Giớ i thiệ u
- 13 -
GIỚI THIỆU
gày 15/08/1931, một thông cáo báo chí được đăng tải: “Thống
đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc bị ốm nhẹ do phải gánh
chịu nhiều áp lực nặng nề trong những tháng vừa qua. Theo
lời khuyên của bác sĩ, ông đã tạm gác lại công việc và đi nghỉ ở nước
ngoài để thay đổi không khí.” Vị thống đốc đó là Montagu Collet
Norman, D.S.O – không như mọi người vẫn lầm tưởng, ông đã nhiều
lần từ chối vinh h
ạnh được phong tước, vậy nên, ông chẳng phải là Hầu
tước Montagu Norman hay Huân tước Norman gì hết. Dẫu vậy, ông vẫn
tự hào được mang mấy chữ D.S.O sau tên mình – Distinguished Service
Order – Huân chương Công trạng Xuất sắc, huân chương cao quý thứ
nhì của quân đội trao thưởng cho một quân nhân vì lòng dũng cảm
vượt bậc.
Norman vốn chán ghét báo giới đến tận cổ và nổi tiếng vì những gì ông
sẵn sàng làm để thoát khỏi con mắt tọc mạch của các phóng viên – đ
i du
lịch bằng tên giả; nhảy xe lửa; thậm chí trong một lần, ông còn trèo qua
thành một chiếc tàu biển trên thang dây giữa lúc sóng to gió lớn. Tuy
nhiên, trong dịp này, khi chuẩn bị lên con tàu
Duchess of York
để tới
Canada, ông đã bày tỏ một thái độ cởi mở đến không ngờ. Với năng lực nói
năng tuyệt khéo được trời phú cho những con người thuộc tầng lớp của
ông và những người sinh ra ở nước Anh, ông tuyên bố với các phóng viên
đang bu kín trên cảng rằng, “Tôi cảm thấy mình cần nghỉ ngơi chút ít bởi
thời gian qua tôi đã gặp nhiều chuyện căng thẳng. Do sức khỏe vẫn ch
ưa
được hồi phục hoàn toàn nên tôi nghĩ một chuyến du lịch trên con tàu
xinh đẹp này sẽ tốt cho mình.”
N
NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH
- 14 -
Thể trạng tinh thần mong manh của ông đã không còn là một bí mật
trong giới tài chính suốt một thời gian khá dài. Chỉ một số ít dân ngoại đạo
biết được sự thật bên trong – rằng trong hai tuần qua, khi cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới đã lên đến đỉnh điểm và hệ thống ngân hàng châu
Âu đứng trên bờ vực sụp đổ, vị thống đốc này đã bị suy nhược thần kinh
trầm trọ
ng do phải hứng chịu vô vàn áp lực nặng nề. Thông cáo báo chí
của Ngân hàng Anh quốc, được đăng tải ở khắp các tờ báo từ San
Francisco cho tới Thượng Hải, đã gây nên cú sốc lớn đối với nhà đầu tư
trên toàn thế giới.
Bao nhiêu năm trời đã trôi đi kể từ ngày những sự kiện trên diễn ra, giờ
đây thật khó để có thể hình dung nổi quyền lực và danh tiếng của Montagu
Norman lớ
n lao đến mức nào vào giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, cái
tên của ông ngày nay chỉ còn vọng lại rất ít tiếng vang. Nhưng vào thời đó,
ông được coi là vị thống đốc ngân hàng Trung ương có tầm ảnh hưởng sâu
rộng nhất thế giới, nói như tờ
New York Times
, là “vị chúa tể của [một] đế
chế vô hình.” Đối với Jean Monet, ông trùm của Liên minh châu Âu, Ngân
hàng Trung ương Anh quốc khi ấy là “thành trì của những thành trì” và
“Montagu Norman là người cai trị thành trì đó. Ông là người đáng được
kính nể.”
Trong suốt thập kỷ vừa qua, Norman và các thống đốc đứng đầu ba
ngân hàng Trung ương lớn khác đã là một phần của thứ được báo chí
phong là “câu lạc bộ độc nhất vô nhị trên thế giới.” Norman, Benjamin
Strong thuộc Ngân hàng Dự tr
ữ Liên bang New York (New York Feral
Reserve Bank), Hjalmar Schacht thuộc Ngân hàng Trung ương Đức
(Reichsbank), và Émile Moreau thuộc Ngân hàng Trung ương Pháp
(Banque de France) đã hợp thành bộ tứ bốn thống đốc ngân hàng Trung
ương đảm nhận sứ mệnh tái thiết guồng máy tài chính thế giới sau Chiến
tranh Thế giới thứ Nhất.
