Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nhung ong trum tai chinh - mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.73 KB, 19 trang )

Mở đầu
- 33 -
1
Mở ₫ầu
Giai đoạn đó quả là một chương dò thường trong tiến trình kinh tế của loài
người,
rốt cuộc rồi cũng đi đến hồi kết vào tháng Tám năm 1914!
John Maynard Keynes,
Những hậu quả kinh tế của hòa bình
V
ào năm 1912, London đứng ở trung tâm của một mạng lưới tín
dụng quốc tế tinh vi và phức tạp, được xây dựng trên cơ sở chế độ bản vị
vàng. Hệ thống này đã mang theo nó sự tăng trưởng rõ rệt của thương
mại và của cải trên tồn cầu. Giai đoạn bốn mươi năm trước đó đã khơng
phải chứng kiến một cuộc chiến tranh lớn hay m
ột cuộc cách mạng vĩ đại
nào. Những tiến bộ cơng nghệ của khoảng thời gian giữa thế kỷ XIX -
đường sắt, tàu hơi nước, và máy điện báo - đã lan ra khắp thế giới, mở ra
những địa hạt rộng lớn cho các hoạt động thỏa thuận và thương mại.
NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH
- 34 -
Thương mại quốc tế bùng nổ khi dòng vốn từ châu Âu được tự do luân
chuyển khắp toàn cầu, cung cấp nguồn tài chính dồi dào cho các thương
cảng ở Ấn Độ, các đồn điền cao su ở Malaya, đồn điền bông ở Ai Cập, các
nhà máy ở Nga, các đồng lúa mì ở Canada, các mỏ vàng và kim cương ở
Nam Phi, các trại gia súc ở Argentina, tuyến đường sắt nối Berlin tới
Baghdad, và cả hai kênh đào Suez và Panama. Mặc dù hệ thống này vẫ
n
thường bị rung chuyển bởi những cuộc khủng hoảng tài chính và hoảng
loạn ngân hàng, song các thời kỳ suy thoái trong lĩnh vực thương mại
thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và nền kinh tế thế giới


luôn hồi phục nhanh chóng.
Hơn tất thảy mọi thứ, thậm chí còn vượt trên cả niềm tin vào thương
mại tự do, hay lý tưởng về một hệ thống thu
ế thấp và bộ máy chính phủ
nhỏ gọn, chế độ bản vị vàng chính là totem
5
kinh tế của thời đại này. Vàng
là máu của hệ thống tài chính. Đó là chiếc mỏ neo của hầu hết các đồng
tiền, nó cung cấp nền tảng cho các ngân hàng, và trong những giai đoạn
chiến tranh hay hoảng loạn, nó đóng vai trò như một phương tiện dự trữ
an toàn. Đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng trên toàn
thế giới, những chủ thể đóng góp một phần rất lớ
n vào quỹ tiền gửi, chế độ
bản vị vàng còn hơn cả một hệ thống tài tình nhằm kiểm soát hoạt động
phát hành tiền tệ. Nó giúp củng cố đức tính cẩn trọng và cần kiệm, những
phẩm chất tốt đẹp của thời đại Victoria
6
, trong các chính sách công. Theo
những từ ngữ của H. G. Wells thì ở đó ẩn chứa một “sự trung thực ngốc
nghếch cao quý.” Trong giới chủ ngân hàng, dù ở London hay New York,
Paris hay Berlin, nó được tôn thờ bằng một niềm sùng tín gần như mang
màu sắc tôn giáo, được coi như một món quà của thượng đế, một bộ chuẩn
mực ứng xử vượt không gian và thời gian.
Vào năm 1909, nhà báo người Anh Norman Angell, sau này là biên tập
viên tại Paris cho ấn bản tiếng Pháp của tờ

