Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.14 KB, 26 trang )

Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh
Lớp: Sp mầm non B1
Môn: giáo dục học
Đề tài:
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
GVHD: Ân Thị Hảo
Tên nhóm: Candies
Danh sách nhóm:
1. Phạm Thị Mai SBD: K36.902.042
2. Phạm Thị Nhẫn SBD: k36.902.060
3. Nguyễn Thị Thanh Nhã SBD: K36.902.061
4. Trần Thị Thanh Nga SBD: K36.902.053
5. Vũ Thị Tú My SBD:K36.902.046
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 3 năm 2011
trang 2
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
LỜI MỞ ĐẦU
Di truyền và môi trường đều có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách,
tạo ra các mức độ tác động khác nhau cho sự phát triển.Ngay từ khi ra đời con người đã
mang yếu tố di truyền và cùng chịu sự tác động của môi trường khác nhau dẫn đến sự
nhân cách của mỗi con người khác nhau. Mỗi cá nhân là hệ thống tích cực trong một môi
trường nhất định. Việc lựa chọn là hoạt động tích cực trong một môi trường của chủ thể
thường tương hợp với kiểu gen của chủ thể đó. Sự phát triển của cá nhân diễn ra trong mối
quan hệ có sự hiệu chỉnh giữa hoạt động của chủ thể với yếu tố bẩm sinh, di truyền –môi
trường đã giải thích vì sao mỗi trẻ em mang một nhân cách khác nhau.
Qua đề tài ta hiểu được vai trò của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường đối với sự
phát triển nhân cách. Mỗi yếu tố đều mang một vai trò, tác động khác nhau tới sự hình
thành và phát triển nhân cách.
Nội dung đề tài gồm:
I. Bẩm sinh – Di truyền
1. Khái niệm


2. Vai trò
3. Vai trò của giáo dục đối với bẩm sinh
4. Nghiệp vụ sư phạm
II. Môi trường
1. Khái niệm
2. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách
3. Tác động của yếu tố môi trường đến cá nhân
4. Sự tác động của môi trường đến giáo dục
5. Nghiệp vụ sư phạm
trang 3
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA CON NGƯỜI.
Nhân cách được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng phối hợp của những nhân
tố bẩm sinh-di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân, song trong đó mỗi nhân
tố có vai trò riêng của nó.
I. Bẩm sinh-di truyền.
1. Khái niệm.
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại
từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ
thống gen gi truyền. Một số thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh thì gọi là
những thuộc tính bẩm sinh. Tuy nhiên, bẩm sinh khác di truyền. Di truyền học ngày nay đã
chứng minh rằng những thuộc tính trên của cơ thể người đã được ghi lại trong hệ thống mã
di truyền độc đáo và các mã di truyền này giữ lại và truyền lại những thông tin về các
thuộc tính đó của cơ thể.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sinh vật
học và khoa học xã hội nhân văn, chủ nghĩa sinh học xã hội đã ra đời như một trào lưu
khoa học liên ngành mới ở Tây Âu. Nhìn một cách tổng thể, chủ nghĩa này cũng không
khác gì chủ nghĩa tự nhiên khi cho rằng, "tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà
có, thì không thể bị thay đổi do các điều kiện xã hội". Theo họ, "sự phát triển của bộ não,

sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người
được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền" hay "lý tính của con
người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm về quá trình phát triển do các
đến di truyền quy định
Khái niệm di truyền y học : Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu
phát hiện các cơ chế gây bệnh dt và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các
bệnh di truyền ở người.
Theo Menđen
trang 4
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
Trong sinh học – theo Menđen:Di
truyền là hiện tượng truyền đạt lại các tính trạng của tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
Quan niệm của Bateson
Theo quan niệm
của Bateson (1906):di truyền học là khoa học nghiên cứu các đặc tính di truyền và biến dị
vốn có của mọi sinh vật cùng với các nguyên tắc và phương pháp điều khiển các đặc tính
đó. ở đây tính di truyền được biểu hiện ở sự giống nhau giữa con cái với cha mẹ, và tính
biến dị biểu hiện ở sự sai khác giữa cha mẹ và con cái,cũng như giữa con cái với nhau.
Theo quan điểm của CacMac: Bẩm sinh-di truyền là sự tái tạo ở trẻ những nét sinh
học giống với cha mẹ. Một số thuộc tính sinh học mà trẻ có được khi mới sinh do di
truyền được ở cha mẹ, được gọi là những thuộc tính bẩm sinh di truyền.
trang 5
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
Các thế hệ con người có thể truyền cho nhau những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, màu
da,màu tóc, nét mặt, về các loại hình thần kinh, về chức năng hoạt động của chúng...tạo
thành sức sống tự nhiên của con người.
Vd: Cha mẹ tóc màu đen, mắt nâu thì con cái họ tóc cũng màu đen, mắt nâu.
Gen là một đơn vị của di truyền.
Gen, hay di tố là một đoạn DNA mang một chức năng nhất định trong quá trình truyền
thông tin di truyền. Trên nhiễm sắc thể, một gen thường có một vị trí xác định và liên kết

với các vùng điều hòa, phiên mã và các vùng chức năng khác để bảo đảm và điều khiển
hoạt động của gen.
2. Vai trò.
Theo Menđen: Di truyền có vai trò quan trọng trong chọn giống, trong y học và đặc biệt là
công nghệ sinh học hiện đại.
Vd: Cừu Đôli bản nhân giống đầu tiên.
trang 6
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
Vd: Thanh long ruột đỏ.
Trong di truyền y học: thì di truyền giúp phát hiện ra các căn bệnh di truyền từ cha mẹ sang
con cái, xác định huyết thống,...
Vd: bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh ung thư,...
Theo L.X Vưgôtxki
Theo L.X Vưgôtxki: nhờ di truyền, con người sinh ra
được mang đặc điểm của loài, đặc biệt là hệ thống thần kinh, não người, đảm bảo hoạt
động tâm lí có thể đạt được ổ mức độ cao mà không loài nào có được. Nên thể chất không
bẩm sinh không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của trẻ, mà nó chỉ ảnh
hưởng tới sự phát triển đó thông qua mối quan hệ của đúa trẻ với người lớn.
Vd: khi trẻ bị tàn tật,cha mẹ và mọi người xung quanh có thái độ đúng mực, không thương
hại, để ý nhiều đến tật đó và không làm cho trẻ tuủi thhân về việc đó thì đứa trẻ vẫn lớn lên
với nhân cách lành mạnh, tự tin.
Quan điểm phi Mác xít
trang 7
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
Quan điểm phi Mác xít cho rằng: yếu tố di truyền quyết định
hoàn toàn sự phát triển nhân cách. Họ cho rằng: con người bẩm sinh đã thiện hoặc ác, vị
tha hoặc ích kỷ...thực chất quan điểm này đưa ra nhằm che dấu nguồn gốc xã hội khách
quan và sự xấu xa của những tội ác trong xã hội, gieo rắc sự hoài nghi và phủ nhận khả
năng xây dựng và cải tạo,giáo dục con người.
Quan điểm Mác xít cho rằng: di truyền không quyết định đối với sự phát triển nhân cách