Song đến giữa năm 1931, chỉ còn Norman là thành viên duy nhất của bộ
tứ trụ lại. Strong đã mất năm 1928 ở tuổi 55, Moreau nghỉ hưu năm 1930,
và Schacht từ chức n
ăm 1930 do xung đột với bộ máy chính phủ và quay
sang ve vuốt Adolf Hitler và đảng Đức Quốc xã. Do vậy trọng trách lãnh
đạo thế giới tài chính đã được đặt trọn lên vai người đàn ông Anh quốc
Giớ i thiệ u
- 15 -
tính tình màu mè nhưng bí ẩn này, con người có nụ cười “tinh nghịch,”
phong thái hư hư thực thực đầy chất kịch, với bộ râu của Van Dyke
1
, và
trang phục kín đáo: chiếc mũ rộng vành, tấm áo choàng dài, và chiếc kim
cài cà vạt bằng ngọc lục bảo lấp lánh.
Đối với vị thống đốc ngân hàng quyền lực nhất thế giới thì việc bị suy
nhược thần kinh trong khi nền kinh tế toàn cầu đang phải trải qua năm
thứ hai của một cuộc suy thoái chưa từng có tiền lệ trước đó quả là một
điều b
ất hạnh thật sự. Nền sản xuất ở hầu hết các quốc gia đều đã sụp đổ -
ở hai quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất, Mỹ và Đức, quy mô sản xuất đã
thu hẹp tới 40%. Các nhà máy trên khắp thế giới công nghiệp - từ những
xưởng lắp ráp ô tô tại Detroit cho đến những xưởng thép ở Ruhr, từ những
xưởng dệt lụa ở Lyons cho
đến những xưởng đóng tàu ở Tyneside - đều
đóng cửa im ỉm, nếu không thì cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Đứng trước
mức cầu sụt giảm, các doanh nghiệp đã phải cắt giảm giá thành sản phẩm
tới 25% tính từ thời điểm kinh tế bắt đầu suy thoái.
Những đội quân thất nghiệp vất vưởng khắp hang cùng ngõ hẻm ở các
thị trấn và thành phố
của các nước công nghiệp. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn
nhất thế giới, khoảng 8 triệu đàn ông và phụ nữ, tương đương với 15% lực
lượng lao động, đã mất việc làm. 2,5 triệu người ở Anh và 5 triệu người ở
Đức, hai nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba thế giới, cũng đành đứng vào
hàng ngũ những người thất nghiệp. Trong số bố
n đầu tàu kinh tế lớn, chỉ
có Pháp là có vẻ được bảo vệ phần nào khỏi sự tàn phá từ cơn bão đang
hoành hành khắp thế giới, song đến giờ ngay cả nền kinh tế này cũng đã
bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm.
Những tốp thanh niên và đàn ông thất nghiệp không có việc gì để làm
ngày ngày vật vờ lê la ở khắp các góc phố, trong công viên, quán bar và
tiệm cà phê. Càng ngày càng có nhiều người rơi vào c
ảnh ăn không ngồi
rồi, do đó chẳng còn đủ tiền để trang trải cho một chỗ ở dù khiêm tốn
nhất, kết quả là những khu ổ chuột tồi tàn được xây cất cẩu thả từ kiện
1
Tên gọi khác của Anthony van Dyck (1599 – 1641) là một họa sĩ Hà Lan thời kỳ Baroque. Van
Dyck trở thành họa sĩ cho triều đình Anh và nổi tiếng với những bức chân dung vua Charles I
cùng hoàng gia. Phong cách của ông đã ảnh hưởng nhiều tới những họa sĩ vẽ chân dung người
Anh những thế hệ tiếp theo.
NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH
- 16 -
đóng hàng, sắt vụn, thùng đựng dầu nhờn, vải nhựa, và thậm chí cả vỏ xe
hơi mọc lên nhan nhản ở các thành phố như New York và Chicago – ngay
giữa công viên Trung tâm cũng có hẳn một khu trại như thế. Các khu nhà
tạm tương tự cũng rải rác khắp ngoại ô Berlin, Hamburg, và Dresden. Ở
Mỹ, hàng triệu người lang thang đã rời bỏ bầu không khí ảm đạm của
nghèo đói đang bủa vây các thành phố để lên đường hòng tìm ki
ếm một
loại – bất kỳ loại – công việc nào.
Thất nghiệp dẫn đến bạo lực và nổi loạn. Ở Mỹ, những cuộc cướp bóc
lương thực, thực phẩm xảy ra như cơm bữa ở Arkansas, Oklahoma, và
khắp các bang ở miền Trung và Tây Nam. Ở Anh, công nhân mỏ tổ chức
biểu tình, rồi đến công nhân xưởng bông và các thợ dệt. Berlin gần như rơi
vào tình trạng nội chiế
n. Trong suốt các cuộc bầu cử vào tháng Chín 1930,
đảng Đức Quốc xã, lợi dụng sự sợ hãi và chán nản cùng cực của dân thất
nghiệp và chiêu bài buộc tội tất cả những lực lượng khác – từ quân Đồng
minh đến những người cộng sản và dân Do Thái – vì đã gây ra bao đau
khổ cho nước Đức, đã giành được gần 6,5 triệu phiếu bầu, nhờ đó tăng số
ghế của đảng này trong Qu
ốc hội Đức từ 12 lên 107 ghế và đưa nó thành
đảng phái lớn thứ hai góp mặt tại Quốc hội sau đảng Dân chủ Xã hội.
Trong khi đó trên các đường phố, các nhóm người theo đảng Đức Quốc xã
và các nhóm người cộng sản đụng độ, xô xát với nhau hàng ngày. Còn ở
Bồ Đào Nha, Brazil, Argentina, Peru và Tây Ban Nha, đảo chính là tình
trạng phổ biến.
Mối đe dọa kinh tế lớn nhất hiện nay đến từ hệ thống ngân hàng đ
ang
sụp đổ. Tháng Chín năm 1930, Bank of United States (dù mang tên như
vậy song đây là một ngân hàng tư nhân không có vị thế chính thức nào)
sụp đổ, trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ,
làm đóng băng khoảng 200 triệu đô-la trong các tài khoản tiền gửi.
Tháng Năm năm 1931, ngân hàng lớn nhất nước Áo, Creditanstalt, ngạc
nhiên thay, chính là sở hữu của gia tộc Rothschild, với giá trị tài sản lên
tới 250 triệu đô-la, cũ
ng đành đóng cửa. Ngày 20 tháng Sáu, tổng thống
Herbert Hoover công bố lệnh tạm hoãn trả tất cả các khoản nợ và khoản
bồi thường chiến phí phát sinh từ cuộc chiến tranh vừa qua trong vòng
một năm. Vào tháng Bảy, Danatbank, ngân hàng lớn thứ ba ở Đức, gục
ngã, gây hoảng loạn trên toàn bộ hệ thống ngân hàng Đức và khiến dòng
Giớ i thiệ u
- 17 -
vốn ào ạt rời bỏ đất nước này. Thủ tướng Đức, Heinrich Bruning, bèn ra
tuyên bố về ngày các ngân hàng đóng cửa, trong đó giới hạn số tiền mỗi
công dân Đức có thể rút khỏi tài khoản ngân hàng của mình, và tạm
ngừng thanh toán các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn. Chỉ cuối tháng đó,
khủng hoảng đã lan đến tận London, chủ nợ cực lớn của Đức; giờ đây,
London bàng hoàng nhậ
n ra rằng việc thu nợ lúc này đã trở thành bất
khả thi. Đột nhiên phải đối mặt với một cảnh huống chưa từng lường
được trước đó rằng nước Anh sẽ không còn khả năng hoàn thành nghĩa
vụ của mình, các nhà đầu tư trên khắp thế giới bắt đầu đổ xô đi rút vốn
khỏi London. Ngân hàng Trung ương Anh quốc buộc phải vay tới 650
triệu đô-la từ các ngân hàng
ở Pháp và Mỹ, bao gồm cả Ngân hàng Trung
ương Pháp và Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, để tránh làm cạn
kiệt kho dự trữ vàng của mình.