Daily Mail
, đã cho xuất bản

5

Totem: vật tổ, vật thể được coi như biểu tượng của một nhóm người (có thể là một gia đình,
một bộ tộc), có tác dụng phù trợ và bảo vệ cho nhóm người đó.
6
Thời đại Victoria là cụm từ chỉ thời kỳ của Nữ hoàng Victoria, kéo dài từ tháng Sáu năm 1837
đến khi Nữ hoàng qua đời vào tháng Một năm 1901, một thời kỳ với những tiến bộ chính trị,
quân sự và công nghiệp rực rỡ của nước Anh. Trong giai đoạn này, nước Anh đã có sự phát
triển vượt bậc và trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới.
Mở đầu
- 35 -
một cuốn tiểu luận với tiêu đề
Ảo ảnh thị giác của châu Âu
(Europe’s
Optical Illusion). Luận điểm trong tác phẩm khiêm tốn của ông là những
lợi ích kinh tế thu được từ chiến tranh đều rất hão huyền - đó là nguồn gốc
của tiêu đề cuốn sách - và mối liên kết thương mại và tài chính giữa các
quốc gia hiện nay sâu rộng đến độ không một quốc gia khôn ngoan nào lại
muốn tính đến chuyện gây chiến. Tình trạng hỗn loạn về kinh tế, đặc biệt
là sự chia rẽ tín d
ụng quốc tế, nảy sinh từ một cuộc chiến tranh giữa các
Thế lực lớn sẽ gây tổn hại cho tất cả các bên và kẻ chiến thắng cũng sẽ phải
chịu nhiều mất mát không kém gì người chiến bại. Ngay cả trong trường
hợp chiến tranh bộc phát ở châu Âu, thì nó cũng sẽ sớm kết thúc mà thôi.
Angell đứng ở một vị trí rất thích hợp để viết về sự
tương thuộc toàn
cầu. Suốt cuộc đời mình, ông đã sống như một kẻ du mục. Sinh ra trong
một gia đình trung lưu xứ Lincolnshire, khi còn nhỏ tuổi ông đã được gửi
đến học tại một trường trung học Pháp tại St. Omer. Lên mười bảy, ông
trở thành biên tập viên một tờ báo tiếng Anh ở Geneva, theo học một
trường đại học ở đây, sau đó, do bi quan về tương lai của châu Âu, ông
nhậ

p cư vào Mỹ. Dù chỉ cao hơn một mét sáu và có vóc người nhỏ thó, ông
vẫn lao mình vào cuộc sống của một người dân lao động chân tay, làm việc
cật lực ở California trong suốt bảy năm trời, thử đủ loại công việc khác
nhau: trồng nho, đào kênh tưới tiêu, đóng dấu bò, đưa thư, và đãi vàng, rồi
cuối cùng về làm phóng viên cho tờ
St. Louis Globe-Democrat
và tờ
San Francisco Chronicle
. Quay về châu Âu vào năm 1898, ông chuyển đến
sống ở Paris, tại đây ông vào làm việc cho tờ
Daily Mail
.
Tiểu luận của Angell được xuất bản thành sách vào năm 1910 dưới tiêu
đề
Ảo tưởng lớn
(The Great Illusion). Lý lẽ cho rằng sự tàn bạo của chiến
tranh và bản chất thiếu hiệu quả về mặt kinh tế khiến nó không thể được
chấp nhận như một công cụ quyền lực của nhà nước đã gãi trúng chỗ ngứa
của công chúng trong thời đại vật chất đó. Tác phẩm này nhờ đó đã được
đón nhận nồng nhiệt. Đến năm 1913, cuốn sách đã bán đượ
c hơn một triệu
bản và được phiên dịch sang 22 thứ tiếng, bao gồm tiếng Trung, tiếng
Nhật, tiếng A Rập, và tiếng Ba Tư. Hơn 40 tổ chức đã được thành lập để
truyền tải thông điệp của cuốn sách đi khắp nơi. Nó được không ít nhân
vật tai to mặt lớn trích dẫn lại, trong số đó có Hầu tước Edward Grey, Bộ
trưởng Ngoại giao Anh; Bá tước von Metternich; và Jean Jaurès, lãnh tụ
NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH
- 36 -
đảng Xã Hội Pháp. Người ta đồn rằng ngay đến Hoàng đế Đức Wilhem,
người nổi tiếng vì bản tính hiếu chiến hơn là vì lòng yêu chuộng hoà bình,

