Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------

LIÊU NGỌC OANH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH VÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của
các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là
công trình nghiên cứu do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn
Thanh Vân. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014

Liêu Ngọc Oanh




MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................1
1.1.

Lý do nghiên cứu ...........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4

1.5.


Kết cấu của đề tài nghiên cứu........................................................................4

1.6.

Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY CHỨNG KHOÁN...........................................................................................6
2.1.

Các khái niệm liên quan ...............................................................................6

2.1.1. Hiệu quả tài chính.......................................................................................6
2.1.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính .......................................................7
2.1.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của công ty chứng khoán.............................13
2.2.

Công trình nghiên cứu trên thế giới............................................................14

2.2.1. Nghiên cứu của Weixu (2005) [18] ............................................................14
2.2.2. Nghiên cứu của Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007) [9] .............15
2.2.3. Nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) [19] ................................................16
2.2.4. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) [14]........................................17
2.2.5. Nghiên cứu của Dr. Ong Tze San & Teh Boon Heng (2011) [15] .............18


2.2.6. Nghiên cứu của Nor Edi Azhar Bte Mohamad, Fatihah Norazami Bt
Abdullah (2012) [12] ............................................................................................19
2.2.7. Nghiên cứu của Vedran Skopljak & Robin H.Luo (2012) [17] ..................20
2.2.8. Nghiên cứu của IORPEV, LUPER & KWANUM, ISAAC. M (2012) [10] ..

............................................................................................................................21
2.2.9. Nghiên cứu của Muhammad Muzaffar Saeed, Ammar Ali Gull ( 2012) [11]
..........................................................................................................................................................................................

22

2.2.10. Nghiên cứu của Mr. Ogebe, Ojah Patrick (13/03/2013) [13] ...................23
2.2.11. Nghiên cứu của Roy Badar & Asif Saeed (2013) [16] .............................24
2.2.12. Tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trên ...........................................25
CHƯƠNG 3:

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................27

3.1.

Mô hình đề xuất ...........................................................................................27

3.2.

Tổng hợp ý kiến của chuyên gia chứng khoán ............................................27

3.3.

Mô tả các biến nghiên cứu...........................................................................29

3.4.

Thiết lập dạng hàm mô hình nghiên cứu .....................................................31

3.5.


Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện .....................................................32

3.6.

Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................33

3.6.1.Hiệu quả tài chính và tỷ lệ nợ ...................................................................33
3.6.2.Hiệu quả tài chính và quy mô tài sản công ty ...........................................34
3.6.3.Hiệu quả tài chính và tỷ trọng đầu tư tài sản cố định................................35
3.6.4.Hiệu quả tài chính và tỷ lệ chi phí trên doanh thu.....................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................36
4.1. Mô tả thống kê................................................................................................36
4.2. Mô tả hệ số tương quan .................................................................................38
4.3. Xây dựng mô hình .........................................................................................40
4.3.1. Khảo sát các dạng hàm hồi quy................................................................40
4.3.2. Xây dựng hàm hồi quy .............................................................................43
4.3.3. Kiểm định mô hình...................................................................................44
4.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................56


CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ............................................................................58
5.1. Đối với công ty chứng khoán ........................................................................58
5.1.1.Tái cơ cấu tài sản cố định với tỷ trọng đầu tư tài sản cố định thích hợp
............................................................................................................................58
5.1.2. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp hoạt động công ty với một tỷ lệ nợ thích
hợp ......................................................................................................................60
5.1.3. Xây dựng kế hoạch phát triển các nguồn vốn huy động để gia tăng vốn
chủ sở hữu ..........................................................................................................61

5.1.4. Biện pháp quản lý chi phí hợp lý và nâng cao doanh thu ........................63
5.2. Đối với nhà nước ...........................................................................................64
KẾT LUẬN..........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABSZRE_1