Khi dòng người thất nghiệp ngày càng dài thêm, các nhà băng đóng
cửa, giá các nông trại liên tục tụt dốc, và các nhà máy bị bỏ hoang, người ta
bắt đầu bàn tán về ngày tận thế. Ngày 22 tháng Sáu, nhà kinh tế học danh
tiếng John Maynard Keynes đã phát biểu trước các khán giả Chicago rằng,
“Ngày hôm nay chúng ta đang sống giữa thảm họa khủng khiếp nhất củ
a
thế giới hiện đại – thảm họa khủng khiếp nhất hoàn toàn bắt nguồn từ các
nguyên nhân kinh tế. Có người đã nói với tôi rằng ở Moscow người ta xem
đây như là cuộc khủng hoảng đỉnh điểm cuối cùng của chủ nghĩa tư bản,
và rằng trật tự xã hội hiện thời của chúng ta sẽ không thể tồn tại qua giai
đoạn này.” Nhà sử học Arnold Toynbee, ngườ
i có kiến thức sâu sắc về sự
thịnh suy của các nền văn minh, đã viết trong bài bình luận thường niên về
các sự kiện trong năm cho Học viện Hoàng gia về sự vụ quốc tế như sau,
“Vào năm 1931, đàn ông và phụ nữ trên khắp thế giới đã suy ngẫm nghiêm
túc và bàn luận thẳng thắn rằng hệ thống xã hội phương Tây có thể sẽ sụp
đổ và ngừng hoạt
động.”
Suốt mùa hè năm ấy, một lá thư được Montagu Norman viết từ vài
tháng trước đó để gửi đến vị đồng nghiệp của ông tại Ngân hàng Trung
ương Pháp là Clément Moret, đã được đăng tải trên mặt báo. “Trừ phi có
sự can thiệp của những biện pháp cứu nguy quyết liệt, bằng không hệ
thống tư bản trên khắp thế giới văn minh sẽ đổ vỡ chỉ trong một nă
m,”
Norman tuyên bố, đế thêm chất giọng cay độc ông “ưu ái” dành riêng cho
NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH
- 18 -
người Pháp, “Tôi mong rằng lời tiên đoán này sẽ được lưu lại để phục vụ
công tác khảo cứu trong tương lai.” Người ta còn đồn đại rằng trước ngày
lên đường sang Canada nghỉ dưỡng, ông đã đề xuất việc in sổ lương thực
trong trường hợp đất nước phải quay về với nền kinh tế hàng đổi hàng do
tác động từ sự sụp đổ tiền tệ trên khắp châu Âu.
Trong nhữ
ng thời điểm khủng hoảng, các thống đốc ngân hàng Trung
ương đều tin rằng việc làm khôn ngoan hơn cả là tuân theo lời răn mà các
bà mẹ vẫn khuyên bảo con cái mình suốt bao thế kỷ qua: “Biết thì thưa
thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” Cách làm này giúp tránh được tình
thế tiến thoái lưỡng nan xảy ra như cơm bữa với các viên chức ngành tài
chính đang phải ứng phó với trạng thái hoảng sợ - họ có thể đưa ra những
tuyên bố chính thức thành thật hết mức và rồi châm ngòi cho bạo động,
nhiễu loạn, hoặc có thể cố gắng xoa dịu công chúng, song phương pháp
này lại thường phải viện đến những lời dối trá trắng trợn. Vậy nên khi một
người đứng ở vị trí của Norman lại sẵn lòng nói trắng ra về nguy cơ sụp đổ
của nền văn minh phương Tây, thì đó là một sự đánh
động quá ư rõ ràng
và ầm ĩ, rằng đứng trước “cơn bão kinh tế,” các nhà lãnh đạo của giới tiền
tệ đã cạn kiệt ý tưởng và đang sẵn sàng thừa nhận thất bại.
