàthực hiện phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia. Giai đoạn
nghiên cứu này sử dụng kết hợp dữ liệu thứ cấp (các báo cáo thường niên, báo
cáo của Ban kiểm soát của các công ty niêm yết, các ngân hàng, các trang
thông tin điện tử của các DNKiT) vàdữ liệu sơ cấp (trả lời phỏng vấn của các
chuyên gia).
 Giai đoạn 2: Sử dụng kết quả của Giai đoạn 1 để xây dựng, kiểm định thang
đo và thực hiện thu thập dữ liệu định lượng (dựa trên bảng câu hỏi khảo sát)
nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự hì
nh
thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam. Giai đoạn nghiên cứu này dựa
trên dữ liệu sơ cấp thu thập từ các bảng câu hỏi trả lời khảo sát của các KTV.

DNKiT lớn được hiểu làDNKiT tại Việt Nam códoanh thu và/hoặc số lượng khách hàng lớn nhất theo Báo

cáo tổng kết hoạt động năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016 của kiểm toán độc lập (Bộ Tài chí
nh).
Danh sách các DNKiT lớn được trì
nh bày trong Phụ lục 4 của luận án.
1


xi

6) Những đóng góp của nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu “kép” là khám phávàđo lường mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố thúc đẩy cũng như trở ngại đối với sự hì
nh thành vàphát triển của
KTLT tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận án này cónhững đóng góp cả về
mặt lýluận vàthực tiễn như sau:
 Về mặt lýluận, học thuật:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu giúp xây dựng thang đo bao gồm các biến quan
sát đo lường tác động của các nhân tố thúc đẩy vànhân tố gây trở ngại đến sự hì
nh
thành vàphát triển của KTLT tại Việt Nam. Thang đo này, với điểm mới làtí
ch hợp
các biến đo lường tác động kép của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát
triển của KTLT, cóthể tiếp tục được phát triển theo hướng cụ thể hóa hơn tương ứng
với các ngành kinh doanh hoặc loại hì
nh doanh nghiệp cụ thể nhằm đo lường mức độ
sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thực hiện KTLT nhằm nâng cao chất lượng
của các hoạt động kiểm toán nói riêng vàhoạt động quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ
của doanh nghiệp nói chung.
Thứ hai, đóng góp nổi bật nhất của nghiên cứu này vào các nghiên cứu về sự


nh thành vàphát triển của KTLT đó là khẳng định, trong điều kiện hiện nay (tại
Việt Nam), sự thúc đẩy hoặc trở ngại đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT không
phải chủ yếu từ các yếu tố “công nghệ” mà chủ yếu làcác yếu “phi công nghệ”. Kết
quả nghiên cứu này cũng gợi ýrằng để thúc đẩy sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT,
cần có sự chia sẻ thông tin về KTLT giữa các bên có liên quan (doanh nghiệp, cơ
quan chức năng, tổ chức nghề nghiệp, DNKiT, KTV) cũng như đẩy mạnh việc trang
bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện KTLT cho các KTV trong tương lai.
Thứ ba, trong khi vẫn còn những tranh luận về chủ thể thực hiện KTLT (KTLT
nên được thực hiện bởi KTV độc lập, KTV nội bộ hay cả hai?) kết quả nghiên cứu
này cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm khẳng định rằng KTLT được thực hiện
bởi KTV nội bộ làthích hợp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu trước hết của NSD thông
tin bên trong doanh nghiệp.


xii

Thứ tư, kết quả nghiên cứu khẳng định rằng, trong điều kiện như Việt Nam,
KTLT có khuynh hướng được hiểu như loại hoạt động đảm bảo cótí
nh chất bắt buộc
hơn là có tính chất không bắt buộc theo quy định của pháp luật. Điều này gợi ývề vai
tròcủa các cơ quan chức năng, tổ chức nghề nghiệp trong việc thúc đẩy sự hì
nh thành
vàphát triển của KTLT tại Việt Nam.
Thứ năm, kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của những kiến thức, kỹ
năng mới của KTV trong bối cảnh tiến bộ công nghệ, và do đó, góp phần khẳng định
quan điểm cho rằng các KTV trong tương lai nên có xu hướng trở thành những KTV
“lai ghép” (hybrid auditor) giữa KTV thực hiện kiểm toán đối với các thông tin tài

chí
nh vàKTV kiểm toán HTTT (Kotb & Roberts, 2011; Kotb, et al., 2012). Xu hướng
này sẽ gợi ý định hướng về đổi mới các chương trình đào tạo về kiểm toán trong các
trường đại học cũng như của các tổ chức nghề nghiệp tại Việt Nam.
 Về mặt thực tiễn:
Trước hết, thông qua quátrì
nh phỏng vấn vàkhảo sát, nghiên cứu này giúp
cho các khái niệm về KTLT được nhận biết rộng rãi hơn trong cộng đồng các KTV
độc lập vàKTV nội bộ tại Việt Nam vàdo vậy, góp phần thúc đẩy nhận thức của các
doanh nghiệp vàKTV về sự cần thiết của KTLT.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án này giúp gợi ýmột lộ trì
nh thí
ch
hợp để phát triển KTLT tại Việt Nam nói chung vàtại các doanh nghiệp nói riêng
trong ngắn hạn vàdài hạn sao cho vừa phù hợp với các điều kiện (tài chí
nh, công
nghệ, quy trình xử lýgiao dịch) của các doanh nghiệp đồng thời vừa phùhợp với vai
tròvànăng lực chuyên môn của KTV.

7) Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, luận án bao gồm 5 chương, với các nội dung chí
nh như
sau:
 Phần mở đầu trình bày lýdo thực hiện nghiên cứu, các mục tiêu vàcâu hỏi
nghiên cứu, phương pháp và thời gian nghiên cứu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, tóm tắt những đóng góp mới về lýluận vàthực tiễn của nghiên
cứu.


xiii


 Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước, trình bày các dòng nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hì
nh thành vàphát triển của KTLT bao
gồm các nghiên cứu trên thế giới vàcác nghiên cứu tại Việt Nam. Từ đó
chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu sẽ được giải quyết trong đề tài.
 Chương 2: Cơ sở lýthuyết, trì
nh bày các lýthuyết nền tảng làm cơ sở cho
việc xác định vàphân loại các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành vàphát
triển của KTLT tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở này, luận án xây dựng khung
nghiên cứu của luận án.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, chương này nhằm giải thí
ch chi tiết
về phương pháp nghiên cứu của luận án, theo đó luận án được thực hiện
thành hai giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu định tí
nh nhằm khám pháthêm
các nhân tố mới và giai đoạn nghiên cứu định lượng nhằm giải thí
ch mức
độ tác động của các nhân tố đó đối với sự hì
nh thành vàphát triển của
KTLT tại Việt Nam.
 Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu, trong đó kết quả của phương
pháp định tính dựa trên nghiên cứu tài liệu vàphỏng vấn sâu chuyên gia
nhằm hoàn chỉnh mô hình. Phương pháp định lượng nhằm kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu và đưa ra kết quả trong đó bao gồm việc đánh giá độ
tin cậy của thang đo, đánh giá sự phiến diện bởi phương pháp chung, phân
tích nhân tố khám phávàphân tí
ch hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố.
 Chương 5: Kết luận của nghiên cứu vànhững giải pháp gợi ýnhằm thực

hiện KTLT tại Việt Nam. Phần cuối của chương này đề cập những hạn chế
của nghiên cứu vànhững gợi ývề hướng nghiên cứu tiếp theo.


×