: Trị tuyệt đối giá trị phần dư của mô hình 1

ABSZRE_2

: Trị tuyệt đối giá trị phần dư của mô hình 2

ABSZRE_4

: Trị tuyệt đối giá trị phần dư của mô hình 4

BP_ZRE01

: Giá trị bình phương phần dư của mô hình 1

BP_ZRE2

: Giá trị bình phương phần dư của mô hình 2

BP_ZRE3


: Giá trị bình phương phần dư của mô hình 4

CPDT

: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

CSH

: Chủ sở hữu

CTCK

: Công ty chứng khoán

CTCP

: Công ty cổ phần

DA

: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

ĐBTC

: Đòn bẩy tài chính

DE

: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu


DN

: Doanh nghiệp

HĐKD

: Hiệu quả kinh doanh

HQTC

: Hiệu quả tài chính

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HSX

: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

LDA

: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

MCK

: Mã chứng khoán

ROA


: Tỷ suất sinh lời của tài sản

ROE

: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SDA

: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

SGD

: Sở giao dịch

SIZE

: Quy mô công ty

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TSCD

: Tỷ trọng đầu tư tài sản cố định

TSCĐ

: Tài sản cố định


TSNH

: Tài sản ngắn hạn


VCSH

: Vốn chủ sở hữu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả các biến nghiên cứu của đề tài .......................................................31
Bảng 4.1: Kết quả thống kê các biến nghiên cứu......................................................36
Bảng 4.2: Ma trận tương quan của các biến nghiên cứu...........................................38
Bảng 4.3: Các biến đưa vào 05 mô hình nghiên cứu ................................................42
Bảng 4.4: Hệ số tương quan giữa Spearman giữa biến TSCD, DE và ABSZRE_1.46
Bảng 4.5: Hệ số tương quan giữa Spearman giữa biến TSCD, CPDT và ABSZRE_2
...................................................................................................................................51
Bảng 4.6: Hệ số tương quan Spearman’srho của ABSZRE_4, TSCD, CPDT và DA3
...................................................................................................................................54
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Sự tăng trưởng của các công ty chứng khoán từ năm 1999 - 2013.......1
Biểu đồ 1.2: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 của các công ty chứng khoán niêm yết ..2
Biểu đồ 4.1: Bình phương phần dư theo mô hình 1 – Biến phụ thuộc ROA............46
Biểu đồ 4.2: Tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1)..........47
Biểu đồ 4.3: Tần số P-P Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1) .............48
Biểu đồ 4.4: Bình phương phần dư theo ROA (mô hình 2)......................................50
Biểu đồ 4.5: Tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2)..........51
Biểu đồ 4.6: Tần số P-P Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2) .............52
Biểu đồ 4.7: Bình phương phần dư theo mô hình 4 và ROE ....................................53
Biểu đồ 4.8: Tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 4).........54

Biểu đồ 4.9: Tần số P-P Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 4) .............55
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài ...................................................277
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài................................................29


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do nghiên cứu
Hoạt động của thị trường chứng khoán trước hết cần những người môi giới

trung gian, đó là các công ty chứng khoán - một định chế tài chính trên thị trường
chứng khoán, có nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ
chức phù hợp để thực hiện vai trò trung gian môi giới mua - bán chứng khoán, tư
vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư lẫn tổ chức phát
hành. Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng
khoán mà chứng khoán được lưu thông từ tổ chức phát hành đến người đầu tư và
phân bổ nguồn vốn nhàn rỗi vào những nơi sử dụng vốn có hiệu quả. Với vai trò
quan trọng như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, hệ thống các
tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán phát triển nhanh về quy mô và năng lực
nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh,
thành phố lớn trong cả nước. Sau hơn 12 năm hoạt động, tính đến thời điểm
06/2013, Việt Nam đã có 106 công ty chứng khoán. Sự tăng trưởng của các công ty
chứng khoán qua các năm được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 1.1 sau:

Nguồn: Phụ lục 1


Biểu đồ 1.1: Sự tăng trưởng của các công ty chứng khoán từ năm 1999 - 2013
Tuy nhiên, giai đoạn năm 2006 – 2007 thì thị trường chứng khoán Việt Nam
bùng nổ, tăng trưởng quá nóng. Điều này đã dẫn đến số lượng các tổ chức kinh


2
doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá nhanh (2006: có thêm 41 CTCK,
2007: có thêm 22 CTCK). Bên cạnh đó, CTCK có năng lực về vốn và chuyên môn
còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động
chung của thị trường. “Theo đánh giá phân loại các công ty chứng khoán theo tiêu
chí an toàn tài chính có 40/105 công ty chứng khoán có khó khăn về thanh khoản
không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính; có 71 công ty chứng khoán bị thua lỗ chủ
yếu là nghiệp vụ tự doanh do giá cổ phiếu giảm thấp và đầu tư không hiệu quả.” [8]
Kết thúc năm 2012, các cơ quan quản lý đã thể hiện quyết tâm sàng lọc những công
ty yếu kém, và xử lý những hành vi sai quy định hoạt động kinh doanh chứng khoán
của các CTCK thành viên. Động thái này đã tạo nên sự phân hóa rõ rệt trong kết
quả kinh doanh trong các báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán trong năm
2012.

ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của các CTCK)

Biểu đồ 1.2: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 của các công ty chứng khoán niêm
yết
Sau đợt tăng trưởng nóng của các công ty chứng khoán thì hoạt động công ty
chứng khoán gặp nhiều khó khăn. Theo ý kiến của Ông Lý Thanh Nhã, Giám đốc


3

chi nhánh Chợ Lớn, CTCK Đông Á: “Hiện các công ty chứng khoán sống được là
nhờ phí môi giới và sự gia tăng ở mảng vay ký quỹ. Tuy nhiên, miếng bánh môi
giới quá nhỏ, chỉ tập trung vào một số công ty chứng khoán có tiếng, số còn lại
không đủ để chia phần. Các nghiệp vụ khác mang lại lợi nhuận như tự doanh dường
như thiếu cơ hội. Trong khi đó, tín hiệu khả quan về hợp đồng liên quan đến phát
hành thêm cũng rất ít. Cho nên, các công ty chứng khoán nhỏ không cầm cự nổi có
thể sẽ sáp nhập, chuyển đổi hoặc bị xóa sổ."[6] Tính đến ngày 02/10/2013, thị trường
đã có 04 công ty chứng khoán rút tư cách thành viên hai sở giao dịch: CTCK Liên
Việt, CTCK Âu Việt, CTCK Thủ Đô và CTCK Chợ Lớn. Ngoài ra, HSX còn chấm
dứt hoạt động kinh doanh của 3 công ty chứng khoán là Hà Nội (HSSC), Trường
Sơn (TSS), Delta (DTSC). Bên cạnh đó, HNX cũng đã chấm dứt tư cách thành viên
của 2 CTCK là Đông Dương (DDS), Hà Nội (HSSC).
Bên cạnh tình hình kinh tế khó khăn nói chung và tình hình các công ty chứng
khoán nói riêng thì vẫn có các công ty chứng khoán kinh doanh có lãi như SSI,
HCM, BVS,...Điều gì đã giúp các CTCK duy trì hiệu quả tài chính, tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này? Để hỗ trợ trong việc đưa ra các
quyết định phù hợp, đúng đắn giúp CTCK phát triển thì việc xác định được các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của CTCK trong giai đoạn năm 2009 – 2013 là
vô cùng cần thiết. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động
đến hiệu quả tài chính của các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là xác định được yếu tố có tác động

mạnh đến hiệu quả tài chính của CTCK thông qua việc tiến hành phân tích kinh tế
lượng với mô hình nghiên cứu thích hợp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cần đạt được
mục tiêu cụ thể sau:
(1)


Hệ thống hóa một cách đầy đủ cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính bao
gồm lý thuyết cơ bản, công trình nghiên cứu trên thế giới;

(2)

Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu để xác định yếu tố tác


4
động đến hiệu quả tài chính của CTCK;
(3)
1.3.

Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của CTCK.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
Nam theo phụ lục 1.
Phạm vi nghiên cứu: các công ty chứng khoán đã niêm yết HSX và HNX từ
01/01/2006 đến 31/12/2012 theo phụ lục 2.
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước sơ bộ và chính thức như
sau:
 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định

tính. Mục đích là phát hiện những yếu tố có tác động đến hiệu quả tài chính của
CTCK. Nghiên cứu này được tiến hành bằng cách phỏng vấn chuyên gia chứng
khoán thông qua các câu hỏi để xác định rõ biến độc lập và biến phụ thuộc. Từ đó,
tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp.
 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thực được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định lượng. Trên cơ sở thu thập thông tin biến nghiên cứu từ báo cáo tài chính đã
kiểm toán, tác giả tính toán giá trị biến theo giá trị trung bình từ năm 2009 – 2012.
Giá trị biến đưa vào phầm mềm SPSS 16 làm cơ sở dữ liệu để mô tả thống kê,
tương quan và phân tích hồi qui bội nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Từ đó,
tác giả so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của những nghiên cứu liên quan và
đề xuất kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của CTCK.
1.5.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu này có kết cấu gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Tác giả trình bày các vấn đề gồm: lý do nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và