Norman không chỉ là vị thống đốc ngân hàng lỗi lạc nhất thế giới, ông
còn được giới tài chính và chức sắc thuộc mọi đảng phái, hội nhóm chính
trị tôn thờ như một nhân vật cực kỳ cá tính và s
ắc sảo. Chẳng hạn, bên
trong thành trì của liên minh tài phiệt House of Morgan, không có lời
khuyên hoặc ý kiến của ai lại được trân trọng hơn – hội viên cao cấp của
hãng này, Thomas Lamont, sau này đã xưng tụng ông là “người thông
thái nhất mà ông ta từng gặp.” Ở bên kia chiến tuyến chính trị, Bộ trưởng
Tài chính Anh, Philip Snowden, một nhân vật ủng hộ phe Xã hội bằng tất
cả tấm lòng nhiệt thành vẫn thường xuyên dự báo về sự sụp đổ củ
a chủ
nghĩa tư bản, cũng vồn vã viết rằng Norman “dường như vừa bước ra từ
bức chân dung vẽ một viên cận thần đẹp trai nhất từng mê hoặc cả triều
đình của Nữ hoàng,” rằng “sự cảm thông ông dành cho những nỗi đau
mà đất nước phải hứng chịu thật dịu dàng trìu mến, khác nào tình mẹ
với con thơ,” và rằng ông “có thừa lòng tự tin giúp khơi g
ợi niềm hứng
khởi, vượt xa mọi thước đo thông thường.”
Giớ i thiệ u
- 19 -
Norman đã gây dựng được danh tiếng là một người có đầu óc sáng suốt
trên cả lĩnh vực kinh tế và tài chính nhờ sự đúng đắn rất mực trong quan
điểm của ông về nhiều vấn đề. Kể từ ngày chiến tranh kết thúc, ông đã
luôn là người kịch liệt phản đối việc đo đếm chi li từng khoản bồi thường
chiến tranh mà nước Đức phải trả. Trong suốt nhữ
ng năm 1920, ông còn
liên tục báo động rằng thế giới đang thiếu hụt nguồn dữ trự vàng. Và từ
những ngày đầu tiên, ông cũng đã bày tỏ lo ngại về hiểm hoạ từ bong bóng
thị trường chứng khoán ở Mỹ.
Song vẫn có một vài tiếng nói đơn lẻ khăng khăng cho rằng chính ông
và các chính sách mà ông theo đuổi, nhất là niềm tin cứng nhắc, gần như
mang màu sắc thần học c
ủa ông về những lợi ích của chế độ bản vị vàng, là
nguyên nhân dẫn đến thảm họa kinh tế đang tàn phá phương Tây. Một
trong số những con người kể trên là John Maynard Keynes. Một người
khác nữa là Winston Churchill. Chỉ một vài ngày trước khi Norman lên
đường sang Canada trong chuyến nghỉ bất đắc dĩ, Churchill, người đã mất
gần hết số tiền tiết kiệm trong vụ sụp đổ Phố Wall hai năm về trướ
c, đã
viết thư từ Biarritz gửi cho người bạn đồng thời là cựu thư ký của mình,
Eddie Marsh, như sau, “Tất cả những người tôi gặp dường như đều lờ mờ
cảm thấy có điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra trên thị trường tài chính...
Nếu điều này trở thành sự thật, tôi hy vọng chúng ta sẽ treo cổ gã Montagu
Norman lên ngay tức khắc. Chắc chắn tôi sẽ
tố cáo y chính là kẻ đồng loã
với mình.”
SỰ SỤP ĐỔ của nền kinh tế thế giới kéo dài từ năm 1929 đến năm 1931
- ngày nay chỉ được gọi bằng cái tên ngắn gọn Cuộc Đại suy thoái - là sự
kiện kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong thế kỷ XX. Không có đất
nước nào thoát khỏi nanh vuốt của nó; trong suốt hơn mười năm ròng,
tình trạng bất ổn mà nó gây ra từ những ngày kh
ởi đầu đã bao trùm khắp
thế giới, hủy hoại mọi phương diện của đời sống vật chất và xã hội và phá
nát tương lai của cả một thế hệ. Cũng chính từ nó mà sinh ra cảnh hỗn
loạn ở châu Âu trong suốt “thập kỷ tha hoá suy tàn” thuộc những năm
1930, dẫn đến sự lên ngôi của Hitler và chủ nghĩa phát xít Đức, và kết cục
bằng bi kịch toàn cầu chìm vào Chiến tranh Th
ế giới thứ Hai, một cuộc
chiến tranh thậm chí còn đau thương đẫm máu hơn cả Chiến tranh Thế
giới thứ Nhất.