cũng đã từng bày tỏ sự lưu tâm đối với học thuyết này.
Môn đệ xuất chúng nhất của Angell phải kể đến Reginald Brett, Tử tước
nhị đẳng Esher, một nhân vật quyền quý có tư tưởng tự do, đồng thời là
người bạn chí thiết c
ủa Vua Edward VII. Mặc dù Tử tước Esher đã không ít
lần được tiến cử giữ những trọng trách lớn trong chính phủ, song ông lại
thích được giữ nguyên chức phó soái kiêm tỉnh trưởng Lâu đài Windsor và
tiếp tục vận dụng uy quyền mình có để gây ảnh hưởng từ hậu trường.
Quan trọng hơn cả, ông là thành viên sáng lập Ủy ban Phòng vệ đế quốc,
một tổ chức phi chính thức nhưng có quyền lực cực l
ớn được thành lập sau
thất bại của Chiến tranh Boer
7
nhằm thảo luận và đề xuất các khuyến nghị
liên quan đến chiến lược quân sự của đế quốc Anh.
Vào tháng Hai năm 1912, ủy ban này bắt đầu theo dõi các vấn đề liên
quan đến thương mại thời chiến. Phần lớn tàu biển của các thương nhân
Đức thời đó được bảo hiểm tại hãng Lloyds of London, và ủy ban đã một
phen chết điếng khi nghe vị chủ tịch của Lloyds chứng th
ực rằng trong
trường hợp chiến tranh nổ ra, nếu các tàu bè của Đức bị Hải quân hoàng
gia phá hủy, thì theo các luật sư của hãng, Lloyds có trách nhiệm danh dự
cũng như nghĩa vụ hợp pháp phải bù đắp những tổn thất nói trên. Như
vậy, giả sử Anh và Đức có gây chiến với nhau, các công ty bảo hiểm của
Anh sẽ buộc phải bồi hoàn cho những chiến hạm của Hoàng đế Đức bị
đánh đắm. Khả năng này khiến cho riêng việc mưu tính một cuộc xung
đột ở châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn rồi.
Chẳng trách tại sao trong các buổi thuyết giảng về
Ảo tưởng lớn
tại

Đại học Cambridge và Đại học Sorbonne, Tử tước Esher không ngần ngại
tuyên bố rằng “các nhân tố kinh tế mới rõ ràng đã minh chứng cho sự
ngớ ngẩn của chiến tranh,” và rằng “thảm họa thương mại, tổn hại về

7
Chiến tranh Boer có hai thời kỳ, lần thứ nhất từ 16/12/1880 đến 23/3/1881. Chiến tranh Boer
lần thứ hai là cuộc chiến chính và được lịch sử nêu đến nhiều hơn, từ 11/10/1899 đến
31/5/1902. Cuộc chiến xảy ra giữa đế quốc Anh và hai nước độc lập tại nam châu Phi : Orange
Free State và Cộng hòa Nam Phi (còn gọi là Cộng hòa Transvaal). Sau hơn 3 năm đấu tranh gay
go, hai nền cộng hòa này phải đầu hàng và chịu khuất phục đế quốc Anh.
Mở đầu
- 37 -
mặt tài chính và những nỗi đau mà mỗi cá nhân phải gánh chịu” do một
cuộc chiến ở châu Âu sẽ là quá to lớn, đến mức người ta thậm chí còn
không dám nghĩ tới chuyện gây chiến. Tử tước Esher và ngài Angell đã
đúng về những lợi ích xoàng xĩnh và chi phí đắt đỏ của chiến tranh. Song
quá tin tưởng vào lý trí của các quốc gia và bị mê hoặc bởi những thành
tựu kinh tế phi thường của thời đại đó - giai đo
ạn mà sau này được người
Pháp gọi bằng cụm từ đầy chất thơ
La Belle Époque
, thời đại hoàn mỹ -
họ đã đánh giá sai hoàn toàn khả năng bùng phát một cuộc chiến kéo
theo sự tham gia của tất cả các cường quốc ở châu Âu.
NHỮNG ƠNG TRÙM TÀI CHÍNH
- 38 -
2
Người ₫àn ơng kỳ dị
và cơ ₫ộc