5
phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để định hướng cho các chương tiếp
theo của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính của công ty chứng khoán.
Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận dựa trên việc tổng hợp lý thuyết về hiệu
quả tài chính và công trình nghiên cứu trên thế giới để làm nền tảng nghiên cứu
chương 3 tiếp theo.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu.
Tác giả xây dựng mô hình dựa trên kết quả chương 2. Để tiến hành phân tích

mô hình, tác giả cần xác định rõ các biến, thiết lập các dạng hàm mô hình nghiên
cứu và đưa ra giả thuyết nghiên cứu cụ thể.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Từ mô hình nghiên cứu đã xây dựng ở chương 3, tác giả trình bày các vấn đề
gồm mô tả thống kê, mô tả hệ số tương quan, kết quả phân tích hồi quy.
Chương 5: Kiến nghị nâng cao hiệu quả tài chính của CTCK.
Tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với CTCK và Nhà nước sau khi phân tích
và xác định được yếu tố tác động mạnh đến hiệu quả tài chính ở các chương trước
đó.
1.6.

Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, kết quả của nghiên cứu của đề tài xác định được các yếu tố tác động

có ý nghĩa đến hiệu quả tài chính của CTCK bằng cách phân tích mô hình nghiên
cứu.
Thứ hai, nghiên cứu trở thành cơ sở tham khảo giúp nhà quản lý đưa ra các
chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.
Thứ ba, nghiên cứu không chỉ là bổ sung tài liệu tham khảo cho nhà nghiên
cứu tiếp theo về lĩnh vực chứng khoán mà còn làm cơ sở cho các nghiên cứu tương
tự ở các ngành khác tại Việt Nam như bất động sản, tài chính, xuất nhập khẩu,…
Thứ tư, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng
trong việc đưa ra những tiêu chí, chính sách giúp cho thị trường phát triển.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2.1.


Các khái niệm liên quan

2.1.1. Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là một phần của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó,
hiệu quả tài chính cũng là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu, nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận
được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả tài chính cũng như hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thống kê cần phải xây dựng hệ thống
chỉ tiêu đầy đủ, hoàn chỉnh vừa phản ánh một cách tổng hợp, vừa phản ánh được
mức sinh lợi, và phản ánh hiệu quả của từng yếu tố sản xuất, từng loại vốn đầu tư,...
Để đảm bảo yêu cầu trên, thống kê thường sử dụng hai phương pháp tổng quát
để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm phương
pháp thứ nhất hiệu quả kinh doanh là hiệu số của kết quả đầu ra trừ chi phí đầu vào
và phương pháp thứ hai hiệu quả kinh doanh là tỷ số của kết quả đầu ra so với chi
phí đầu vào.
Phương pháp thứ nhất:
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định dưới dạng hiệu số
Công thức
Hiệu quả hoạt động SXKD = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào[3]
Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng có những mặt hạn chế nhất định,
nó không phản ánh hết chất lượng kinh doanh, cũng như tiềm năng nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thể dùng để so sánh
hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp qua
các thời kỳ nghiên cứu khác nhau.
Phương pháp thứ hai:
Hiệu quả hoạt động SXKD được xác định bằng cách so sánh theo 2 dạng:
Dạng thuận



7
Theo phương pháp này, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh
mức sinh lợi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Kết quả đầu ra

[3]

Hiệu quả hoạt động kinh doanh =
Chi phí đầu vào

Dạng nghịch

Chi phí đầu vào

Hiệu quả hoạt động kinh doanh =

[3]

Kết quả đầu ra

Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra được 1 đơn vị kết quả đầu ra ta cần bao
nhiêu đơn vị chi phí đầu vào.
Đối với công ty chứng khoán, kết quả đầu ra chính là tổng doanh thu hoạt
động kinh doanh của công ty gồm:
 Doanh thu môi giới chứng khoán: phí môi giới chứng khoán cho nhà đầu tư;
 Doanh thu mua quyền bán chứng khoán, ứng trước tiền bán: dịch vụ cung cấp
hỗ trợ cho nhà đầu tư;
 Doanh thu hoạt động tự doanh: tiền lãi khi mua bán các mã chứng khoán của
bộ phận tự doanh;

