Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.59 KB, 5 trang )
Cách tránh tai biến khi dùng các
sulfamid kháng khuẩn
Hình ảnh sỏi thận (trên), sỏi niệu quản (dưới).
Các sulfamid có phổ kháng khuẩn rộng nên được chỉ định rộng
rãi trong các bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế
quản, viêm họng), nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, đường ruột (lỵ trực khuẩn,
viêm ruột), viêm màng não, đau mắt hột, bệnh ngoài da... Tuy nhiên, nếu không
biết cách sử dụng sẽ không phát huy được hiệu quả của thuốc mà còn gây ra các
tai biến do thuốc hoặc vi khuẩn kháng thuốc.
Một số sulfamid thường dùng như: sulfacetamid natri (sulfacylum, optin),
sulfadiazin, sulfaguanidin (ganidan), sulfamethoxazol (SMX), co-trimoxazol
(bactrim, bisepton)...
Cơ chế tác dụng
Nếu như kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn thì sulfamid chỉ có tác dụng
kìm khuẩn. Cơ chế tác dụng kìm khuẩn của sulfamid là do thuốc cạnh tranh với
acid paraaminobenzoic (A.PAB) trong tế bào vi khuẩn, làm cho việc tổng hợp và
vận chuyển acid folic thành nucleoprotein cần cho mọi tế bào sống của vi khuẩn bị
ngưng trệ, gây rối loạn sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn. Do đó, vi khuẩn bị
tiêu diệt trước sức đề kháng của cơ thể hoặc nhờ tác dụng của thuốc. Vì vậy, khi
sử dụng sulfamid lúc đầu phải dùng liều cao tạo nồng độ thuốc cao trong máu để
tranh chấp với A.PAB. Nếu liều ban đầu không đủ nồng độ để kìm hãm vi khuẩn
thì vi khuẩn sẽ sinh ra những chủng mới có khả năng kháng lại sulfamid làm cho
thuốc kém hoặc không còn tác dụng.
Tai biến khi dùng sulfamid