NĂM 1914

Bất kỳ kẻ nào đến gặp bác só tâm lý đều cần phải kiểm tra lại cái đầu mình.
SAMUEL GOLDWYN
T
HỨ BA, ngày 28 tháng Bảy, năm 1914, Montagu Norman, khi ấy là
một trong những hội viên của hãng ngân hàng thương nhân Anglo-Mỹ
Brown Shipley, lên London để giải quyết cơng chuyện trong ngày. Đang
vào giữa mùa nghỉ lễ, và như hầu hết những người khác cùng tầng lớp
mình, ơng đã dành phần lớn thời gian của tuần vừa qua để về vùng nơng
Người đàn ông kỳ dị và cô độc
- 39 -
thôn chơi. Ông đang trong quá trình giải thể tư cách hội viên của mình, do
đó buộc phải có mặt ở thành phố trong thời gian ngắn. Cũng trong buổi
chiều ngày hôm đó, có tin rằng Áo đã tuyên chiến với Serbia và đã bắt đầu
tấn công Belgrade. Dù đã hay tin, song Norman, “cảm thấy trong người rất
không khỏe” do áp lực từ những cuộc thương thuyết nhọc nhằn, quyết
định quay trở lại nông thôn.
Cả ông lẫn đa ph
ần những người dân Anh khác đều không tưởng tượng
nổi chỉ trong vài ngày tới, cả đất nước sẽ phải đối mặt với cuộc khủng
hoảng ngân hàng tồi tệ nhất trong lịch sử; rằng hệ thống tài chính quốc tế
đã mang lại sự thịnh vượng phồn vinh nhường ấy cho thế giới sẽ đổ vỡ
hoàn toàn; và rằng, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần l
ễ, gần như toàn bộ
châu Âu, trong đó có nước Anh, sẽ chìm trong máu lửa chiến tranh.
Thực ra, cũng như những người đồng bào của mình, Norman không để
tâm lắm đến cuộc khủng hoảng đã nung nấu trong lòng châu Âu suốt
tháng vừa qua. Ngày 28 tháng Sáu, hoàng tử Áo Franz Ferdinand, người
thừa kế ngai vàng của đế quốc Áo, và vợ là Sophie đã bị một nhóm các

phần tử quá khích người Serbia ám sát bằng bom tại Sarajevo. Có vẻ như
đây chỉ là một chươ
ng đẫm máu nữa trong lịch sử vốn đã không êm ả của
khu vực Balkan. Vụ việc này cuối cùng cũng chiếm lĩnh trang nhất trên các
tờ báo ở Anh khi Áo ra tối hậu thư gửi tới Serbia vào ngày 24 tháng Bảy,
buộc tội chính phủ nước này đồng loã với các phần tử ám sát và đe doạ sẽ
gây chiến. Nhưng ngay cả đến nước đó, thì hầu hết mọi người vẫn vô tư
tậ
n hưởng tiếp những ngày nghỉ thảnh thơi của mình. Người ta cũng khó
lòng lo lắng thái quá về một cuộc khủng hoảng ở Trung Âu cho được, khi
chính Thủ tướng H. H. Asquish cũng tỏ ra hết sức ung dung và một hai đòi
dành mấy ngày cuối tuần về tận Berkshire để chơi golf cho thư thái đầu óc;
còn Ngoại trưởng, Ngài Edward Grey, theo lệ thường, đã về nghỉ hè tại căn
nhà gỗ ở Hampshire để đi câu cá hồ
i.
Đó là một trong những mùa hè đẹp nhất ở nước Anh, bầu trời trong
xanh không một gợn mây suốt nhiều ngày liên tiếp, nhiệt độ ấm áp vừa
phải. Trước đó Norman cũng đã có một chuyến đi nghỉ kéo dài hai tháng ở
Mỹ, như mọi năm, ông dành hầu hết thời gian ở New York và Maine. Ông
mới quay lại Anh vào hồi cuối tháng Sáu, rồi lại tận hưởng thêm một tháng

×