 Doanh thu hoạt động tư vấn: phí tư vấn đầu tư, phát hành trái phiếu cổ phiếu,
đại hội cổ đông…của các công ty ký hợp đồng tư vấn với công ty chứng khoán;
 Doanh thu khác: lãi tiền gửi ngân hàng, thanh lý tài sản,…
Còn đối với chi phí đầu vào của công ty chứng khoán gồm toàn bộ chi phí liên quan
đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, cụ thể như sau:
 Chi phí hoạt động kinh doanh: lỗ khi mua bán các mã chứng khoán, phí thành
viên đối với các sở giao dịch và trung tâm lưu ký, phí đường truyền kết nối với
các sở và trung tâm lưu ký, thuê văn phòng – chi nhánh,...
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: lương cán bộ công nhân viên, tiền đóng bảo
hiểm cho cán bộ công nhân viên, mua bảo hiểm rủi ro tài sản,…
2.1.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính


8
Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp
Doanh thu và thu nhập cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này được thể hiện:
Hiệu suất sử dụng tài sản =

DT thuần + DT hoạt động tài chính + Thu nhập khác
Tổng tài sản bình quân

[5]

Trong trường hợp trên, nếu sử dụng chỉ tiêu tài sản trong bảng cân đối kế
toán thì các yếu tố thể hiện kết quả ở tử số bao gồm doanh thu thuần và thu nhập
các hoạt động khác. Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính phù hợp vì thực tế tài sản tại
doanh nghiệp không chỉ sử dụng cho hoạt động kinh doanh mà còn cho các hoạt
động khác.
Nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thuần

túy thì chỉ tính doanh thu thuần trong lĩnh vực kinh doanh để thể hiện kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này còn gọi là
số vòng quay của tài sản. Nó được xem xét trên mối quan hệ giữa tài sản với doanh
thu thuần và được tính như sau:
Số vòng quay của tài sản =

DT thuần
Tổng tài sản bình quân

[5]

Chỉ tiêu trên phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhưng cũng phụ thuộc
vào trình độ, khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp. Chỉ tiêu
trên thể hiện một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu doanh thu và như vậy nó thể
hiện khả năng, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
“Tổng tài sản” tính trong công thức trên bao gồm cả TSCĐ - một loại tài sản
mà thời gian luân chuyển hoàn toàn khác với thời gian luân chuyển của TSNH. Chỉ
tiêu số vòng quay tài sản không đánh giá tốc độ luân chuyển của các TSCĐ, nó thể
hiện một vòng quay không đầy đủ do các loại tài sản khác nhau.
"Doanh thu thuần" trong công thức trên trích từ Báo cáo kết quả kinh doanh
và chỉ tính phần doanh thu thuần trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu "Tổng tài
sản" được sử dụng phù hợp với kết quả của doanh thu, có nghĩa là nó không bao
gồm tài sản dùng cho các hoạt động khác.


9
Chỉ tiêu khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các
chỉ tiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp. Trong phần
này, tác giả đề cập đến hai chỉ tiêu phổ biến:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh
nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị
sản xuất, doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh
nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Khi sử
dụng số liệu từ báo cáo tài chính, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được xác định
Tỷ suất lợi nhuận
trên DT

=

Lợi nhuận trước thuế

[5]

DT thuần + DT hoạt động tài chính + Thu nhập khác

Như đã đề cập trong quan điểm phân tích, lợi nhuận trong công thức này có
thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Tuy nhiên vì tỷ suất thuế thu nhập là không giống nhau đối với từng mặt hàng, từng
loại kinh doanh nên để phản ánh đúng thành tích, khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, cần sử dụng lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trong công thức trên là tổng hợp lợi nhuận của tất cả các hoạt
động của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận
của hoạt động tài chính và hoạt động khác. Tuy nhiên, cách tính trên thường không
chính xác vì mức sinh lợi của mỗi hoạt động không như nhau và hoạt động SXKD
thường là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nên cần thiết tính riêng chỉ tiêu đánh
giá khả năng sinh lợi từ hoạt động SXKD.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD
Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và

lợi nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần(SXKD) =

Lợi nhuận thuần

[5]

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần trong công thức này là doanh thu thuần của chỉ một hoạt


10
động chủ yếu, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận phân tích ở đây cũng chỉ là lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này phản ánh mức sinh lãi
của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Khi sử dụng chỉ tiêu này
người ta cần phân biệt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần trong toàn doanh
nghiệp và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của từng loại sản phẩm.
Khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần phải xem xét đến đặc
điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược hoạt động và cả chính sách định giá của
doanh nghiệp. Các mục tiêu về thị phần, về lợi nhuận với chính sách định giá cao,
định giá cạnh tranh (giá thấp) đều có thể ảnh hưởng đến tỷ suất trên.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời tài sản