song cũng không phủ nhận vai trò của di truyền. Nếu phủ nhận vai trò của di truyền thì dễ
dẫn đến mê tín dị đoan. Ngược lại, quá coi trọng yếu tố di truyền lại phủ lại phủ định yếu
tố xã hội. Hiện tượng kế thừa tài năng trong một số gia đình nghĩa là sự xuất hiện liên tục
nhiều người có tài qua nhiều thế hệ. Trường hợp một số gia đình có nghề truyền thống qua
nhiều thế hệ: nghệ thuật, y học... Phần lớn không chỉ do di truyền, tư chất nhất định mà còn
do trong gia đình đó trẻ em được giáo dục trong bầu không khí hào hứng say mê đối với
một loại hình hoạt động nhất định và được lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động
đó. Quan điểm Mác xít không phủ nhận, không tuyệt đối hoá. Di truyền là tiền đề, là cơ sở
vật chất cho sự cho sự phát triển, tác động đến độ mạnh yếu của nhân cách. Di truyền tạo
ra sức sống tự nhiên. Di truyền là tiềm năng tiềm tàng mà từ đó tư chất con người phát
triển.
Vai trò của di truyền được CacMac nói trong thuyết tiền đình, một trong ba thuyết học của
Mac nói về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách con người. Thuyết này coi sự
phát triển nhân cách, tâm lí con người là do những tố chất di truyền đã được định sẵn trong
phôi, trong thai, nghĩa là được định sẵn nhờ di truyền. Phát triển là bộc lộ dần dần các
thuộc tính ấy. Thuyết tiền đình là cơ sở lí luận của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tuyên
truyền sự ưu việt do di truyền đã định sẵn.
trang 8
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
Vd: người chủng tộc Mônggôlôit vẫn mãi là
người mang chủng tộc Mônggôlôit da vàng, tóc đen, mắt nâu.
Di truyền đóng vai trò quan trọng là tiền đề vật chất tạo điều kiện cho sự hình thành và
phát triển nhân cách. Di truyền có liên quan đến việc hình thành các năng lực hoạt động
trong các lĩnh vực nhất định như kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể dục thể thao… Di
truyền không quy định xu hướng phát triển nhân cách của các cá nhân, cũng như không
giới hạn trình độ phát triển của nhân cách. Nhưng trong mỗi cá nhân con người đều có
những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực
ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà
giáo, vì con người và cho con người.
Chương trình mang tính di truyền về sự phát triển con người đảm bảo cho loài người

tiếp tục tồn tại, đồng thời giúp cho con người thích ứng với những điều kiện biến đổi của
các điều kiện tồn tại của nó.
Nhờ di truyền, không những các thuộc tính sinh học của con người được kéo dài, mà
những đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh cũng đã tạo nên sự khác nhau về cơ sơ giải
phẫu sinh lí của cái gọi là “sức sống” tự nhiên của mỗi người biểu hiện dưới dạng những tư
chất, những năng khiếu, và về sau dưới dạng năng lực của mỗi người. Mỗi người đều có
những khả năng nhất định để hoạt động thành công hơn trong một hoặc một vài loại hình
hoạt động xã hội. C.Mac cho rằng: con người với tư cách là một thực thể tự nhiên trực tiếp,
hơn nữa là thực thêt tự nhiên sống, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên,
trang 9
Yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách
những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động. (C.Mac va Ăngghen. Trích tác
phẩm thời kì đầu).
Những tư chất có sẵn trong cấu tạo của nó, trong các cơ quan cảm giác, các cơ quan vận
động, ngôn ngữ... trở thành một trong nhữn diều kiện để thực hiện có kết quả một hoạt
động cụ thể nào đó, mà bản thân con người đã lựa chọn dưới ảnh hưởng của những điều
kiện, hoàn cảnh sống. Chính những tư chất này giúp cho con người phát triển mạnh mẽ
trong những dạng hoạt động tương ứng về nghệ thuật khoa học và lao động, từ đó ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của họ.
Như vậy, di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tao ra
khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định với
phạm vi khá rộng của mỗi lĩnh vực.
Di truyền là tiền đề vật chất, là khả năng tiềm tàng, là điều kiện cần thiết cho
sự phát triển nhân cách.
Ví dụ:
Nhiều người tự nhiên đã có thính giác cảm nhận được sự tinh tế của âm thanh, giọng
nói và giọng hát tốt, trí nhớ lạ thường, thể chất đặc biệt được thể hiện ở chiều cao, sức
học...
trang 10

×