Lợi nhuận sau thuế
=

[5]


Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lợi của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài
sản.
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 1 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng
sinh lời tài sản càng lớn. Cũng tương tự như trên, lợi nhuận xem xét ở đây cũng
gồm cả lợi nhuận từ ba hoạt động, do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng
chính là số liệu tài sản tổng cộng trên bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này thể hiện
ảnh hưởng một cách tổng hợp kết quả của các chỉ tiêu đã nghiên cứu. Có thể thấy rõ
điều này qua sơ đồ sau:


11
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận
của doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi trên VCSH =

[5]

Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả của toàn bộ các nguồn lực
tài chính suy cho cùng thể hiện qua chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.
Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông

qua thị trường tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm
được nguồn vốn mới. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của
thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp
càng khó.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chỉ số ROE là nó có thể dễ dàng bị bóp
méo bởi các chiến lược tài chính của nhà quản trị. Ví dụ, nhà quản trị có thể dự
đoán được vì một lý do gì đó mà lợi nhuận của DN có khả năng bị ảnh hưởng và
suy giảm nên DN sẽ tăng đầu tư vào dư nợ hoặc mua lại cổ phiếu từ nguồn tiền mặt
tích trữ, và chính những hoạt động này sẽ giúp DN cải thiện được đáng kể chỉ số
ROE.
Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Hiệu quả kinh doanh
Dĩ nhiên ảnh hưởng trước tiên đến hiệu quả tài chính phải là hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng này có thể nhận diện qua cách chi tiết chỉ tiêu
ROE như sau:
ROE =

LN trước thuế
Doanh thu thuần

x

Doanh thu thuần
Tài sản

với T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp.

x

Tài sản

VSCH

x

(1-T)

[2]


12
Trong mối quan hệ trên, ROE có mối liên hệ với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Rõ ràng, hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại. Hiệu quả
kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy
nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn dến hiệu quả tài chính
tăng, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
Khả năng tự chủ về tài chính
Khả năng tự chủ tài chính được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Có thể
thấy rằng, ứng với hiệu quả kinh doanh cho trước nếu tỷ suất tự tài trợ càng lớn thì
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ càng nhỏ. Có thể xem xét qua công thức sau:
ROE

Lợi nhuận trước thuế
=

Tài sản

hay

HTC =


HKD

với

HTC là hiệu quả tài chính

x (1 - T) x
x (1 – T) x

Tài sản
VCSH

[2]

(1 / HTTT)

HKD là hiệu quả kinh doanh
HTTT là khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp
Độ lớn đòn bẩy tài chính (ĐBTC)
Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở
hữu. Thực chất nó thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện
tại. Ở đây chúng ta chấp nhận một khái niệm cấu trúc nguồn vốn theo nghĩa rộng
trong đó các khoản nợ phải trả cho các đối tác như nhà cung cấp, khoản ứng trước
của người mua ... cũng được tính trong khoản này. Cấu trúc tài chính như thế nào là
do chính sách tài chính của doanh nghiệp.
Liên quan đến đòn bẩy tài chính, công thức của hiệu quả tài chính có thể
được viết lại như sau:
ROE
HTC


= Tỷ suất sinh lời tài sản

x (1 - T)

x (1 + ĐBTC)

=

x (1 - T)

x (1 + ĐBTC)

HKD

Do vậy, có thể thấy rằng, nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Đây chính là thành tích của một chính


13
sách tài chính tốt. Tuy nhiên trong công thức trên, tỷ suất sinh lời tài sản vẫn còn bị
ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn, vì lợi nhuận để tính chỉ tiêu này đã trừ đi chi phí
lãi vay.
2.1.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của công ty chứng khoán
Các công ty chứng khoán là tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng
khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán
chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành
và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Công ty chứng
khoán có thể tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung
gian. Có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động của công ty như sau:

 Hiệu quả sử dụng tài sản
 Vòng quay tài sản
 Khả năng sinh lời của hoạt động doanh nghiệp (tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu thuần)
 Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)
 Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (ROE)
Trong các cách đo lường trên thì hai chỉ số ROA và ROE được sử dụng
thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật. Vì vậy, tác giả đánh giá hoạt động
CTCK qua hai chỉ số ROA và ROE như sau:
 Chỉ tiêu ROA có ý nghĩa với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ
là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ
số ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Đối với ngành cung cấp dịch vụ
chứng khoán thì không cần đầu tư nhiều vào tài sản như dây chuyền sản xuất, máy
móc thiết bị thuộc ngành sản xuất. CTCK hoạt động có hiệu quả khi giá trị ROA
thỏa điều kiện sau:
 ROA có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1;
 ROA có sự gia tăng qua các năm;
 ROA cao hơn trung bình ngành chứng khoán.


14
 Chỉ tiêu ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông, là
thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao
nhiêu đồng lời. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một công ty có thể
sinh lời trong tương lai. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với
các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ
phiếu của công ty nào. Thông thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử
dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài
hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong

quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. CTCK hoạt động có hiệu quả khi giá trị
ROE thỏa điều kiện sau:
 ROE phải lớn hơn 0;
 ROE có sự gia tăng qua các năm;
 ROE lớn hơn trung bình ngành.
 Kết hợp hai chỉ số ROA và ROE: nếu ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn
bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công
trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ
tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.
2.2.

Công trình nghiên cứu trên thế giới

2.2.1. Nghiên cứu của Weixu (2005) [18]
Weixu thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh
doanh” vào năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1.130 công ty niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, ngoại trừ các công ty hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính.
Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu như sau:
 Biến phụ thuộc (Biến HQKD): tỷ suất sinh lời trênVCSH (ROE)
 Biến độc lập (Yếu tố tác động): tỷ lệ nợ/VCSH (D), tốc độ tăng
trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô tài sản công ty (SIZE)
Weixu nghiên cứu tác động của biến tỷ lệ nợ và một số biến khác đến biến
HQKD, trong đó ông xây dựng 3 mô hình: quan hệ tuyến tính, quan hệ phi


15
tuyến bậc 2 và quan hệ phi tuyến bậc 3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
HQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. HQKD có mối tương quan

mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100%. Tỷ lệ nợ (D) có tác động dương
(+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao.
HQKD không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, lý do là các công ty ở
Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là sử dụng nợ dài hạn.
Biến SIZE có tác động dương (+) đến HQKD khá mạnh ở mô hình
tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có tác động.
Biến GROWTH không có tác động đến HQKD ở cả 3 mô hình.
2.2.2. Nghiên cứu của Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007) [9]
Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu “Mối quan
hệ giữa cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” vào năm
2007. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc các lĩnh vực sản xuất
công nghiệp truyền thống như: ngành dệt may, dược phẩm và lĩnh vực công nghiệp
phát triển như máy tính, nghiên cứu và phát triển.
Biến được đưa vào mô hình cũng tương tự như nghiên cứu của Weixu
nhưng có thêm các biến yếu tố tác động: tỷ trọng tài sản cố định (TANG), tỷ trọng
tài sản lưu động (INT), cấu trúc vốn sở hữu (OWN)
Trong khi Weixu chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến tỷ lệ nợ và
một số yếu tố tác động đến HQKD thì Dimitris Margaritis & Maria Psillaki
thực hiện nghiên cứu 2 chiều, 2 mô hình hồi quy được họ xây dựng như sau:
 Mô hình 1 -Tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến HQKD;
 Mô hình 2 - HQKD và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ nợ và HQKD của DN cho thấy HQKD tác
động đến tỷ lệ nợ và ngược lại tỷ lệ nợ cũng có tác động đến HQKD
Mô hình 1: tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính và mối quan hệ bậc 2 với
HQKD. Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến HQKD khi tỷ lệ nợ ở mức nợ trung


16
bình.

Mô hình 2: HQKD có tác động dương (+) đến tỷ lệ nợ và sự tác động này
có ý nghĩa khi tỷ lệ nợ ở mức nợ từ thấp đến trung bình.
2.2.3. Nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) [19]
Trong khi Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu
các yếu tố tác động đến HQKD xét trên phương diện tài chính (các chỉ số tài chính
dựa trên sổ sách, báo cáo tài chính của DN) thì Zeitun & Tian vào năm 2007 đã
thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD trên cả 2 phương diện là tài
chính và thị trường. Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ năm 1989 – 2003 của
167 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman – Jordan thuộc 16
ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính.
 Trên phương diện tài chính – biến HQKD được đại diện bởi chỉ số: tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
 Trên phương diện thị trường – biến HQKD được đại diện bởi các chỉ số:
tỷ số giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần và giá trị sổ sách của nợ trên giá trị
sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q); tỷ số giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần
trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần (MBVR).
Biến yếu tố tác động cũng tương tự như những nghiên cứu trước và có đưa
thêm một số biến vào mô hình như: mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua
(STDVCF), thuế thu nhập (TAX), tỷ trọng tài sản cố định (TANG), khủng hoảng
chính trị (POLITICAL CRISIS) và ngành nghề kinh doanh (INDUST).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Các yếu tố có tác động đến HQKD bao gồm: tỷ lệ nợ (D), tốc độ tăng
trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô tài sản công ty (SIZE), thuế (TAX),
ngành nghề kinh doanh (INDUST), tỷ trọng tài sản cố định (TANGIBILITY).
Trong đó, biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu trước đó.
Các yếu tố có tác động dương (+) đến HQKD gồm: GROWTH, SIZE, TAX.
Tỷ trọng tài sản cố định có tác động âm (-) đến HQKD. Công ty có tỷ trọng tài



17
sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố
định mà không cải tiến được HQKD.
Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một
số lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá.
2.2.4. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) [14]
Vào năm 2010, Onaolapo & Kajola thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác
động đến HQKD. Nghiên cứu của các tác giả cũng giống với những nghiên cứu
trước đó của Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki và chỉ nghiên cứu
biến HQKD dưới góc độ tài chính, được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Biến yếu
tố tác động cũng tương tự, gồm: SIZE, TANG, GROWTH, vòng quay tài sản
(TURN), số năm thành lập của công ty (AGE), ngành nghề kinh doanh (IND). Dữ
liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Mức độ giải thích của mô hình hồi quy đa biến (R 2 hiệu chỉnh) ở mức
khá: R2ROA = 35,5% và R2ROE = 47%
Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD.
TURN tác động dương (+) tới ROA, ROE
SIZE và AGE tác động dương (+) đến ROE
TANG tác động âm (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì
hiệu quả HQKD càng thấp, kết quả này ngược với lý thuyết nhưng lại giống với
nghiên cứu của Zeitun & Tian.
Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể:


Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn

và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có
tác động mạnh đến HQKD - ROA.



Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành xây dựng, ngành

thuốc lá có tác động mạnh đến HQKD - ROE.


18
2.2.5. Nghiên cứu của Dr. Ong Tze San & Teh Boon Heng (2011) [15]
Tác giả điều tra các mối quan hệ của cơ cấu vốn và hoạt động doanh nghiệp
của công ty trước và trong cuộc khủng hoảng (2007). Nghiên cứu này tập trung vào
các công ty xây dựng được liệt kê trong hệ thống của Bursa Malaysia 2005-2008.
Thành phần mẫu nghiên cứu như sau:
Quy mô tài sản công ty

Số lượng công ty

Công ty lớn

4

Công ty trung

27

Công
ty nhỏ
(RM1,000,000,000-

18


Tổng
cộng
(RM5,000,000,000)

49

Các biến nghiên cứu:
Cơ cấu vốn – Biến độc lập Nợ dài hạn trên vốn
(independent variables)

LDC

Nợ trên vốn

DC

Nợ trên tổng tài sản

DA

Nợ trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu DEMV
Nợ trên vốn cổ phần thường

DCE

Nợ dài hạn trên vốn cổ phần thường

LDCE


Hiệu quả kinh doanh – Tỷ suất sinh lợi trên vốn sử dụng
Biến phụ thuộc
(dependent variables)

ROC

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROA

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

EPS

Hệ số lợi nhuận hoạt động

OM

Hệ số biên lợi nhuận ròng

NM

Kết quả nghiên cứu:
Tóm lại, khi LDC, DC, DA, DEMV, DE và LDCE đang giảm so với ROC,
ROA, ROE, EPS, OM và NM trong các công ty lớn bằng cách tổng hợp hồi quy,

các mối quan hệ là:
1. EPS và DC (tiêu cực)
2. Không có mối quan hệ trong ROA, OM và NM
3. ROC và ROE (Không đáng tin cậy)
Theo kết luận, chỉ EPS trong các công ty xây dựng nhỏ có mối quan hệ quan


×